Con đường chúng ta đi

28/08/20191:00 SA(Xem: 6929)
Con đường chúng ta đi

 

CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
Tỉnh Giác

 

hoa sen 5LỜI MỞ

                                          

Đây là bài viết về những nhận thức thật cũ, nhưng cũng thật mới về Lẽ thật, bài viết không phải là những tư tưởng cao xa, mà chỉ là những ghi nhận thực tế về Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diển biến.

 

 Bài viết được viết với ý nguyện duy nhất, là làm sao để nhận ra “LỜI DẠY CHÂN THẬT, GIÁO LÝ NGUYÊN THỦY” của những vị “Tỉnh Sáng”, Qua hàng ngàn năm, những lời dạy nầy đã bị xen lẫn và bao phủ bởi những truyền thuyết thêu dệt, huyền bí, những lớp hào quang tưởng tượng vô cùng kiên cố... 

 

Muốn thấy được những “LỜI DẠY CHÂN THẬT” hay “XÁ LỢI SỐNG” của những vị “Tỉnh Sáng”, người học đạo cần phải tĩnh tâm, tư duy, sáng suốt đối chiếu, cẩn thận tháo gỡ những truyền thuyết thêu dệt huyền bí, những lớp hào quang tưởng tượng kiên cố này.  Việc làm nầy tất phải va chạm, vì vậy cần phải Nhẹ tay, nhưng phải quyết liệt, kiên trì, quyết liệt, kiên trì, nhưng phải nhẹ tay. Thật khó thay!

 

***

 

 

DUYÊN KHỞI

 

Nhân duyên nào đã đưa người thiếu phụ hiền hoà, đến giúp mẹ tôi, chăm sóc tôi từ thuở ấu thơ đến lúc trưởng thành?  Bà thường khẽ đọc bài kệ lúc ru tôi ngủ, lúc dẫn tôi dạo chơi quanh nhà.  Dù không hiểu bài kệ nói gì, tôi cũng thuộc lòng.

Đời lắm KHỔ là Quả

Do TẬP Nhân dính chấp

DIỆT tập nhân si mê

ĐẠO dứt “ngã” đời vui.

 

Qua những năm dài chí tâm tìm học, đã bao lần cúi đầu cảm tạ ơn Đức Thế Tôn, quí Thiện Tri Thức, tôi đã thấm nhuần lời dạy của Như Lai, biết được xuất xứý nghĩa của bài kệLiên tưởng đến những đấng sinh thành và bà vú năm xưa, xin ghi nhận ân sâu…

 

Nay ghi lại những nhận thức đã học hỏi, thận trọng không làm lệch lạc những lời day của các Ngài, mong có thể giúp ích phần nào cho những ai hữu duyên, muốn đi tìm Lẽ Thật, cho người muốn ứng dụng lời dạy để chứng nghiệm Thiên Nhiên Đồng Nhất thanh an, dung hoà, đang diển biến.

 

Bài viết không văn chương, chỉ ghi lại những nhận thức về những lời dạy sáng suốt, thực tế của các Ngài, không tưởng tượng thần thoại, huyền bí, không giải thích lệch lạc mâu thuẩn, ẩn ý mơ hồ…  Văn cú vụng về, văn phạm, chính tả không chuẩn, nếu có sai sót lỗi lầm, đó là trách nhiệm của người biên khảo.

 

Mong sao “Lời dạy chân thật” đơn giản của các Ngài được minh bạch cho Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất sáng tỏ, vì lợi ích cho nhân loạivạn vật.

 

Sau hết, xin chân thành cám ơn Quí vị Thiện Tri Thức xưa nay, qua những bài kinh, những luận giải.  Cám ơn quí Trưởng Lão, quí Thầy, qui đạo hữu đã cho những ý kiến quí báu qua những buổi hội đàm. Cám ơn Ngọc Thủy Tâm Giác, người bạn đời đã hy sinh và giúp tôi rất nhiều ý kiến suốt thời gian biên soạnhoàn thành tập sách này.

 

                                       Tỉnh giác.

 

ĐỜI SỐNG

 

 

Con người sinh ra và lớn lên trong môi trường cá nhân vị kỷ, lúc lên 4 lên 5, đã được đưa đến trường học tập, 10 đến 20 năm, để phát triển khả năng, xây dựng tương lai.  Những mục tiêu thông thường là: tiền tài, danh vọng, địa vị...

 

Mấy ai thỏa mãn được hoài bão của mình, người càng giàu sang, quyền thế, danh tiếng, càng nhiều lo âu gìn giữ, và rất đau khổ khi phải mất quyền thế, danh tiếng, tài sản của họ. Thiên Nhiên biến dịch không ngừng, đời sống ngắn ngủi, vô thường, con người không giữ được gì, ngay cả sinh mệnh của mình.

 

Đau khổ vì những bức xúc của cuộc sống, những biến dịch của thiên nhiên, con người cho đời sống, thiên nhiên vô thường là khổ, là đáng kinh sợ, họ đã tưởng ra những đấng thần linh, để cầu xin được ban cho sự bình an, tưởng ra cảnh giới hằng hữu, bất biến, để khuất lấp thực tại bất như ý, để làm nhẹ nổi lo âu, sợ hãi.  Những ảo tưởng mơ hồ, lâu ngày thành tập quán, phong tục, thành tín ngưởng nhân gian, thành đạo cổ xưa.

 

Chính trị và khoa học giúp đời sống tiện nghi, trật tự, nhưng cũng có phản tác dụng:  Những bộ luật ngày càng phức tạp, đời sống con người thêm gò bó.  Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật thôi thúc con người phải luôn trau dồi kiến thức, để thích nghi với cuộc sống, nên ngày càng vội vã. Hơn nữa, con người còn lợi dụng phát minh khoa học, để phạm tội khủng khiếp hơn.

 

Bao giờ nhân loại mới có an vui?  Bài toán không có đáp số, vì con người không giải quyết vấn đề ở chỗ then chốt, chỉ lo những việc không rồi!  Do ích kỷ, tham, sân, sợ hãi, mê tín, không nhận ra Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diễn biến đúng Nhân-Duyên-Quả.

 

MỤC TIÊU CỦA CON NGƯỜI

 

 

Hoài bão của nhân loại là được Sống an vui.  Qua bao ngàn năm, trãi qua nhiều chế độ, nhiều vị lãnh đạo đã tìm cách đem lại an vui cho nhân loại.  nhưng tới nay, thế giới vẫn đầy dãy bất công, tham nhũng, vẫn tranh chấp, tàn sát lẫn nhau, con người vẫn sợ hãi, khổ đau.  Ngay giờ phút này, những bom đạn tham gian, thù hận vẫn đang, gây tang tóc khắp nơi...!

 

Theo dòng lịch sử, từ thượng cổ, khi con người biết nương tựa lẩn nhau, kết hợp thành bộ lạc để sinh tồn, đã có một Tù trưởng khống chế toàn thể bộ lạc bằng bạo lực.  Các Tù trưởng chiếm hữu những vùng đất làm lãnh thổ riêng, tù trưởng bấy giờ là vua hay hoàng đế, dưới vua là các quan, quân, thụ hưởng bổng lộc, quyền lợi… tất cả do người dân phải đóng góp…  Vua các nước thường tham gian, muốn lấn chiếm đất đai, tài sản của nước láng giềng, đã gây ra chiến tranh, tang thương, đổ nát!

 

Bao thế hệ trôi qua, hằng triệu người đã phơi thây trên gươm giáo, đã hy sinh trong biển lửa bom đạn, hằng triệu người đã chịu tra tấn dã man đến tàn phế, hay chết trong ngục tù. Khắp thế giới, hằng triệu người phải trốn bỏ quê hương, thống khổ cùng cực !

 

Ai cũng nghĩ chủ trương của mình là đúng, là chánh nghĩa, trên thực tế, kẻ thắng nắm trọn quyền lực, tự cho mình đúng, áp đặt con người phải theo đường lối của họ, kẻ bại uất ức, nung nấu hận thù.  Kết quả là thế giới thêm căng thẳng, thù nghịchsợ hãi, thảm họa chiến tranh chưa bao giờ dứt !.

 

Các nước thi nhau xây dựng thế lực quân sự với vũ khí tàn phá cực mạnh và chủ trương: “Muốn có hòa bình, phải chuẩn bị chiến tranh”.  Ý kiến tai hại này được thi nhau áp dụng!  Thay vì cứu giúp đồng loại đang khốn khổ, phát triển giáo dục, y tế, giúp ngưởi già, trẻ mồ côi, xây dựng tiện ích công cộng… Con người lại dùng những ngân khoản khổng lồ chế tạo vũ khí, để giết nhau!

 

Trong thế kỷ 20, loài người đã giết hại lẩn nhau HƠN 100 TRIỆU đồng loại! (riêng China đã tàn sát hơn 50 triệu người)… Chưa kể hàng chục triệu người đã bị tàn phế vì tra tấn, vì bom đạn, hóa chất.  Hơn nửa, những thử nghiệm bom đạn làm chấn động địa cầu, đưa đến động đất, sóng thần, những phóng xạ, những hóa chất phóng thảy, làm ô nhiểm môi trường sống.

 

Ngày nay, mọi chế độ đều chủ trương Dân chủ, Tự Do, Bình Đẳng, nhưng, độc tài, tham nhũng, bất bình đẳng vẫn còn đó một cách lộ liễu hay được che đậy tinh vi.  Bao giờ con người mới dứt tham gian, tranh chấp để chung hưởng hòa bình an lạc?

 

Lịch sử loài người trải qua nhiều chế độ, chế độ nào cũng muốn đem lại an vui cho nhân loại, nhưng chế độ nào cũng bất công thối nát.  Xét cho cùng, chế độ, chủ nghĩa, lãnh tụ, chỉ là những tòng phạm, chánh phạm là tâm ích kỷ, bè phái, tham gian, thù hận, bên trong con người.

 

Muốn ổn định dân sinh, thế giới hòa bình, không thể chỉ dựa vào việc thay đổi những tòng phạm: Lãnh tụ, chủ nghĩa, chế độ.  Dù thay đổi hàng ngàn nhãn hiệu bên ngoài, mà bên trong vẫn là ích kỷ, tham gian, thù hận và ác độc, thì vấn đề vẫn còn nguyên đó, thay đổi nhãn hiệu chỉ là “việc không rồi”!  Con người cần cải tổ, yếu tố chính của vấn đề.  Đơn vị của xã hội, của thế giới là sự tương giao giữa cá nhân với cá nhân.  Tùy phẩm hạnh của hai người, chúng ta có một đơn vị an vui hay xung đột.  Muốn xã hội an vui, thế giới hòa bình, ta cần xây dựng từ căn bản: “phẩm hạnh con người”. 

Chúng ta cần xây dựng dân trí trên căn bản vị tha, thân thương, bình đẳng tương trợ lẫn nhau và công bằng, cần có “chính sách giáo dục và cải huấn” thật sáng suốtthực dụng, nhằm đào tạo từ em bé học vỡ lòng đến sinh viên cao đẳng, từ người lương thiện đến kẻ tội phạm, từ người bình dân đến người đang cầm quyền.  Làm sao để mổi người thấy được tầm quan trọng của phẩm hạnh, nuôi dưỡng tư tưởng lành mạnh, vị tha, thân thương, tương trợ, trên tinh thần bình đẳngcông bằng, tôn trọng luật pháplợi ích công cộng, Làm sao để mọi người biết được tư tưởng, lời nói, hành động tronh sự tương giao giữa con người, có ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình, an vui trong xã hội, và hòa bình trên thế giới.

 

Ở đâu có ích kỷ, bè phái, tham gian, thù hận, giận dử, nơi đó tình thương bị bóp chết, con người đối xử với nhau một cách tàn tệ.  Trái lại, nơi nào có trí tuệ sáng suốt, có tình thương thì nơi đó có tha thứ, thông cảm, tương trợ, công bằng, đời sống thân thiện, an vui…

 

Sao chúng ta không bắt đầu từ đây? 

 

Vấn đề là tự mỗi người cần thấy được nguyên nhân nào đưa đến khổ đau, nhân duyên nào đưa đến an vui.  Mổi người cần tự nhìn lại, cương quyết dẹp hết tâm cá nhân, ích kỷ ngay tim não mình, chứ không phải kêu gọi hận thù, nhằm lật đổ, tiêu diệt những đối tượng bên ngoài. 

 

Cách mạng ngay chính mình là cuộc “cách mạng” chơn thực, rốt ráo.   Mỗi người tự dứt tư tưởng, ích kỳ, bè phái, bất công, tự trau dồi phẩm hạnh, chuyển đổi ích kỷ thành vị tha, tham gian thành biết đủ, giận dữ, thành thông cảm, thù hận, thành tha thứ.  Mỗi người thuận hòa, công bình, thân thương tương trợ, tôn trọng lợi ích công cộng, tôn trọng luật pháp thì xã hội an vui.

 

  Cuộc “cách mạng” này tùy thuộc vào tình thương, sự sáng suốt quyết tâm, và lòng can đảm, hy sinh của từng người.  Điều chắc chắn là cuộc cách mạng này sẽ không gây đổ nát, tang thương, mà trái lại “cách mạng” diễn ra nơi nào thì nơi đó hòa bình an lạc thật sự.  Con đường này không đơn giản, nhưng với trí sáng suốttình thương chân thành, cuộc “cách mạng” này chắc chắn không nguy hại như con đường đầy máu và nước mắt mà nhân loại đã và đang đi.

 

Mỗi người Tự cách mạng ngay chính mình, không để tư tưởng ô nhiễm chủ động, tác hại người khác, tự nhìn lại ý nghỉ, lời nóiviệc làm của mình, luôn sử dụng tình thương chân thật để giải quyết mọi vấn đề.  Hãy tự bắt đầu, đừng chờ đợi người khác, vì ở đâu, lúc nào cuộc “cách mạng” diễn ra thì nơi đó có yên vui.

 

Tỉnh thức nhận diện thủ phạm đang ẩn núp ngay chính mình, cương quyết dứt trừ những thói hư tật xấu, mỗi người tự ý thức, trao dồi phẩm hạnh, để trở thành một người tốt lành, như đóa hoa thơm, khi đó từ gia đình đến xã hộithế giới là một vườn hoa vô tận, ngào ngạt hương thanh bình.

 

***

 

TỔ QUỐC VĨ ĐẠI

 

 

Quả địa cầu quá bé nhỏ so với mặt trời, càng nhỏ hơn, so những những hành tinh, hay mặt trời khác, chỉ như hạt bụi lơ lửng trong vũ trụ bao la, thế mà loài người đã vì ích kỷ, tham lam, chia cắt mặt đất trăm phần, làm thành những quốc gia riêng biệt!.. lại phân biệt chủng tộc, giai cấp, tôn giáo v.v. từ đó tranh giành, tàn sát lẫn nhau!

 

Con ngườivạn vật là những thành phần của quả địa cầu, của vũ trụ.  Riêng con ngườilý trí sáng suốttình thương rộng lớn, tình thương đó dù ban cho rộng rãi bao nhiêu cũng không vơi đi, lý trí đó giúp con người thấy xa, hiểu rộng hơn tất cả vạn vật. Tình thươngtrí tuệ đó có thể giúp nhân loại sống an vui hạnh phúc.  Nhưng tiếc thay, con người không nhận biết, chỉ theo tư tưởng ích kỷ, tham sân, sợ hãi, theo tư tưởng lệ thuộc tập quán, thành kiến, mê tín, gây đau khổ cho nhau...

 

Nếu nhận định địa cầu như thôn ấp, thế giới như quận lỵ, những dãy thiên hà như những tỉnh thành, vũ trụ bao la là tổ quốc, đồng bào chúng ta, có nhiều màu sắc, hình dạng khác nhau. Mỗi sắc dân có chức năng riêng, đang ở những thiên hà bác ngác xa, nhưng tất cả là thành phần, là công dân chung một tổ quốc vũ trụ, đã được hình thành và diển biến theo Nhân-Duyên-Quả.

 

       Vũ trụ bao la, Thiên Nhiên Đồng Nhất, hoàn toàn không có ranh giới dành riêng cho một nước nào… Những ranh giới phân chia, nước nầy, nước khác là do tâm ích kỷ, tham lam của con người.  Một người xúc phạm, hành hungngộ sát còn bị luật pháp xét xử…Thế nhưng nhân danh những lằn ranh tham lam nầy, xưa nay, con người đả giết hại lẩn nhau Không còn nhân tính !  lại được tuyên dương… thật đang tiếc.

Hãy phá bỏ sự kềm kẹp của những quan niệm, thành kiến mê lầm, loại bỏ những tập quán, nghi lể tổn hại sinh vật, vứt đi đầu óc ích kỷ, phân biệt, chia rẽ, tham lam, sợ hãi, thù hận, ác độc, chỉ làm con người thêm khổ đau.  Khi đầu óc không phân chia, không tham gian lấn ranh, giành đất, không riêng chấp một lá cờ, thì tất cả màu cờ đều đẹp.  Mổi người tự tỉnh thức, mở rộng kho tàng thương yêu, dung hoà tất cả những thành phần của Thiên Nhiên, cùng hoà hợp, tương trợ, hợp sức xây dựng, trên tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau và công bằng thì khắp nơi nơi, phồn vinh, rạng rỡ, người người chung hưởng an vui.

 

Đẹp thay Tổ quốc bao la vĩ đại!

 

 

TỪ TIỀN SỬ ĐẾN HIỆN ĐẠI                

 

 

Khi nhân loại còn sống trong những hang động, hằng ngày hái trái cây, săn thú để sinh sống.  Con người đi chân không, chân thường vướng gai nhọn, đá bén đau đớn, có khi đưa đến tử vong.  Vì sợ hãi, con người đã tưởng ra “Thần Gai”, “Thần Đá”, để cầu xin “Thần” ban cho sự bình an.  Khi con người biết dùng da thú bọc lấy chân, dù chân có chạm đá, đạp gai cũng không sao, con người đã tưởng là Thần Thánh, hiển linh, ban cho.

 

Theo đà tiến hoá con người luôn sợ hãi những biến dịch của thiên nhiên, nhũng cơn bạo bệnh, những hiểm nạn trong cuộc sống và những bức hiếp, bởi quan quân, vua chúa.  Khổ đau, sợ hãi nhưng bất lực, con người đã tưởng ra đấng toàn năng, toàn quyền, để cầu xin, mong được cứu giúp.  Họ chỉ biết nương tựa vào tưởng tượng, vào đức tin, ảo tưởng... đó là cách duy nhất để làm nhẹ nổi lo sợ, để hy vọng, để tự an ủi.

 

Những tưởng tượng lâu ngày thành tập quán, thành tín ngưởng nhân gian, là Đạo cổ xưa, tín tưởng thần linh, thần chú, tôn thờ những đấng tưởng tượng vô hình.  Thông thường Đạo được biết qua, những nghi lể thờ cúng trang nghiêm, qua hướng dẩn của những giáo sỉ, kêu gọi cúng tế, cầu an…  

 

Khi có Phật, Chúa, các ngài là những người tỉnh thức, biết được lẽ thật Thiên Nhiên Đồng Nhất và những phương cách thực tế dứt nguyên nhân của khổ đau.  Ngoài trí tuệtình thương rộng lớn qua những lời dạy sáng suốt, các Ngài không có gì để ban cho, không có thần thông, biến hoá như truyền thuyết tưởng tượng.

 

Nhân-Duyên-Quả, là công bằng thiên nhiên, vạn vật, con người là những thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất vốn không có gì là khổ.  Cái khổ chỉ có do tư tưởng tham, sân, si, sợ hãi, mê tín làm con người thành ích kỷ, ác độc và khổ đau.  Muốn dứt khổ, con người cần nhận thức lý Nhân-Duyên-Quả, nhận diện nguyên nhân của phiền não, và dứt nguyên nhân nầy.     

 

 Thay vì nhận thức Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất thanh an, tự tai, dứt ngã chấp, dứt “mê tưởng tôi”.  Các giáo sỉ dạy con người phải có “Đức tin”, tôn thờ Đấng siêu hình, thần linh để cầu an, cầu về cõi nước an vui tột đỉnh, hay nuôi dưởng, và đưa bản ngã trở về bản vị Bản thể Chơn thật là chủ thể của vủ trụ…

 

Cái ‘Đức tin” do tâm sợ hãi tưởng tượng ảo tưởng, không thực tế, cũng phần nào giúp con người bớt tồi tệTuy nhiên phương tiện “Mê Tín” do sợ hãi kết hợp với “Tham-Sân-Si” không giúp cho muc tiệu dứt nguyên nhân khổ đau, mà nuôi lớn, củng cốphụng sự cho “mê tưởng tôi”, ngăn lấp trí tuệ, là trở ngại lớn cho sự tỉnh sáng, không nhận ra vạn vật đang diển biến đúng Nhân Duyên Quả, là công bằng thiên nhiên, không nhận ra Lẽ Thật Thiên Nhiên Đồng Nhất  không có chủ thể tạo tác.

 

 “Nhân nào, quả nấy”, không cần phải đợi đến khi lìa đời mới nghe được “lời phán sau cùng”, vì luật “Nhân-Duyên-Quả” chính là lời phán, mà Chúa Jesus diễn bày:  “Ngươi sẽ gặt những gì ngươi đã gieo”, hay “Ngươi đong cho người đấu nào, Thượng đế sẽ đong cho ngươi đấu đó”.  Ăn trái cấm là chấp ngã, là “mê tưởng tôi” tự thấy riêng lẽ thì không thể ở trong “Vườn Địa Đàng”, không còn biết được Thiên Nhiên Đồng Nhất.

 

       Người ích kỷ, tham, sân, mê tín cầu xin được an vui, như dùng sỏi đá để mong nấu thành cơm!  Đã gieo hạt ớt, hạt chanh, thì không thể do tin tưởng, thờ lạy, cầu xin mà có được nho ngọt, bưởi thanh.  Muốn có nho ngọt bưởi thanh, phải tự gieo hạt bưởi, hạt nho, muốn có an vui, mổi người phải tự bỏ tư tưởng cá nhân, ích kỷ.   Nếu không bỏ tư tưởng tham gian, thù hận, giận dữ, ác độc thì Không có “ĐẤNG” nào, không có “THẦN CHÚ” nào có thể tráo đổi được Nhân-Duyên-Quả, không có “TẾ LỂ” nào bẻ cong được công bằng thiên nhiên.

 

Con người vì dính chấp những cảm thọ, tâm tưởng tham sân lôi cuốn, gây nhân, tạo nghiệp, đưa đến khổ đau.  Muốn có an vui, mỗi người phải tự tỉnh thức dứt tâm tưởng cá nhân, ích kỷ, bè phái, tham gian, giận dữ, thù hận, ác độc, mỗi người sống vị tha, hòa thuận, công bằng, vui làm lợi ích chung, thì đời sống, xã hội tự nhiên an vui. 

 

Khi tỉnh thức, trí não sáng suốt, tư tưởng mất khả năng chủ động lôi cuốn, khi tình thương rộng mở, con người sẽ thư thái nhẹ nhàng, gia đình hạnh phúc, xã hội an vui.  Mổi người tự tỉnh thức, dứt bỏ những diều ác, gieo trồng nhân duyên lành, giữ tâm ý trong sạch, hòa thuận, thân thương, vui làm lợi ích cho mọi người, rồi chúng ta, ai cũng có thể tự chứng nghiệm trạng thái tự tại, bình an này, không phải do ai ban cho.

 

***

 

LẼ THẬT THIÊN NHIÊN

    

 

         Không một ai biết, hay chứng minh được nguyên nhân ban đầu vạn vật, từ đâu có, nhiều lý thuyết cho rằng vạn vật, chỉ do một nguyên nhân đầu tiên là: Đấng tạo hóa, Thượng đế, Thái hư, Chơn Tâm, Nhất điểm hay do một sự bùng nổ tạo ra… những lý thuyết trên cũng không biết, được Thượng đế, Thái hư, Chơn Tâm, Nhất điểm và Sự Bùng Nổ từ đâu có.

 

Trên thực tế, không có gì “tự có”, không có gì được hình thành và tồn tại do một nguyên nhân duy nhấtVạn vật từ nhỏ nhiệm, đến vĩ đại, đang diễn biến, được hình thành do rất nhiều nguyên nhânkết hợp bởi 4 yếu tố:

 

- Đất: Ngăn bít, cứng, mềm,. 

- Nước: Dính, hút, Khô, ướt. 

- Lửa: Bóc cháy, Nhiệt độ nóng lạnh.      

- Gió: Rổng không, động, tỉnh. -

 

Do đủ duyên, Đất-Nước-Lửa-Gió tụ-tán, diển biến vô thường, liên tục đổi mới.  Lúc duyên “Tụ”, Đất-Nước-Lửa-Gió là hình tướng, âm thanh, là thực vật, động vật, có sự sống, nơi náo có sự sống, nơi đó có sinh lực, có đặc tính hay “Tánh” thấy, nghe, có tư tưởng hay “Tâm” nghỉ suy, nhận biết.  Khi duyên “Tan”, Đất-Nước-Lửa-Gió tản mạn, không có hình tướng, không có âm thanh, không có sự sống, nơi nào không có Sự sống, không có sinh lực, nơi đó không có tư tưởng hay “Tâm” nghỉ suy, nhận biết, không có “Tánh” thấy, nghe,.

 

Từ cố cổ Thiên Nhiên Đồng Nhất, có đủ cảnh giới, tất cả là Đất Nước Lửa Gió đang diễn biến đúng Nhân-Duyên-Quả, là công bằng thiên nhiên, là sáng tạo tuyệt vời, không có chủ thể tạo tác, không có “tôi” riêng lẽ, vốn thanh an, tự tại, không có gì là khổ.

 

- Gọi      là Sống, vì thực tại vạn vật đang liên tục diễn biến như thế, vô thuỷ vô chung.

 

- Gọi là Thật, là Thiên Nhiên, vì không có chủ thể tạo tác, xưa như thế, hiện tiền đang là như thế nhân nào quả nấy, tương xứng, đồng thanh tương ứng, là công bằng thiên nhiên, thêng thang, tự tại,.

 

-Gọi là Đồng Nhất, vì không có phân biệt riêng lẽ, không tự thấy riêng lẽ, dung hoà, tương trợ, không thể phân biệt riêng lẽ.

 

- Gọi là sáng tạotuỳ duyên 4 yếu tố Đất-Nước-Lửa-Gió tụ tán, luôn đổi mới, không có gì hay hơn, không thể khác hơn. 

 

Ghi nhận vạn vật từ nhỏ nhiệm đến vĩ đại, tất cả là thân phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, thêng thang, dung hòa, đang sống động tiến hoá, là Đất-Nước-Lửa-Gió đang vận hành đúng theo Nhân-Duyên-Quả, là công bằng thiên nhiên, đây là sự kiện quan trọng nhất trong tiến trình nhận thức của con người.

 

 

KHỔ ĐAU

 

       Thực tại hiện tiền, toàn thể vũ trụ, Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang diễn biến sống động, không có chủ thể tạo tác, vốn thanh an, tự tại, không có gì là khổ, nổi khổ đau của con người do nhiều nguyên nhân xa gần, chúng ta cần phân tích để nhận ra nguyên nhân cốt lỏi.

 

- THAM:

 

Tham là lòng ham muốn không biết đủ, muốn chiếm hữu, muốn hưởng thụ, muốn bất biến, hằng hữu.  Đối tượng của lòng tham là: Tài sãn, Danh vọng, Quyền thế, Sắc dục v.v.  Lòng tham như những đợt sóng dồn dập, thôi thúc con người tìm đủ phương cách để chiếm đoạt. Lòng tham nhận chim trí tuệtình thương, Người càng tham, đầu óc càng phải tính toán, lo lắng, thân phải làm việc nhiều hơn, khó có được an ổn, thoải mái thong dong.

 

- SÂN:

 

Sân là tâm dính chấp, cảm thấy khó chịu, bực tức do bất như ý, bị cản trở, hay bị xúc phạm.  Cơn nóng giân khi bộc phát mạnh là thịnh nộ, như ngọn lửa đốt cháy tâm can, khiến trí não mất sáng suốt, không kiểm soát được lời nói và hành động, phản ứng sai lầm, gây nhân, tạo nghiệp bất thiện, đưa đến quả dử. Bất cứ ai còn nóng giận, là mất sáng suốt, là tự làm khổ mình và khổ người.

 

- SỢ HÃI

  

Sợ là nổi khổ rỏ nhất, sợ do tư tưởng không chấp nhận, chống đối và phản ứng những việc bất như ý, đang xẩy ra, hay ưu tư, hồi hợp về nhũng sự kiện sấp đến.  Nổi sợ hãi do tư tưởng lo âu phải gánh nhận, chịu đựng những biến đổi vô thường, đưa đến những tổn hại về tinh thần hay vật chất, tổn hại đến danh tiếng, quyền thế, tài sản, người thân, hay nổi đau cơ thể, và sau cùng là sợ chết.

 

- MÊ TÍN:

 

Mê tín là tin những gì không đúng sự thật, tín tưởng huyền bí, tin tưởng thần thoại, đồng bóng hiển linh, tin tập quán, truyền thống, mơ hồ không đúng Nhân-Duyên-Quả.  Mê tín là tin thần linhthần thông, thần chú hiển linh, tin cúng tế lể vật, cầu an, cầu siêu có thể đổi được nhân quả, nghiệp báo, có thể cứu khổ, cứu nạn.  Mê tín là Tin kinh sách, luận giải mâu thuẩn, mơ hồ, không đúng Lẽ Thật, không đúng Nhân-Duyên-Quả. 

- Người mê tín là tự giết chết trí tuệ của mình.

 

- SI :

 

Si là Không sáng suốt, không biết được nguyên nhân của khổ đau, Si là không biết được lý Nhân-Duyên-Quả, là công bằng thiên nhiên, tin tưởng thần linh thần chú có thể vô hiệu hoá Nhân-Duyên-Quả, tin thờ lạy, cúng tế, cầu xin có thể phá vở Luật công bằng thiên nhiên. không biết Quán niêm Hơi Thở, không biết 4 lẽ thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 4 Niệm Xứ và 8 Chánh Đạo là những Pháp thực hành lợi ích người vật, để sự sống Thiên Nhiên an vui.  Si là không biết chủ nhân của tâm dính chấp, tham, sân, sợ hãimê tín là “mê tưởng tôi”, hay còn gọi là “tâm chấp ngã”.

 

Thiên Nhiên đủ mọi cảnh giới, có sự sống, có Tánh thấy nghe, có tư tưởng nhận biết, do tư tưởng mê lầm nhận thân, cãm thọ làm “tôi”, “mê tưởng tôi” tự thấy riêng lẽ, không biết Thiên Nhiên Đồng Nhất, dính chấp, tham sân, sợ hãi, mê tín gây nhân, tạo nghiệp, đây là nguyên nhân cốt lỏi, là nguồn cội của khổ đau.

 

LỖI LẦM

 

Con người là một phần tử của Thiên Nhiên Đồng Nhất.  Do tư tưởng “mê tưởng tôi”ích kỷ,tham, sân, muốn chiếm giữ những gì ưa thích làm của tôi, cái gì không hợp với “tôi”, bất lợi cho “của tôi”, thì khởi sân, gây nhiều lỗi lầm xưa nayNhận thức rời bỏ Thiên Nhiên Đồng Nhất, mê chấp của báu thế gian, như bỏ nước lấy bọt, bỏ ánh sáng mặt trời lấy ánh sáng đom đóm!  Những ai không đủ ý chí dứt bỏ “mê tưởng tôi”, phải tự nô lệ cho tham sân, tự nhận quả báo khổ đau.

 

Qua thân miệng ý, mỗi người tự tạo cho mình một hình tướng, một “tầng số nghiệp” và tự gánh nhận tất cả hậu quả, cũng thế, mỗi người, qua tư tưởng, lời nói, hành động có thể tự đổi hình tướng, số mạng hay tầng số nghiệp của mình.  Đây là tác động của “Nhân -Duyên-Quả, không có ai có quyền sửa đổi nghiệp hay số mạng của người khác, không ai có thể bẻ cong “Nhân-Duyên-Quả”, phá vỡ công bằng Thiên Nhiên

 

Xót thương nhân loại xưa nay, bị “mê tưởng tôi”, điều khiển, không nhận ra Thiên Nhiên đồng nhất, dính chấp tham sân, rơi vào những hoàn cảnh thảm khốc!  “Mê tưởng tôi” lại hướng dẫn con người thực hành những pháp dựa vào bản ngã, mê tín, cầu xin, tưởng luận mơ hồ, mâu thuẩn, không đúng Nhân Duyên Quả.  Bãn ngã “Mê tưởng tôi” muốn đồng hoá với một Chủ thể tưởng tượng hằng hữu, bất biến, có thần thông biến hoá, để nuôi lớn, phụng sựcủng cố chính nó.

 

 

SÁM HỐI

 

Con người bình thường không nhớ được những “nhân” đã

gieo trong quá khứ, khi đủ duyên “quả” hiện, vì mê không biết, nên đổ cho số phận hên xui, người xấu hãm hại, tà ma, quỷ ám, hay thần thánh trừng phạtSợ hãi, nhờ thầy cúng sao, tụng chú, lễ lạy thần linh để cầu an, cầu siêu… Những tập quán, hủ tục, nghi lễ, mê tín do tâm tham lam, sợ hãi, tưởng tượng, không thể đổi được nghiệp báo, nhân quả. Tin những việc không đúng Nhân-Duyên-Quả là mê tín.

 

Mỗi sự kiện, hiện tượng, hay hoàn cảnh đều có nhân duyên xa, gần, không phải hên xui.  Mỗi người cần tin nhân quả, tự biết lỗi mình, nhận rõ nguyên nhân của lỗi lầm do “mê tưởng tôi” ích kỷ, tham gian, sân hận, không phải do người xấu, ma quỉ, thần thánh hay chư Thiên gây ra.  Muốn tránh được nghiệp báo, khổ đau, mổi người cần phải biết sám hối.

 

Sám hối không phải gọi tên Phật, trời, đọc tụng thần chú, lễ lạy, cầu xin ma quỉ, người xấu buông tha, thần thánh rộng lượng, Phật trời thương xót.  Ngay bản thân Phật, cũng bị chi phối bởi Nhân-Duyên, Nghiệp Báo, làm sao những câu, chử của ai đó viết ra, hay những nghi lễ cúng tế, bái lạy có khả năng tráo được Nhân Quả, Nghiệp báo của người khác?

 

Sám hối thật sự là tin nhận Nhân Quả, vui thuận nghiệp đã gieo, vui thuận đền lỗi cũ, chấp nhận mọi hoàn cảnh là quả do nhân duyên đã liên hệKham nhẫn mọi lời nói, hành vi, nghịch cảnh, trong mọi tình huống, cương quyết ngưng dứt lỗi lầm, không tái phạm.  Không để tư tưởng chủ động tạo tác ác nghiệp, thì quả dữ, ác báo sẽ dứt. Tỉnh thức ứng dụng Nhân-Duyên-Quả xa lánh việc ác, gieo nhân lành, quán niệm Hơi Thở giữ tâm ý trong sạch, thực hành giáo pháp, dứt: “mê tưởng tôi” là thực tế sám hối, là chân chánh sám hối.

 

***

 

 

GIÁO PHÁP NHƯ LAI

 

Xưa nay, con người vốn “mê tưởng tôi”, tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, muốn hưởng thụ, sợ hãi những bức xúc của cuộc đời, những thay đổi của thiên nhiên, cho thiên nhiên và cuộc sống vô thường là đáng kinh sợ, muốn từ bỏ Thực Tại bất như ý.

 

 Có những vị “Tỉnh Sáng” đã chỉ dạy những pháp thực hành thực tế, đơn giản, để dứt tham sân, sợ hãi, dứt nguyên nhân khổ đau, để cuộc sống được an vui.  Nhưng có những Luận Sư theo tín ngưởng nhân gian, đã dạy con người phải có “đức tin” vào chủ thể siêu hình, tưởng tượng, hằng hữu, có toàn năng, toàn tri, có thần thông biến hoá, có thể sáng lập, và sửa đổi được Nhân Quả.  Những luận sư nầy cho rằng toàn thể vũ trụ, nhất thiết đều do chủ thể nầy tạo ra…

 

Đức Phật dạy ”Mổi người cần suy xét cẩn thận, không nên tin những gì, dù bao nhiêu người cho là đúng, dù do ai nói, xuất xứ từ đâu, nếu những điều đó không đúng Nhân–Duyên-Quả, không lợi ích cho việc dứt nguyên nhân khổ đau, không lợi ích cho con người”. 

 

Mổi người cần thực tế ghi nhận thân, cãm thọ, tư tưởng, và vạn vật, nhận rõ Nhân-Duyên-Quả là công bằng thiên nhiên, vô thường là nhu yếu để Thiên Nhiên luôn tươi mới. Khi dứt được nguyên nhân khổ đau, là dứt khổ, ngay đó Thực Tại hiện tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất vẩn đang diển biến không có gì là khổ. 

 

Nhận thức thờ lạy, là phương tiện phụ, thực hành theo những đức tính của những vị Tỉnh Sáng mới là chính .  Quan điểm là mổi người cần nhận thức, lẽ thật “Thiên Nhiên Đồng Nhất” đang vận hành đúng theo Nhân Duyên Quả, là công bằng thiên nhiênTùy duyên, thuận pháp sống vị tha, hòa đồng, thương yêu, tương trợ, là cuộc sống thiên nhiên thực tại an vui.  Đây là nhu cầu, là mục tiêu thực tế, là nền móng cùa Đạo.

 

Thuở xưa, con người do sợ hãi và bất lực, đã tín ngưỡng thần linh, làm thành những đạo cổ xưa, hầu hết Đạo đều tôn thờ Thần Linh hay một Đấng, một Chủ Thể tối cao tưởng tượng.  Đạo Balamom ở India tôn thờ Trời vả thần linh, phân chia giai cấp, qui định:  Giai cấp Balamom là thượng đẳng, mọi giai cấp khác phải tôn trọng và phục tùng…  600 năm trước Tây lịch, Đức Phật thành Đạo và giảng dạy Phật Pháp.  Ngài là một hoàng tử của một nước nhỏ, ngày nay là Nepal ở India, Năm 29 tuổi, Ngài đã từ bỏ hoang cung vì 2 Ý nguyện, hay 2 mục tiêu:

 

1 - Tìm nguyên nhân đã gây ra khổ đau trong cuộc sống

2 - Tìm phương cách để dứt nguyên nhân gây ra khổ đau cho con người

 

Những năm đầu, Ngài theo học quán tưởng với 2 đạo sĩ Alara và Udraka, Ngài đã đạt tuyệt đỉnh nhiều Pháp như:

-  “Không vô biênquán tưởng “Chơn Tâm”, Tánh Không, Tướng Không, toàn thể pháp giới rỗng không,

- “Diệt tận định” dứt hết vọng tưởng, tâm vô niệm, bất động, không dính chấp.

- “Thức vô biên” thấy biết trùm khắp. v.v…

 

Những thành đạt do quán tưởng, không đáp ứng nhu cầu tìm nguyên nhân của phiền não, và dứt khổ đau cho con người, Ngài đổi sang thực hành khổ hạnh, thân thể chỉ còn da bọc xương, sinh lực cạn kiệt, cũng không thể đạt mục tiêu.  Để hoàn thành ý nguyện, Ngài đến ngồi dưới cội bồ đề quán niệm “Hơi Thở” thuần hóa tư tưởng, quán niệm Nhân-Duyên-Quả, Khổ-Tập-Diệt-Đạo suốt 49 ngày, cuối cùng Ngài đã thực chứng:

1 - Vạn vật đang diển biến đúng Nhân-Duyên-Quả 3 thời, là công bằng thiên nhiên, Ngài biết được những tiền kiếp.

2 - Tất cả chúng sinh từ Thân, Miệng, Ý gieo Nhân, tao Nghiệp, theo luật công bằng sinh tử luân hồi đúng theo tầng sóng Nhân-Duyên-Nghiệp đã gây tạo và đồng thanh tương ứng.

3 - Nhận thức rỏ chính tư tưởng “mê tưởng tôi” là nguyên nhân cốt lỏi của khổ đau. -Nhận thức Khổ-Tập-Diệt-Đạo là pháp thực hành dứt khổ đau, ứng dụng Khổ-Tập-Diệt-Đạo, Ngài rũ sạch “Mê tưởng tôi”, tư tưởng không còn chủ động dính chấp tham ái, không còn sinh lai cái “mê tưởng tôi” là giải thoát khổ đau luân hồi sinh tử chứng nghiệm Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có Chủ thể tạo tác, không có gì là “tôi”, không có gí là khổ, Ngài hoàn thành tâm nguyện.   Đây là kinh nghiệm thực tế chưa từng có , là kinh nghiệm vô giá của Như Lai đã trải qua và để lại cho hậu thế.

 

Khi thành Đạo, Ngài tự xưng là Như Lai.  Danh xưng Như Lai cho ta biết cảnh giới Ngài chứng đắc:

- Như là giống, không sai không khác.

- Lai là đến, là hiện bày ra.                               

- Như LaiThực Tại đang hiện bày, là “Đất-Nước-Lửa-Gió” đang tụ tán, theo “Nhân-Duyên-Quả”, hình thành đủ mọi cảnh giới, nhân chi, quả vậy, duyên đâu là đó, Như LaiHiện Tướng Thiên Nhiên Đồng Nhất, là vũ trụ đang diễn biến, là Niết Bàn thực tế.  Cái thực chứng của Đức Phậtthực tế, rỏ ràng, tất cả mọi người đều có thể bằng mắt thấy, tai nghe và hiểu được khi nghe Ngài hướng dẩn.

 

Ngay sau khi thành đạo, Đức Phật hệ thống hóa những thấy biết qua những bài pháp: Nhân Duyên Quả, Quán Niệm Hơi Thở, Khổ-Tập-Diệt-Đạo, có thể nói thoát yếu toàn bộ Giáo Pháp Như Lai được gói gọn trong những bài Pháp nầy.

 

Giáo pháp nói rõ những khổ đau trong đời sống, không phải để hù doạ, làm con người sợ hãi cuộc sống vô thường, mê tưởng huyền bí, mê tín cầu xinGiáo pháp phân tích rỏ những khổ đau từ vật chất đến tinh thần, để con người thấy được nguyên nhân đã gây ra phiền não, khổ đau là gì.  Khi rũ sạch được nguyên nhân khổ đau, ngay đó Thực Tại hiện tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diễn biến, không có chủ thể tạo tác, không có gì là khổ, Vô thườngcần thiết, để Thiên Nhiên luôn tươi mới.

 

 Những bài Pháp Quán Niệm Hơi Thở để  thuần hóa tư tưởng.  Lý Nhân- Duyên-Quả để nhận diện nguyên nhân khổ đau.  Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 4 Niệm Xứ, để biết thực chất của sắc thân, thấy rỏ những tác hại đáng sợ của tư tưởng dính chấp, từ đó “như lý tác ý” sử dụng tư tưởng đúng chức năng, không còn mê đắm sắc thân, dứt “mê tưởng tôi”, thực hành 8 Chánh Đạo là những phương thức “Trí tuệ và từ bi” để giúp con người sống đúng chức năng, nhận ra Thiên Nhiên Đồng Nhất. Đây là lý thực tế, rõ ràng của giáo pháp Như Lai.

 

Sau khi thành đạo, Ngài đã hướng dẫn 5 anh em ông Kaundinya, ông Yesa và hơn 50 thân hửu, 3 anh em Kassapa thờ Thần Lủa và những người đệ tử sau đó là 3 ông Sariputta, Muggallana, Maha kashyap và nhiều môn đệ của họ.  Đức Phật đã giúp cho tất cã thấy được nguyên nhân khổ đau là “mê tưởng tôi” dính chấp, tham sân, sợ hãi, mê tín, dứt bỏ, rũ sạch “mê tưởng tôi”, thấy được Thiên Nhiên Đồng Nhất, sống an vui, tự tại.

 

Sau đó suốt 45 năm, Ngài và những người đệ tử đi bộ khắp miền Bắc India, hướng dẫn rất nhiều người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp, giới tính, từ những giáo sỉ, vua quan, thương buôn, thợ thầy, đến hạng cùn đinh.  Ngài đã giúp tất cả biết được lẽ thật, Thiên Nhiên Đồng Nhất, dứt bỏ “mê tưởng tôi” sống an vui, lợi ích cho người vật ngay đời sống thực tại.

 

Suốt 45 năm tuỳ duyên, Đức Phật đã nói nhiều bài pháp, dù dạy cho ai, ở đâu, căn cơ nào, nội dung những bài Pháp lúc nào cũng là Quán Niệm Hơi Thở để thuần hoá tư tưởng, Lý Nhân-Duyên-Quả, để nhận ra nguyên nhân của phiền não, Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 4 Niệm xứ chỉ rõ cách thực hành, để dứt “mê tưởng tôi” và 8 Chánh Đạo, là phương cách sống thực tế, giúp cho đời sống an vui.

 

Mở đầu Như Lai dạy “4 Chánh cần”: xa lánh việc ác, gieo nhân lành, giữ tâm ý trong sạch, lợi ích người và vật, để Sự Sống được an ổnTuy nhiên mục tiêu cốt lõi bao giờ cũng là lý Nhân-Duyên-Quả, và 4 lẽ thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo để biết được nguyên nhân của phiền não và dứt nguyên nhân khổ đau.  Dứt được “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất, là Như Lai hiện tướng.

 

Đức Phật dạy do nhân duyên, tập nghiệp khác nhau, con người sinh ra, có hình tướng, tư tưởngchức năng khác nhau, và sống trong những hoàn cảnh khác nhau, đúng theo lý Nhân-Duyên-Quả, tất cả là thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, nên bình đẳng.  Nhiều luận sư Balamon không hài lòng, giáo Pháp bình đẳng của Ngài… và Đức Phật đã bị hãm hại nhiều lần.

 

Năm 80 tuổi, duyên giáo hóa đã đủ, trước khi nhập Pháp giới, nhũng lời sau cùng của Ngài đại ý:  “Suốt 45 năm hoằng pháp, giáo pháp Như Lai không có lời nào mang ẩn ý, không có điều gì bí mật, phải che dấu.  Các con hảy lấy giáo Phápgiới luật làm thầy, hảy tự nương tựa vào chính, mình, không nương tựa bất cứ gì khác, hảy tự thắp đuốc mà đi, hảy đi trong chánh Pháp”…

 

Sau khi Như Lai “nhập pháp giới, những đệ tử từng sát cánh bên Ngài, đã họp tăng đoàn để kết tập những gì Như Lai chỉ dạy, chư tăng cẩn thận nhắc lại, từng lời của Như Lai, được chứng minh của toàn thể tăng đoàn Tiếc thay, những lời kết tập không được ghi thành văn bản, đến lần kết tập thứ 4, non 500 năm sau, những lời kết tập mới được ghi thành bộ Kinh Nikaya.

 

Nikaya là bộ kinh đầu tiên trong lịch sử Phật giáo, đây là bộ kinh đáng tin nhất. Tuy nhiên, qua thời gian, hơn 400 năm, đã có nhiều thêm thắc, không phù hợp với lời day thực tế, mjnh bạch, đơn giản, của Như Lai, nên xác xuất không phải 100%.  Đây là nguyên nhân gây phân chia tăng đoàn lúc bấy giờ, huống chi những kinh do cá nhân những luận sư Balamon hay China với tư cách cá nhân tự viết ra hơn 700, 900 năm, hơn 1000 năm sau…

 

Chỉ 100 năm sau, một nhóm luận sư gốc Balamon đã tách khỏi tăng đoàn Phật giáo, thành lập tăng đoàn “Đại chúng bộ” muốn sửa đổi giáo pháp Như Lai. Đại chúng bộ” tin tưởng Phật, và nhiều Đại Bồ tátthần thông biến hiện khắp pháp giới cứu độ chúng sinh, tin tưởng nhiều thần chú có khả năng tráo đổi được Nhân Quả nghiệp báo, tin những truyền thuyết thần thoại, huyền bí v.v. “Đại chúng bộ” là tiền thân của Đạo Tổ luận sư.

 

Tăng đoàn Phật giáo dưới áp lực của Balamom, và Đại Chúng Bộ, đã phải di tản về phương nam, bị đẩy ra khỏi nước India.  Ngày nay là Phật giáo Theravada, được gọi là Tiểu thừa, Nam tông, hay Nguyên Thuỷ, tồn tại ở Myanma, srilandka, Thailand, Cambodia, lấy kinh Nikaya làm tiêu chuẩn nên cũng có những truyền thuyết không đúng Nhân-Duyên-Quả.

 

 

 

NHÂN DUYÊN QUẢ

      

 

Thực Tại Hiện Tiền, vạn vật là “Đất-Nước-Lửa-Gió” đang tụ-tán biến đổi liên tục theo Nhân-Duyên-Quả, là luật công bằng thiên nhiên, là Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất.  Nơi nào có Sư Sống, nơi đó có “Đặc Tính” hay ”Tánh” thấy nghe, có ‘Tư Tưởng” hay “Tâm” có chức năng suy nghỉ, nhận biết, phân biệt, là diệu dụng lợi ích cho sự sống, đây là lẽ thật hiển nhiên, ai cũng có thể cãm nhận và thấy, biết được Thiên Nhiên đang vận hành theo Nhân Duyên Quả.

      

Từ một niệm mê, tư tưởng tự nhận thân, cãm thọ, cho là “tôi”.  “Mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, ích kỷ, dính chấp danh sắc, cảm xúc, sinh ưa ghét, ham muốn, sở hửu, được, mất”.  Đức Phật đã nhận thức, hệ thống hóa làm thành 12 Nhân-Duyên:

 

1 - VÔ MINH:  Là tư tưởng “mê tưởng tôi”, không biết lẽ thật Đất-Nước–Lửa-Gió đang tụ tan theo Nhân-Duyên-Quả, là hình tướng, âm thanh, không biết Thiên Nhiên Đồng Nhất, không biết nguyên nhân của khổ đau, không biết Khổ-Tập-Diệt-Đạo,.

 

2 - HÀNH: Là thân thao tác, miệng nói, ý nghĩ suy, hồi tưởng, đối chiếu, dính chấp v.v.

 

3 - THỨC: Là qua vô minh, hành, tư tưởng phân biệt, phân loại, định danh, nhận biết,.

 

4 - DANH SẮC: Vạn vật theo Nhân-Duyên có chức năng, hình tướng, danh tự khác nhau.

 

5 - LỤC NHẬP: Vạn vật sự sống có “Tánh” thấy, nghe, cãm, xúc qua 5 căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, và căn thứ

6 là: ý hay tư tưởng, còn đuọc gọi là tâm, nhận biết, tư duy, phân biệt, định danh,

 

6 - XÚC: Là tương quan, liên hệ, qua 6 căn thấy, nghe, nếm, ngửi, xúc chạm, nhận biết v.v.

7 - THỌ: Cảm nhận qua sáu căn biết đẹp xấu lớn-nhỏ, mùi, vị, nóng lạnh, cứng mềm.

 

8 - ÁI:  Là thích, ưa, ghét, ham muốn

 

9 - THỦ: là dính chấp vào đối tượng, là giử chặt, không buông ra.

 

10 - HỮU: Là nhận giữ làm của riêng, làm                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                           chủ một vật, hay một đối tượng.

11- SANH: Là diển biến của Đất-Nước-Lửa-Gió từ trạng thái nầy sang trạng thái khác đúng Nhân-Duyên và đồng thanh tương ứng.

 

12 - LÃO - BỆNH - TỬ: - Lão, bịnh là diễn biến của hình tướng. - Tử là hình tướng đang biến đổi, đang sanh ra hình tướng khác đúng Nhân duyên, nghiệp lựcđồng thanh tương ứng.

 

       Lý Nhân-Duyên-Quả xác định nguyên nhân của phiền não, khổ đau là “mê tưởng tôi”.  Do mê lầm, tư tưởng “mê tưởng tôi”, tự thấy riêng lẽ, ích kỷ, dính chấp Thân, xúc, thọ, ái, thủ, hửu, sanh, lảo, tử.  Những tư tưởng, lời nói và hành động của con người, hình thành “tập nghiệp”, hay một tầng số nghiệp. Khi chết, thân tan rả, “tập nghiệp” theo Nhân Duyên Quả, “luật công bằng Thiên Nhiên” liền nhận một thân mới trong tầng sóng nghiệp đã gây tạo. Như một trái cây chín rụng thì hạt, sẻ lên cây non giống như chủng loại của cây mẹ. Như những hình ảnh được phát đi từ những tầng sóng hây băng tầng của đài truyền hình, khi máy thu hình mở đúng tầng số, hình ảnh đã phát ở tầng số đó hiện ra.  Đây là lẽ thật hiển nhiên.

 

Dứt được “mê tưởng tôi”, ngay đó, Nhân-Duyên-Quả, vẩn tiếp tục vận hành, Đất-Nước-Lửa-Gió vẩn đang tụ tán.  Luân hồi, sinh tử vẩn đang diển biến đúng theo Nhân-Duyên để Thiên Nhiên luôn tươi mới, không có gì là khổ, không có “Tôi”, “Ta”, không có “Tâm mình”, “tánh mình”, không có ai nhận khổ.  Phương pháp dứt được “mê tưởng tôi” là Pháp 4 Lẽ Thật “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”.

 

 

 

 

 

 

KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO

 

 

Khổ-Tập-Diệt-Đạo là bài Pháp ắt có và đủ để chuyển hoá tư tưởng từ mê lầm đến tỉnh thức, khổ đau thành an lạc, phiền não thành bồ đề, phàm phu thành Thánh.  Đây là bài Pháp cốt lõiĐức Phật vì lợi ích chúng sinh, đã tuyên thuyết trước tiên, khi thành đạo, bài Pháp làm nổi bật đặc tính chỉ có trong Phật Pháp:

 

1 - Chỉ rỏ nguyên nhân của phiền não là “mê tưởng tôi” và bản chất của nó.

2 - chỉ rỏ pháp thực hành, dứt được “mê tưởng tôi” là nguyên nhân của khổ đau.

 

 KHỔ:

 

Đời sống luôn thay đổi theo Nhân-Duyên-Quả là công bằng thiên nhiên, Vô thường là nhu cầu cần thiết để thiên nhiên luôn tươi mới, không có gì là khổ.  Đức Phật nói Pháp Khổ đế, hay Lẽ thật về Khổ, Ngài phân tích cặn kẽ hoàn cảnh, và hiện tượng khổ đau trong đời sống, từ vật chất đến tinh thần, không phải để hù dọa, làm cho con người sợ hãi cuộc sống, tưởng tượng thần thoại, tín ngưởng huyền bí, thờ lạy, cầu xin thần linh.  Bài Pháp nói rỏ “Quả khổ” để con người quan tâm đến “nguyên nhân” của nó nói rỏ trong phần Tập.

 

TẬP:

 

Tư tưởng tự đồng hoá với Thân và cãm xúc, nhận là “tôi” còn gọi là chấp ngã, tư tưởng lập đi, lập lai “mê tưởng tôi”, là “Tập”.  “Mê tưởng tôi”, lập đi, lập lai ý niệm tự thấy riêng lẽ, ích kỷ, tham, sân, ý niệm sợ hãi vô thường, kinh sợ sinh tử là “Tập”.  Sự lập đi, lập lai những thói quen mê lầm thành tập quán mê lầm, mê tín là “Tập nghiệp”, tập nghiệpnguyên nhân khổ đau, Tập nghiệp cũng là nguyên nhân thay đổi hình tướng, sinh tử luân hồi mà chính Tư tưởng “mê tưởng tôi” là chính phạm.

 

Thiên Nhiên diển biến đúng Nhân-Duyên-Quả, không có gì là khổ.  Cái khổ chỉ có do mê tưởng tôi” tự thấy riêng khác, tự cô lập, nên Thiên Nhiên Đồng Nhất thành xa lạ.  “Mê tưởng tôi” ích kỷ, tham, sân, sợ hãi, nên Sự Sống thành khổ đau.  Như Lai dạy:  Muốn dứt khổ, cách duy nhất là dứt “mê tưởng tôi”, là diệt”.

 

DIỆT:

 

Diệt là dứt nguyên nhân của phiền não, dứt “mê tưởng tôi”.  Dứt được “mê tưởng tôi”, chừng đó, tất cả khổ đau là những sự kiện, hiện đang diển biến đúng Nhân-Duyên-quả, vạn vật, đời sống, Thiên Nhiên Thực tại vẩn diển biến đúng Nhân-Duyên-quả, là công bằng Thiên Nhiên, là sáng tạo không có gì là khổ.  Tất cả Là Như Lai hiện tướng, hay Niết Bàn thực tế.   “Mê tưởng tôi” được huân tập thâm niên, thiên hình vạn trang, vô cùng kiên cố, muốn dứt không đơn giản, Đức Phật dạy pháp thực hành để dứt “Mê tưởng tôi” là: Đạo.

 

ĐẠO:

 

       Đạo là pháp Phật dạy, giúp con người nhận thức nguyên nhân phiền não, và dứt được “mê tưởng tôi” là nguyên nhân then chốt của khổ đau..  Đạo, có 7 bước, gồm có 37 pháp thực hành để dứt khổ.

 

-Bước(1)-NHÂN DUYÊN LÀNH 

Nhân Duyên lành là bước đầu, người sơ cơ, cần siêng năng, cương quyết dứt bỏ những tư tưởng tham, ác, gây tạo Nhân lành, lợi ích cho người vật. Đây là tự độ và độ tha để giúp chính mình và xả hội được an ổn:

 

- 1 - Ngưng dứt những ý nghĩ, lời nói, việc đang làm tổn hại cho người, vật.

- 2 -Bỏ ngay những ý nghĩ, lời nói, việc dự định làm tổn hại người, vật.

- 3 - Phát huy ý nghĩ, lời nói, việc đang làm có lợi ích cho người vật.

- 4 - Thực hành ngay những ý nghĩ, dự định làm lợi ích cho người vật.

 

Bước(2)- Ý NGUYỆN  

 

Thực hành 4 ý nguyện giúp con người ly dục, ly ác pháp, ngăn ác và diệt ác pháp, đưa đến dứt tham sân, thân tâm được thanh thản.

 

- 1 - Nguyện bỏ việc ác, gieo nhân lành, giữ tâm ý trong sạch.

- 2 - Nguyện quyết tâm tìm học giáo pháp để chấm dứt phiền não.

- 3 - Nguyện Tư duy, nhận thức nhân duyênmục tiêu của giáo pháp.

- 4- Nguyện tinh cần, tỉnh thức thực hành giáo Pháp không nãn.

 

- Bước(3)- CĂN BẢN: 

 

Thực hành 5 căn bản giúp người hành đạo được an lạc:

 

- 1 - TÍN: Là tin nhân quả. Tin thực hành giáo pháp sẻ có Quả là dứt khổ ưu.

- 2 - TẤN: siêng năng thực hành 4 duyên lành, không xao lảng.

- 3 - NIỆM: Ghi nhận, ý thức từng ý nghỉ, lời nói, cữ chỉ…

- 4- ĐỊNH: Tư tưởng theo hơi thở.(hay một đề mục khác) giử tư tưởng an định.

- 5 - HUỆ: Tư tưởng an định sẻ bén nhạy, nhận thức được tác hại của tham, sân.

 

- Bước(4)- LỰC:   

Thực hành 5 lực có thể đối trị tham ái, lười biếng, sao lãng.

 

- 1 TÍN LỰC: Niềm tin Nhân-Duyên-Quả, giúp hành giả tin tấn, dứt tham ái dứt được khổ ưu,.

- 2 - TẤN LỰC: Kiên trì thực hành Giáo Pháp không nhàm nãn.

- 3 - Niệm LỰC: ghi nhận rõ từng hơi thở, lời nói, cử động, không xao lảng..

- 4 - ĐỊNH LỰC: chú tâm Chánh niệm hơi thở thuần hóa Tư tưởng.

- 5 -HUỆ LỰC: Tư tưởng được thuần hóa, sang suốt, chế ngự được tham ưu.

 

- Bước(5) TỈNH THỨC:  

 

7 Tỉnh thức là pháp  thực hành đưa đến an vui:

 

- 1- TRẠCH – Bước đầu thực hành vô cùng quan trọng, chỉ sai một “li” thì càng đi, càng xa. Người Phật tử cần thận trọng chọn Pháp thực hành đúng lý Nhân-Duyên-Quả, mục tiêu thực tế, chỉ rỏ nguyên nhân cùa phiền não, chỉ rỏ phương pháp dứt khổ đau, thấy được lẽ thật Thiên Nhiên Đồng Nhất vô ngã.

- 2 - TẤN- Là Tinh cần, siêng năng, cương quyết thực hành giáo pháp, không nhàm nản.

- 3- AN- Nhận thức Nhân-Duyên-Quả 3 thời, vô thường là tất yếu, xa lánh việc ác, gieo nhân lành, thân tâm an lạc.

- 4 - HỈ - Thực hành giáo pháp, Kham nhận nghịch cảnh, sám hối lổi lầm, Tuỳ duyên, thuận pháp, tâm luôn vui vẻ, hân hoan.

- 5 - NIỆM - Thiết lập chánh niệm, tỉnh thức ghi nhận từng hơi thở, lời nói, ý nghỉ, qua 6 căn là chánh niệm. Ghi nhận  “Nhân-Duyên-Quả” ba 3 thời, dứt mê tín là niệm giác .

- 6 - ĐỊNH –Thuần hóa tư tưởng, nhận thức Thiên Nhiên Thực Tại Đồng Nhất, không tác ý phản ứng, dứt sợ hãi.

- 7 - XẢ - Nhận thức Thiên Nhiên Đồng Nhất, không dính chấp, dứt tham, sân. buông bỏ. Không nắm giử bất cứ vật gì, dù qúi báu đến đâu.  Không chấp ngã, không tự thấy cao, lớn.

 

Người thực hành 7 Tỉnh thức, nhận thức Nhân-Duyên-Quả, biết được lẽ thật Thiên Nhiên Đồng Nhất vô ngã, dứt tham sân, sơ hãi, phản ứng… Nhưng “mê tưởng tôi”, nguyên nhân khổ còn đó thì không an toàn.

 

 - Bước(6)- NIỆM XỨ: 

 

Mê tưởng tôi” muốn tồn tại, luôn vi tế nhập cuộc, hướng Ý nguyện, Tín và Tấn lực vào mê tín, làm lệch hướng Niệm, và Định lực, thành cầu xin, vô hiệu hóa Tuệ lực, sống trong ảo tưởng.  “Mê tưởng tôi” thâm căn, thiên hình vạn trạng, khó dứt trừ.  Đức Phật dạy 4 Niêm xứ để nhận rõ bản chất và những tác hại của nó, từ đó mới có thể dứt được“mê tưởng tôi”.  Khi dứt được “mê tưởng tôi, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, là Thiên Nhiên Đồng Nhất, dung hoà, là “Như Lai hiện tướng.

 

Bốn Niệm Xứpháp thực hành thực tế, minh bạch, đơn giản nhưng thật hiệu quả, có công năng rũ sạch “mê tưởng tôi”.  Như Lai đã 2 lần nhấn mạnh khi mở đầu và kết thúc bài kinh: “Con đường duy nhất đưa đến thanh tịnh, diệt sầu não, dứt khổ ưu, thành tựu Chánh trí, chứng nghiệm Niết bàn, là 4 niệm xứ”.

 

GHI NHẬN VỀ THÂN

 

       Nhận thức về mặt tiêu cực, cơ thể do duyên hợp là huyễn, là giả, nên hình tướng luôn thay đổi vô thường.  Cơ thể không bền chắc, từng thân phần của thân thể đều phải nương tựa lẩn nhau, mong manh, dể hư hoại, luôn bịnh hoạn đau nhức, phải gánh nhận “sinh-già-bịnh-chết”.  Khi hết duyên cơ thể tan rả nhanh chóng, nên gọi là giả tạm, không thật có.  Có thân là có khổ, là đáng kinh sợ.

       Về mặt tích cực, nhận thức: Cũng như vạn vật, thân là một thành phần của Thực Tại hiện tiền, của Thiên Nhiên đồng nhất.  Khi đủ Duyên, 4 yếu tố: “Đất-Nước-Lửa-Gió” kết hợp là Thân, diễn biến vô thường, “sinh-già-bịnh-chết.  Tiến trình sinh tử luân hồi, là thay đổi hình tướng theo Nhân-Duyên-Quả, và đồng thanh tương ứng, là công bằng Thiên Nhiên để Sự Sống Thiên nhiên luôn tươi mới, không có chủ thể tạo tác là vô ngã, không có “tôi” riêng lẽ là vô ngãTinh cần, tỉnh thức, ghi nhận thực tiễn như thế, là Chánh niệm về Thân.

 

Ghi nhận từng hơi thở, từng cử chỉ động tĩnh, từng thân phần của thân thể, nhận rõ từ những cơ phận, đến, toàn thể cơ thể là Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả, Khi duyên tan, hơi thở dứt, thân thay đổi diển biến phình trương, Đất-Nước-Lửa-Gió tan rả, tản mạn, khi đủ duyên tụ, “Đất-Nước-Lửa-Gió” lại kết hợp thành hình tướng mới, không có gì gọi là “tôi”, tất cả là những thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, luôn đổi mới, không có gì là khổ.  Tinh cần, tỉnh thức ghi nhận thực tiễn như thế, là Chánh niệm về Thân trên Thân.

 

GHI NHẬN CÃM THỌ

 

Cảm thọ hay cảm giáccộng hưởng của thân, tư tưởng và đối tượng qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, là duyên đưa đến dính chấp, tham, sân, sợ hãi, mê tínTinh cần, tỉnh thức, chánh niêm từng cảm thọ thuộc vật chất hay tinh thần, ghi nhận tiến trình của từng cảm thọ, từ sinh khởi đến hoại diệt thế nào, ghi nhận tiến trình của tâm ý dính chấp, ưa ghét, thích thú về cãm thọ ra sao.  

 

Nhận thức Khi tư tưởng dính chấp, thì cảm xúc liền trở thành cảm thọ mãnh liệt, thúc đẩy con người phản ứng tác ý tham sân, gây nhân tạo nghiệp rồi nhận nghiệp báo.  Nếu tư tưởng không dính chấp “mê tưởng tôi”, không tác ý phản ứng, thì những cảm thọ dù thế nào đi nữa, chỉ là hiện tượng, sự kiện, của Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diễn biến theo “Nhân-Duyên-Quả”, là công bằng thiên nhiên, không có gì là khổ.  Ghi nhận cảm thọ thực tiển như thế, hành giả tỉnh thức, biết rỏ Nhân Quả, cãm thọ không thể phát triển gây phản ứng, sống an lạc ngay trong thực tại. là Tỉnh thức Chánh niệm về Thọ.

 

GHI NHẬN TÂM TƯỞNG

 

       Do đủ Duyên Đất-Nước-Lửa-Gió tụ, thành hình tướng, âm thanh, vạn vật, có sự sống, nơi nào có sự sống, nơi đó có sinh lực, có “Tánh” thấy, nghe, có Tư Tưởng hay “Tâm” nghỉ suy, nhận biết. Tâm và Thân liên quan lẩn nhau, không có thân, và sư sống của thân, thì tâm tưởng không có, ngược lại, không có tâm tưởng thì thân vô tri

 

Tâm tưởng rất linh hoạt, có chức năng lợi ích cho Sự Sống Thực Tại, thay vì lợi ích cho Sự Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, tâm tưởng mê lầm, phản chức năng, tự đồng hoá, nhận thân, cảm thọ, làm “tôi”. “Mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, chủ động và chi phối thân, muốn hưởng thụ, muốn hằng hữu, chỉ muốn lợi ích cho những gì có liên quan đến “mê tưởng tôi”.

 

Qua thấy, nghe, xúc cảm, dưới mọi hình thức, tâm tưởng len lỏi nhập cuộc, phân biệt lành, dữ, ưa, ghét, tham, sân, sợ hãi, tiếc quá khứ, mơ tương lai, mê tín, cầu xin, tưởng tượng điên đảo, phản ứng, so đo tính toán, liên tục trong đầu, làm tiêu hao sinh lực, gây nhân, tạo nghiệp rồi nhận nghiệp báo không lúc nào an ổnTâm tưởng có 3 trạng thái, 3 giai đoạn:

 

1 - TƯỞNG: Khi thấy, nghe, xúc cảm, liền tưởng lại kinh nghiệm quá khứ, để nhận diệnđịnh danh đối tượng.

2 - TƯ (Hành): Là nghĩ suy, hồi tưởng, đối chiếu, tính toán, tưởng tượng, dính chấp, tham, sân, quyết định.

3- THỨC: Duyên theo Tưởng, và Tư, phân biệt tốt, xấu, lành, dữ, hay, dở.

Tâm tưởng diễn biến vô thường, tỉnh thức chánh niệm, hành giả có thể ghi nhận được tiến trình của tâm tưởng vi tế từ niệm khởi, đến niệm dứt qua những giai đoạn: -Bình lặng –run động –hướng về đối tượng –tiếp thọ -quan sát –ghi nhận –Định danh –phát tín hiệu đến cơ quan liên hệ…. Tỉnh thức sử dụng tâm tưởng đúng chức năng lợi ích là Pháp “như lý tác ý”, có thể chuyễn hoá tâm tưởng từ mê lầm đến tỉnh thức.  Tự kinh nghiệm thực tiễn như thế, là Tỉnh thức Chánh niệm về Tâm tưởng.

 

GHI NHẬN VỀ PHÁP

 

       Pháp là những gì thuộc vật chất hay tinh thần, có hình tướng, âm thanh, có đặc tính hay chức năng riêng để nhận biếtVạn vật từ đất, đá, khoáng sản, đến thực vật, động vật, đang diễn biến vô thường theo “Nhân-Duyên-Quả”, tương quan lẫn nhau trong tiến trình chuyển hóa không ngừng là Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diển biến.

 

        Từ một niệm khởi, niệm này dứt làm duyên cho niệm khác sinh, là “chúng sinh nhân”, những “chúng sinh nhân” là duyên để “Đất-Nước-Lửa-Gió” tụ-tán, thành hiện tướng, âm thanh, là vạn vật, là “ chúng sinh quả”.  Mổi hiện tướng lại là “nhân” chuyển hoá là duyên, nên tướng chúng sanh này dứt, liền hiện tướng chúng sanh khác, theo Nhân-Duyên, nghiệp-báo, và đồng thanh tương ứng.   Thực Tại Hiện Tiền, vạn vật, vũ trụ được vận hành theo Nhân Duyên Quả, tất cả là Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có chủ thể tạo tác, không có gì là “Tôi” riêng lẽ, không có gì là khổ.  Đây là công bằng thiên nhiên, là sáng tạo Thiên Nhiên, diễn biến vô thường, vô thuỷ, vô chung.

 

Ghi nhận kinh nghiệm thực tiễn như thế, là Tỉnh thức Chánh niệm về Pháp.

 

- Bước(7)- 8 CHÁNH ĐẠO

 

Thực hành 4 niệm xứ dứt được “mê tưởng tôi”, thực tại hiện tiềnThiên Nhiên Đồng nhất,  Ý nghỉ, lời nói, phương cách ứng xử đúng Nhân-Duyên-Quả, có lợi íchChánh Đạo, 8 Chánh Đạophương cách sống đưa đến an vui, lợi ích người vật.

 

CHÁNH KIẾN

      

Chánh Kiến là nhìn thấy vạn vật đúng như thật tướng của nó đang là, bằng mắt thấy tai nghe, không qua lăng kính tư tưởng ưa ghét, suy luận. Chánh Kiến là thấy đúng lẽ Thật, thấy rỏ Thiên Nhiên Đồng Nhất đang hiện bày, đúng Nhân-Duyên-Quả.  Chánh Kiếnnhận thức rỏ:

 

- Thực chất vạn vật là Đất-Nước-lửa-gió tụ tan theo Nhân-Duyên.

- Thực tướng vạn vậtThiên Nhiên Đồng Nhất diển biến, vô thường, không có chủ thể tạo tác. không có gì là “tôi riêng lẽ”,

- Thực Tánh vạn vật uyển chuyển tuỳ duyên, thay đổi liên tục.

- vô thường, sinh tử luân hồi là tiến trình đúng theo Nhân-Duyên-Quả, là yếu tố cần thiết để Thiên Nhiên luôn tươi mới, không có gì đáng kinh sợ.

 

Chánh Kiếnnhận thức do tư tưởng mê lầm nhận thân và cãm thọ làm “tôi”, “mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, ích kỷ, tham, sân, muốn sinh tồn, sợ sinh tử luân hồi, nên thấy sự sống thành khổ đau. nhận thức  Khổ-Tập-Diệt-Đạo là pháp hữu hiệu để dứt “mê tưởng tôi”.  Khi dứt được “mê tưởng tôi”, ngay đó Thiên Nhiên Đồng Nhất hiện bày không có chủ thể tạo tác, không có gì là khổ, dứt sợ hãi, mê tín, tuỳ duyên, thuận pháp, xa lánh việc ác, gieo nhân lành lợi ích người vật, là Chánh Kiến.

 

CHÁNH TƯ DUY

 

Tư duysuy xét sự việc, để nhận thức rỏ vấn đềTư duyyếu tố vô cùng quan trọng trong việc tu tậpTư duy có thể làm con người tham, sân, sợ hãi, mê tín, đau khổ…và tư duy cũng có thể làm con người hoà ái, thân thương khiêm nhường, an  v.v.  Chánh tư duysuy xét tích cực, lợi ích thực tế, đúng lẽ thật, đúng Nhân-Duyên-Quả.  Người học đạo tư duy, suy xét giáo pháp cẩn thận, có thể thấy biêt được chánh Pháp, lẽ thật Thiên Nhiên Đồng Nhất vô ngã, là Chánh tư duy

 

Tư duy lý Nhân-Duyên-Quả nhận thức nguyên nhân của phiền não là “Mê tưởng tôi”.  Tư duy 4 lẽ thật “Khổ-Tập-Diệt-Đạo để thấy rỏ bản chất, và những tác hại của  “mê tưởng tôi” biết được phương cách dứt nguyên nhân của khổ đau.  Tư duy Quán Niệm Hơi Thở thuần hoá tư tưởng.  Tư duy 8 Chánh Đạo đưa đến cuộc sống thanh an, lợi íchChánh tư duy

 

CHÁNH NGỮ -

 

       Chánh Ngữlời nói chân thật, cần thiết, đúng lúc, không dư thừa, đúng Nhân-Duyên-Quả.  Chánh Ngữlời nói, không mâu thuẩn, không thêu dệt thêm bớt, không dối trá làm sai sự thậtChánh ngữlời nói hòa nhã, xoa dịu nổi sơ hãi, khổ đau, phiền não, làm an vui, lợi ích người vật.  Chánh ngữlời nói không vu oan, không nói hai chiều, không hung dử, ác độc, không gây tác hại, chia rẽ. làm khổ hay tổn thương người vật.  Mổi người cần tư duy và chánh niêm để lời nói không sai sự thật, không gây tổn hại, mà lợi ích.    

 

 CHÁNH NGHIỆP

 

       Nghiệp là Thân, miệng, ý nghĩ suy, nói năng, làm

việc, lập đi, lập lại thành thoái quen.  Có 2 loại nghiệp:

1 - Ác nghiệp là những ý nghĩ, lời nói, việc làm  không lợi ích, làm tổn hại người, vật, đưa đến ác báo: hối hận, lo sợ, khổ nạn v.v.

 2 – Thiện nghiệp hay Chánh nghiệp do trí tuệ, tình thương, có tính cách xây dựng, lợi ích, an vui cho người, vật, không sát sanh, không trôm cắp, không tà dâm, không dối trá, không dùng những chất như Rượu, Ma tuý, hay sách báo, phim ảnh đồi truỵ làm say mê trí nảo, là giử giới, là chánh nghiệp.

 

CHÁNH MẠNG

 

Ai cũng phải làm việc, cũng có một “nghề nghiệp” để sinh sống, để nuôi thân và gia đình.  Gọi là nghề nghiệp vì nghề là yếu tố chính làm thành cái nghiệp và nghiệp là nhân tố quyết định vận mệnh, đời sống của con người.  Chọn cho mình một việc làm, một nghề là điều vô cùng quan trọng.  Mổi người cần chọn cho mình việc làm theo tiêu chuẩn không tổn hại đến trí tuệtình thương cho mình và người.

 

Nghề nghiệp tốt là không ảnh hưởng tai hai cho tình thương, như không xâm phạm đến sinh mạng, thân thể hay tài sản của con người. không gây bất công, sợ hãi, không sát hại, hay làm đau đớn sinh vật.  Nghề nghiệp tốt là không làm cho trí não mê mờ.  như rượu, ma tuý, sách báo, phim ành đồi truỵ. Như truyền bá, giảng giải những lý thuyết mê tín.  Chọn nghề, làm việc, sinh sống làm sao đưa đến an vui, lợi ích người vật để Sự Sống an vui là Chánh mạng.

 

CHÁNH TINH TẤN

 

Chánh Tinh tấn là siêng năng tìm hiểuthực hành Chánh Pháp không gián đoạn, thường tư duy, nhận thức bản chấtnguyên Nhân của khổ đau.  Chánh Tinh tấnTinh cần, tỉnh thức thực hành 4 Duyên Lành, dứt bỏ tư tưởng xấu, ác, dứt bỏ những thoái hư, tật xấu, gieo nhân lành để người vật, sống an vui.  Chánh Tinh tấn là luôn hướng tư tưởng chánh niệm ghi nhận Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến theo Nhân-Duyên-Qủa, chánh niệm Thiên Nhiên Đồng Nhất, tình thương rộng mở, giới luật nghiêm minhChánh Tinh tấn.

 

CHÁNH NIỆM – 

 

Niêm là khởi ý, chú tâm, ghi nhậnChánh niệm là như lý tác ý: tỉnh thức ghi nhận Nhân-Duyên-Quả, ghi nhận Thiên Nhiên “đang là” đúng như thật ngay đây, bây giờ :

 

Tỉnh thức ghi nhận Thân-Thọ-Tâm-Pháp, là Đất-Nước-Lửa-Gió tụ tan, đúng theo Nhân–Duyên-Quả, là Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diển biến không có chủ thể tạo tác.  Tỉnh thức nhận rỏ: Lẽ Thật. từng hơi Thở ra, vào, ghi nhận từ sư khởi ý dẩn đến miệng nói, thân và tay chân cử động, từng cơn gió thoảng, chiếc lá rơi v.v. Không để tư tưởng nhập cuộc, chủ động, dẩn vào mê lầmChánh niệm.

 

CHÁNH ĐỊNH

 

Định là khi tư tưởng chú ý vào một đề mục. Chánh Địnhtư tưởng được thuần hóa, không còn tự động dính chấp, tham sân, sợ hãi, tính toán, so đo. tưởng tượng… Chánh Địnhtư tưởng chỉ hoạt động khi cần và luôn hướng về lợi ích, an vui người vật trong cuộc sống thực tại. Ở trạng thái “Định” tư tưởng bén nhạy là “Huệ”, nhận thức  mọi việc một cách sáng suốt

      

Có thể nói 8 Chánh Đạo là thoát yếu của lý Nhân-Duyên-Quả và 4 Lẽ Thật “Khổ-Tập-Diệt-Đao”. Đây là pháp sáng suốt, thực tế, hữu hiệu giúp người vật, được an vui.

 

37 Pháp Trợ Đạo thực tế, đơn giản, người học Đạo có thể thực hành theo thứ tự, hay từng phần cũng có kết quả lợi ích.  Riêng 4 Niệm Xứ là Pháp then chốt để dứt “mê tưởng tôi”, là dứt sinh tử, luân hồi, dứt khổ, là giải thoát

 

 

 

QUÁN NIỆM HƠI THỞ

 

 

Một con voi hoang rất nguy hiểm nhưng một con voi đã thuần hóa sẽ rất hữu ích.  Tư tưởng bén nhạy linh hoạt, nhưng  tư tưởng “mê tưởng tôi”, tham, sân, sợ hãi, mê tín, liên tục lý luận, tính toán, so đo trong đầu, làm bất an, mất sáng suốt, hao mòn sinh lực như con voi hoang,.  Đức Phật dạy quán niệm hơi thở để thuần hóa tư tưởngHơi thởtư tưởngđặc tính giống nhau:

 

1 - Tư tưởnghơi thở chỉ làm một việc trong cùng một lúc.

2 - Tư tưởnghơi thở trước, làm duyên cho tư tưởnghơi thở sau, và diễn biến liên tục.

 

Pháp quán niệm hơi thở, là Pháp thich hợp và đơn giản nhất để thuần hóa tư tưởngThực hành khi thở vào tư tưởng ghi nhận hơi thở vào, khi thở ra tư tưởng ghi nhận thở ra, như thế tư tưởng không thể lý luận, tính toán, so đo suy nghỉ, chuyện khác.  Tinh cần Quán Niêm Hơi Thở như thế, lâu ngày tư tưởng sẻ được thuần hóa không còn tuỳ tiện chủ động mà chỉ được sử dụng đúng theo chức năng, khi cần thiết, gọi là như lý tác ý.

 

Khi tư tưởng thuần hóa, không còn tự động dính

chấp, lo buồn, sợ hãi, tính toán so đo, trong đầu, là “Định”.  Trong trạng thái “Định”, tư tưởng rất bén nhạy, là “Huệ”, con người Tỉnh thức, sáng suốt, thấy rỏ Nhân-Duyên-Quả, nhận thức được nguyên nhân gây ra khổ đau là “mê tưởng tôi”, thấy được phương pháp dứt “mê tưởng tôi”, nhận thức được Thiên Nhiên Đồng Nhất hiện tiền, đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả, không có gì là khổ.  Quán niệm hơi thởpháp thực hành thực tế, đơn giản nhất, đưa đến kết quả nhanh chóng và rõ ràng nhất, mà tất cả ai ở đâu, lúc nào cũng thực hành được, và có kết quả tốt.

 

 

MỤC TIÊU

 

Mục Tiêu của giáo pháp Như Lai là biết nguyên nhân của khổ đau, và biết phương pháp gì có thể dứt được nguyên nhân gây ra đau khổ cho con người. Theo đó giáo pháp Như Lai thực tế, đơn giản, rõ ràng :

 

1 - Hiển bày lý Nhân Duyên Quả, chỉ rỏ nguyên nhân của khổ đau là tư tưởng  “mê tưởng tôi”. 

2 - Chỉ rõ Pháp thực hành để dứt nguyên nhân của khổ đau.  Dứt bỏ “mê tưởng tôi”(cái ta), ngay đó thực tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất là Như Lai hiện tướng, không có gì là ta.

 

       Như đã nói, Do đủ Duyên, Đất-Nước-Lửa-Gió tụ,

hình tướng, có Sự Sống, nơi nào có sự sống, nơi đó có sinh lực, có tánh thấy, nghe, có tư tưởng hay tâm nghỉ suy, nhận biết.  Khi duyên tan, không có hinh tướng, không có sự sống, không có sinh lực, không có tánh thấy, nghe, không có tư tưởng hay tâm nhận biết.  Tư tưởngyếu tố chủ yếu, đã đi lệch chức năng, thay vì lợi ich cho Thiên Nhiên Đồng Nhất, tư tưởng đã dính chấp “mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, khởi vọng tưởng, đưa đến khổ đau. 

 

Muốn đứt khổ đau phải tỉnh thức, không để tư tưởng chủ động, “Như lý tác ý" sử dụng tư tưởng đúng chức năng lợi ích người vật.  - Mục tiêu chính yếu của giáo pháp Như Lai là dứt ngã chấp, dứt “Mê tưởng tôi”. Nên nói Đạo Phật là Đạo vô ngã.

 

 

PHÁP ẤN

 

VÔ THƯỜNG

 

 “Đất-Nước-Lửa-Gió” diễn biến theo “Nhân–Duyên-Quả” liên tụcvô thường, là hiện tượng cần thiết để Thiên Nhiên luôn tươi mới, đáng lý là nguồn vui, nhưng con người do ”mê tưởng tôi”, tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, muốn tự đồng hoá vói một chủ thể hằng hữu, nên thấy đời sống vô thường là khổ, là đáng kinh sợ.

 

 KHỔ -

 

Vạn vật, Thực Tại Hiện Tiền, là Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có chủ thể tạo tác, không có gì là khổ.  Nguyên nhân của phiền não, khổ đau do tư tưởng tự đồng hoá với thân và những cảm thọ, tự nhận là “tôi”.  “Mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, tưởng tượng điên đảo, tham lam, sơ hãi, mê tín, muốn sinh tồn, luôn len lỏi nhập cuộc qua thân, miệng, ý, gây nhân, tạo nghiệp rồi tự nhận nghiệp báo bất như ý, gọi là khổ đau. Chừng nào còn “mê tưởng tôi” dù dưới dạng thức nào, là còn phiền não, khổ đau.

 

VÔ NGÃ

 

Muốn dứt khổ, phải dứt “mê tưởng tôi” là vô ngã, Khi dứt được “mê tưởng tôi”, chừng đó thân, cảm thọ, tư tưởng, vạn vật, Thực tại Hiện Tiền là Đất-Nước-Lửa-Gió vẫn liên tục diễn biến. Thiên Nhiên vốn không có gì là khổ, không có chủ thể tạo tác là vô ngã, không có tôi riêng lẽ là vô ngã.   Đây là Lẽ Thật Thiên Nhiên Đồng Nhất Đang Là, vô thuỷ, vô chung.  Vô ngã, là điểu kiện tiên quyết của giáo Pháp Như Lai, là mục tiêu của Đạo Phật.

 

 

ĐẶC TÍNH

 

TRÍ TUỆ 

 

Giáo Pháp Như Laipháp Trí tuệ, nhận thức thực chất của vạn vật là Đất-Nước-Lửa-Gió đang tuỳ duyên diển biến theo Nhân-Duyên-Quả, hình thành đủ mọi cảnh giới, là Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có chủ thể tạo tác, không có tôi riêng lẽ..  Nhận thức nhận thức Nhân-Duyên-Quả là công bằng thiên nhiên, chi phối toàn thể vạn vật, Nhân chi là vậy, Duyên đâu là đó, luân hồi sinh tử, là cần thiết, là nguồn vui, để Sự Sống Thiên Nhiên luôn tươi mới, con người do tư tưởng mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, nên thấy Thiên Nhiên thành xa lạ, cuộc sống là khổ đau.   

 

TỪ BI

 

       Nhận thức vạn vật đồng là thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, như tất cả cơ phận: Đầu, cổ, tay, chân, đồng là thành phần của thân người, nên đồng tương trợ, dung hoà lẩn nhau vô điều kiện, là từ bi. lời nói, cử chỉ lúc nào cũng nhẹ nhàng, không làm những việc tổn hại chúng sinh, gieo nhân lành phục vụ, nguòi vật, để Thiên Nhiên an vui là từ bi.  Đối với người chưa nhận thức được Thiên Nhiên Đồng Nhất, Đức Phật dạy:

- Tham, sân, thù hận đưa đến khổ đau.

- Vị tha, thân thương đưa đến an vui.     

- “Giới luật”, là từ bi để Thiên Nhiên Thực Tại được an vui.

 

THỰC TẾ 

 

Pháp Như Lai chỉ rỏ nguyên nhân của phiền nãophương cách dứt khổ đau trong cuộc sống thực tại.  Người học Đạo theo dỏi Hơi Thở, ứng dụng lý Nhân-Duyên-Quả, Thực hành Pháp Khổ-Tập-Diệt-Đạo, xa lánh việc ác, gieo nhân lành, giử tâm ý trong sạch, chánh niệm nơi Thân-Thọ-Tâm-Pháp, dứt dính chấp, dứt “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất hiện bày, tất cả là Đất-Nước-Lửa-Gió đang tụ, tan, diển biến đúng theo Nhân-Duyên-Quả, đây là thực tế hiển nhiên,

 

 

RÕ RÀNG, ĐƠN GIẢN

 

Pháp Như Lai bình dị, đơn giản, Chỉ ngay nơi thân, nơi tư tưởng, ngay cuộc sống thực tại, tinh cần, tỉnh thức, chánh niệm từng hơi thở, lời nói, cử chỉ, từng khởi động của tư tưởng, từng cảm thọ nhỏ nhiệm, cơn gió thoảng, chiếc lá lay động, ghi nhận rỏ Thực Tại hiện tiền là Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả, tất cả là Thiên Nhiên Đồng Nhất,

 

TỰ LỰC

 

Mỗi người, qua thân, miệng, ý, có thể tự sửa nhân dáng, vận mệnh nhân quả, và nghiệp báo, của mình, không có “Đấng” quyền năng nào, không có ”thần chú”, bài “kinh” hay nghi lể nào có thể, tráo đổi được Nhân-Duyên-Quả nghiệp báo của người khác. 

 

PHỔ THÔNG 

 

Pháp Như Lai phổ thông, bất luận căn cơ, chủng tộc, giai cấp, giới tính, bất cứ ai, ở đâu, lúc nào, cũng có thể bằng mắt thấy, tai nghe, nhận thức được.  Bất cứ ai, nhận thức rỏ Nhân-Duyên-Quả ứng dụng thực hành đúng pháp Khổ-Tập-Diệt-Đạo cũng có kết quả an vui.

 

 

THỰC HÀNH

 

Hoài bảo và nhu cầu của con người là có được cuộc sống an vui, hạnh phúc, thế nhưng Thiên Nhiên vô thường, đời sống đầy bất trắc…khổ đau.  An vui, hạnh phúc khó nấm bắt.  Con người đã tìm những phương pháp thực hành để dứt khổ, gọi là Đạo.

 

Nói đến Thực hành, ai cũng nghĩ đến ”Ngồi Thiền”, vì theo lịch sử Đức Phật đã thành Đạo, sau 49 ngày ngồi Thiền.  Thật ra trước và sau Đức Phật cũng có nhiều người ngồi thiền theo những pháp thiền khác. Ngày nay thiền được áp dụng khắp 5 châu, nhiều pháp thiền có cách dụng côngmục tiêu khác nhau, đưa đến những kết quả cũng hoàn toàn khác nhau.  

 

Hầu hết những pháp Thiền cho rằng Tâm hay bãn ngã con người như viên kim cương từ quặng mõ, cần phải được dứt bỏ hết những cấu bẩn vô minh mới phô bày được tính trong sáng của nó.  Tâm do vô minh che lấp nên bản ngã không biết mình vốn là Chơn Tâm  sáng suốt tột đỉnh, thần thông biến hoá, là chủ thể của vũ trụ,  là Phật.  …Do bất giác vô minh nên Tâm thành chúng sinh, khổ đau.  Muốn hoá giải khổ đau, con người phải nhận thức ta không phải là hình hàivọng tâm cấu bẩn nầy, phải chuyển hoá vọng tâm hay bản ngã về bản vị Chơn Tâm viên gíac…  là nuôi lớn, bão vệ và phụng sự cho bản ngã về bản vị tuyệt vời nầy.

 

Pháp thiền của Đức Phậtmục tiêu thực tế, dụng công đơn giản là Chánh niêm ngay nơi thân, nơi từng cảm xúc, từng tư tưởng, hay từng đối tượng bên ngoài, để nhận thức nguyên nhân của phiền não và dứt “mê tưởng tôi”, dứt bản ngã, dứt khổ ưu, thành tựu Chánh trí chứng nghiệm niết bàn thực tế: Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diển biến, không có chủ thể tạo tác. Ai cũng có thể nhận biết bằng mắt thấy tai nghe và cảm xúc được.  Chỉ khác là người chưa chứng nghiệm, không nhận, không sống được với Thiên Nhiên thực tại nầy..

 

Quan điểm là phải biết ứng dụng Chánh Pháp.  Chọn đúng Pháp là một trong 7 tỉnh thức Phật dạy trong Đạo đếBước đầu, Đức Phật dạy gieo 4 duyên lành là Bồ Tát Đạo:  Thân, miệng, ý dứt gây tổn hại người vật. Ngược lại, thân, miệng, ý luôn nghĩ, nói và làm những điều lợi ích chung.  Đây là “tự độ” và “độ tha”, để sự sống tạm an.  Nói tạm yên ổn, vì nguyên nhân chính của khổ đau là “mê tưởng tôi”, mê tín vẫn còn đó thì không thể an toàn.

 

“Mê tưởng tôi” thâm căn, muốn hưởng thụ, muốn bất sinh, bất diệt, bất biến, luôn len lỏi nhập cuộc qua thấy nghe, dưới mọi hình thức, thiên hình vạn trạng.  Muốn dứt được “mê tưởng tôi” cần có pháp thực hành thật hiệu quả, người học Đạo cần Chánh niệm hơi thở thuần hóa tư tưởng, từ động loạn mê lầm, thành Định-Huệ, nhân thức lý Nhân-Duyên, xác nhận nguyên nhân đưa đến khổ đau. Ứng dụng Đạo đế, thực hành 4 Niệm Xứ, dứt “mê tưởng Tôi”, dứt khổ, đây là pháp Diệt trong 4 Diệu Đế.  Khi dứt được “mê tưởng tôi”, chừng đó Thiên Nhiên Đồng Nhất phổ hiện, tâm từ rộng mở thực hành 8 Chánh Đạo, lợi ích nguòi vật

 

TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH

 

 Tiến trình thực hành của giáo pháp Như  Lai đơn giản, thực tế, bằng mắt thấy tai nghe, không qua bất cứ một tưởng tượng nào.  Khởi đầu là bước quan trọng cần đúng hướng và chính xác, hành giả cần tư duy nhận thức pháp thực hành, con đường chúng ta đi, có đưa đến đúng mục tiêu, đúng nhu cầu thực tế, đúng Nhân-Duyên-Quả, hay chỉ là ảo tưởng mơ hồ.   Pháp thực hành qua 4 bước thiền: 

 

 

KHỞI ĐầU ( Sơ Thiền):

 

Hành giả chú ý quan sát đối tượng, gọi là “Tầm”, tỉnh thức ghi nhận rỏ Nhân-Duyên, thực chất của đối tượng, gọi là ”Tứ”.  Tỉnh thức trong đi đứng, nằm, ngồi, nhận thức từng hơi thở, từng tâm niêm khởi và diệt, từ một niệm khởi là tín hiệu để những thân phần như mắt, miệng, đầu, thân hay tứ chi cử động.  Nhận thức đối tượng đúng như thậtToàn thân đến các pháp trong thực tại hiện tiền tất cả chỉ là Đất-Nước-Lửa-Gió đang tụ tan theo Nhân-Duyên-Quả.  Nhờ sức ‘Tỉnh Thức” ghi nhận cao độ và như lý tác ý: ly dục, ly ác pháp, hành giả không bị đối tượng lôi cuốn, cãm nhận được an vui là Sơ Thiền.

 

BƯỚC HAI (Nhị thiền)

 

Nhờ sức ‘Tỉnh Thức” và công phu Sơ Thiền, hành giả không vướng vào lổi lầm tham, sân, sợ hãi, mê tín. Quán niệm hơi thở, thực hành 5 căn và 5 Lực, buông bỏ dính chấp, Giới luật nghiêm minh. Như lý tác ý nhận thức lý Nhân-Duyên-Quả dứt mê tín tưởng tượng mơ hồ, dứt lo âu, sợ hãi. có định, có huệ, tự thấy an vui ngay trong thực tạiNhị Thiền

 

BƯỚC BA (Tam thiền)

 

Thực hành 7 Tỉnh Thức, hướng tâm Chánh niệm: Nhận thức lý Nhân-Duyên-Quả 3 thời.  Nhận thức Thực Chất, Thực Tướng và Thực Tánh của vạn pháp, chỉ là Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả.  Nhận thức rỏ nguyên nhân của phiền nãotâm tưởng “mê tưởng tôi”, tâm tưởng được thuần hoá không còn chủ động dính chấp, dứt được Tham, Sân, sợ hãi, mê tín, sức định huệ vững vàng, có được niềm hỉ lạc, là Tam Thiền.

 

HOÀN CHỈNH (Tứ Thiền)

 

Hành giả nhận thức những tác hại khủng khiếp của mê tưởng diên đảo, dứt “mê tưởng tôi”, không còn sinh lại “mê tưởng tôi” nhận thức thân tâm và tất cả vạn vật đồng là những thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diển biến đúng theo Nhân-Duyên-Quả không có gì là ta riêng lẽ, là dứt sinh tử luân hồi.   Tỉnh thức xả bỏ cả những ưa thích trạng thái khinh an, hỷ lạc, của tư tưởng, khởi 4 Vô lượng tâm Từ-Bi-Hỉ-Xả, thực hành 8 Chánh đạo, Sống đúng chức năng, an vui trong thực Tại, là Niết Bàn thực Tế, là nhập Pháp Giới, Như Lai Hiện tướngTứ Thiền.

 

Qua 4 bước Thiền, từng chi tiết thực hành đơn giảnthực tế mỗi bước đưa đến kết quả hiển nhiên, ai cũng có thể cãm nhận được bằng mắt thấy, tai nghe. Điều quan trong Khi thực hành là dù đang ở giai đoạn nào, chúng ta luôn như lý tác ý, nhận thức tất cả là Thiên Nhiên Đồng Nhất đang diển biến, là Đất-Nước-Lửa-Gió đang tụ tan.

 

TỪ BI HỈ XẢ: 

 

Khi đã rũ sạch “mê tưởng tôi”, Thực Tại Hiện TiềnThiên Nhiên Đồng Nhất, tự khỏi 4 tâm : Từ, Bi, Hỉ, Xả, lợi ích người vật.  Từ, Bi, Hỉ, Xả là gốc của giới luật, để Sự Sống an vui.

 

1- TỪ- Là tình thươngđiều kiện.

2- BI- Là phục vụ để Thiên Nhiên an vui.

3- Hỉ - Tùy duyên, thuận pháp, luôn hoan hỉ.

4- XẢ buông bỏ, không dính chấp, không tác ý tham sân, phản ứng.

 

 

YẾU TỐ CẤN THIẾT

 

Điểm then chốt khi thực hành Pháp Như Lai:

 

1 - Nhận thức Nhân-Duyên-Quả, là công bằng Thiên Nhiên

 

2 -Nhận thức Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả, là vạn vật có sự sống, nơi nào có sự sống, nơi đó có tánh thấy, nghe, có tư tưởng hay tâm nghỉ, biết, nơi nào không có sự sống, nơi đó không có tánh thấy, nghe, không có tư tưởng hay tâm nghỉ, biết.

 

3 - chánh pháp chỉ rỏ nguyên nhân đưa đến khổ đau và Pháp thực hành, có năng lực dứt được nguyên nhân khổ, đúng lý “Nhân–Duyên- Quả”.

 

4 - Thân tâm thanh tịnh trong giới luật.

 

5 - Như lý tác ý chỉ có Thiên Nhiên Đồng Nhất, Không có chủ thể vô hình đằng sau, không có “tôi” riêng lẽ: không mê tưởng: tôi không phải là… tôi là….  Khi thấy, nghe hay tâm tưởng khởi lên, tỉnh thức ghi nhận : ‘thấy’, “nghe”, đang khởi tưởng, tất cả đang là Thiên Nhiên vận hành đúng theo Nhân-Duyên-Quả.  Không có chủ thể đằng sau, không có tôi thấy, tôi nghe, tôi tưởng,

 

       Tỉnh thức, theo dỏi Hơi Thở thuần hóa tâm tưởng, nhận thức Nhân-Duyên-Quả để thấy nguyên nhân của phiền não, thực hành 4 chánh cần bỏ nghiệp ác, gieo duyên lành, là bước khởi hành.  Chánh niệm “4 Niệm Xứ “Thân-Thọ-Tâm-Pháp” dứt “mê tưởng tôi”, cội gốc của phiền não, luân hồi sinh tử, là mục tiêuThực hành 8 chánh đạo là thoát yếu.   Pháp Thiền của Đức Phật Thực tế chỉ đơn giản, minh bạch như thế.

 

 Những lời cuối cùng Thế Tôn dạy đại ý: “Giáo Pháp Như Lai không có lời nào mang ẩn ý, không có điều gì bí mật cần phải dấu kín.  Các con hãy lấy giáo PhápGiới Luật làm thầy, hãy tự nương tựa vào chính mình, không nương tựa vào bất cứ gì khác, hãy tự thắp đuốc mà đi, hãy đi trong chánh Pháp”. 

 

Mục tiêu của giáo pháp là dứt nguyên nhân khổ, dứt “mê tưởng tôi”, dứt bản ngã, ngay đó là Thực Tại hiện tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất.  Con người là một thành phần của Thiên Nhiên.  Sự hiên hữu của của con người đúng như tập nghiệpnhân duyên do chính con người tạo ra.  Mổi người chỉ cần sống đúng chức năng của mình, hướng về “Thiện- Lành” là Thực Tại Thiên Nhiên Đồng Nhất an vui.

 

Tiếc thay Pháp thực tế, minh bạch, đơn giản nầy, đã bị Tổ, Luận sư phê phán, chỉ trích, cho là tiểu thừa, là cố chấp, phỉ bángám độn, là tiêu nha bại chủng !  Tổ China khinh bác, cho là đàm giãi của thánh nhân, kêu gọi:

 

“Nam nhi tự cổ xung thiên chí

      Hưu hướng Như Lai hành xứ hành” !

 

Trí Bát Nhả bác bỏ cho là “…trong ”Tánh Không”, không có lý Nhân Duyên Quả, không có Khổ tập diệt đao.) Điều nầy cho chúng ta thấy “mê tưởng tôi” hay “Bãn Ngã” đã không thể chấp nhận được Pháp dứt trừ nó và phản ứng để vô hiệu hoá giáo pháp Như lai.

 

                  

PHÚC, ĐỨC & LỢI ÍCH 

 

- PHÚC :

 

Phúc là quả của Nhân Duyên lành, do ý nghỉ, lời nói, việc làm, có lợi ích cho người và vật.  Phúc có 2 loại: vật chấttinh thần, gọi là hữu vivô vi.  Phúc hữu vi dựa trên hình tướng, âm thanh, trên lời nóiviệc làm, như giúp đở người thì được quý mến.   Phúc vô vi do ý nghỉ, tư tưởng không dính nhiễm tham sân, nên tâm an vui.  Phúc có 9 kết quả:

 

1 - Có thể giúp người vật bớt khổ.

2 – Được thương mến, quý, kính.

3- Được giàu sang, có tài sãn.

4- Được địa vị, quyền thế,

5- Sinh ra, thân đầy đủ, đẹp đẽ.

6- Sống an lành, Chết an lành.

7- Là nhân an vui đời này và đời sau.

8- Là của báo, mà thiên tai, quan quân, trộm cướp, không lấy được.

9- Là duyên biết được chánh pháp.

 

Phúc hữu vi dựa vào sắc tướng, âm thanh nên vô thường.  Người hưởng phúc hữu vi, có thể gieo nhân ác, làm mất hết phúc, phải gặt ác báo.  Phúc vô vi do tâm không dính nhiểm vào sắc tướng, mong cầu cảnh giới không tưởng, sẻ sống mơ màng trong ảo tưởng.

 

- ĐỨC :

 

Tinh cần, Tỉnh thức, Chánh niệm hơi thở để thuần hóa tư tưởng, ứng dụng lý Nhân-Duyên-Quả để nhận diện nguyên nhân khổ đau, thực hành 4 Lẽ thật “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, “4 Niệm Xứ” để dứt dính chấp, dứt “mê tưởng tôi”. Nhận thức Thiên Nhiên Đồng Nhất, ứng dụng 8 Chánh Đạo, tùy duyên, thuận pháp, sống đúng chức năng, lợi ích người vật, để Thiên Nhiên Đồng Nhất, an vui là Đức.

 

Qua thân, thọ, tâm, pháp, ngay mỗi hiện tướng, có thể cảm nhận sự vận hành của “Đất-Nước-Lửa-Gió”, cảm nhận Nhân-Duyên-Quả, cảm nhận Thiên Nhiên Đồng Nhất, không điên đảo phân biệt, không tự thấy riêng khác, ly dục ly ác pháp, là độ chúng sinh, đoạn phiền não, là tự độ, độ tha, là công đức.

 

- LỢI ÍCH

      

Nhận thức Thiên Nhiên Đồng Nhất, tâm từ tự khởi là trí tuệ, từ bi, có thể thuần thục tất cả chúng sinh, xa lìa bạn dử, việc ác, lợi ích nguòi vật.  Thiên Nhiên Đồng Nhất tự đầy đủ, “nhân” chi là vậy, “duyên” đâu là đó, tùy duyên thực hành những pháp trợ đạo, 4 Niệm xứ, dứt “mê tưởng tôi”, làm sáng tỏ Thiên Nhiên Đồng Nhất thêng thang, dung hoà, thanh an là mục tiêu của con người, của Giáo pháp Như Lai.

 

 

 

 

TỈNH THỨC:

 

Tỉnh thức không phải được ân huệ, không phải đắc thần thông, có thể biến hoá, biết quá khứ vị lai, cũng không phải biết được một “Chủ thể” tự có, tưởng tượng hằng hữu bất biến, rổng không mà có thể sinh ra muôn pháp   Tỉnh thứcnhận thức:

 

- Thực Chất vạn vật là “Đất-Nước-Lửa-Gió” tụ tan theo “Nhân-Duyên-Quả”.

- Thực Tánh vạn vật là ực﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽﷽ttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttttuyển chuyển tuỳ duyên, liên tục diển biến.

- Thực Tướng vạn vật thay đổi vô thường, là Thiên Nhiên Đồng Nhất hiện tiền.

 

       Trên thực tế do dủ Nhân Duyên, Đất-Nước-Lủa-Gió tụ tan, hình thành vạn vật, nhân chi quả vậy, duyên đâu là đó, có đủ mọi cảnh giới, là núi, sông, người, thú, vạn vật, có sự sống.  Ở đâu có Sư Sống, nơi đó có sinh lực, có “Tánh” thấy nghe, có Tư Tưởng hay “Tâm” nghỉ suy, nhận biết”.  Do tư tưởng “mê tưởng tôi”, tự thấy riêng lẽ, tham sân, sợ hãi, mê tín, bị sắc tướng, âm thanh, cảm xúc, cuốn hút, quên mất Thiên nhiên Đồng Nhất, nên cuộc sống thành khổ đau.

 

Pháp Khổ-Tập-Diệt-Đạo, có công năng nhận thức nguyên nhân và dứt nguyên nhân của khổ đau.  Ngay khi dứt “mê tưởng tôi”, “Đất-Nước-Lửa-Gió” vẩn tụ tan, thân, cảm thọ, tư tưởngvạn vật, vẩn đang diễn biến Tất cả sự kiện, hiện tượng, thực tại hiện tiền, là Thiên nhiên Đồng Nhất do duyên sinh, không có chủ thể tạo tác, không có cái “tôi” riêng lẽ, không có gì là khổ.  Khi đó tham sân, sợ hãi, thiên đàng, địa ngục, tự dứt, vì tất cả chỉ là sản phẩm của tư tưởng “mê tưởng tôi”.

 

Nhận thức Thiên nhiên Đồng Nhất, không dính chấp thân tâm, không bấu víu pháp vô thường, mới thoát khỏi gông cùm của bản ngã.  Không nhận ra điều nầy, con người dễ tưởng tượng thần thoại, huyền bí, tin tưởng thần linh, thần chú, do “mê tưởng tôi” chủ động để nuôi lớn, củng cốphụng sự chính nó.

 

Như đủ duyên, 2 nguyên tố “H” và “O” hợp lại là “Nước”, hay “Nguồn Ẩm” bàng bạc khắp vũ trụ.  Nước có Tánh dính, hút, khô, ướt, có Tướng tùy duyên trong lặng, hay biến động.  Chỗ lạnh có tướng băng đá, đặc.  Chỗ ấm là tướng nước Lỏng, suối, thác, sông, biển...  Chỗ nóng, là tướng Hơi, là sương, mây, khi mây gặp lạnh lại thành mưa, tuyết.  Tuỳ duyên, biểu hiện hình tướng, danh tự hoàn toàn khác nhau, nhưng tất là “Nước” đang là.

 

       Nếu một chiếc bọt tự thấy mình riêng lẻ, liền thấy có những bọt, những hình tướng khác lớn nhỏ, trong đục, đẹp xấu, sinh ưa ghét, ham muốn, chen lấn, rồi vỡ tan, tự nhận sinh tử.  Do sợ hãi ba đào vùi dập, chiếc bọt chỉ muốn nhận “tánh trong lặng”, mê tưởng “trong lặng” là Thật, quên mất tất cả là “Nước”, hay dù có tưởng tượng ra “Long vương”, thần linh nước…tất cả chỉ là ảo tưởng !  Chỉ cần biết tất cả là “Nước” thì không hợm hĩnh khi là mây trên cao, hay buồn tủi lúc ở vũng lầy, không lo sợ còn, mất cái thân bọt bé bỏng, không kinh sợ mặt sóng ba đào, mơ tìm “tánh trong lặng” dáy sâu.  Dù trên mây cao hay ở bải lầy, dù trên ngọn ba đào, hay trong lặng đáy sâu, dù là tuyết, sương, sóng, bọt, tất cả đều là “Nước Đồng Nhất”.

 

Do tư tưởng “mê tưởng tôi”, tự thấy riêng lẽ, tham sân, sợ hãi, mê tín, không biết nhân quả, muốn sinh tồn, luôn len lỏi nhập cuộc, bằng đủ mọi hình thức mang đủ nhãn hiệu, thiên hình vạn trạng.  “Mê tưởng tôi” tự gây Nhân, tạo nghiệp, và tự nhận nghiệp báo

 

Tất cả cảnh giới, thuận nghịch, đang diễn biến, sinh, động, đâu đâu cũng là Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có gì riêng lẽ, chừng nào con người còn “mê tưởng tôi”, tự phân biệt, chừng đó đã “ăn trái cấm”, đã tự tách biệt khỏi Thiên Nhiên Đồng Nhất.  Chừng đó dù có tin tưởng, thờ lạy, cầu xin, tụng kinh, đọc chú, thấy ta không phải là.., ta là… Dù tưởng tượng ra những chuyện ở những cỏi xa hằng tỷ năm ánh sáng ?!.. trong quá khứ A tang kỳ kiếp(Vô số tỷ kiếp) ?! Dù tưởng tượng thấy Chân Đế rổng không ‘bổn lai vô nhứt vật”, Tất cả chỉ là ảo tưởng của “mê tưởng tôi”, chỉ riêng người mê tưởng tự biết …

 

Chỉ cần tỉnh thức không để “mê tưởng tôi” chủ động, nhận thức Thân, thọ, Tâm, Pháp, ghi nhận tất cả là Đất-Nước-Lửa-Gió đang diễn biến theo Nhân-Duyên-Quả, nhận thức vô thường, sinh tử luân hồicần thiết để Thiên Nhiên luôn tươi mới.  Tỉnh thức ứng dụng Pháp Như Lai dứt “mê tưởng tôi”, chừng đó Thực Tại hiện tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất, là Như Lai hiện tướng, tự khởi 4 tâm: Từ-Bi-Hỉ-Xả sống theo 8 Chánh Đạo, là Giới Định Huệ, là Pháp, trí tuệ, từ bi đưa đến an vui.  Đây là Lẽ Thật hiển nhiên, đơn giản, thực tế, ai cũng có thể bằng mắt thấy, tai nghe, có thể xúc chạm, không phải tưởng tượng.

 

Từ cố cổ, Thiên Nhiên, vũ trụ, vạn vật như thế, hiện tại, tương lai cũng như thế, theo nhân duyên diễn biến sinh động, tuyệt vời.  Không nhận ra, đã luống uổng, lại mê trong ảo tưởng!  thật đáng thương thay!

 

Tùy phong hóa nhân sinh, sao chép, phóng tác lời dạy của Như Lai lợi ích người vật là việc làm đáng khích lệ, nhưng:

 

1 - Phải nhận trách nhiệm về những phóng tác lệch lạc của mình.

2 - Không thể mạo danh Thế Tôn để sửa đổi Giáo Pháp của Ngài.

3 - Không tự cao, tự đại, khinh mạn.

 

 

 

ĐẠO TỔ LUẬN SƯ                     

 

Sau khi Như Lai nhập pháp giới, Chư tăng đã họp tăng đoàn để kết tập những lời dạy của Đức Phật.  100 năm sau, đại hội kết tập lần thứ 2, đã có những tăng sỉ gốc Balamon do Vajiputta đứng đầu, chủ trương đổi mới, muốn sửa đổi giới luật, sửa đổi giao pháp của Như Lai, những tăng sỉ nầy, tách khỏi tăng đoàn Phật giáo, thành lập tăng đoàn Đại chúng bộ. Đây là khởi nguồn của Đạo Tổ Luận sư.  Sau đó, những Luận sư gốc Balamon: Avaghosha, Nagarjuna, Asanga và Vasubandhu theo chủ trương của Đại chúng bộ, góp phần dựng lập nên Đạo Tổ Luận sư với danh xưng Đại thừa Phật giáo

 

Nếu tinh ý, ta có thể nhận ra có tiến trình hết sức tinh vi, khéo léo, kính đáo và liên tục đã chuyển hoá Phật giáo qua chiêu thức đề cao bãn ngã nên rất dể được chấp nhận:

- Dựng lập những truyền thuyết ở không gian và thời gian không ai biết được, cho chính Đức Phật nói những kinh Đại Thừa, dành cho hàng căn cơ cao, và khinh chê những pháp Tiểu Thừa dành cho hàng căn cơ hạ liệt…

- Đề cao Đức Phật thành siêu nhân, qua những truyền thuyết tưởng tượng.

- Đề cao Đức Phậthào quang, có thần thông biến hoáthần chú có thể tráo đổi nhân quả, nghiệp báo của chúng sinh.

- Đề cao Đức PhậtChơn tâm Tánh không Diệu hữu, tạo ra muôn pháp là chủ thể của vũ trụ… 

 -Tiến trình chuyển hoá hoàn tất đúng như ý những Luận sư Balamon:  Chuyển hoá Đạo Phật thành “Đại Thừa” qua những luận thuyết thần thoại, huyền bí, đề cao Đức Phật, hướng dẩn phật tử theo Đại Thừa, thực chấtĐạo Tổ luận Sư mang tư tưởng balamon dưới lớp áo Casa của Đức Phật.

 

 

GIÁO PHÁP  ĐẠO TỔ LUẬN SƯ

 

Sau khi Đức Phật nhập pháp giới 600 năm sau, Luận sư Avaghosha viết Đại thừa tín luận, tưởng luận về “ Tâm Chơn Như” “tự có”, là bản giác siêu hình của chúng sinh, là “Chơn Tâm Phật tánh” rộng lớn như hư không, bất sanh, bất diệt, bất biến, “rỗng không”, vắng lặng nhưng có thể sinh ra muôn pháp và thị hiện hoá thân để độ chúng sinh (?). Lập thuyết của Ngài cho rằng: Tất cả chúng sinh đều có Phật Tánh, là Bản giác viên giác, sáng suốt tuyệt đối, không có gì khuất lắp được, nhưng bất giác vô minh, nên bị phiền não và nhờ có phiền não nên có giác ngộ….

 

- 700 năm sau, luận sư Nagarjuna cho rằng do ngồi thiền, Ngài thấy được hơn 700 năm trước, khi Đức Phật vừa mới đắc Đạo, đã hiện thần thông biến thành nhiều thân, lên những cõi trờiĐao lợi, Dạ ma, Đâu suất, Tha hóa, nói kinh Avatamsaka(Hoa nghiêm) cho chư thiên và những Đại Bồ tát nghe .

 

Luận sư Nagarjuna viết Kinh có 3 bộ, Bộ lớn có vô lượng bài kệ, nhiều như bụi trần.   bộ trung có trăm vạn ức bài kệ, bộ ngắn có 10 vạn bài kệToàn thể 3 bộ kinh Đức Phật Chỉ nói trong 21 ngày, rồi bí mật dấu trong Long cung dưới đáy biển… hơn 700 năm, qua 13 đời Tổ, tất cả Tổ đều không ai hay biết… Chỉ riêng Ngài Nagarjuna ngồi thiền thấy được.  Ngài nhập định, xuống đáy biển, vào Long cung, đọc hết 3 bộ kinh, ghi nhớ toàn bộ và đem bộ ngắn nhất hơn 4 ngàn trang, phổ biến.

 

       Nội dung bộ kinh tưởng luận về Bồ Tát đạo, có nhiều truyền thuyết thần thoại huyền bí, cảnh giới siêu thế, nói về những sinh hoạt cõi trời, cõi siêu hình, cỏi atula, nói về tiền thân của Đức Phật, tiền thân những Đại Bồ Tát, nói về quyền năng, thần thông biến hoá, phóng hào quang soi sáng cả vũ trụ của Đức Phật…

 

Ngài Nagarjuna còn viết: Đại Bát nhã, Đại trí độ, Trung quán, và 18 không Luận.  Thuyết của Ngài đáp ứng đúng ước vọng của con người là mong được trường tồn, thoát sinh tử luân hồi.  Nagarjuna tưởng luận Chân tâm Tánh Không hằng hữu, rổng không, không hình tướng, nên bất sinh, bất diệt, bất biến không có sinh tử luân hồi, ”không có Khổ.  Chân tâm “Tánh Không” là Trí Bát Nhả sáng suốt tuyệt đối, thông suốt cả vũ trụ, là Phật Tánh, là bản Tánh viên giác của chúng sinh.

 

900 năm sau, hai anh em luận sư Balamon là Asangha và Vasubhandu, kết hợp thuyết “Bản giác Phật tánh” của Avaghosha, và Tánh Không của Nagarjuna, làm thành Luận thuyết về thức Alaya, là chủ thể lưu xuất thế giới?  Luận sư Asanga cho rằng đã dùng thần thông, lên trời Tushita để học Duy Thức với Bồ Tát Maitreya().  Asanga viết: Duy Thức Luận, Du Dà luận. luận sư Vasubhandu viết Câu xá luận, Niết Bàn Luận, Kinh Pháp Hoa, Kinh Vô Lượng Thọ.

 

Kinh Pháp Hoa Luận sư Vasubhandu viết trong quá khứ vô lượng, vô biên, bất khả tư nghì a tăng kỳ kiếp (?), có chư Phật có thần thông biến hoá khắp vũ trụ, có hào quang sáng hơn mặt trời, có thể phóng hào quang ra từ tất cả lổ chân lông chiếu sáng khắp 10 phương vô lượng thế giới, có vô số Bồ Tát từ khắp 10 phương, và đủ tất cã loại chúng sinh vây quanh, có chư thiên ở giửa hư không rải hoa “cúng dường”...(?)

 

Ngài Vasubhandu muốn diển bày, sự thấy, biết và Nhập Phật Tánh, tưởng luận về bản thể Phật Tánh tự có của chúng sinh, là Chơn tâm viên giác, là Trí Bát Nhả sáng suốt trùm pháp giới, nhưng bất giác vô minh (?) không biết mình là Phật (?)…nên khổ.  Muốn dứt khổ con người phải biết nhập Chơn tâm Phật Tánh viên giác của mình, bản ngã phải nhận rathể nhập bản vị của nó…

 

Kinh Vô Lượng Thọ Vasubhandu viết:  Trong núi Kỳ xà quật, có những Đại Bồ tát, chư thiên… và 12 ngàn người, tất cả là nhũng bậc Đại Sĩ, thượng thủ, Đức Phật đã nói; ”trong quá khứ, vô số a tang kỳ đại kiếp (?)… có tỳ kheo tên là Pháp Tạng Trang nghiêm 210 ức nước Phật, phát 48 đại nguyện tưởng tượng: “Giả sử khi tôi thành Phật…”  sau khi tưởng tượng 48 Đại Nguyện, Ngài Pháp Tạng đã thành Phật Adiđa. 

 

Phật Adida có hào quang chiếu khắp 10 phương vũ trụ, chúng sinh nào được hào quang chiếu đến, thì hết khổ nạn (?), Phật Adida có thần thông đã tạo ra thế giới cực lạc, đất bằng vàng, cây bằng 7 báu, hoa trái bằng kim cương(?) dành cho những ai tin tưởng niệm danh ngài cầu về...sẻ được Ngài và những Đai Bồ tát rước về, sống an vui, thọ  mạng trăm ngàn muôn kiếp …

 

Avaglosa, Nagarjuna, Asanga và Vasubandhu là những luận sư lổi lạc Balamon, đã theo ý tưởng sửa đổi của Đại Chúng Bộ, khéo léo pha trộn giáo pháp Như Lai, và tư tưởng thần quyền của Đạo Balamon, phóng tác, tưởng luận, lập thuyết làm thành Đạo Tổ Luân sư, tạo dựng những truyền thuyết, là Phật thuyết pháp Đại Thừa… Phật dạy kinh Đại thừa, Phật khinh bác những những người theo pháp Tiểu Thừa, làm cho người sau không nhận ra Đạo Tổ Luân Sư dưới lớp áo Phật Giáo, làm cho người Phật tử tin và theo Đạo Tổ Luân sư mà ngở là theo Đạo Phật …  

 

Do ảnh hưởng phân biệt giai cấp và tự cho Balamon là tối thượng, Tổ luận sư chia Đạo pháp có 5 Thừa và tự cho Đạo Tổ Luân sư là Đại Thừa cao siêu, mầu nhiệmĐạo Tổ Luân sư tin tưởng Chân đếChơn Tâm Tánh Không, là Phật Tánh viên giác, “tự có”, là bản Tánh của chúng sinhvạn vật.  Tổ Luân sư cho rằng “Nhất thiết duy Tâm tạo”, tất cả vạn vật đều do tâm tạo ra, tâm tạo thiên lập địa, tâm là chủ thể của vũ trụ, thấu suốt mọi lẽ huyền vi, là trí tuệ Bát Nhả, sáng suốt trùm pháp giới, nhưng bất giác vô minh nên khổ đau.  Con người muốn, thoát khổ, phải nhận ra bản Tâm viên giác của mình vốn là Phật phải chuyển hoá bản ngã về bản vị chơn thật của nó là Chơn tâm bản giác là Phật.

 

Sau khi dùng những truyền thuyết tưởng tượng dựng lập Đạo Tổ Luận sư mang tính chất Balamon, đội lớp Phật Giáo Đại thừa Tổ dạy “Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, để người sau không ai dám nghi ngờ… nhưng truyền thuyết tưởng tượng có nhiều mâu thuẩn, không đúng Nhân-Duyên-Quả, nên khi giải kinh, Tổ nói  “Y kinh giải nghỉa tam thế Phật oan”.

 

 

PHÁT TRIỂN

 

Đạo Tổ luận sư từ India truyền qua Tibet, qua China, và từ China truyền qua Korea, Japan, Việt Nam dưới danh nghỉa Đao Phật Đại Thừa, ngày nay, Đạo Tổ luận sư, được phổ biến khắp 5 Châu.  Điều quan trọng là khi sửa đổi giáo Pháp Như Lai, những Tổ, Luận Sư không nhận trách nhiệm của mình, mà mạo danh Thế Tôn, cho rằng Phật nói kinh Đại Thừa, Phật khinh bác những những người theo pháp Tiểu Thừa, làm cho người sau không nhận ra Đạo Tổ Luân Sư dưới lớp áo Phật Giáo.

 

Đạo tổ luận sư du nhập vào China, kết hợp với Khổng-Lão và Thiền vô tướng, giáo ngoại biệt truyền của Tổ Luận sư Bodi dharma, được Hán hoá làm thành Đạo Tổ Luân sư China, chia nhiều tông phái, tôn thờ nhiều Phật, Bồ tátthần linh, tin Thần chú có thể tráo đổi được Nhân quả, nghiệp báo của chúng sinh.…

 

Đạo tổ luận sưđặc tính giống Đạo Balamom, tin tưởng thần quyền hiển linh, huyền bí, tưởng luận nhiều ẩn ý, tin tưởng Đức phật và những đại bồ tátsiêu nhân, có thần thông, thần chú, có thể tráo nhân quả, đổi nghiệp báo, sửa vận mệnh cho những ai có “Đức Tin” và cầu xinĐạo tổ luận sư phát triển qua 3 tông phái:

 

1 –TỊNH ĐỘ TÔNG

 

Hơn 1,000 năm sau Sư Huệ Viển ở China dựng lập Tịnh độ tông, theo đúng chánh văn trong kinh vô lượng thọ, chuyên niệm danh hiệu Đức Phật Adida, cầu xin vảng sanh về thế giới cực lạc.  Tín tưởng Phật Adida có hào quang soi sáng cả vũ trụ, không nơi nào không soi thấu (?)  Chúng sinh nào được hào quang của Ngài soi thấu sẻ được an vui. Phật Adiđa có quyền năng tạo ra thế giới cực lạc bằng 7 báu (?), chúng sinh nào tin tưởng, cầu xin, liên tục niêm danh hiệu Adida, không gián đoạn, sẽ được Ngài và những Đại Bồ tát rước về cỏi nước cực lạc.

 

Ngày nay nhiều Pháp sư cho rằng không cần tin theo chánh văn trong kinh, theo Pháp sư thì cũng không cần niệm danh hiệu Adida, như trong kinh, theo quan niệm của các Pháp sư là niệm gì cũng được, chỉ cần “niệm vô biệt Niêm” nhất tâm bất loạnbản ngã được vảng sanh tây phương cực lạc.

 

2 – THIỀN TÔNG

      

Tin tưởng rằng con người khổ là do tâm động, muốn dứt khổ phải dứt vọng tâm, giử tâm vô niệm, phải chuyển hoá đưa vọng tâm vô minh về bản tâm viên giác của mình, gọi là Chơn tâm Phật Tánh.  Chơn tâm viên giác là chủ thể của vạn pháp, sáng suốt tuyệt đối, nhưng vô minh, nên thành chúng sinh, đây là cảnh giới của “tâm tưởng” không có trong thực tế, chỉ riêng người tu tưởng thấy, nên nói là “Uống nước nóng lạnh tự biết”. Thiền Tông có hai khuynh hướng:

 

– Khuynh hướng thứ 1 Lấy Kinh làm tông chỉ. Như Hoa Nghiêm Tông, lấy kinh hoa nghiêm làm tông chỉPháp Hoa Tông, lấy kinh Pháp Hoa làm tông chỉTịnh Độ Tông lấy 3 kinh: Adida, Vô Lượng Thọ, Vô Lượng Quang làm tông chỉMật Tông, lấy Kinh Đại Nhựt làm tông chỉThiền Tông có nhiều tông phái, lấy kinh Kim Cang Bát Nhả, Lăng Nghiêm, Lăng Già Tâm Ấn, Pháp Bảo Đàn hay những bộ luận Đại Thừa Tín Luận, Đại Trí Độ Luận làm tông chỉ.

 

– Khuynh hướng thứ 2 kết hợp Lão-Trang và Pháp Thiền Vô Tướng cùa Bodhi Dharma, được Hán hoá thành Pháp Tổ Sư Thiền.  Đây là pháp thiền đặc thù China gọi là giáo ngoại biệt truyền, như Thiền Lục Tổ, Thiền Lâm tế, Thiền Công án, Thiền Tham thoai Đầu, Thiền Đốn Ngộ, Thiền Tối Thượng Thừa. Khuynh hướng nầy cho rằng ; “Tâm là Phật, Phật là Tâm”,  “Tánh là Phật, Phật là Tánh”, nên thấy Tánh là thành Phật ,” tự thân là phật”.  Bản tâm viên giác của ta vốn là Phật, chỉ vì vô minh nên mới thành chúng sinh… Chỉ cần bãn ngã nhận ra bãn vị Chân Tâm Viên Giác, ngay đó bãn ngã là Phật.    

 

3 –MẬT TÔNG

      

Lấy kinh Maha Vairocana bhisambodi (Đại nhựt) và kinh Vajrasekhara Tantraraja (Kim cang đỉnh) làm tông chỉĐặc tính của Mật tôngtin tưởng mật giáo, huyền bí, giử Thân mật, Khẩu mậtÝ mật,  giử tâm trong sạch, để tìm lẽ huyền vi của vũ trụ. - Thân mật là : ”Pháp ấn”, dung “Pháp ấn” thâu càng khôn vào bàn tay, trừ tà ma, độ thoát khổ nạn.  - Khẩu mật là : “Chơn ngôn” hay Thần chú của Phật, Bồ Tát, thần linh, người miệm thần chú sẻ được bề trên hiện đến yểm trợ. – Ý mật là :”Linh phù”, người trì niệm :”Linh phù” sẽ được linh cãm ứng của Phật, Bồ tát .

 

Mật tông cho rằng Đức Phật đã tìm kiếm 1000 kiếp mới thấy được câu thần chú : ”Om mani padme hum” .  Thần chú nầy có uy lực phá tan thế lực của ma quỉ, dứt hết mọi khổ nạn tật bệnh, người niệm thần chú nầy sẽ được rước về tây phương cực lạc...

 

 

MỤC TIÊU

        CỦA ĐẠO TỔ LUẬN SƯ

 

Đạo tổ luận sư tin tưởng “nhất thiết pháp duy tâm tạo”, Vạn pháp duy Tâm tạo, Tánh sinh muôn pháp, Tâm là pháp giới, pháp giới là Tâm, bản tánh của chúng sinh là Phật.  Mục tiêu của Đạo tổ luận sư không dứt ngã, mà củng cố, bảo vệ, và nuôi dưởng, để giúp cho bản ngã kiến Tánh, nên nói  “Nuôi dưởng Thánh Thai”, gìn giử bản ngã mê lầm như một hài nhi, nuôi dưởng, bảo vệ, để giúp cho bản ngã kiến Tánh chuyển hoá thành Phật.  giúp cho hành giả(bản ngã) nhận ra bản Tánh là “Phật Tánh”, bản TâmChơn Tâm Viên Giác, sáng suốt tuyệt đối.   “Tâm là Phật”, “Tánh là Phật”, “bản thân là Phật”… Khi bản ngã thấy Tánh là thành Phật, là bản ngã đồng hoá với Phật làm một, là thể nhập vào cành giới huyền bí, có 3 thân:

 

_ Thân đang sinh sống, có 32 tướng tốy, 80 vẻ đep, oai nghi siêu phàmBáo Thân,

- Thân thần thông quảng đại, đủ mọi hình tướng, biến hoá khắp vũ trụ cứu độ chúng sinhỨng Hoá Thân.  

–  Thân vô hình tướng, Tánh Không, diệu hữu sinh ra muôn Pháp, tạo thiên, lập địa, là chủ thể của vũ trụ là PhápThân.

 

***

 

ĐỐI CHIẾU

 

Ngày nay, có nhiều Đạo, tất cả Đạo là những sinh hoạt của đời sống thực Tại. Mỗi Đạo có nhu cầu mục tiêugiáo pháp, khác nhau.

 

Lẽ ra không cần đối chiếu giữa các Pháp, nhưng có vài Đạo cũng tự nhận là Phật Giáo, củng nói về Đức Phật Sakya và giáo Pháp của Ngài, tuy nhiên Đức Phậtgiáo Pháp được nói trong những Đạo đó, hoàn toàn khác với Đức Phậtgiáo Pháp của Ngài. Hơn nửa những Đạo trên còn phê bình, chỉ trích, giáo Pháp của Đức Phật, và phỉ báng, những ai thực hành giáo pháp của Như Lai … nên cần Phân tích, đối chiếu, tư duy, nhận thức rỏ những điểm dị đồng, để tránh lầm lẫn.

 

 

(1) MỤC TIÊU

 

ĐẠO PHẬT:

 

Mục Tiêu của Đạo Phật thực tế, đơn giản:

1 - Hiển bày lý Nhân Duyên Quả, chỉ rỏ nguyên nhân của khổ đau là tư tưởng  “mê tưởng tôi” hay chấp ngã.  

2 - Nhận thức Pháp thực hành để dứt nguyên nhân của khổ đau, dứt cái “ta”, dứt bản ngã, ngay đó thực tại Hiện Tiền, Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả là Thiên Nhiên Đồng Nhất, Như Lai hiện tướng, không có chủ thể tạo tác.

 

  - ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ:

 

Mục tiêu của Đạo tổ luận sưnhận thức Chơn Tâm Phật Tánh, là chủ thể của vũ trụ, vạn pháp duy tâm tạo, nhận ra bản Tánh mình là Phật Tánh, là Chân đế Tánh Không, nhưng có thể sanh ra muôn pháp(Diệu hữu), nhận ra mình là Tánh Thấy, nghe hằng hữu vô biên.   Mục tiêu của Đạo tổ luận sư là giúp cho bãn ngã nhận ra bãn vị Chơn Thật của mình là Chơn Tâm viên giác, là Phật, là Tâm sáng suốt tuyệt đối, là bản thể của chúng sinh, là chủ thể của pháp giới, chỉ cần minh Tâm, kiến Tánh, chuyển cái bãn ngã về Chơn tâm viên giác, ngay đó bản ngã là Phật.

 

 

(2) - TRÍ TUỆ - TỪ BI.

 

 – ĐẠO PHẬT:

 

Theo giáo Pháp Như lai, Trí tuệnhận thức được do Nhân Duyên, Đất-Nước-Lửa-Gió tụ tan làm thành hình tướng, có sự sống, nơi nào có sự sống, nơi đó có tánh thấy, nghe, có tư tưởng hay tâm nhận biếtTâm tưởng chỉ có khi có sự sống, là yếu tố để lợi ích trợ giúp sự sống, nhưng tâm tưởng đã đi lệch chức năng, chủ động, dính chấp “mê tưởng tôi”, là nguyên nhân của khổ đau.

 

nhận biết Lẽ Thật, vạn vật diển biến, đúng theo công bằng thiên nhiên.

Thực chất của vạn vật là Đất-Nước-Lửa-Gió tụ tán, theo Nhân-Duyên-Quả. 

Thực Tướng vạn vật biến đổi vô thường theo Nhân-Duyên, là Thực Tại hiện tiền

Thực Tánh vạn vật uyển chuyễn tuỳ duyên, thay đổi liên tục.

 

Trí tuệnhận biết Pháp “Khổ-Tập-Diệt-Đạo” có năng lực dứt gốc khổ đau là bản ngã hay “mê tưởng tôi”, nhận biết Thân-Thọ–Tâm-Pháp vô thườngcần thiết để Thiên Nhiên luôn tươi mới, không để tâm tưởng chủ động dính chấp tham sân mà “Như lý tác ý" sử dụng tâm tưởng đúng chức năng lợi ích người vật.  Nhận thức vạn vật, Thực Tại Hiên Tiền, đang diển biến đúng theo Nhân-Duyên-Quả, không có chủ thể tạo tác, không có gì riêng lẽ.  Đây là Lẽ thật Thiên Nhiên Đồng Nhất, thực tế hiển nhiên, là Như Lai hiện tướng, là Niết Bàn chơn thực, tất cả mọi người, ai cũng có thể cãm nhận bằng mắt thấy tai nghe .

 

Từ bi của Đạo Phậttình thương không điều

kiện, do nhận thức Thiên Nhiên đồng nhất, thấy tất cả vạn vật đồng là thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất.  Như tất cả những thân phần là một thân của con người, nên từ bi, thương yêu, tương trợ, giúp đở không phân biệt, không điều kiệnĐức Phật dạy giới luật, giử Thân, Miệng Ý không gây tổn hại, chính là ứng dụng, là thể hiện Tâm từ.

 

 - ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ :  

 

Đạo Tổ, Luận sư cho trí tuệ là Trí Bát Nhả, Trí nầy có trước trời đất, bất sanh, bất diệt, bất biến, hằng hữu, sáng suốt vô biên, trùm pháp giới, Trí nầy là Chơn tâm Phật Tánh, là Pháp thân Phật, vô hình tướng, là chủ thể sinh ra muôn pháp nên nói, Chơn Không diệu hữu, vạn pháp duy tâm tạo, Tâm tức Phật, Phật tức Tánh, thấy Tánh là thành Phật.  Trí Bát Nhả thấy thật tướng vạn vật là không, Tánh không, 18 giới không, 12 Nhân duyên không, 4 Lẽ Thật Khổ, Tâp, Diệt, Đạo không, “bổn lai vô nhứt vật”, tất cả Rổng không nên không thể có khổ nạn.  Những thấy biết trên hoàn toàn không có trong thực tế, chỉ riêng người tin tưởng, tự cãm nhận nên nói là uống nước nóng lạnh tự biết.

 

Tổ, luận sư dạy phải tập từ bi, tập phát triển “tâm từ” ngày một lớn hơn, phát bồ đề tâm, hành Bồ tát đao, tự độ, độ tha, độ tất cả chúng sinh huyển hoá, do Tâm tạo ra . 

 

 (3) – TRUYỀN THỪA

 

ĐẠO PHẬT:

 

Sau khi Như Lai nhập pháp giới, toàn thể những đại đệ tử từng sát cánh bên Ngài, đã họp để ôn lại những lời dạy của Đức Phật.  Qua nhiều lần kết tập, những lời Phật day của Đức Phật được đúc kết thành tạng kinh Nikaya trong lần kết tập thứ 4, được chứng minh bởi toàn thể tăng đoàn.  Một trong những lời dạy sau cùng của Như Lai, được ghi nhận là:  “suốt 45 năm hoằng Pháp Giáo Pháp Như Lai không có lời nào mang ẩn ý, không có điều gì bí mật.  Các con hãy lấy giới luậtgiáo pháp làm thầy, hảy tự thắp đuốc mà đi, hảy tự nương tựa vào chính mình, không nương tựa vào bất cứ ai khác”.

 

 Suốt 4 lần kết tập, hơn 400 năm, bộ kinh Nikaya dù được bảo vệ cẩn thận, vẩn bị ảnh hưởng bởi những truyền thuyết đề cao đức Phật, tuy nhiên suốt hơn 400 năm, qua 4 lần kềt tập, không có vị tăng nào biết về truyền thừa, không có lời nào nói về truyền thừa, trong toàn bộ kinh Nikaya, không có bài kinh nào nói về việc truyền thừa.

 

 – ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ:

 

Sau khi Đức Phật nhập pháp giới, hơn 1,600 năm sau, Đạo Tổ, Luận sư ở China cho rằng trong một pháp hội lớn, có đầy đũ tăng đoàn và chư Bồ tát, Chư thiên, khắp 10 phương vân tập trên đỉnh Linh sơn, Phật đã truyền chức vị Tổ cho Ngài Kashyap(Ca Diếp) qua câu chuyện “Niêm hoa vi tiếu”…và Chức vị Tổ được truyền qua China…

 

         Trong tất cả những lần kết tập, từng lời của Đức Phật do nhân duyên gì, nói với ai, về điều gì, ở đâu, lúc nào, đều được chư tăng nhắc lai, dưới sự chứng minh của toàn thể tăng đoàn, nhưng trong tất cả những lần kết tập, không có một tăng nào nói đến pháp hội nầy, toàn thể chư tăng hoàn toàn không ai biết, đến Pháp hội Niêm hoa vi tiếuPháp hội “Niêm hoa vi tiếu” nầy hoàn toàn không có trong toàn thể Kinh Phật, kể cả kinh Đại thừa do chư Tổ, Luận sư viết...  Truyền thuyết “Niêm hoa vi tiếu” nầy chỉ có trong bộ sách “Vua trời hỏi Phât” ở China hơn 1600 năm sau … Đây là cội nguồn truyền thừa của Đạo Tổ luận sư.

 

 

(4) - PHÁP ẤN

 

 – ĐẠO PHẬT

 

Pháp Như Lai có 3 Pháp Ấn liên hệ chặc chẻ, trên căn bản lý Nhân-Duyên-Quả:

 

 - Vô thường: Tất cả van vật, toàn thể pháp giới, là Đất-Nước-Lửa-Gió, tụ tan, vận hành đúng theo Nhân-Duyên-Quả, liên tục đổi mới, tiến hoá là vô thường, vô thườngđặc tính cần thiết, để Thiên Nhiên luôn tươi mới. 

 

- KhổVô thường làm tươi mới Sự Sống, lẽ ra là nguồn vui, nhưng “mê tưởng tôi” ích kỷ, dính chấp, tham sân, muốn hưỡng thụ, muốn hằng hữu, cho vô thường là khổ

 

- Vô ngã:  Do tư tưởng “mê tưởng tôi”, tự thấy riêng lẽ, ích kỷ, tham, sân, sợ hãi, mê tín, đưa đến khổ đau. Muốn dứt khổ, phải dứt “mê tưởng tôi” là vô ngã, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, đang diển biến, không có gì là “tôi” riêng lẽ là vô ngã, không có chủ thể tạo tác là vô ngã.

 

 

 ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ

 

Tổ, Luận Sư lấy “Tánh Không” làm căn bản, đổi 3

Pháp ấn thành:

 

-  Khổ - khôngNiết bàn

- Vô thường - Rỗng khôngNiết bàn

Rỗng không - Vô tướng - Vô tác

hay thêm một pháp ấn Không nữa thành 4 pháp ấn.

- Vô thường - Khổ - Không - Niết bàn.

 

 

(5) – GỐC KHỔ ĐAU

 

ĐẠO PHẬT:

 

       Nguyên nhân của phiền não, khổ đau, và luân hồi sinh tửtư tưởng “mê tưởng tôi”.  Dứt được “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, tất cả vạn vật, khổ đau, chỉ là những sự kiện, hiện tượng đúng theo Nhân-Duyên-Quả, đúng công bằng Thiên Nhiên, không có gì là khổ, cũng không có “ai” để nhận khổ. 

 

- ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ :

 

       Đạo Tổ, Luận Sư cho nguyên nhân của luân hồi sinh tử do 6 căn dính chấp 6 trần, vạn vật do duyên hợp là vô thường, là khổ.  Đạo Tổ, Luận Sư cho Thật tướng của vạn vật là “Không”, thật Tánh của vạn vậtTánh Không, rổng không, vắng lặng, tịch tịnh, nên bất sinh, bất diệt, bất biến, là Phật Tánh, là bản Tánh của chúng sinh, chỉ cần kiến Tánhthành Phật, không có gì là khổ .

 

 (6)– PHÁP THỰC HÀNH:

 

ĐẠO PHẬT:

 

Bước đầu Phật dạy thực hành “4 nhân lành”: không gây tổn hại cho người vật, làm tất cả việc lành, đưa đến an vui, đây là Bồ Tát ĐạoMục tiêu của Giáo Pháp nói “lý Nhân-Duyên-Quả”, để chỉ rỏ nguyên nhân cùa phiên não, “Quán Niệm Hơi Thở” để thuần hóa tư tưởng, Như lý tác ý, sử dụng tư tưởng đúng Nhân Duyên Quả, lợi ích người vật, tư duy 4 lẽ thật “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, 4 Niệm xứphương cách thực hành để dứt “mê tưởng tôi” và 8 Chánh Đạo để giúp cuộc sống thực tại an vui.  Ngay khi dứt được “mê tưởng tôi” Thực Tại Hiên Tiền, Thiên Nhiên đồng nhất đang diển biến, là Như Lai hiện tướng.

 

- ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ

 

Đạo Tổ luân sư nói có 84,000 Pháp giải thoát : “Quay đầu là bờ” “hành thâm Bát Nhã kiến tánh thành Phật v.v. nhưng không nói rỏ một pháp thực hành nào. Giáo lý Bát Nhả rốt ráo là “18 Không”, thấy trong-ngoài, danh-sắc, bản tánh, tự tướng, hửu vi, vô vi, đệ nhất nghỉa đế v.v. tất cả pháp giới hoàn toàn rổng Không. Tổ cho rằng hình tướng, âm thanh do duyên hợp

vô thường, là huyễn, là khổ nên phải lìa tất cả tướng, thấy 5 uẩn và tất cả pháp đều “Rổng Không”, “bổn lai vô nhứt vật” thì lấy gì khổ, nên không có pháp dứt khổ. vô pháp, vô tu, vô chứng, vô đắc. Chỉ cần “kiến “Tánh” thì bản ngã là Phật”.

 

(7) -THỰC TẾ - MINH BẠCH

 

ĐẠO PHẬT:

 

 Pháp Như Lai chỉ rõ nguyên nhân phiền não, nói rõ pháp thực hành để dứt khổ ngay trong đời sống thực tại.  Đức Phật chỉ là một con người tỉnh thức, một vị thầy chỉ đường, Giáo Pháp Như Lai thực tế, mắt thấy, tai nghe, không cần tin, không cần bất cứ Phương tiện tưởng tượng, không có lời nào mang ẩn ý, không có điều gì bí mật, phải dấu kín, ai thực hành đều được an vui.

 

- ĐẠO TỔ LUẬN SƯ      

 

Đạo Tổ luân sư nói trên những hành tinh xa lạ, vô số kiếp trong quá khứ, không ai thấy, biết được, có những vị Phật, Bồ Táthào quang chiếu khắp pháp giới, chúng sinh nào được hào quang Phật chạm đến liền dứt khổ nạn.  Phật, Bồ Tátthần chú linh ứng thay đổi được Nhân Quả, có thần thông bay khắp vũ trụ...  tin Hoàng hậu Maya, thụ thai do nằm mộng thấy voi trắng 6 ngà từ trên trời chui vào bụng? Thái tử Sidhartha sinh ra từ bên hông? vừa sinh ra có thể đi 7 bước, có hoa sen hiện ra đỡ chân, tay chỉ trời, tay chỉ đất, nói: “Thiên thượng, thiê  n hạ, duy ngã độc tôn”? (Điều nầy cũng được phổ biến trong Nikaya) Đạo Tổ, Luận sư cho rằng sau 45 năm hoằng pháp, Đức Phật lại nói ngược,: “ Suốt 45 năm hoằng Pháp, ta chưa từng nói một lời nào” …  khi viết thì; ”Ly kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, khi giảng thì: “Y kinh giảng nghỉa tam tế Phật oan”…

 

 

(8) - ĐƠN GIẢN, TỰ LỰC

ĐẠO PHẬT:

 

Theo Giáo Pháp Như Lai, chính tự mổi người qua

thân, miệng, ý đã tự tạo cho mình một thoái quen, một cá tính, đến nhân cách, chính mổi nghười, đã đã tự tạo hình tướngvận mệnh của mình.  Mổi người, bằng mắt thấy, tai nghe, từ Thân, Miệng, Ý tự gieo nhân, tạo nghiệp, và tự gánh nhận nghiệp báo đúng như Nhân-Duyên đã gây tạo.  Cũng từ Thân, Miệng, Ý mỗi người tỉnh thức có thể tự tạo duyên, để sửa đổi nghiệp, của mình.  Mổi người phải tự nhận thức lẽ Thật Thiên Nhiên Đồng Nhất, tự dứt tâm tưởng “mê tưởng tôi”

 

Không ai có thể bẽ cong được Nhân Quả, luật công bằng thiên nhiên, không có bài kinh, thần chú nào, của ai có thể tráo đổi được Nhân-Duyên Quả của người khác.  Mổi người phải tự tỉnh thức xa rời nhân bất thiện, gieo trồng nhân lành, dứt mê tín cầu xin.   Đức Phật dạy Các con hảy lấy giáo phápgiới luật làm thầy, hảy tự nương tựa vào chính mình,  tự thắp đuốc mà đi trong Chánh Pháp, không nương tựa vào bất cứ gì, hay bất cứ ai  khác.

 

ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ

 

       Tổ, luận sư cũng day phải tự lực, nhưng không phải tự lực để dứt bãn ngã, mà phải tự lực nuôi dưởng, bão vệ, giúp cho cái ngã mê lầm trở về bản vị của nó là Chủ thể của vũ trụ, là Chân Tâm Phật Tánh Viên Giác, có thần thông, biến hóa đủ mọi hình tướng, tạo thiên, lập địa(diệu hữu).  là cái biết hằng hữu trùm khắp, sáng suốt vô biên không có cái gì có thể che khuất được.... Đạo Tổ, Luận sư có nhều thần chú linh ứng có thể thay đổi được Nhân Quả nghiệp báo của con người.  Người hoc Đạo tổ luận sư phải nương tựa thần lực chư Phật, Bồ Tát, phải tin thầy Tổ.

 

 

 (9)- 4 ĐẠI, 5 ĐẠI, 7 ĐẠI

 

A– ĐẠO PHẬT:

 

      Phật dạy: Thực chất của vạn vật là 4 yếu tố “Đất-Nước-Lửa –Gió, là 4 Đại; tụ-tan theo Nhân-Duyên-Quả:

 

-Đất :  Ngăn bít  Nặng, cứng

-Nước : Dính, Ướt, - trong lặng, bằng phẵng, sóng bọt.

-Lửa :  Cháy – Nhiệt dộ Nóng, lạnh.

-Gió : Chuyễn động– yên lặng – Rổng Không.

      

 - Khi Tụ thành hình tướng, âm thanh, có Sự Sống. Nơi nào có sự sống, nơi đó có sinh lực, có Tánh Thấy(kiến), Nghe,Tư Tưởng hay Tâm nghỉ suy, nhận Biết(thức)

 

- Khi Tan : 4 Đại tãn mạn, không có hình tướng, âm thanh, không có Sự Sống.  Nơi nào không có sự sống, nơi đó không có sinh lực, cũng không có Tánh Thấy(kiến)  Nghe, không có Tư Tưởng hay Tâm nghỉ suy, nhận Biết(thức).

      

- ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ

 

Đạo Tổ luận sư cho rằng lời Đức Phật nói có 4 nguyên tố là 4 Đại: Đất-Nước-Lửa-Gió, tụ, tan theo Nhân-Duyên-Quả làm thành vạn vật, là thiếu xót.   Tổ luận sư cho rằng “Không Đại”, là yếu tố quan trọng nhất, nên phãi nói là 5 Đại là:  “Đất-Nước-Lửa-Gió” + “Không”.   Lại Có Tổ cho rằng vẩn chưa đủ, phải thêm 2 đại nữa là “kiến Đại” và “Thức Đại", thành 7 Đại mới đúng: “Đất-Nước-Lửa-Gió” + “không” + “Kiến” + “Thức”… !

 

 

(10)- CHÂN ĐẾ TÁNH KHÔNG-

 

ĐẠO PHẬT:

 

Trong bải kinh “Tính Không nhỏ”( Đối với tự thân ) Phật dạy khi thấy, nghe chỉ thấy, nghe, chỉ như lý tác ý ở đây, bây giờ, nhận thức cái nầy có, cái kia có, tất cả là thực có, không có chủ thể tạo tác, không có chủ thể riêng lẽ, là vô ngã, an trú Chánh Niệm Nhân-Quả “không tánh”, không dính chấp.

 

Trong bải kinh “ “Tính không lón” (Đối với vạn pháp) Phật dạy:  Khi đối duyên hành giả nhận thức vạn vật hiện tiền đang diển biến theo Nhân-Duyên-Quả là vô thường, vô ngã, tỉnh thức an trú không tánh, tự kiểm còn dính chấp chổ nào, như lý tác ý ly dục, ly ác phápNhận thức từ hiện tướng đến tư tưởng, tất cả pháp là thật có và liên tục đổi mới, diển biến theo Nhân-Duyên, không tự tánh, không tự chủ, không có chủ thể tạo tác.

 

Nhận thức: Đất-Nước-Lửa-Gió đang diển biến đúng Nhân-Duyên-Quả, là công bằng thiên nhiên, luôn đổi mới sống động, vô thường, vô ngã, Thực Tại Hiện Tiền, Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có gì là khổ.  Nguyên nhân của phiền não, khổ đau, và luân hồi sinh tử là “mê tưởng tôi”.  Dứt nguyên nhân khổ đau, dứt được “mê tưởng tôi”, thì ngay đó Thực Tại Hiện Tiền,  đời sống an vui.  Đây là Chân Đế thực tế, là Lẽ Thật hiển nhiên, ai cũng có thể nhận biết bằng mắt thấy tai nghe và cãm xúc được.

 

- ĐẠO TỔ, LUẬN SƯ

 

Tổ luận sư phóng tác giáo Pháp Như Lai, đão ngược danh từ “Không Tánh” thành “Tánh Không”, do tâm tưởng pháp giới rổng không, vô hình, vô tướng.  Tổ luận sư đã sửa đổi Giáo Pháp Như Lai, tưởng luận thần thoại, siêu hình, tạo dựng những truyền thuyết trên cỏi trời xa lạ trong quá khứ vô lượng, vô biên kiếp, không ai thấy biết, Phật đã nói kinh Đại Thừa Chơn Đế Tánh Không cho bậc Đại trí, căn cơ, tối thượng thừa.  

 

Khi đã sửa đổi, Tổ ghi là “Ly Kinh nhất tự tức đồng ma thuyết”, để người sau không dám nghi ngờ, nhưng việc gài kèm, xen lẩn có nhiều mâu thuẩn, để khuất lấp những mâu thuẫn, đáp ứng những tưởng luận, Tổ lại viết: “y Kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan”, “Giáo ngoại biệt truyền”, để tuỳ tiện giải thích.  Con người được hướng dẩn phải có “Đức Tin”, khi nghe thầy giảng, khi đọc kinh là tin ngay, không dám tư duy xem những lời kinh được viết là Phật thuyết, tổ nói, có hợp lý Nhân Duyên Quả? hay tưởng tượng mơ hồ,?  

 

Qua đối chiếu nhận thức: Xưa nay, nhiều vị lập thuyết, dựng Đạo là việc thường.  Điều quan trọng là những vị Tổ, Luận Sư đã phóng tác Giáo Pháp Như Lai theo cách hư hư, thực thực, gài kèm những truyền thuyết thần thoại, tưởng tượng huyền bí, hiển linh, không đúng lý Nhân-Duyên-Quả, xen lẫn trong Giáo Pháp Như Lai.  Hơn nửa, chư Tổ, Luận Sư không nhận trách nhiệm về những phóng tác, tưởng luận thần thoại của mình, mà viết là Phật thuyết làm cho Phật Pháp có nhiều mâu thuẫn, mơ hồ.

 

Ngày nay, Đạo Tổ Luận sư tự ngượng vì danh xưng “Đại Thừa”, “Tiểu Thừa”, đã đổi lại là “Phát Triển” và “Nguyên Thủy”. “Đạo Phật” quảng bá khắp 5 châu, nhưng khó tìm thấy được lời dạy chân thật, nói rõ nguyên nhân của khổ não, chỉ rõ pháp thực hành để dứt “mê tưởng tôi”

 

Mỗi Pháp đều có đặc tính, chức năng và có kết quả đúng Nhân Duyên của mỗi Pháp.  Người học Đạo cần tư duy, nhận thức rõ đường lối, hay Pháp thực hành đúng Lý Nhân-Duyên-Quả, đúng “Tiêu Chuẩn” và nhu cầu” của mình. Tùy văn hóa nhân sinh có thể sao chép, chuyễn ngữ, phóng tác lời dạy của những vị Tỉnh Sáng là tốt, nhưng:

 

1-  Mạo danh để sửa đổi giáo pháp.

2- Không nhận trách nhiệm về những tưởng luận, phóng tác lệch lạc.

3- Tự cao tự đại, khinh bác tam bảo

 

Không phải Giáo Pháp Như Lai.

 

 

 

VẤN ĐÁP

 

 

* - HỎI: Tất cả lời dạy của Đức Phật, và kinh sách đều được truyền tụng và do người sau ghi lại, lấy gì làm căn cứ để đánh giá kinh nào, lời nào là lời chân thực của Đức Phật?

 

* - ĐÁP: Qua 2,600 năm, không ai có đủ chứng cứ chứng minh đâu là chân thực, đâu là hàng nhái.  Để có một nhận thức khả tín, cần phối hợp những yếu tố hợp lý, có liên hệ không gianthời gian, đối chiếu những yếu tố với nhau, tư duy cẩn thận, để tìm ra lý giải đáng tin nhất, thích hợp với mục tiêu dứt“ mê tưởng tôi”, lợi ích cho nhân sinh và đúng với “Nhân-Duyên-Quả”. Tuy không thể xác định là đúng 100%, nhưng có thể nói là lý đáng tin nhất.

 

1 - Yếu tố thứ nhất là lịch sử, dù lịch sử có thể đã bị bóp méo, nhưng yếu tố không gianthời gian xác định thứ lớp của vấn đề.

 

2- Yếu tố thứ hai là bản kinh đầu tiên do toàn thể tăng đoàn kết tậpchứng minh.  Đây là bản kinh đáng tin nhất, dù bản kinh hình thành hơn 400 năm sau Đức Phật, xác xuất không phải 100% nhưng vẫn đáng tin hơn những bản kinh 700, 900 hay hơn 1000 năm sau do cá nhân, phóng tác, hay tự biên soạn.

 

3- Yếu tố thứ ba là đặc tính nổi bậc chỉ có trong Giáo Pháp Như Lai là chỉ rỏ nguyên nhân đã gây ra phiền não và chỉ rỏ phương pháp thực hành để dứt được nguyên nhân của khổ đau, dứt “mê tưởng tôi”, dứt ngã chấp.

 

4- Yếu tố thứ tư là đúng Lý Nhân-Duyên-Quả, công bằng thiên nhiên,

 

5- Thứ năm là mục tiêu thực tế, vì lợi ích chúng sinh. ngay đây, bây giờ, không tưởng luận thần thoại huyền bí, ở những hành tinh xa lạ, mơ hò trong quá khứ a tang kỳ …

 

Qua đối chiếu, phân tích, tư duy, nhận thức giáo pháp thực tế, chỉ rỏ nguyên nhân của phiền nãophương cách dứt trừ nguyên nhân khổ đau, giáo pháp đúng với lý “Nhân-Duyên-Quả” và lợi ích cho con người, cho chúng sinh, ngay trong đời sống thực tại nầy, được xem là phù hợp với lời dạy chân thực của Như Lai, là đáng tin nhất.

 

 

* - HỎI: Đạo Phật Tiểu thừaĐại Thừa, cả hai bổ túc cho nhau, nhờ thế đạo phật mới phong phú và cao siêu

 

* - ĐÁP: Tiểu thừaĐại Thừavấn đề lớn của Phật giáo, đã có từ sau khi Đức Phật nhập Pháp giớiNguyên nhân của vấn đềgiai cấp Balamon có nhiều quyền lực ở India, không hài lòng Chủ trương bình đẵng của Đức Phật, không chấp nhận giáo Pháp của Như Lai, (Đức Phật đã bị hãm hại nhiều lần). 

 

100 năm sau, Vajiputta đã thành lập tăng đoàn “Đại chúng bộ”, tách khỏi tăng đoàn Phật Giáo, chủ trương đổi mới.  Dưới áp lực của Balamon và “Đại chúng bộ”, Phật giáo phải di tản khỏi India.  600 năm đến 1000 năm sau, những luận sư Avaghosha, Nagarjuna, Asanga và Vasubandu lần lượt lập thuyết, tạo luận, gọi là Phật giáo Đại Thừađặc tínhmục tiêu hoàn toàn khác với giáo pháp của Như Lai  

 

Nếu tinh ý, ta có thể nhận ra những sự kiện liên tục diển biến là một tiến trình có kế hoạch được tính toán hết sức tinh vi, và kính đáo, để loại trừ hay chuyển hoá Đạo Phật bằng chiêu thức:  Tưởng lập những truyền thuyết thần thoại, huyền bí, trong đó chính Đức Phật đã thuyết những Pháp Đại thừa, chính Đức Phật đã khinh chê giáo pháp mà Ngài đã dạy, cho là Tiểu Thừa… có thể nói đây là một kế sách tuyệt vời đã thay đổi tư tưởng của Đức Phật lại được phần lớn Phật tử đón nhận cho rằng, nhờ có Đại Thừa đạo phật mới phong phú và cao siêu… Thực chất nội dung, mục tiêuđặc tính của 2 Giáo Pháp hoàn toàn khác biệt:

 

Như Lai Pháp nhận thức nguyên nhân của khổ đau là tư tưởng  “mê tưởng tôi”, Mục tiêu của Như Lai Pháp dứt “mê tưởng tôi”, dứt ngã. Còn lại là Thiên Nhiên Thực Tại, là Đất-Nước-Lửa-Gió đang vận hành theo Nhân-Duyên-Quả, nhân chi là vậy, Duyên đâu là đó, không có chủ thể tạo tác.

 

- Đạo Tổ luận sư cho nguyên nhân của khổ đau là vọng tâm, chấp ngã. Mục tiêu của Tổ luận sưchuyển hoá vọng tâm, bãn ngã về bãn vị của nó là Chân Tâm Viên Giác “tự có”, là trí tuệ Bát Nhả sáng suốt tuyệt đối, là Phật Tánh hay Phật tri kiến, là Chân Không Diệu Hữu, là chủ thể sinh ra muôn pháp.

 

Cái cao siêu của Phật Pháp không phải tưởng tượng ra những cảnh giới huyền bí trên những hành tinh, xa muôn ức cỏi nước, trong quá khứ vô lượng a tăng kỳ kiếp.., Không phải tín ngưởng có nhiều vi phật có thần thông, ngồi lơ lửng trên không, phóng hào quang soi sáng vũ trụ, có Bồ tát nhiều như cát sông Hằng vây quanh chẳng ai từng thấy.. Không phải tưởng ra một chủ thể vô hình, là bản lai diện mục của bản ngã phải ngô nhập.

 

Cái cao siêu của Như Lai Pháp là thực tế, đơn giản, minh bạch, đúng lý Nhân-Duyện-Quả, đúng Lẽ Thật và phổ thông, chỉ rỏ nguyên nhân của phiền não, chỉ rỏ phương pháp dứt được khổ đau, trong cuộc sống, ai cũng có thể cãm nhận bằng mắt thấy, tai nghe. Cái cao siêu của Như Lai Pháp là dứt được nguyên nhân của khổ đau là chấp ngã hay  “mê tưởng tôi” nhận thức được Thiên nhiên Đồng Nhất, sống an nhiên, tự tại ngay đây, bây giờ, ngay trong cuộc sống thực tại nầy 

 

KINH PHÁP CÚ:

 

Những gỉ duyên sinhvô thường

Vạn vật vô thườngvô ngã

Dính chấp vô thường là khổ đau

Kinh qua đau khổ sinh nhàm chán

Dứt dính nhiểm, mê tưởng, Ngã chấp

Thiên Nhiên vốn thuần thịnh an vui

                                

KINH CULA SUNNATA SUTTAM

Không Tính nhỏ (China dịch: Tiểukhông)

 

       Bài kinh không Tính nhỏ chỉ pháp hành nơi tự thân. Như Lai dạy: Tư tưởng chỉ làm một việc trong một lúc, khi chú ý nhận thức về điều nầy, thì những điều khác như không có, khi chú ý đến điều khác thì điều này cũng như không có, như vậy “cái này có, cái kia có”, từ hiện tướng đến tư tưởng đang diễn biến, tất cả “thật có”, sự thật đang diển biến vô thường, hoàn toàn thanh tịnh, không tự tánh.

 

Qua mắt, tai, mũi, lưỡi, khi tiếp xúc đối tượng, nhận thức rõ từng động tĩnh từ khởi đầu đến kết thúc.  Ghi nhận thân, cảm xúctư tưởng diễn biến vô thường, đúng theo Nhân-Duyên-Quả, nếu tư tưởng dính chấp vô thường là khổ, càng dính chấp càng khổ.  Như Lai xác nhận trong quá khứ, hiện tại, vị lai, tất cả pháp là “thực có, nếu tư tưởng ly dục, ly ác pháp, không tác ý điên đảo, thì sự thật hiện bày không tự tánh, tự thanh tịnhSử dụng tư tưởng hoạt động đúng chức năng, gọi là như lý tác ý, dứt tham, sân, si, dứt “mê tưởng tôi” và không còn mê lầm sinh lại “mê tưởng tôi” nữa goi là giải thóat luân hồi sinh tử.

Như Lai xác nhận đã an trú “Không Tính” là không tự chấp có “Ta” riêng lẽ, không tự nhận là chủ thể.  Ngài thấy vạn vậtthành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, tất cả là Đất-Nước-Lửa-Gió đang vận hành đúng Nhân-Duyên-Quả, là công bằng thiên nhiên, không có chủ thể tạo tác, là vô ngã, là không tự tính

 

KINH MAHA SUNNATA SUTTAM

Không Tính lớn(China dịch: Đạikhông)

 

Bài kinh không Tính lớn chỉ pháp hành đối với vạn phápNhư Lai dạy: Ghi nhận tất cả pháp là “thực có”, đang tùy duyên diễn biến, không tự chủ, là vô thường, nếu dính chấp vô thường là khổ.  Khi đi, đứng, ngồi, nằm, khi nghĩ suy, nói năng, ghi nhận từng tư tưởng, tỉnh thức như lý tác ý: ly dục, ly ác pháp, không để tư tưởng chủ động ưa, ghét, không khởi tham sân.  Nhận thức Sắc-Thọ-Tưởng-Hành-Thức, thân tâm khi tiếp xúc với đối tượng, qua mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý, nhận thức rõ từng động tỉnh, từ khởi đầu đến kết thúc.  Tỉnh thức ghi nhận tư tưởng ham muốn, dính chấp, ái nhiễm thế nào, nhận thức nếu tác ý, khởi niệm dính chấp, liền sân, liền sợ là khổ.  Xả ly tư tưởng nhiễm nhơ, sống thân thương, không đố kỵ, không thù nghịch, không tác ý ô nhiễm làm an vui Sự Sống Thực Tại.   

 

Qua 3 bài kinh trên, Nhận thức Đức Phật đã từ bi phân tích và chỉ rỏ phương thức thực hành thực tế, rỏ ràng.  Đức Phật dạy: “....cái này có, cái kia có”, từ hiện tướng đến tư tưởng đang diễn biến, tất cả “thật có”, sự thật hiện tiền hoàn toàn thanh tịnh, không tánh.”  Không Tánh là không tự tánh, không tự chủ, không chủ thể tạo tác.  Tất cả pháp là thật có và diển biến thay đổi hình tướng theo duyên.  Rõ ràng nội dung lúc nào cũng là Lý Nhân-Duyên-Quả và 4 lẽ Thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo

 

Trái lại, những Tổ, luận sư gốc Balamon và China do hiểu nghỉa đão ngược danh từ Không tánh thành Tánh Không, đả phóng tác, tưởng luận thành Tướng Không, Bổn lai vô nhứt vật, dựa theo ý tưởng: pháp giới rổng không, cho Tánh KhôngPhật TánhChân Tâm tự có, vô hình, vô tướng, nên bất sanh, bất diệt, bất biến, nhưng có thể tạo ra muôn pháp  “Vạn pháp duy tâm tao” là hình ảnh Đại ngã của Balamon... Chư Tổ đã dựng lập Đạo Tổ, Luận sư với danh nghĩa ‘Phật Giáo Đại Thừa”.

 

Đạo PhậtĐạo Tổ luận sư, không bổ túc cho

nhau mà là vấn đề lớn của Phật giáo, đã có từ sau khi Đức Phật nhập Pháp giới.   2 Giáo Pháp có những đặc tínhmục tiêu hoàn toàn khác nhau, không thể bổ túc cho nhau được.

 

 

* - HỎI:, Chúng sinh tuỳ căn có nhiều cảnh giới, như: Trời, Người, thần, súc sanh, Ngạ Quỉ, Địa ngục,  mổi cảnh giới có tầm nhìn và nhận thức khác nhau, làm sao nói Phật Pháp chỉ có một pháp thực hành lại có thể ứng dung cho 5 thừa khác nhau?

 

* - ĐÁP: 600 năm trước Tây lịch, Đạo Balamom ở India phân chia giai cấp, qui định:  Giai cấp Balamom là thượng đẳng, mọi giai cấp khác phải tôn trọng và phục tùng.   Đức Phật đã thành Đạo và giảng dạy Phật Pháp vào thời nầy, Pháp Như Lai đáp ứng nuyện vọng tìm nguyên nhân của phiền não, và phương pháp dứt trừ nguyên nhân của khô đau, là dứt ngã, chỉ đơn giản như thế.  Dù là giai cấp nào, căn cơ nào, cảnh giới nào, cái khổ của chúng sinh ở đâu, bao giờ cũng do một nguyên nhân duy nhất là “chấp ngã” hay “mê tưởng tôi”, nên dù dạy cho giai cấp nào, căn cơ nào, nội dung của những bài Pháp lúc nào cũng dẩn đến mục tiêu duy nhất là dứt nguyên nhân của phiền não, khổ đau, dứt ngã, dứt “Mê tưởng tôi”. 

 

Ngay khi còn tại thế, Đức Phật đã bị hảm hại nhiều lần, 100

năm sau, đã có Đại chúng bộ tách khỏi Đạo Phật, chủ trương sửa đổi.  Hơn 600 năm đến 1000 năm sau, những luận sư (gốc Balamon) sửa đổi Giáo Pháp Như Lai, phân biệt cao thấp, chia giáo Pháp làm thành 5 thừa, làm thành Đạo Tổ luận sư.  Phân chia lớn nhỏ, vướn chấp cao thấp là đánh mất Thiên Nhiên đồng nhất, xót thương chúng sinh vô lượng kiếp “mê tưởng tôi” gây tạo nghiệp, phải nhận quả báo khổ đau!  

 

         Tổ Luận sư, đã phóng tác lời dạy của Như Lai theo hướng chuyển hoá tâm mê lầm về bản giác viên minh, đạt trí tuệ Bát Nhã, đồng hoá với Tánh Khôngpháp thân, Phật Tánh, là Chân tâm diệu hữu, sinh ra muôn pháp, là chủ thể của vạn vật.

  

Tổ Luận sư cho thấy Tánh Không, là đã chứng đắc, thấy vô pháp, vô tu, vô chứng, tự cho là “ trượng phu”, Làm thơ văn khích động bản ngã, kêu gọi tu sĩ, phật tử không theo những pháp Như Lai đã hướng dẫn.

 

Nam nhi tự cổ xung thiên chí

Hưu hướng Như Lai hành xứ hành!

 

Thật đáng tiếc!  Thử hỏi Những pháp Như Lai hướng dẩn: Nhân-Duyên-Quả, Quán Niệm Hơi Thở, Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 8 Chánh Đạo, có gì sai quấy?  Đức Phật dạy dứt tham sân, dứt “Mê tưởng tôi”, dứt ngã chấp chỗ nào mê tín, mơ hồ, mâu thuẫn?

 

 Những Luận Sư cho rằng, ngoài những kinh Phật thuyếtthế giới này, các Ngài còn biết trong quá khứ lâu xa vô lượng, vô biên kiếp, không thể tính đếm được, các Ngài thấy Đức Phật đã thuyết nhiều kinh Đại Thừa cho chư thiên, cho đại bồ tát ở những hành tinh khác, Đức Phật đã khinh chê những vị theo Pháp nguyên thủy của Thế Tôncố chấp, là “tiểu thừa”, là “tiêu nha bại chủng”…(?)

 

Phải chăng đây là phàn ứng vì không hài lòng những vị trưởng lão, đã không chấp nhận những phóng tác, tưởng luận thần thoại, siêu hình, phân chia đẳng cấp? Phải chăng đây là một bước trong tiến trình loại bỏ Phật Pháp khỏi nước India?  Điều nầy phù hợp với lịch sử phân hoá của phật giáo.

 

 

* - HỎI: Phật thuyết: “Nhân duyên sở sinh pháp, ta thuyết tức thị không”.  Người có trí bát nhã, thấy tất cả pháp đều không, nên 12 nhân duyên, Khổ Tập Diệt Đạo cũng không.?

 

* - ĐÁP: “Nhân duyên sở sinh pháp, ta thuyết tức thị không”, không phải do Phật nói, kinh Bát Nhả cũng không phải do Phật nói.   Đó là tưởng luận, của Nagarjuna (luận sư Balamon) hơn 700 năm sau, là một trong những người sáng lập ra Đạo Tổ Luận sư.  Bài Bát Nhãbài kinh tối thượng của Đạo Tổ Luận sư, sớm, trưa, chiều, tối, mỗi ngày đọc tụng hơn 10 lần. Đây là tín ngưỡng của Đạo Tổ Luận Sư, lẽ ra không nên luận bàn, nhưng vì bài Pháp đã viết về giáo Pháp và sự thành Đạo của Đức Thế Tôn, không phù hợp với thực tếlịch sử, nên cần phân tích đối chiếu minh bạch, để tránh nhầm lẫn.

 

Mở đầu Bài Bát Nhã nói hành thâm bát nhã, thấy: Thân, cảm thọ, và tư tưởng(tưởng-hành-thức) là “không” thì dứt được tất cả mọi khổ nạn. Tổ Luận Sư cho rằng:

 

1 - Do Tâm động, là vọng tưởng hay vọng niệm nên khổ, do đó phải dứt hết Tâm niệm đến “vô niêm”, là dứt khổ.

2 –Dùng “trí vô sư”, quan sát đối tượng do duyên hợp, cho là giả, miên mật tưởng tượng tất cả là “Rỗng Không”, “không dính chấp” là hành thâm, là dứt khổ …

3 - Tự khởi một nghi vấn không thể trả lời, cứ khởi lại nghi vấn không thể trả lời như thế, không gián đoạn, ôm câu hỏi không thể trả lời đó, suốt 24/24 …1 tuần, 1

năm,… 30 năm… hành thâm như thế sẽ đến bờ kia, sẻ

kiến Tánh.

Phần sau bài kinh dẫn vào “Trí Bát Nhã” tưởng luận thực tướng “chân đế Tánh Không”, cho rằng tất cà vạn vật hoàn toàn “rỗng không”, không có Thực Tại Hiện Tiền, không có Nhân-Duyên-Quả, không có 4 lẽ thật “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”…  Chư Phật 10 phương cũng nhờ thấy “chân đế Tánh Không” mới đắc đạo?...

 

Theo lịch sử, Ngài Siddhartha muốn tìm nguyên nhân nào đã gây ra khổ đau và phương pháp nào có thể giải tỏa được nỗi thống khổ của con người.  6 năm đầu, Ngài theo pháp quán tưởng, Ngài đã hành thâm quán tưởng tất cả “rỗng không”, đã trải qua “Không vô biên”, “Diệt tận định”,“Thức vô biên” v.v., đã dứt hết vọng tưởng, đạt “vô niệm” không còn dính chấp, nhưng vẫn không thấy được nguyên nhân của khổ đau, không dứt được khổ nạn.

 

Sau đó, Ngài bỏ tất cả và đến ngồi suốt 49 ngày dưới cội bồ đề Chánh Niêm Hơi Thở, thuần hoá tư tưởng, nhận thức “Nhân-Duyên-Quả”, Ngài thấy biết được nguyên nhân cốt lỏi gây ra khổ đau là “mê tưởng tôi”.  Nhận thức: “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, thực hành “tứ Niệm xứ”, Ngài rũ sạch “mê tưởng tôi”(bản ngã), là nguyên nhân then chốt của phiền nãosinh tử, luân hồi. Ngài chứng nghiệm Thực Tại Hiện Tiền, Đất-Nước-Lửa-Gió đang tụ tán diễn biến sống động theo Nhân-Duyên-Quả, không có chủ thể tạo tác, là Thiên Nhiên Đồng Nhất.

 

Khổ-Tập-Diệt-Đạo là pháp đưa đến 3 mục tiêu:

1- Hiển bày lý Nhân-Duyên-Quả là công bằng Thiên Nhiên.

2- Hiển bày nguyên nhân của khổ đau là “mê tưởng tôi”.

3- Hiển bày pháp thực hành vô cùng hiệu quả để dứt “mê tưởng tôi” là tứ niệm xứ.

 

Then chốt để dứt khổ nạn là Pháp “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, mà Đạo Tổ Luận sư, Trí Bát Nhã Đại Thừa bác bỏ, cho là: Tiểu thừa thấp kém, là tiêu nha bại chủng, là đờm giãi cần phải xa lánh để tìm Chân đếMục tiêu của Tổ Luận sư là đưa bản ngã về bản vị Chơn thật “bản lai diện mục” là chủ thể, hay Phật Tánh rỗng không, bất sinh, bất diệt, bất biến, hằng hữu, là chủ thể sinh ra muôn pháp.

 

Tâm cảnh tương đồng: tâm bố thí rộng rãi, phù hợp cảnh giàu sang.  Tâm tham gian phù hợp cảnh bần cùng.  Tâm tín ngưỡng huyền bí phù hợp thầy dạy thần thông, bùa chú, bắt ấn, xuất hồn.  Tâm thích lễ lạy phù hợp thầy dẫn đi “tam bộ nhất bái”, lễ lạy 10 phương. Tâm cao ngạo, phù hợp thầy dạy lý luận khinh bác pháp Như Lai là tiểu thừa!  Tâm tưởng “không”, phù hợp thầy đập phá, chẻ đốt hình tượng.  Tâm tánh hung hăng phù hợp thầy miệng hét, tay đấm, chân đá, gậy đập.  Tâm tham dục, phù hợp thầy dạy không có giới cần giữ….

      

Lý luận chẻ đốt hình tượng để phá dính chấp vào hình tượng ?!.. khổ thay, hình tượng Phật có lỗi gì ?  Dính chấp là do tư tưởng mê lầm, mê tín cần phải dứt bỏ. Người không nhận ra, thô tháo đập phá, chẻ đốt, bao nhiêu người lại truyền tụng, cổ võ, thật đáng tiếc!

 

Lại nữa, “giới” và “từ bi” là 2 từ, nhưng chỉ cùng một việc.  Như Lai tỉnh thức, nhận biết: Thực Tại Hiện Tiền, Đất-Nước-Lửa-Gió tụ-tan đúng Nhân-Duyên-Quả, là Thiên Nhiên Đồng Nhất. Trí tuệ từ bi không làm tổn hại vạn vật, để Sự Sống Thiên Nhiên Thực Tại an vui, là Từ Bi.  Ngài dạy “ giới” cho những người chưa nhận ra Thiên Nhiên Đồng Nhất, để họ không làm tổn hại vạn vật để không hối hận về sau..

 

Thiết nghĩ, người học Đạo cần tĩnh tâm nhận rõ “Nhân-Duyên-Quả” là chánh pháp, không nên khinh mạn, đố kỵ gây khích động bản ngả, mà luôn nhớ chánh ngữ, ái ngữ.  Những người học Đạo Tổ Luận sư, thực hành đúng pháp của Thầy, Tổ, sẽ có kết quả đúng Nhân Duyên tín ngưỡng Đạo Tổ, Luận sư.

 

Riêng người tự nhận là Phật tử, niệm Bổn sư Thích Ca Mâu Ni, nên tĩnh tâm, đối chiếu, tư duy cẩn thận để thấy rõ, đâu là Giáo Pháp Như Lai, đâu là những phóng tác, tưởng tượng thần thoại, siêu hình, tưởng luận không phù hợp “Nhân-Duyên-Quả”, xa rời thực tế, đã khéo léo “gài kèm” làm lệch hướng giáo pháp Như Lai.

 

Những lời sau cùng, Đức Phật dạy: “ Giáo Pháp Như Lai suốt 45 năm không có lời nào mang ẩn ý, không có điều gì bí mật, các con hãy lấy giới luậtgiáo pháp làm thầy, các con hãy tự thắp đuốc mà đi trong chánh Pháp”, không nương tựa vào bất cứ điều gì khác, không nương tựa vào bất cứ ai khác”.

 

 

* - HỎI: Kinh Bát Nhả là nói về cảnh giới của người đạt Đạo, Niết Bàn là nơi vắng lặng làm gì có Nhân QuảKhổ Tập Diệt Đạo?   

 

* - ĐÁP: Thực tế Thế Tôn, chúng sinh, vạn vật, đồng là những phần tử của Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang diễn biến theo nhân duyên. Người đạt Đạo tuy không còn Khổ-Tập, không còn dụng công Diệt-Đạo, nhưng trước sau vẫn là thành phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, nên Thế Tôn tự xưng là “Như Lai”.  Khi chưa đạt Đạo, phải ứng dụng Lý Nhân-Duyên-Quả, kinh qua “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, dứt “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền đang diển biến đủ mọi cảnh giới.  Đây là Niết bàn thật tế, bằng mắt thấy, tai nghe không phải tưởng tượng nóng lạnh tự biết một cảnh giới không tưởng, hoàn toàn không có trong thực tế. ( mổi ngày phải cúng thực cho “Kim suý Điểu để chim không bắt Rồng ăn thịt?!)

 

Vì lợi ích chúng sinh, nên bài pháp đầu tiên của Như Lai là: 12 Nhân Duyên và Khổ-Tập-Diệt-Đạo. Bác bỏ Lý Nhân Duyên Quả, bác bỏ Pháp thực hành Khổ-Tập-Diệt-Đạo điều nầy hoàn toàn không lợi ích cho chúng sinh, không phải giáo Pháp của Như Lai

Hơn nữa, Lý Nhân-Duyên-Quả là công bằng thiên nhiên, có lợi ích giúp con người, biết nguyên nhân của khổ và 4 Lẽ Thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo, là pháp hành làm lợi ích người vật, là tự độ, độ tha, là cung dưỡng Như Lai, là thỉnh Phật trụ thế, làm sáng tỏ Thiên Nhiên Đồng Nhất, nên sau khi đạt Đạo, tất cả chư Phật vì lợi ích chúng sinh, đều nói bài pháp đầu tiên là: “Khổ-Tập-Diệt- Đạo”, và 12 Nhân Duyên.  Từ cố cổ, xưa nay không có một vị Phật nào bác bỏ bài pháp vô cùng lợi ích này, thực tế khẳng định rõ ràng như thế.

 

       Đạo Tổ luận sư có nhiều mâu-thuẩn, trong Bát Nhả Nagarjuna viết:“…không có Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, nhưng trong Hoa Nghiêm, phẩm “Tứ thánh đế” lại viết: “Cõi Ta bà và 10 phương hư không vô biên, có vô lượng pháp giới, mỗi pháp giới có 10 phương cõi, mỗi cõi đều có Pháp 4 thánh đế “Khổ-Tập-Diệt-Đạo” và mỗi thánh đế đều có 4 trăm ức mười ngàn danh từ (?), tuỳ tâm ý của chúng sanh, khiến họ được điều phục” (?).  Tổ Vasu bandhu viết kinh Pháp Hoa, phẩm “Hoá thành dụ” đã viết: “Ngài Đại Thông Trí Thắng tu vô lượng A tang kỳ đại kiếp, khi thành Đạo đã nói, bài pháp đầu tiên là: “Khổ-Tập-Diệt-Đạo” và 12 nhân duyên.

 

Phật dạy Diệt đế, dứt “mê tưởng tôi” là dứt khổ, đây là “Lý”, nếu chỉ chấp lý, tưởng tượng thấy vạn vật “rỗng không”, “bổn lai vô nhứt vật”, cho là đạt Đạo, là cứu cánh, bác bỏ thực tại, bác bỏ lý “Nhân-Duyên-Quả”, bác bỏ “Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, mà Đạo là pháp hành !  Điều này hoàn toàn không có lợi cho chúng sinh, không phù hợp với giáo pháp của Như Lai

 

       Trong 6 năm đầu, Đức Phật đã dứt hết vọng tưởng, đạt “vô niệm” không còn dính chấp, và biết suốt 10 phương, nhưng vẫn không biết Nguyên Nhân của phiền não, không dứt được khổ não.  Điều này đơn giảncon người nhận mê tưởng làm tôi, “mê tưởng tôi” gây nhân, tạo nghiệp, rồi sợ nghiệp báo khổ đau, tưởng tượng ra một Chủ Thể để cầu an, để tự bảo hộ và muốn đồng hoá với Chủ Thể nầy.  “Mê tưởng tôi” đã thấy đươc cảnh giới mà nó tưởng tượng, cảnh giới này không có trong thực tế, không lợi ích cho mục tiêu dứt nguyên nhân của khổ đau. Sau đó Ngài đã bỏ tất cả, suốt 49 ngày, “tinh cần” “tỉnh thức” ‘chánh niệm” Hơi Thở, Lý Nhân-Duyên-Quả, 4 lẽ thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo, từ đó Ngài tỉnh nhận :

 

1 - Vạn vật, vũ trụ là Đất-Nước-Lửa-Gió tụ tán theo “Nhân Duyên-Quả” 3 thời, là Luật công bằng thiên nhiên chi phối toàn thể vũ trụ, nhận thức Quả hiện tại biết được Nhân trong quá khứ, và nhận thức Nhân hiện tại biết được Quả trong tương lai.

 

2- Nguyên nhân phiền não, do tư tưởng mê lầm, tự đồng hoá với thân và cảm xúc, nhận là “tôi”, tự phân biệt với Thiên Nhiên Đồng Nhất, tự thấy riêng lẻ, dính chấp, tham sân, gây nhân, tạo nghiệp, rồi nhận nghiệp quả, tự nhận sinh tử, luân hồi đúng theo tầng số nghiệp và đồng thanh tương ứng, nhận thức rỏ nguyên nhân then chốt của khổ là “mê tưởng tôi”.

 

3- Nhận thức “Khổ” là do tư tưởng “mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự thấy riêng lẽ, dính chấp theo vô thường là “Tập”.  Thuần hóa tư tưởng, như lý tác ý, sử dụng tư tưởng dung chức năng, không còn tự động dính chấp là dứt khổ, là “Diệt”.  “Mê tưởng tôi” thiên hình vạn trạng, không dể dứt trừ, cần có phương pháp hữu hiệu, thực dung mới có thể dứt được “mê tưởng tôi”, phương pháp nầy là “Đạo”.

 

Ngài, rũ sạch “mê tưởng tôi”, không sanh lại cái “mê tưởng tôi”, là dứt luân hồi, ngay đó Thực Tại HiệnTiền, Thiên Nhiên đồng nhất, nhân chi là vậy, duyên đâu là đó, bổn lai đủ cánh giới, không có gì là khổ, là hoàn thành tâm nguyện, là thành Đạo.  Ngài hệ thống và đúc kết những gì đã chứng nghiệm, làm thành Pháp “Lý Nhân-Duyên-Quả, “4 Lẽ Thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo”, đây là kinh nghiệm thực tế vô giá, Đức phật đã trải qua và để lại cho hậu thế.

 

* - HỎI: Niêm Phật Adida hay niệm danh hiệu những vị Đại Bồ Tát P’uu Hsien Phổ Hiền, QuánThế Âm, là phương tiện linh ứng bất khả tư nghì như thế nào?

 

* - ĐÁP:  Theo lịch sử, qua nhiều lần kết tập của toàn thể tăng đoàn, trong toàn bộ kinh Nikaya, Thế Tôn không có nói về Đức Phật Adida và những vị Đại Bồ TátĐức Phật Adida và những vị Đại Bồ Tát hiển linh chỉ có trong kinh Đại Thừa, trong Đạo Tổ, luận Sư

 

Kinh Đại Thừa, Đạo Tổ, luận sư nói ngàn muôn ức Na do tha, A tăng kỳ Đại kiếp trong quá khứ trên một dãy ngân hà nào đó… có tỳ kheo Pháp Tạng nhiếp công hạnh trang nghiêm 210 muôn ức cỏi nước Phật, và phát 48 lời nguyên(Tưởng tượng), đã thành Phật Adida hào quang sáng chói tạo lập thế giới Cực Lạc ở phương tây, cách xa thế giới ta bà, 10 muôn ức cõi Phật…  Kinh Đại Thừa của các tổ luận sư China nói những vị Đại Bồ TátNgũ Đài Sơn. Muốn biết những linh ứng bất khả tư nghì của Phật Adida và những vị Đại Bồ tát, nên hỏi quí thầy Đạo Tổ Luận sư.

 

Người theo Đạo Tổ Luận sư được dạy phải tin nhận quyền năng tối thượng của Phật và Bồ Tát, niệm danh hiệu ADida hay Bồ tát sẽ có được linh ứng bất khả tư nghì.  Riêng người theo Đạo Phật lấy Trí Tuệ, Từ Bi làm căn bản, Chánh Kiến, Chánh Tư Duy thấy rõ không có Siêu Nhân tưởng tượng.

 

Thực tế Phật, Chúa chỉ là người tỉnh sáng, các Ngài dạy Lẽ Thật:  Vạn vật trong vũ trụ được vận hành đúng theo lý Nhân-Duyên-Quả, là công bằng Thiên Nhiên, không có chủ thể tạo tác.  Không thể do Đức Tin mãnh liệt, nhiều người thành khẩn, cầu xin mà Phật, Bồ Tát, Thiên Chúa, Thánh Linh có thể thêm một gạch đổi chử C thành chử O được, chỉ một việc rất nhỏ vậy thôi cũng không làm nổi, thử hỏi, làm sao có thể linh cảm ứng được cái gì ?  Mổi người có thể thử nghiệm để tự chứng minh…   

Những danh từ riêng như tên người, tên quốc gia, tên thủ đô, hay địa danh cần quốc tế hóa và thống nhất theo hệ thống ABC đơn giản, phổ thông. Thiết nghĩ chúng ta nên giữ nguyên tên những danh từ riêng.  “P’uu Hsien”, “Phổ Hiền” là dịch từ Samanta Bhadra được quốc tế hóa theo nguyên âm bản xứ, có nghĩa: “tương xứng bao quát”, là vạn vật “phổ hiện” đúng Nhân-Duyên-Quả chứ không có nghĩa hiền dữ. Khi thực hành theo nghĩa nào, ta sẽ có quả hiện tương xứng nhân quả theo nghĩa đó.

 

 

* - HỎI: Người niệm Adiđà khi vãng sanh về Tây phương, người theo Đại thừa vãng sanh được Pháp thân thanh tịnh bất sanh, bất diệt. Pháp Thiên nhiên Đồng Nhất Phật nói với ai, lúc nào? Vãng sanh về đâu?

 

* - ĐÁP: Phật dạy: “Ý dẫn đầu các pháp”. thân cây nghiêng về đâu, khi chết sẽ ngả về đó, nhân quảcông bằng thiên nhiên rõ ràng.  Người mang tâm sợ hãi, tham cầu, dựa dẩm, tưởng tượng, tưởng luận cảnh giới ‘bất biến”, mê tín, hiển linh, sống trong ảo tưởng, khi vãng sanh, “Nhân-Duyên-Quả” vận hành, tâm cảnh tương đồng, và đồng thanh tương ứng, làm sao an vui được... lại nữa cái gi  vãng sanh? Cái gì muốn bất sanh, bất diệt bất biến?

 

Đức Phật không có nói Pháp Thiên Nhiên Đồng Nhất, Ngài dạy Lý Nhân-Duyên-Quả, 4 Lẽ thật: Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 4 Niệm Xứpháp hữu hiệu để dứt “mê tưởng tôi”.  Nhận thức do tư tưởng “mê tưởng tôi” dính chấp đưa đến khổ đau.  Ứng dụng pháp Khổ-Tập-Diệt-Đạo, 4 niệm xứ, dứt mê lầm ngã chấp. Khi dứt được “mê tưởng tôi”, ngay đó Thực Tại Hiện Tiền, chỉ có “Đất -Nước-Lửa-Gió” đang vận hành theo “Nhân-Duyên-Quả” là Thiên Nhiên Thực Tại đang diễn biến sống động, là Thiên Nhiên Đồng Nhất, không có chủ thể tạo tác, không có “cái gì” tham sân, sợ hãi, không có “cái gì” mong muốn vãng sanh về đâu cả.

* - HỎI: Niết Bàn là nơi vắng lặng tịch diệt, Thiên Nhiên thì biến động, không lúc nào yên, định còn không có, làm gì có tuệ, có giải thoát?

 

* - ĐÁP: Giải thoát không phải tưởng thấy Pháp thân hằng hữu, vô hình có thể sinh ra muôn pháp, hay tưởng thấy cảnh giới Niết Bàn rổng không, vắng lặng tịch tỉnh. Thực tế, Niết Bàn không đơn thuần là tâm hay cảnh giới “vắng lặng tịch diệt”.

 

Như bọt nước khi tự biết chỉ là Nước, ngay đó, tất cả thiên đàng, địa ngục của bọt chỉ là “Nguồn Ẩm”.  Như kinh cựu ước, nếu Adam và Eva không “ăn trái cấm”, loài người không mang “cái tội tổ tông”, ngay đó là “Vườn Địa Đàng”.  Nếu không “mê tưởng tôi” tự phân biệt, tự xem là riêng lẻ, ngay đó tất cả phiền não khổ đau là những sự kiện, hiện tượng do Đất-Nước-Lửa-Gió đang vận hành theo Nhân-Duyên-Quả, nhân chi là vậy, duyên đâu là đó, là Thiên Nhiên Thực Tại Đồng Nhất, là Đại Viên Cảnh Trí, là Như Lai hiện tướng, đây là Niết Bàn thực tế.

 

Đức Phật lúc nào cũng ở Niết Bàn, Ngài tự xưng là “Như Lai”, là Thực Tại Hiện Tiền, là   Thiên Nhiên Đồng Nhất, đủ mọi cảnh giới, chỉ không có chủ thể, không có ngã, nhân, không có “mê tưởng tôi” riêng lẽ. Nếu không nhận được Niết Bàn sống động tuyệt vời này, không thưởng thức được Niết Bàn thực tế hiện tiền, thì phải truy tìm Niết bàn “rỗng không, vắng lặng tịch diệt” trong tưởng tượng, trong văn tự, trong kinh điển, trong lý luận, sống mơ màng trong ảo tưởng… thật uổng thay.   

 

 

* - HỎI: Thiên Nhiên luôn biến đổi vô thường, tiếp nối vô thuỷ, vô chung, như vậy có phải luân hồi không? Nếu Thiên Nhiênluân hồi, sinh tử, làm sao gọi là cứu cánh giải thoát luân hồi sinh tử được? cầu

 

* - ĐÁP: Tư tưởng mê lầm, tự đồng hoá với thân và cảm xúc, cho là “tôi”, “mê tưởng tôi” tự phân biệt với vạn vật, tự thấy riêng lẻ, nên Thiên Nhiên thành xa lạ.  “Mê tưởng tôi” dính chấp, tham sân, nên cuộc sống thành khổ đau, cho vô thường, luân hồi sinh tử là đáng kinh sợ.  Khi hết duyên, thân tan rã, cái “tập nghiệp” do “mê tưởng tôi” từ Thân-miệng-ý tạo ra  theo tầng số nghiệp, đồng thanh tương ứng, là nhân của một thân mới đúng theo nhân duyên, tập nghiệp đã gây tạo, là vãng sanh, luân hồi, đây là công bằng thiên nhiên, là nhu yều để vạn vật, Thiên Nhiên luôn tuơi mới. Như bọt nước vốn sợ vở tan, sợ mặt biển sống động ba đào, chỉ muốn truy tìm sự tỉnh lặng của nước ở đáy sâu… không biết sự tỉnh lặng đáy sâu, mặt sóng ba đào và bọt nước tất cả cũng là nước mà thôi.

 

Ứng dụng 4 Lẽ thật Khổ-Tập-Diệt-Đạo, thực hành 4 niệm xứ, Tinh cần, Chánh niệm Thân-Thọ-Tâm-Pháp, tỉnh thức trong từng hơi thở, từng cử chỉ động tĩnh, ghi nhận từng thân phần, từng diễn biến của cảm thọ, từng khởi động và vận hành của tư tưởng, ghi nhận vạn pháp vô thường, tự kinh nghiệm dính chấp vô thường là khổ, từ đó sợ dính chấp thân tâm, mới có thể dứt dính chấp, dứt “mê tưởng tôi”, ngay đó, tất cả là Thiên Nhiên đang hiện bày, đang diển biến luôn tươi mới, không có chủ thể tạo tác,

 

Luân hồihiện tượng diễn biến theo Nhân-Duyên-Quả 3 thời, là luật công bằng thiên nhiên, không có gì là khổ, là đáng kinh sợ phải trốn tránhNhận thức Tư tưởng trước làm duyên cho tư tưởng sau, hơi thở vào làm duyên cho hơi thở ra, tiếp nối không dừng, là luân hồi.   Quả Địa cầu xoay quanh Mặt Trờiluân hồi, vũ trụ vô thủy, vô chung luôn tươi mới nhờ luân hồi, không có gì phải sợ hãi. Đây là điểm lợi ích thực tiễn hài hòa Đời và Đạo của giáo pháp Như Lai. Bài kệ của Ngài Shen Hsiu nói lên ý nghĩa nầy:

 

Thân như cây Bồ Đề

Tâm như gương hiện cảnh

Thường tỉnh thức chăm sóc

Không dính nhiễm bụi trần

      

Tư duy, nhận thức ý nghĩa rốt raó của bài kệ:

 

*Thân như cây bồ đề:

 

- Cây bồ đề chỉ sự giác ngộ rốt ráo: Là nhận thức được thân là một phần của Thiên Nhiên Đồng Nhất, đang tùy duyên diễn biến sống động, không “mê tưởng tôi”, không tự phân biệt thân là “tôi” riêng lẻ.

 

*Tâm như gương hiện cảnh:

 

 Gương Sáng hiện đủ cảnh vật, mặt gương là nơi ảnh hiện, ngay nơi ảnh chính là mặt gương.  Ảnh và gương không phải một cũng không phải khác, vì chạm vào ảnh nào cũng là chạm mặt gương. Cũng thế, Thiên Nhiên Đồng Nhất, là Đất-Nước-Lửa-Gió, vận hành, tụ-tán theo Nhân-Duyên-Quả, xưa nay đầy đủ vạn vật, có tánh thấy nghe và tư tưởng nghĩ, biết là Thực Tại Hiện Tiền. Sự Sống đang diển biến sống động

 

*Thường tỉnh thức chăm sóc:

 

- Tỉnh thứcnhận thức vạn vật, Thực Tại Hiện Tiền là Đất-Nước-Lửa-Gió đang vận hành đúng “Nhân-Duyên-Quả” là Thiên Nhiên Đồng Nhất, không dinh chấp, không phân biệt.

 

- Chăm sóc: làm cho tất cả hình ảnh trong gương tươi sạch, là mặt gương sáng tỏ. Vạn vật là những phần tử của Thiên Nhiên Đồng Nhất, tùy thuận phục vụ người vật, là Thiên Nhiên Thực Tại an vui.

*Không dính nhiễm bụi trần:

 

- Tỉnh thức, chánh niệm ghi nhận thật tướng vạn phápvô thường, vô ngã. Cảm nhận Thiên Nhiên Đồng Nhất, tự đủ Bi Trí, không sợ hãi chối bỏ Thực Tại, cũng không dính chấp hiện tướng, không lầm nhân quả, không tác ý tham sân là Chân Tịnh.

 

Bồ đềTỉnh thức

Gương sáng đầy bóng hình

Xưa nay đủ cảnh giới

Tự như chẳng nhiểm, rời

 

Một vị thầy ở nước Việt, đã để lại 2 câu kệ, chỉ rõ Thiên Nhiên Đồng Nhất:

 

Trúc biếc, hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng thanh, mây bạc hiện toàn chân.

 

Tinh Cần, Tỉnh Thức, tác ý trong sạch, bỏ nhân ác, gieo nhân lành, Chánh Niệm ghi nhận Thiên Nhiên qua “thân-thọ-tâm-pháp”, nhận biết từng hơi thở, từng cảm thọ, từng khởi động của tư tưởng, từng biến chuyển nhỏ nhiệm của thân tâm vật cảnh, là sự vận hành của “Đất-Nước-Lửa-Gió”, theo nhân duyên tụ tán, sinh diệt, diễn biến vô thường, ứng dụng 4 niệm xứ dứt “mê tưởng tôi”, nhận thức thân tâm là một phần tử của Thiên Nhiên Đồng Nhất, là nhập pháp giới, cung dưỡng Như Lai, thỉnh phật trụ thế.

 

Pháp Như Lai thực tế, đơn giản, minh bạch, tự lực, phổ thông không có gì bí ẩn, chớ mê tín tưởng luận mơ hồ. Mười phương hồi hướng Như Lai, nguyện tất cả chúng sinh tĩnh tâm sáng suốt dứt mê lầm.

 

Mười phương hồi hướng Như Lai, đời đời chánh kiến, chánh tư duy, nhận thức chánh Pháp, làm sáng tỏ Lẽ Thật Thiên Nhiên Đồng Nhất, làm sáng tỏ lời dạy chân thực của Như Lai.

 

 

NHỮNG VẦN KỆ

 

Những vần kệ là ngẫu hứng nhằm đề cao đức tính cao quý, giữ thân tâm trong sạch, bỏ dính chấp, sợ hãi, mê tín, tỉnh nhận Sư Sống Thiên Nhiên Đồng Nhất, sống an vui tự tại.

 

***

 

 

BÀNG BẠC

 

Nâng ấm, tay vui rót chén trà

Thưởng thức vị trà, vui ngày qua

Chén trà đậm nóng, vui hương tỏa

Bàng bạc quanh đây, vui chẳng xa

 Hè đi, thu đến, vui màu lá

Đông tuyết, xuân mai, lòng nở hoa

Vật đổi sao dời, vui nhận thức

Sự Sống thường vui, chẳng nhạt nhòa

 

***

 

THIÊN NHIÊN

 

Từ cố cổ Thiên Nhiên như thế

Chuyển vần xoay vật đổi sao dời

Lẽ nhân quả liên đới ba thời

Sự Sống hiện có-không, tụ-tán

Trước như thế, nay, mai, như thế

Vũ trụhiện tướng vui chơi

Sinh tử là “lương dược” tuyệt vời

Để Sự Sống Thiên Nhiên tươi, mới

Thuận nhân quả sống trong thực tại

Dứt mê lầm ngã chấp đảo điên

Thường tỉnh thức tinh cần chánh niệm

Từng sát na Sự Sống hiện tiền

 

Nếu không nhân ngã thì là

Thiên Nhiên thực tại sum la tuyệt vời

Nhân nào quả đó vậy thôi

Mỉm cười nhận thức đạo đời như như

 

***

 

KHỔ TẬP DIỆT ĐẠO

 

Đời lắm KHỔ là Quả

Do TẬP Nhân dính chấp

DIỆT tập nhân si mê

ĐẠO dứt “ngã” đời vui.

 

***

 

 

 

 

 

 

 

CỐT LÕI

 

Đời là khổ bởi mê dính chấp

Cốt lõi là mê tưởng chấp “ tôi”

Buông dính chấp là hết lôi thôi,

Dứt “ tưởng tôi” đời không là khổ

“Mê tưởng Tôi” thâm căn cố đế

Khó suy lường vạn trạng thiên hình

Chớ tưởng, luận, mơ hồ mê tín

Học chánh pháp nguyên thủy Như Lai

Bốn diệu đế hiển bày nhân quả

Bốn niệm xứ là phương dứt ngã

Quán thân tâm: bất tịnh, vô thường

Quán vạn pháp duyên sinh vô ngã

Thực Tánh pháp tùy duyên uyển chuyển

Thực Tướng pháp diễn biến vô thường

Dính chấp là phiền não khổ đau

Thường nhận thức tinh cần như thế

Pháp Như Lai giản đơn thực tế

Tỉnh cơn mê ngã chấp đảo điên

Mê tưởng dứt Thực Tại hiện tiền

Sự Sống vui, Thiên Nhiên tươi mới

 

***

 

 

 

 

PHÁP NHƯ LAI

      

NHƯ là giống, không sai, không khác

LAI là đến, là hiện bày ra

Là Sự Sống Thiên Nhiên đang là

vạn vật, hiện tiền diễn biến

Mê tưởng ‘ tôi’ tự phân điên đảo

Thiên Nhiên thành xa lạ

Sự Sống thành khổ đau

Dứt tưởng ‘ tôi’, Pháp Như Lai thực tiễn

Tự lực, rõ ràng, đơn giản, phổ thông

Sống Tỉnh Thức, Tinh Cần, Chánh Niệm

*Tinh Cần là niệm niệm chú tâm

Từng giây phút không lơ là gián đoạn

*Tỉnh thức là thấy biết không mê loạn

Thân Thọ Tâm Pháp diễn biến từng sátna

Chánh là đúng: ba thời Nhân-Duyên-Quả

Niệm là ghi nhận thực tại đang là

Pháp vận hành không chủ thể ngã nhân

Nhập pháp giới, Như Lai trụ thế

 

***

 

TƯỞNG LUẬN

 

Pháp pháp đều là pháp

Đang diễn biến chẳng “không”

Trao pháp “không” tưởng tượng

Tưởng luận bao giờ thông?

 

***

 

 

 

 

 

 

NẾU BIẾT

 

 

Quá khứ là đã qua

Tương lai là chưa tới

Hiện tại là sự sống

Đang diễn biến tuyệt vời

Nếu biết là “ Du Hí”

Nhận thức Thân-Tâm-Pháp

Nhân-Duyên-Quả ba thời

Tỉnh thức trong Thực Tại

Tham sân si tự dứt

Tâm đại từ tự khởi

Hằng thuận lợi chúng sinh

Không biết là phiền não

Dính chấp “mê tưởng tôi”

Nhận sinh tử, luân hồi

Chấp ngã, nghiệp gây tạo

Trôi lăn theo lục đạo

Sự sống thành khổ đau

 

***

 

 

 

 

 

 

 

HÀNH TRANG

 

 

Không một ai biết trước

Cái chết đến lúc nào

Tử thần không hẹn trước

Những gì mang theo đi?

Xác thân đã hư hoại

Tài sản đành bỏ lại

Danh vọng có nghĩa gì ?

Chỉ “ Nghiệp” theo ta đi

Nghiệp ác oằn vai gánh

Vay trả phải cưu mang

Nghiệp thiện tâm nhẹ nhàng

Thường được vui an lạc

Thế nên sớm tỉnh giác

Dứt hẳn những việc ác

Việc lành cố gắng làm

Khiêm cung và vị tha

Biết đủ, ít ham muốn

Hỉ xả giận, ích kỷ

Hòa thuận, thương từ bi

Thân miệng ý trong sạch

Là hành trang người trí

 

***

 

 

 

 

 

 

NGUYỆN HƯƠNG

 

 

Mười phương hồi hướng

Như Lai Trí tuệ từ bi

Mười phương nhận thức

Vô thường vô ngã nhân quả hiện tiền

Mười phương tỉnh thức

Dứt mê lầm ngã chấp đảo điên

nhân quả ba thời diễn biến

Nguyện Tinh Thức Tinh Cần Chánhniệm

Thắp Giới Định Huệ Giải thoát hương

Cung dưởng tam bảo khắp mười hương

Giới hương: Từ Bi

Dứt si tham sân, lợi ích chúng sinh

Định hương: TỉnhThức,

Tư tưởng thuần hóa, không dính chấp

Huệ hương: Chánh Niệm

Thân, thọ, tâm, pháp vô thường, vô ngã

Giải thoát hương: dứt mê tưởng

Sự Sống Thiên Nhiên thuần tịnh an vui

Nguyện tâm hương tỏa mười phương

Tỏa khắp Chúng sanh toàn pháp giới

Đồng cảm nhận Thiên Nhiên Thực Tại

Xa rời tưởng nghiệp, thoát trần

Tinh cần nhận thức Thiên Nhiên đồng nhất

Tỉnh thức cơn mê ngã chấp đảo điên

 

***

 

 

 

 

 

SÁM HỐI

 

 

Thân trang nghiêm thanh tịnh

Nhận thức gốc nghiệp chướng

Thiên Nhiên vốn đồng nhất

Do vô minh lầm lẫn

Dính chấp mê tưởng “ tôi”

Tham sở hữu, hưởng thụ

Muốn hiện diện, tồn tại

Thường tự cao, tự đại

Sân hận và ghét ganh

Tự khổ, khổ chúng sanh

Gây tạo bao ác nghiệp

Duyên lành gặp Diệu pháp

Biết cội gốc lỗi lầm

Tỉnh thức quyết lìa mê

Nguyện dứt Si Tham Sân

Vui thuận đền lỗi cũ

Không tái phạm lỗi lầm

Buông ngã, xả nghiệp ác

Thực hành Tám chánh đạo

Sự Sống thiên nhiên vốn không lỗi

Lỗi do tâm khởi si tham sân

Biết gốc lỗi, không lầm nhân quả

Thiên Nhiên đồng nhất thường cảm nhận

Dứt tưởng “ tôi” là chân sám hối

 

***

 

 

 

 

 

 

 

TÂM TỪ, GIỚI LUẬT

 

 

Sự Sống vốn đồng nhất

Mê lầm cần giữ giới

Tỉnh sáng khởi tâm từ

Giới luậtTừ bi

Ở đâu có Tâm Từ

Si mêích kỷ

Thành vô Ngã, vị tha

Tham lamdục vọng

Thành biết đủ, bố thí

Sân hận và tị hiềm

Thành tha thứ, thuận hòa

Ở đâu có Tâm Từ

Ngã mạn thành khiêm cung

Ngăn cách thành giao cảm

Hờ hững thành ân cần

Trách phiền thành dung thứ

Ác cảm thành thuận lành

Oan trái thành bạn lữ

Dù quen hay xa lạ

Trên môi một nụ cười

 

***

 

 

 

 

 

 

 

NĂM GIỚI

 

 

Tâm từ bi: giới, trí tỉnh sáng

Không rượu say, bạc bài, ma túy

Không xem phim, sách, ảnh đồi trụy

Luôn tỉnh trí xét suy nhân quả

 

Tâm từ bi: giới, không nói dối

Không tham gian nói thêm nói bớt

Không sân hận, hung ác hét, la

Không ganh ghét, vu oan, chia rẽ

 

Tâm từ bi: giới, không tham gian

Không ham muốn, tham tài sản người

Không mờ ám, lén lút trộm cắp

Không cưỡng đoạt, lấy của không cho

 

Tâm từ bi: giới, không tà dâm

Không đắm nhiễm, say mê dục lạc

Không sắc dục, tham vợ chồng người

Tâm tà dâm, sợ hãi, bất an

 

Tâm từ bi: giới, chẳng sát sanh

Không vui thích, thấy nghe giết hại

Không xúc phạm, tổn thương người vật

Không nhẫn tâm sát hại thú cầm

 

***

 

 

 

 

 

 

 

 

ĐẶC TÍNH

 

 

Pháp Như Lai “ Thực Tế”

Giải quyết khổ hiện tiền

Nhận thức nguyên nhân khổ

Dứt cội gốc khổ đau

 

Pháp Như Lai “Sáng Tỏ”

Nhân-Duyên-Quả ba thời

Minh bạch, không ẩn ý

Không mê tín mơ hồ

 

Pháp Như Lai “Đơn Giản”

Tỉnh thức trong thực tại

Ngay Thân-Thọ-Tâm-Pháp

Rỏ vô ngã vô thường

 

Pháp Như Lai “ Tự Lực”

Không cầu xin dựa dẫm

Buông bỏ tham sân si

Tự dứt “mê tưởng tôi”

 

Pháp Như Lai “ Phổ Thông”

Khắp mười phương ba thời

Không luận người cao thấp

Thực hành đều dứt khổ

 

***

 

 

 

 

 

 

ĐƠN GIẢN

 

 

Pháp Thế Tôn đơn giản

Nhân quả “nhỏ” vậy thôi

Tỉnh thức trong thực tại

Dứt bỏ “mê tưởng tôi”

 

Pháp Thế Tôn thực tế

Chánh niệm “nhỏ” vậy thôi

Tỉnh thức trong thực tại

Dứt bỏ “mê tưởng tôi”

 

Tâm cầu kỳ lý luận

Phóng tác “ Lớn” “Đông” “ Tây”

Tưởng luận ngày thêm rối

Ngã cầm mối giựt dây

 

Nhân quả có vậy thôi

Thiên Nhiên thật tuyệt vời

Ngã nhân, chỉ tạm gọi

Đạo đời mỉm miệng cười

 

***

 

 

 

 

 

ỨNG ĐÁP

 

 

Tuyệt vời Diệu Pháp thật cao sâu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Nay con nghe thấy, chuyên trì tụng

Nguyện giải Như Lai nghĩa nhiệm mầu

*

Như Lai Diệu Pháp giản đơn thực tiễn

Ngay đây bây giờ nhân quả hiện tiền

Tinh cần nhận thức Sự Sống Đồng Nhất

Tỉnh thức cơn mê ngã chấp đảo điên

 

***

 

Thân như cây bồ đề

Tâm như gương hiện cảnh

Thường Tỉnh Thức chăm sóc

Không dính nhiểm bụi trần

*

Bồ đề vốn không cây

Ảnh hiện không phải gương

Xưa nay không một vật

Chổ nào dính bụi trần

*

Bồ đềTỉnh Thức

Gương sáng đầy bóng hình

Xưa nay đủ cảnh giới

Tự như chẳng nhiểm rời

 

***

 

 

 

Nhược dĩ sắc kiến ngã

âm thanh c ầu ngã

Thị nhân hành tà đạo

Bất năng kiến Như Lai

*

Thấy sắc biết Như Lai

Nghe tiếng biết Như Lai

Biết Sự Sống Đồng nhất

Là đang thấy Như Lai

 

***

 

 

NÔ LỆ VĂN HOÁ

 

Hơn ngàn năm nô lệ ngoại bang

Người nước Việt ngày nay tự chủ

Nhưng nô lệ văn hóa còn mang

Bao nhiêu chùa chiền, bao nhiêu câu liễn

Chữ ngoằn ngoèo, ai hiểu gì không?

Bao nhiêu nhà thờ xây trên đất Việt

Sao muốn gì cũng hỏi Va ti?

Lời Phật Chúa rõ ràng nhân quả

Mau tỉnh thức, con dân nước Việt

Dứt mê tín cầu xin dựa dẫm

Dứt nô lệ văn hóa tàn dư.

 

***

 

 

 

 

 

 

       MỤC LỤC.

 

Lời Mở.  .    2

Duyên Khởi.   3

Đời Sống  4

Mục tiêu của con nguỏi 

Tổ quốc vỉ đại . 9  

Từ Tiền Sử 11           

Lẽ Thật Thiên Nhiên   14        

Gốc khổ Đau  16

Lổi Lầm, sám Hối  18

Giáo Pháp Như Lai   20

Nhân Duyên Quả    26

Khổ Tập Diệt Đạo  29

Quán Niệm Hơi Thở   42

Mục tiêu43

Pháp Ấn  44

Đặc tính 45

Thực hành   47

Yếu tố cần thiết 51

Tỉnh thức55

Đao Tổ luận sư  58

Giáo Pháp Đạo tổ luậnsư59

Phát triển  62

Mục tiêu của Đạo tổ luận sư65

Đối chiếu   66

Vấn đáp 78

Những vần kệ     97

                 

  

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 12409)
03/04/2013(Xem: 29297)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.