Có Nên Tái Hôn Sau Ly Hôn?

07/06/20159:06 CH(Xem: 4801)
Có Nên Tái Hôn Sau Ly Hôn?

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015

CÓ NÊN TÁI HÔN SAU LY HÔN?

Bạch Thầy, vợ chồng con quen nhau được 2 tháng thì cưới. Trong những tháng đầu tiên chúng con đã có nhiều mâu thuẫn, đến khi con quyết định ly hôn thì biết mình có thai nên lại nhẫn nhịn để con của con có một gia đình trọn vẹn. Nhưng sóng gió liên tục nổi lên, chồng con thường xuyên nhục mạ, mắng chửi con thậm tệ, thượng cẳng chân, hạ cẳng tay với con (kể cả khi con mang giọt máu của anh ấy). Hơn thế nữa, chồng con nhiều lần thóa mạhành hung cả bố đẻ của con. Khi con lên bàn đẻ cũng là lúc tòa gọi ra làm thủ tục ly hôn. Giờ đã được gần 2 năm, thỉnh thoảng chồng cũ vẫn đến nơi con ở trọ và cả cơ quan để la lối om sòm và làm phiền con. Tất cả mọi người từ cơ quan đến gia đình đều phẫn nộkiên quyết muốn tách con ra khỏi con người thô bạo, thiếu văn hóa và cục súc ấy mãi mãi. Nhưng Thầy ơi, không hiểu sao con vẫn quá nặng lòng với người đó, con thương người đó rất nhiều. Khi tỉnh táo và được mọi người khuyên can thì con thấy quyết định ly hôn là đúng đắn, nhưng khi chỉ có một mình và nhất là khi ngắm nhìn thiên thần 2 tuổi đáng yêu của chúng con thì con lại muốn quay về với người ấy. Con phải làm gì bây giờ? Con mong Thầy chỉ cho con con đường đúng, những quyết định đúng. Con cảm ơn Thầy nhiều!

Bichthuy1204@gmail.com

Hoàn cảnh của chị là một nỗi đau. Quyết định ly hôn của chị là một sự sáng suốt. Ý định “muốn quay về” với chồng cũ với cá tính “thô bạo, thiếu văn hóa và cục súc” sau hai năm ly hôn chỉ vì cảm thấy thương “thiên thần 2 tuổi đáng yêu” của hai anh chị ... sẽ là một sai lầm lớn. Để có “những quyết định đúng” trên “con đường đúng”, chị nên bình tĩnh suy xét những điều sau đây:

Đánh giá nguyên nhân ly hôn

Chị cần sáng suốt đánh giá lại nguyên nhân ly hôn của vợ chồng chị và chị sẽ nhận ra rằng chị có nên tái hôn với người mà chị nghĩ là khó có thể được hạnh phúc hay không. Thông thường nhiều cặp vợ chồng quyết định “đường anh - anh đi, đường tôi - tôi đi” là do vợ hoặc chồng không chung thủy, mâu thuẫn cá tính, mâu thuẫn về kinh tế và vướng mắc các tệ nạn xã hội. Theo đánh giá của bách khoa mở Wikipedia, 66% các vụ ly hôn ở Việt Nam liên quan đến bạo hành gia đình. Ở các quốc gia khác, tỉ lệ ly hôn do bạo hành gia đình chiếm khoảng 40%.

Trong tình huống hôn nhân của chị, chị đã bị chồng ngược đãi, đánh đập. Bạo lực gia đình từ phía chồng chị không chỉ đơn thuần là “nhục mạ, mắng chửi” mà còn nặng hơn là “thượng cẳng chân, hạ cẳng tay”. Đau đớn cả thể xác lẫn tâm hồn do bạo lực gia đình gây ra thường xuyên sẽ khó có thể giúp chị sống được hạnh phúc với chồng cũ. Về mối quan hệ với gia đình chị, chồng chị “thóa mạ và hành hung” cả bố chị. Đây là điều khó đảm bảo được hạnh phúc, khi chị tái hôn với “người ấy”.

Cần thừa nhận rằng việc vợ chồng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã sẽ không thể mang lại hạnh phúc cho gia đình. Từ đó, sự cảm thông, chia sẻ trong cuộc sống đã mất đi dần, hạnh phúc không còn hiện hữu nữa.

Trong các mâu thuẫn về quan hệ vợ chồng, người có thói “bạo lực” sẽ khó kìm chế bức xúc, nên có thể dẫn đến các hành động nguy hại cho người khác với mức độ nghiêm trọng. Trong phần lớn các vụ bạo lực gia đình, người phụ nữ thường gánh chịu các hậu quả nặng nề, do thói quen cam chịu, hoặc nghĩ rằng mình mắc nợ chồng, nên ráng trả nợ. Từ đó, lẽ ra nhanh chóng quyết định sáng suốt, tái xây dựng cuộc sống, nhiều chị em phụ nữ “cắn răng chịu đựng” tiêu cực, hủy hoại hạnh phúc mà lẽ ra mình xứng đáng có được.

Khi bạo lực gia đình đã trở thành cá tính...

Chị nên phân tích và đánh giá xem các hành vi bạo lực gia đình của chồng trong thời gian chung sống là do ảnh hưởng của rượu bia, những căng thẳng dồn nén, tích tụ hay do cá tính. Một khi chị đã xác định được tình trạng “sóng gió liên tục nổi lên” với các diễn biến “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt” là do cá tính “thóa mạ và hành hung” của chồng, thì việc nối lại tình xưa là một sai lầm nghiêm trọng. Không quá khó để nhận ra hành vi bạo lực trong tình huống nào thuộc dạng cá tính. Các tình huống sau đây giúp chị xác định dễ dàng. Thứ nhất, người bạo lực là người thuộc mô típ “cục súc”, “thô bạo” và “thiếu văn hóa”. Thứ hai, các hành vi hung đồ của kẻ bạo lực xuất hiện rất vô cớ, lãng xẹt. Thứ ba, tần số bạo lực xuất hiện là “nhiều lần” và “thường xuyên”. Thứ tư, người có hành vi bạo lực gia đình không có nỗ lực thay đổi hành vi và cũng không có tiến bộ gì về nỗ lực thay đổi bản thân.

Trong tình huống của chị, sau khi ly hôn hai năm, chồng cũ của chị đã đến nơi chị ở và đến cơ quan chị “la lối om sòm và làm phiền” chị, thay vì nhận lỗi, hối cải và nỗ lực “nối lại tình xưa”. Rất may là người thân trong gia đình và bạn bè trong cơ quan đều thấy rõ không có tương lai trong việc tái hôn với chồng cũ nên đã khuyên chị mạnh dạn dứt khoát. Vấn đề còn lại là chị cần sáng suốt nhận thấy nguy cơ bất hạnh tiềm ẩn của việc tái giá, để quyết định của chị không bị cảm xúc “mủi lòng” dẫn dắt.

Hiêu rõ cảm xúc của bản thân

Nỗi ám ảnh từ hôn nhân cũ thường đè nặng tâm hồn người trong cuộc, mà chị phải đối mặt và vượt qua. Chạy trốn nỗi cô đơn bằng tái hôn, nhất là tái hôn với người cũ, chỉ làm cho nỗi buồncảm giác thất bại ngự trị nhiều hơn trong tâm chị. Tâm lý của người ly hôn thường bị ức chế, lo âucô đơn. Khi bị bạo hành gia đình thường xuyên, nạn nhân của bạo hành dễ bị trầm cảm, do các rối loạn stress bắt nguồn từ các sang chấn tâm lý mạnh.

Cảm giác sao ta “vẫn quá nặng lòng với người đó” mặc dù không tìm thấy được hạnh phúc sau những tháng năm chung sống, không hẳn vì ta “còn thương người đó rất nhiều”. Có khi nó xuất phát từ cảm giác “tội nghiệp” và “cô đơn” nên nhiều người có những quyết định tái hôn sai lầm. Có những lúc trái tim chị cho rằng quyết định của chị là đúng (mà trên thực tế vì chị chủ quan) nên chị khó vượt qua được sự mủi lòng. Tội nghiệp trong tình yêu và tái hôn không phải là giải pháptội nghiệp trong trường hợp này là sự bắt đầu của bế tắc và bất hạnh.

Cảm giác làm vợ rồi làm mẹ thường làm phụ nữ cảm thấy mình luôn bay bổng, hạnh phúc. Do vậy, sau lần tan vỡ do chồng bạo hành, chị không nên để cảm giác “nặng lòng” dẫn dắt chị tái hôn với chính người mà trong thư chị khẳng định chị không thể có được hạnh phúc, vì sự “thiếu văn hóa” và “tính cục súc” của người ấy.

Để tránh tình trạng bị mủi lòng “khi chỉ có một mình” có thể dẫn đến các quyết định sai lầm, chị nên giao tiếp xã hội nhiều hơn, chia sẻ với người thân trong gia đình, đặc biệt chăm sóc và thương yêu “thiên thần” của chị, để bù đắp trạng thái cô đơn, buồn chán. Cô đơn dễ làm cho ta quyết định gàn

dở, mà về sau, thường là hối hận. Có nhiều bà mẹ đơn thân, chỉ cần hạnh phúc với con cái là cảm thấy hài lòng, vui vẻ và ấm áp rồi. Hiện tại, chị phải cắn răng gồng gánh hai vai, vừa làm mẹ, vừa làm cha. Bà mẹ đơn thân nào cũng phải như thế, cho đến lúc tìm được người xứng đáng hơn và được người đó thương yêu đích thực.

Tóm lại, qua thông tin chị cung cấp, tôi không nhìn thấy được tương lai của cuộc tái hôn với chồng cũ của chị. Tốt nhất, chị cần chuẩn bị cho mình tâm lý vững chãi. Hãy trở thành điểm tựa cho chính mình. Hãy mạnh mẽ trước những sóng gió của cuộc đời. Không nên để sự yếu đuối dẫn dắt ta. Chị hãy dành thời gian và tình cảm cho con gái và cha mẹ sẽ giúp chị vượt qua cô đơn, trống vắng.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
05/03/2013(Xem: 32079)
14/02/2013(Xem: 9951)
23/11/2022(Xem: 54396)
26/04/2013(Xem: 37468)
20/09/2014(Xem: 14472)
06/11/2016(Xem: 36897)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.