Chồng Đòi Lấy Vợ Bé Để Có Con Nối Dõi

10/02/201512:07 SA(Xem: 9193)
Chồng Đòi Lấy Vợ Bé Để Có Con Nối Dõi

THÍCH NHẬT TỪ

CHÌA KHÓA HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH

Nhà xuất bản Hồng Đức 2015


Chồng đòi lấy vợ bé để có con nối dõi

blankBạch Thầy, chúng con lấy nhau đã 6 năm nhưng chưa có con, chúng con đã đi khắp các bệnh viện, các thầy lang để chạy chữa nhưng không có kết quả, bác sĩ kết luận là không thể có con. Chồng con lại là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi. Nhiều lần gia đình nhà chồng đã ám chỉ chuyện con nên chấp nhận cho chồng con lấy vợ bé để sinh người nối dõi. Con rất thương chồng con, với tư cách một người con dâu con rất muốn anh ấy sớm hoàn thành nhiệm vụ con trưởng nhưng ở vị trí người vợ lòng con đau như xát muối, con không thể chung chồng với người đàn bà khác. Lòng con đang rối như tơ vò, mong Thầy chỉ cho con một đường đi đúng.

Lâm Thị Bạch Yến, Đồng Nai

Thầy Thích Nhật Từ trả lời

Chị Bạch Yến thân mến, Hiếm muộn hay không có khả năng sinh con không phải là “lỗi lầm” lại càng không phải là “tội lỗi” của người vợ nói riêng, phụ nữ nói chung, về phương diện luật pháp, nhân quảđạo đức. Là người vợ chung thuỷ và thương yêu chồng, chị không nên quá lo lắng để phải “đau như xát muối” về tình trạng sáu năm chung sống với chồng mà vẫn chưa có con. Quan niệm cho rằng chồng chị là con một, trưởng họ, nhất định phải có con nối dõi là một sai lầm về nhân chủng, gia đìnhhôn nhân. Không nên để cho quan niệm này trở thành sự áp đảo, từ tình trạng “gia đình nhà chồng đã ám chỉ” kéo theo tình huống chị phải “chấp nhận cho chồng lấy vợ bé để sinh người nối dõi”, trong khi từ trong tâm khảm chị không hề muốn điều ấy xảy ra.

Theo Đức Phật, có con hay không có con không lệ thuộc vào cái ta muốn hay cái ta không muốn. Có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu có. Không có con, đôi vợ chồng sống hạnh phúc theo kiểu không có con. Thông thường, hiếm muộn có nhiều nguyên nhân. Xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp ta khắc phục được hậu quả. Nếu chị bị hiếm muộn do bẩm sinh của cơ thể, chị có thể thuyết phục chồng nhận con nuôi, thế vào cảm giác trống vắng không có con. Nếu do sức khoẻ như nghiện rượu, ma tuý, thuốc lá (diệt trứng và ung thư buồng trứng); cơ thể phát phì (cản trở sự rụng trứng); quá gầy do ăn kiêng khắt khe (rối loạn hoặc mất kinh nguyệt, bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh phụ khoa (u nang buồng trứng, u xơ tử cung), thì chị nên đến các bác sĩ giỏi về phụ khoa để khám và điều trị. Nếu do áp lực tâm lí, bắt buộc phải sinh con thì chị cần có chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi và thể thao thích hợp. Thực tập thiền để giảm stress, cân bằng cảm xúc sẽ giúp chị tự tin và dần dần khắc phục được tình trạng hiếm muộn. Sau khi nỗ lực khắc phục mà vẫn không có kết quả, chị có thể thuyết phục chồng đồng ý cho chị được thụ tinh nhân tạo.

Do “đang rối như tơ vò" hoặc mặc cảm về bản thân bị hiếm muộn, khi thì chị mủi lòng rất muốn anh ấy sớm hoàn thành nhiệm vụ con trưởng (có con nối dõi), nhưng khi chín chắn suy nghĩ về giá trị hạnh phúc hôn nhân, chị khẳng định “không thể chung chồng với người đàn bà khác’’. Rất may là trong câu chuyện của chị, chồng chị rất khác với gia đình chồng, không có quan niệm đổ lỗi cho chị, nên trong sáu năm qua anh và chị sống hạnh phúc bên nhau. Chị nên gần gũi, chia sẻ trong tự tin để chị và chồng cùng hiểu rằng hạnh phúc hôn nhân chính yếu là giữa hai người, chứ không chỉ lệ thuộc vào con cái. Đến tuổi trưởng thành, con cái không nhất thiết ở chung cha mẹ vĩnh viễn, có người ở phương xa, có người đi biệt xứ; đôi lúc cha mẹ đến tuổi xế chiều mà không có người chăm sóc sức khoẻ. Khi thấy được điều này thì chồng chị sẽ giải thích cho bên gia đình chồng, không gây áp lực đối với vợ chồng chị, thì hạnh phúc hôn nhân sẽ bền lâu. Gia đình chồng bênh vực chồng không đúng cách càng làm cho vấn đề trở nên rắc rốiphức tạp thêm.

Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, hàng triệu cặp vợ chồng trên hành tinh này không có con nhưng vẫn sống hạnh phúc trăm năm tuổi. Không ai phủ định rằng trong hôn nhân con cái khoẻ mạnh, tuấn túhiếu thảođiểm tựa hạnh phúc cho vợ chồng. Nhưng sẽ là một sai lầm nếu ta cho rằng có con là con đường duy nhất để có được hạnh phúc.

Quan niệm của Nho giáo cho rằng “trong ba loại bất hiếu thì không có con nối dõi là bất hiếu lớn nhất” (bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại) đã làm cho biết bao nhiêu gia đình phải đổ vỡ, tan nát vì một trong hai người không có khả năng sinh con. Quan niệm “gái độc không con” là một phân biệt đối xử không lành mạnh đối với chị em phụ nữ, cần phải được thay đổi. Theo Phật giáo, có con là nhân duyên, không có con cũng là nhân duyên. Nhiều người không muốn, cố tránh thai nhưng vẫn có thai và sinh con, trong khi có nhiều người muốn nhưng lại không có khả năng đó.

Nói tóm lại, chị không phải lo lắng quá nhiều, thậm chí bị mặc cảm dày vò. Chỉ cần khéo léo giải thích, thuyết phục chồng và làm cho chồng cảm nhận được hạnh phúc khi sống bên chị thì khỏi phải lo chồng chị có nhu cầu nối dõi tông đường nữa. Chúc chị tự tin và thành công.

MỤC LỤC 
CHÌA KHOÁ HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :