Thư Viện Hoa Sen

Vượt qua bệnh trầm cảm

31/01/20184:38 CH(Xem: 23245)
Vượt qua bệnh trầm cảm

VƯỢT QUA BỆNH TRẦM CẢM
Thầy Thích Nhật Từ
Giảng tại chùa Xá Lợi ngày 05/12/2010
Người phiên tả: Diệu Hương

Kính thưa toàn thể quý hành giả.Hôm nay chúng tôi gửi đến đề tài “ Vượt qua bệnh trầm cảm

Đối tượng của đề tài là bao gồm tất cả mọi người thuộc mọi lứa tuổi và mọi thành phần xã hội khác nhau, trong hay là ngoài nước, Đông hay là Tây.

Thế giới ngày nay càng phát triển về công nghệ hiện đạibùng nổ thông tin nhiều chừng nào thì những áp lực trong đời sống dẫn đến  các chứng bịnh trầm cảm gia tăng chừng ấy. Một số nghiên cứu cho thấy rằng trầm cảm như là hậu quả của việc thiếu cân bằng về sự phát triển và đời sống của con người. Trong tình huống đó việc ứng dụng lời Phật dạy thông qua các pháp môn có khả năng giúp chúng ta vượt qua các chứng bịnh trầm cảm vốn có thể cướp đi mạng sống của rất nhiều người hoặc ở mức độ đơn giản hơn là cướp đi hạnh phúc  của rất nhiều người mà lẽ ra họ xứng đáng có được như thế.

Thứ nhất, cần phân định rõ trầm cảm không chỉ đơn thuần là những rối loạn định kỳ về cảm xúc, sự tập trung mà vốn chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ, những hoạt động thường nhật, sự ngon miệng và thái độ cư xử trong xã hội giữa con người với con người.Phần lớn chúng ta nếu không nhiên cứu thì nghĩ đơn thuần trầm cảm là những thứ vừa nêu.

Trên thực tế ngoài những biểu hiện vừa nêu trầm cảm còn được xem là một bịnh lý của bộ não vốn khác rất nhiều với cảm giác chán nản, thất vọng, buồn tủi, khổ đau nhất thời vì những cảm xúc đó hầu như ai trong chúng ta cũng có hoặc nhiều hoặc ít ở thời điểm này hoặc là ở hoàn cảnh kia.

Trong khi trầm cảm là một bịnh lý nó liên hệ đến các hoạt động của bộ não do vậy việc đánh giá sai lầm tác hại cá nhânxã hội của nó sẽ làm cho chúng ta phớt lờ nhu cầu điều trịvượt qua để có được hạnh phúc và an vui.Để làm công việc đó cần xác định những triệu chứng biểu hiện bên ngoài mà một người vướng vào bệnh trầm cảm thường gặp phải:

Tình huống 1: Sắc khí trở nên buồn bã, gương mặt trở nên nặng nề, thái độ cáu kỉnh và hầu như những rối loạn về đời sống luôn luôn diễn ra.

Nếu bản thân chúng ta có những biểu hiện vừa nêu trên hoặc người thân của chúng ta rơi vào hoàn cảnh như trên  thì ta nên biết rằng bệnh trầm cảm đang tấn công và nhu cầu trị liệu cần phải được thực thi càng sớm càng tốt.

Tình huống 2: Những rối loạn về giấc ngủ như bỗng dưng rất khó ngủ hoặc ngược lại là ngủ li bì, ngủ nhiều hơn nhu cầu bình thườngthói quen trước đây, dù cho ngủ ít hay ngủ nhiều người bị trầm cảm đều cảm thấy mệt, chần chừ, lừ đừ, dã dượi, bần thần sau khi thức giấc. Lẽ ra nếu thiếu giấc ngủ, thì sau khi ngủ nhiều sẽ cảm thấy khỏe hơn nhưng người bị trầm cảm sẽ cảm thấy mệt mỏi hơn mà càng ngủ nhiều càng mệt hơn hoặc càng bị mất ngủ hay ít ngủ bệnh cũng trở nên nghiêm trọng hơn

Tình huống 3: Sự thay đổi khẩu vị, chúng ta cảm giác không ngon miệng, trở nên biếng ăn một cách khó hiểu, có người sau khi bệnh có phản ứng tiêu thụ  ngược lại là ăn thật nhiều mà vốn thường ngày là không có nhu cầu đó, đó là những rối loạn về tiêu hóa phản ứng  vị giác trên lưỡi, trên các tuyến nước bọt trong miệng điều này sẽ ảnh hưởng hoặc là giảm cân hoặc là tăng cân cũng điều ảnh hưởng ít nhiều đến các biểu hiện của chứng trầm cảm.

Tình huống 4: Năng lực ký ức trở nên giảm hơn bình thường, dễ quên, lãng trí, mất tập trung, không có được thái độ cả quyết, trong rất nhiều tình huống trở nên do dự, chần chừ và không biết mình phải quyết định như thế nào mà trước khi bị bịnh người đó nhanh nhẹn, minh mẫn,dứt khoát,rõ ràng,khi bịnh trầm cảm trở nên lừ đừ.

Tình huống 5: Mất năng lực, thể hiện sự mất quan tâm về cuộc đời, về bản thân trở nên bàng quang trước thế cuộc, gia đình, hạnh phúc của những người thân thương, mất hứng khởi, thiếu sự hứng thú, buồn rầu, trống vắng, cô đơn, lạc điệu nhưng biểu hiện đó thường  thể hiện không thích giao du, tiếp xúc gì với ai nữa, đóng mình trong một căn phòng nhỏ, dán mình trong những tờ báo, ti vi, phim ảnh thậm chí chẳng màng đến chuyện ăn uống gì hết.

Tình huống 6: Cảm giác vô dụng, người bị trầm cảm luôn luôn khởi xướng lên các cảm giác tiêu cực như

tôi không hề có một giá trị gì,đời sống của tôi trở nên vô nghĩa, những mặc cảm tự ti dằn xé cảm xúc, thấy mình gần như thua sút mọi thứ với mọi người đồng lứa tuổi hay là những người khác có vai trò xã hội cao, thành công lớn, nhan sắc đẹp từ đó dẫn đến tình trạng tự cô lập chính mình

Tình huống 7: Có người rơi vào trạng thái mặc cảm tội lỗi về những chuyện đã qua mà đôi lúc là những chuyện không đáng gì hết.

Ví dụ như một số chị em phụ nữ, sau khi đến với Phật, hiểu rõ tác hại của việc sát sinh bỗng dưng trở nên khổ đau, phiền muộn dằn vặt suốt ngày, suốt đêm về một chuyện quá khứ vì thời điểm đó không biết nên đã lỡ phá thai, hương linh bị phá thai đó đã đầu thaitrở thành người mấy chục tuổi mà người đó cứ phải dằn vặt hoài không giải quyết được gì hết.

Thay vì chìm cảm giác trong  tội lỗi về nghiệp sát đứa con của mình thì tốt nhất gieo những nghiệp phóng sinh, tạo phúc, bảo hộ sức khỏe trong cộng đồng,bảo vệ môi trường cho các loài thực vật thì nghiệp đó sẽ được chuyển hóa theo quy luật bù trừ của nhân quả.

Một số người khác bị hoảng hồn, sợ hãi do vì gặp phải các thầy bùa, thầy pháp, thầy ngãi  lý giải rằng đứa con phá thai đó trở thành tà, nhập vào bà hoặc nhập vào con cái trong gia đình làm con cái ngóc đầu lên không nỗi. Nỗi sợ hãi đó làm cho rất nhiều người bị bệnh trầm cảm, bây giờ đi tiêu diệt tà ma cũng như giết đứa con mình lần thứ hai mà để đó thì mình cũng mệt mỏi nhưng trên thực tế đứa con đó đã trở thành người khác lâu rồi, nỗi sợ này do vì mê tín mà ra.

Có những người sau khi trải qua 07 tình huống vừa nêu ở mức độ nặng và nghiêm trọng, cảm giác không còn muốn sống nữa trỗi dậy mạnh và thúc đẩy người đó đến  với cái chết, họ thường  thấy nhiều biểu hiện cái chết khác nhau. Có người nếu thương cha kính mẹ đã qua đời rồi thì thấy cha mẹ mình rủ mình tới một cảnh giới rất đẹp và cứ lo đi nên bị xe đụng lúc nào không hay. Có người thấy cha mẹ đang bơi dưới sông, còn mình thì đang đứng trên vực bên dưới không có sông gì hết nhưng thấy cha mẹ kêu “xuống đây bơi với cha mẹ,ông bà” thì nhào xuống vực chết.

Bệnh trầm cảm tạo ra những ảo giác, những hoang tưởng rất là nguy hiểm,cho nên khi xác định trầm cảm là một bệnh lý của bộ não, ta cần phải nghiêm túc điều trị nó. Sau khi phân tích một số triệu chứng để vượt qua chứng bệnh trầm cảm, chúng ta cần nghỉ đến thuốc điều trị và thuốc điều trị liên hệ đến nguyên nhân. Nguyên nhân bệnh trầm cảm thông thường do những rối loạn nội tiết, những rối loạn thần kinh. Trầm cảm là một rối loạn thần kinh nhẹ và nếu không điều trị có khả năng dẫn đến chứng bệnh tâm thần và nếu bị rơi vào tình huống đó thì việc điều trị trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Do đó đừng để quá muộn trong việc chẩn đoánđiều trị trầm cảm.

Ngoài ra thì những người có thói quen tiêu thụ những độc tố như rượu bia thuốc lá,các loại ma túy tổng hợp như thuốc lắc và các thói quen chơi game online, trò chơi điện tử hoặc nghiện phim ảnh xem suốt ngày, mức độ hưởng thụ các thứ đó trung bình từ 03 đến 04 tiếng trở lên trong ngày, sau một thời gian những người đó sẽ rơi vào chứng bệnh trầm cảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh.

 Bệnh trầm cảm do rối loạn nội tiết và chức năng thần kinh thì phải điều trị bằng thuốc, thuốc về trầm cảm hiện nay có hàng trăm loại khác nhau, có 02 loại thông dụng nhất được các bác sỹ chuyên điều trị về bệnh trầm cảm giới thiệu là: thứ nhất là thuốc chống trầm cảm ba dòng A?, thuốc này không mắc lắm có tác dụng an dịu thần kinh và dễ dàng gây ngủ vì phần lớn những người bị rối loạn nội tiết và thần kinh đều ít nhiều mắc chứng bệnh mất ngủ , do chơi điện tử nhiều quá hoặc rối loạn thần kinh nhiều quá trở nên mệt mỏi, suy nhược nghiêm trọng. giấc ngủ thông thường sẽ mang lại sự bình phục dần dầnthần kinh ổn định trở lại.

Hậu quả xấu của việc sử dụng quá nhiều, quá lâu thuốc điều trị này mà không có những nổ lực đồng thời để giúp bình phục nhanh thì nhịp tim bị rối loạn đập nhanh, có người bị tụt huyết áp. Một số khác trở nên khô miệng, hốc hác, một số khác thì bị táo bón,bí tiểu, một số khác thì bị rối loạn chức năng tình dục, một số nữa thì cảm giác mắt mình bị mờ mờ không được rõ ràng lắm. Khi có những biểu hiện vừa nêu thì người sử dụng thuốc này nên ngưng dùng thuốc lập tức mặc dù có sự chỉ định của bác sĩ và đến báo cho bác sĩ biết. Có thể thay đổi bệnh viện và bác sĩ điều trị để có thể tìm một loại thuốc và cách điều trị thích hợp hơn.

Các bệnh nhân trầm cảm theo tư vấn của bác sĩ là không nên tự mình uống thuốc, không nên tự chẩn đoán bệnh vì điều đó rất nguy hiểm. Ngay cả khi ta ra tiệm thuốc, dược sĩ biết rõ loại thuốc này trị bệnh gì ta cũng không nên uống theo bởi vì dược sĩ chỉ biết chức năng của thuốc chứ không biết rõ bệnh trạng của người bệnh ở mức độ bắt đầu hay nghiêm trọng, nhiều hay ít do những rối loạn nội tiết thần kinh hay do những nguyên nhân xã hội mà ra.

Thuốc thứ 02 là thuốc tái hấp thu chọn lọc (SSRi) cũng có tác dụng an thần giúp cho bệnh nhân dễ ngủ để tái hồi phục sức khỏe, nhưng tác dụng phụ của loại thuốc này thường được đánh giá trên 02 phương diện, một là làm tăng cân do ngủ nhiều quá, ngủ li bì cùng làm tăng cân vì vậy bệnh nhân khi uống thuốc cũng phải phối hợp việc tập thể thao tùy thuận theo giới tính, thứ hai làm giảm ham muốn về tình dục làm ảnh hưởng gián tiếp đến hạnh phúc của người tại gia

Thông thường thời gian điều trị với phác đồ chuyên môn cho người bị trầm cảm tối thiểu từ 03 tháng đến 06 tháng, rất nhiều bệnh nhân chỉ uống chừng vài ba tuần thấy có những triệu chứng giảm thiểu, tạo cảm giác lạc quan, yêu đời, phấn chấn nên tưởng là hết bệnh và ngừng uống thuốc.

Việc ngừng uống thuốc không đúng với phác đồ điều trị có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng hơn về sau và cứ mỗi lần tái phát bệnh trở nên nặng hơn do đó trị bệnh phải dứt điểm, thời gian an toàn để trị dứt điểm từ 04-06 tháng nếu những bệnh này liên hệ đến rối loạn nội tiết và chức năng thần kinh.

Lưu ý trong quá trình điều trị không nên ngưng các hoạt động tay chân mặc dù trong thời gian bị bệnh trầm cảm ta co cảm giác mệt mỏi,đừ đẫn không muốn làm

Nếu là người thân khi thấy người thương của mình rơi vào chứng bệnh này thì phải quan tâm,kích thích cho người bệnh làm việc, lao động chứ đừng ngưng công việc vì càng ngưng công việc thì việc đối diện với trống trải,cô đơn, buồn tủi sẽ trở nên khổ đau nhiều, rối loạn cảm xúc cao và bệnh không thể hết. tìm quên nỗi đau bằng công việc,lao động chân chính sẽ giúp chúng ta mau hồi phục sức khỏe đã bị đánh mất.

Kế tiếp bệnh nhân không nên tự bào chữa về việc gặp quá nhiều khó khăn trong công việc và đời sống, tức là bệnh nhân phải có tinh thần vượt khó,xem những gian truân thử thách là chuyện thường vì khó khăn thì lúc nào cũng có,ai cũng vậy việc lớn thì khó lớn, việc vừa thi khó vừa,việc nhỏ thì rắc rối nhỏ cho nên hễ dấn thân vào cuốc đời thì phải chấp nhận những gian khó vừa nêu. Biện hộ việc gặp khó khăn nhiều sẽ làm chúng ta tự an ủi chính mình đã làm quá sức rồi, cho nên bệnh trầm cảm không đáng bao nhiêu mà cường điệu hóa nó ra. Trong suốt thời gian điều trị tuyệt đối không được sử dụng rượu, bia và các độc tố gây nghiện. Đối với những người bị game online hành hạ hoặc ghiền ti vi,... hoặc ghiền máy tính thì cần phải ngưng trong suốt thời gian này, nếu không việc điều trị sẽ trở nên vô ích tức là cách ly các thói quen tiêu cực dẫn đến rối loạn nội tiết và thần kinh.

 Ngày nay Việt Nam có nhiều trung tâm điều trị bệnh nghiện, ở đó có những phác đồ điều trị, chọn những môn chơi phù hợp với giới tính và lứa tuổi, những trò chơi thể hiện tính chất hài hòa cộng đồng.Tìm niềm vui với người thực, việc thực thay vì chìm trong ảo giác của chính mình thông qua một phương tiện hưởng thụ của máy vi tính hay của các trò chơi điện tử.

Bệnh nhân không nên tự ý ngừng sử dụng các thuốc mà bác sĩ chỉ định, nếu có biểu hiện gì thì báo bác sĩ để đổi thuốc ,chứ không nên từ ngưng không uống sẽ gặp nguy hiểm. Đồng thời không nên tự ý dùng bất cứ thuốc nào mà không có sự chỉ định của bác sĩ mặc dù người thân là dược sĩ hoặc ai đó giỏi về ngành y tư vấn nên uống thuốc này thuốc nọ bởi vì “đa sư hư bệnh”, chúng ta điều trị tập trung đi theo vị nào thì uống theo phác đồ của vị đó, chứ chúng ta uống mới có một vài ngày thấy chưa thuyên giảm đã đổi qua người khác và cứ như thế quá trình theo dõi  những diến biến trên cơ thể và tác dụng phụ của thuốc hầu như không ai đoán được hết, hậu quả nghiêm trọng biến chúng ta thành nạn nhân sau cơn bệnh.

Các nguyên nhân xã hội dẫn đến chứng bệnh trầm cảm và hầu như loại này chiếm đại đa số. Nhìn chung những khủng hoảng xã hội gia đìnhcá nhân đều tạo ra những sang chấn tâm lý tức là những rối loạn về cảm xúc,thái độ  nhận thức và biểu hiện các hành vi bất thường, phải truy nguyên ra những manh mối của những nguyên nhân này thì việc điều trị trầm cảm mới có hiệu quả.

Các khủng hoảng đó bao gồm thất tình,đổ vỡ hạnh phúc gia đình, tai nạn lao động nghề nghiệp, mất mát tổn thất do làm ăn thua lổ tán gia bại sản hoặc bị lừa đảo, sống quá nhiều áp lực với nhừng quan điểm sống dị biệt trong gia đình, nếu như không có được những người thân thương hiểu, cảm thông, hỗ trở để giúp tháo gỡ từng bước thì người đối diện với những áp lực vừa nêu dần dà trở nên trầm cảm, đời sống người đó như có một vần mây xám xịt phía trước, họ không thiết màng gì đến cuộc sống nữa rất là nguy hiểm.

Một luật sư đi cùng một người bạn Phật tử nhờ tư vấn bệnh trầm cảm mà anh trải qua, chúng tôi hỏi nguyên nhân dẫn đến bệnh của anh là gì thì anh không muốn chia xẻ và quay sang hỏi người bạn Phật tử dẫn anh gặp thầy tu để làm gì nên chúng tôi hiểu người bạn Phật tử vì nhiệt tình sắp xếp một cuộc hẹn với chúng tôi trước do sợ người bạn luật sư tự ái  không chịu đến chùa. Chúng tôi hiểu và đổi ngữ cảnh giao lưu, hỏi nghề nghiệp, công ăn việc làm, đời sống gia đình, hôn nhân, con cái..v..v.. thì anh ta bắt đầu chịu chia xẻ dần dần, đó là cách giúp cho người trầm cảm chịn mở miệng, chứ mình chờ họ nói, tâm sự,giãi bày thì hiếm lắm

hiện tượng bệnh trầm cảm: Bình thường người nói nhiều khi vướng vào bệnh trầm cảm sẽ ít nói, lặng thinh, làm chúng ta suy luận khoảng thời gian này họ quá bận rộn nên không có thời gian chia xẻ với người thân, suy luận đó sẽ làm chúng ta bỏ quên không quan tâm đến chứng bệnh trầm cảm mà người thân mắc phải. Nguyên nhân trầm cảm của người luật sưgia đình anh đang gặp khó khăn, anh thuộc gia đình khá giả, lương trung bình khoảng 17 triệu /tháng, mức lương tương đối cao đối với mức sống người việt Nam hiện nay, anh là một luật sư giỏi, đảm trách nhiều vụ kiện tụng có tầm vóc, cách đay gần 01 năm anh đính hôn với người mà anh cảm thấy hài lòng và đi sang Hoa Kỳ định cư, giai đoạn lập nghiệp ban đầu gặp khó khăn nên vay người thân 200 triệu để vợ ổn định cuộc sống, có xe hơi đi làm. Ở Hoa Kỳ không có xe hơi xem như là cụt chân, không biết ngôn ngữ xem như là bị câm, không nói được xem như là bị điếc, câm điếc do truyền thông mà ra, để giúp cho vợ ổn định tài khoản thu nhập trong ngân hàng đảm bảo thì mới bảo lãnh chồng qua, đây là kế sách lập nghiệp của chàng luật sư trẻ, bị mắc nợ sau 06 tháng kể từ lúc cưới và công việc làm ăn gặp trở ngại nên không có khả năng thanh toán nợ, gia đình nói nặng nhẹ...làm anh ta không muốn sống, tiếp tục tìm hiểu thì anh luật sư này có chứng bệnh tự trọng mà khi chuyển qua công ty mới làm do ất ổn định của nền kinh tế ,mức lương thấp hơn mức lương cũ nên cảm thấy giá trị bản thân bị mất đi nên anh ta nói với công ty luật mới là “tôi sẵn sàng làm việc không ăn lương trong vài tháng, đén khi côn gty thấy hiệu quả công việc thì trả cho tôi mức lương từ 17 triệu đến 20 triệu và 02 bên thỏa thuận bằng một văn bản” .Phân tích đây là một sự dại dột vì hiện nay đang đứng trước khủng hoảng tài chính, nợ 200 triệu cần tiền bỏ vào tài khoản  để vợ bảo lãnh anh sang đằng này vì tự trọng,tự ái bản thân mà không thèm nhận lương trong khi mỗi ngày vẫn đến văn phòng làm việc thì làm sao giải quyết được việc cơm áo gạo tiền. Tốt nhất trong tình huống này là chấp nhận sự tương đối và không nên tự hạ cảm xúc mình xuống tự  nhục mạ mình là trả lương như thế không xứng đáng với năng lực của mình vì mỗi nơi có một bảng lương riêng, trong thời gian chưa có nghề nghiệp ổn định tốt hơn là “lấy ngắn nuôi dài” hơn là không có gì, với 7 triệu đó thì dành chi tiêu cho bản thân 2 triệu, cho gia đình 1 triệu và 4 triệu kia đổi thành 200 USD gởi qua cho vợ thì vẫn cảm thấy mình có ích hoặc lấy số tiền đó trả nợ thì vẫn tốt hơn là không trả được gì. Tóm lại anh luật sư này rơi vào bệnh tuyệt đối hóa vấn đề, nếu được thì được ngon lành, được tất cả thì mới làm hoặc không được gì hết.

 

Ai rơi vào thái độlối sống vừa nêu tự độngrước lấy những khổ đau  và tình trạng đó kéo dài trên 02 năm sẽ rơi vào bệnh trầm cảm trở nên rất nghiêm trọng và khó có thể điều trị.

 Trong xã hội ngày nay không thiếu những nhân tài có bằng cấp, học vị cao nhưng khi về nước hoặc sau khi tốt nghiệp không có việc làm thích hợp với năng lực thì nhiều người thà ngồi không chứ không làm gì hết, kéo dài tình trạng thất nghiệp đó trong vòng 01 năm thôi, trầm cảm dễ xuất hiện, bắt đầu trở nên ngông cuồng, bốc đồng, nông nổi,dễ cau có, bực dọc, sân hận, quát tháo nóng nảy... tất cả những thứ này đều là phiền não sân thiêu chết chúng ta hoặc tối thiểu là thiêu chết hạnh phúc.

Ngọc trong đá, vàng lẫn lộn trong thau nếu không tìm cơ hội để lấp lánh thì làm sao người chuyên môn có thể nhận biết vàng ,ngọc để nhặt ra khỏi thau và đá sạn. Do đó giai đoạn khó khăn có thể có, phải chấp nhận nó với thái độ hài lòng,tình trạng này nên sử dụng cát tâm hài lòng với kết quả do ta đã nổ lực hết sức mình cho một sự đầu tư bởi nhân như vậy các điều kiện diễn ra của duyên không thể nào khác hơn đành như thế, mặc dù không hài lòng chúng ta vẫn phải chấp nhận vì đó là qui luật tự nhiên và tất yếu của nhân quả.

Tri túc và ít muốn được áp dụng trong tình huống này là một nỗ lực hỗ trợ tích cực khác với tâm trạng an phận, thủ thường, chấp nhận số phận bởi vì những người đó không hề thấy giá trị của sự nỗ lực, cũng không hề muốn nỗ lực để vươn lên và thay đổi vận mệnh bản thân. Còn người tri túc và ít muốn nỗ lực hết mình bằng trái tim, tấm lòng, phương pháp, đầu tư rồi cho duyên không thuận kết quả như thế nào vẫn tiếp tục nỗ lực lần thư 02, thư 03 cho đến lúc nào được thành công như ý thì thôi.

Sự nỗ lực đó làm cho chúng ta tăng trưởng bản lĩnh và sự chịu đựng, còn chờ công việc phù hợp với khả năng vĩnh viễn chúng ta không có cơ hội, không chấp nhận làm binh nhất binh nhì thì không có ngày làm tướng, không biết tuân lịnh thì sau này không có khả năng để lãnh đạo, không chịu đi từ những bước chân thì không có đích điểm cuối cùng để đến, không chịu nhai cơm thì không thể no, không uống thì không thể giải khát, không mặc áo thì không thể chống lạnh, tất cả đều bắt đầu bằng những nổ lực hết nhiều hay ít cố gắng làm sao duy trì những hoạt động, lao động tay chân, hoạt động trí óc, rồi những tình cảm và hành động mang nghĩa cử cao thượng, nhân văn đạo đức xã hội, tự động chúng ta sẽ cảm thấy đời sốnggiá trị mặc dù đồng lương và vai trò chưa xứng đáng với cái tầm mà mình đang có, đó là người có thái độ ứng xử tích cực .

Tích cực đó trước hết giúp chúng ta thoát khỏi những cạm bẫy, những hố tử thần của trầm cảm mà khi chiếc xe bị rớt vào hố tử thần đó là bị hư dàn đầu, tổn thương về thái độ là rất khó tái hội nhập, tốt nhất cứ sống cho thật lạc quantích cực. Cần quan niệm những tai nạn, tật ách, chướng duyên, gian truân, nghịch cảnh, bị phá hoại, bị đâm thọc, bị thị phi là những hiện tượng rất là thông thường ai cũng phải trải qua.

Tuệ giácphước đức trọn vẹn như Đức Phật vẫn trải qua những đợt ba đào sóng dậy, có khi Ngài bị vu khống là cha của một đứa bé không được thừa nhận, có lúc người ta nói rằng Ngài là người chủ trương đoạn diệt hư vô, hủy hoại đạo đức của cuộc sống, có khi người ta lăn đá để ám sát, lúc thì phục rượu cho voi say để nó dẫm đạp nát Ngài và hàng loạt nghịch cảnh khác diễn ra với Đức Phật.

Dĩ nhiên ta có thể tự an ủi vì Phật là Phật nên Phật có thể vượt qua những chuyện đó dễ dàng, ta là người phàm nên ta cho phép ta không bằng Phật, đây là sự an ủi nguy hiểm. Người tích cực ta phải suy luận như thế này đã là Phật như thế, phước báu, công đức, tuệ giác trọn vẹn như thế mà vẫn phải chịu những quả báo từ những hành động của nhiều kiếp trước huống chi chúng ta là người phàm xác thịt mà gặp những hậu quả như thế là chuyện rất thường tình, lúc ấy ta có cảm giác trở nên bình thường hóa vấn đề, không có cường điệu chúng gì hết đó và trở ngại xuất hiện ở đâu thì bình tĩnh giải quyết ở đó, không đào tẩu với thực tại.

Một trong những giải pháp hữu hiệu cho người vướng bệnh trầm cảm do những sang chấn về tâm lý đó là ứng dụng tứ diệu đế. Tứ diệu đế dạy chúng ta bản lĩnh nhận diện vấn đề, xem bế tắc mình đang gặp phải là cái gì, mặt mũi nó vuông hay tròn, dài ngắn, cao thấp, mập ốm hay là vô hình. Sau khi xác định rõ rồi ta phải truy tìm nguyên nhân đâu là tên đầu sỏ dẫn đến những khổ đau trong thời gian qua, phải hết sức khách quan, nhờ những nhà tư vấnkinh nghiệm chứ suy luận sai lầm là một nguy hiểm tạo ra biết bao nhiêu hàm oan cho tha nhân.

Trong việc truy nguyên nhân người Phật tử cần phải học rõ điều đạo đức thứ hai những gì ta không đoan chắc là sự thật thì không nên phát biểu, cứ xem nó như là một giả thuyết thôi vì ta tôn trọng chân lý. Có những việc sau khi ta truy ra nguyên nhân rồi mà  vẫn chưa rõ vẫn chưa rõ chưa có bằng chứng xác thực, tốt nhất chúng ta nhờ những người có chuyên môn tư vấn để chúng ta không hiểu sai  vấn đề, việc xác định đúng nguyên nhân thì việc giải quyết vấn đề không phải là việc khó.

Chẳng hạn như trong trường hợp chàng luật sư trẻ vừa nêu trầm cảm dẫn đến thái độ không muốn sống ở anh nằm ở chỗ anh ta cảm thấy mình là một tài năng mà trở nên vô dụng không có khả năng để lo cho vợ mình, không có khả năng lo cho cha mẹ mình, không có khả năng để trả nợ mà theo anh  thông thường với khả năng trong quá khứ chỉ khoảng 06 tháng là đã có khả năng trả dứt 200 triệu tiền nợ. Như vậy nguyên nhân đó là kỳ vọng quá mức theo khuynh hướng chủ quan không dựa vào nhân duyên và quả, Vì duyên có thể thay đổi nên kết quả có thể đảo ngược thực tếchúng ta mong đợi, bây giờ mà cứ ngồi tự trách mình, tự hành hạ cảm xúc mình,tự trừng phạt mình thì có lợi ích gì đâu.

Rất nhiều người kỳ vọng ở mình nhiều quá cho nên không cho phép mình thất bại, không cho phép mình có những kết quả quá thấp, đó là ác quá mức với bản thân, ta cũng nên tự tha thứ cho mình dĩ nhiên làm tội thì phải chịu pháp luật điều trị, còn những thay đổi do khách quan hoàn cảnh mà không phải do ta quyết định thì ta không phải tự hành hạ mình tương tự khi người thân lâm vào kết quả không như ý thì cũng đừng gây áp lực cho họ mà cần cảm thông hiểu biết nâng đỡ tinh thần giúp cho người đó vượt qua những bế tắc mà người đó gặp phải.

Một chứng bệnh trầm cảm khác diễn ra với một sinh viên du học ở Úc, học năm thứ 4 ngành y kết quả thi không được như ý. Mỗi tháng thì cha mẹ phải cắt xén chi tiêu, chi phí của gia đình gửi tiền cho ăn học, cô ấy kỳ vọng quá lớn và không cho phép mình được thất bại cho nên tự hành hạ mình, đay nghiến mình nhiều quá cuối cùng rơi vào chứng bệnh trầm cảm nặng và tự tử 02 lần chết hụt, Ký túc xá nơi cô ở báo về cho gia đình.

Gia đình sinh viên đến chùa Giác Ngộ nhờ tư vấn và được tư vấn là mẹ hoặc cha hãy sang Úc rước cô ấy về mà đừng tiếc nuối chương trình học đang dở dang bằng không thì có khả năng mất đứa con vĩnh viễn, mất mấy chục ngàn đôla hoặc mấy trăm ngàn đô chi phí cho 04 năm học chưa phải là lớn bằng mạng sống của một người thân mà nhiều bậc cha mẹ không thấy được như thế mà cứ gây áp lực với đứa con là con cứ cố gắng nỗ lực làm đi không sao hết có cha mẹ ủng hộ mà cái áp lực đang đối diện không giúp đứa con tháo gỡ mà cứ khuyến khích nó tới phía trước là nó chết sớm hơn.

Trầm cảm mà gặp áp lực thì sẽ chịu không nỗi, tốt nhất là chúng ta phải an ủi và bày tỏ sự chia xẻ để cho người trầm cảm thấy rõ nỗi khổ của họ được biết đến, được quan tâm chăm sóc thì mọi thứ có thể vượt qua. Gia đình đã lắng nghe lời đề nghị và đưa con gái của họ về Việt Nam điều trị khoang 01 năm sau đó đăng ký học lại Đại Học Y Dược TPHCM và do 04 năm học ở Úc có chất lượng cao nên nhà trường không bắt phải học lại mà chỉ học tiếp 02 năm còn lại, hiện nay cô ấy đã tốt nghiệp làm bác sĩ.

Trong trường hợp này cô ta vì kỳ vọng quá mức, quá nghiêm khắc với chính mình, không cho mình bị thất bại mà thất bại là chuyện thường tình vì năng lực của chúng ta là có giới hạn, khả năng của cô chỉ là tiên tiến mà cô muốn mình xuất sắc thủ khoa để làm gì, đau phải ai xuẩ sắc thủ khoa sau khi ra trường đều có cơ ngơi sự nghiệp lớn. Các nhân tài nổi tiếng trên Thế giới không có mấy người có lai lịch là  thủ khoa bởi vì kiến thức của nhà trường và cuộc sống  nhiều khi không liên hệ với nhau,những người giàu đôi khi họ không có văn bằng nhưng họ chiêu hiền đãi sĩ sử dụng người tài với cái vốn và chất xám của họ làm cho họ thành công nên học mà không trở thành thủ khoa thì cũng không mất mát gì đâu, còn khi năng lực dó có khả năng làm thủ khoa thì tự nhiên nó sẽ đến, có không muốn nó cũng đến.

Ở trong tử vi những người nào có sao Văn Khúc chiếu thì học ở đâu cũng thủ khoa ở đó,nhiều khi học tà tà cũng đậu thủ khoa trong khi người khác phải học ôn bài, học thêm ca hai ca ba ở nhà nhưng vẫn đậu kết quả trung bình, còn những người có sao Văn Khúc chiếu thì học ít hiểu nhiều, học 01 biết 10, học những cá thể mà biết những nguyên lý, học nguyên lý thì biết ứng dụng trong thực tiễn còn nhừng người khác thì không, họ đầu tư không nhiều nhưng kết quả cao, người ta thường nói “học tài thi phận”.

Dĩ nhiên Phật giáo không chấp nhận cái này ,không quan trọng kết quả thi cử mà ta phải làm sao biến những kết quả học thành những ứng dụng thực tiễn trong đời sống. Học mà không có năng lực ứng dụng ,học xong rồi để tấm bằng treo trong tủ cho vui hay biến nó thành những bảo vật trong viện bảo tàng cá nhân nhìn thấy thì quý lắm mà không xài ở đau được hết, có nhiều người học suốt cuộc đời, bằng cấp thì đầy mà không xài gì được hết là bởi vì không có kiến thức ứng dụng ,họ giỏi về lý thuyết nhưng lại không nỗ lực học để tạo ra những ứng dụng cho những lĩnh vực họ đã đầu tư. Còn có những người học không giỏi nhưng lấy thành quả học được cứu những người khác,đem ứng dụng vào thực tế cho nên họ đỗ đạt và thành công.

Do đó đậu là tốt rồi mà chúng ta không có ham chơi, xài phí phạm tiền của cha mẹ, học một cách nghiêm túc giờ trên lớp,giờ thư viện,giờ ở nhà đúng qui trình đào tạo của các trường đại học nổi tiếng thế giới thì kết quả ra sao cứ ra chúng ta không quan tâm nhiều, bận tâm nhiều về kết quả làm chúng ta rơi vào tình trạng “ cầu bất đắc khổ”. Gieo nhân tốt ,làm việc tốt,hỗ trợ duyên tốt chắc chắn kết quả  tốt sẽ diễn ra nó vẫn là như thế thôi

Trong tình huống này các Tổ Trung hoa có câu rất là thiền vị “khai trì bất đãi nguyệt ,nguyệt thanh nguyệt tự lai” (đào ao ao xong trăng tự đến), tưởng tượng như đào giếng,đất thì có chỗ cao chỗ đất thấp, những vùng đất cao thì phải đào sâu mới có nước, những vùng đất thấp, đất trũng thì đào chừng 01 hoặc 02 met la có nước cho nên phải hiểu rõ quy luật nhân quả vật lý vừa nêu, không phải than thân trách phận tại sao ở đây tôi phải đào sâu 120 mét mới có nước mà mấy chỗ khác đào có 02 mét là có nước. Người ta có 02 mét thì sử dụng 02 mét, chấp nhận trả thêm 10 triệu, vấn đề là có nước để xài. Khi ao hay giếng có nước ban đêm trăng xuất hiện, ban ngày mặt trời và các cảnh vật xuất hiện đó là chuyện tự nhiên, còn ao chưa có nước mà ngồi cầu mong, gây áp lực cho sự cầu mong chỉ làm cho chúng ta bị khổ và khi đối diện trước một sự thật quá phũ phàng thì cái khổ đó làm cho nhiều người rơi vào bệnh trầm cảm là điều không nên

Một nguyên nhân khác của bệnh trầm cảm là có nhân sinh quan tiêu cực,khi nãy là phân tích những khủng hoảng do sang chấn tâm lý hoàn cảnh xã hội đưa đẩy và diễn ra. Bây giờ lad do nhận thức riêng của bản thân vốn có thể ảnh hưởng từ tôn giáo, chính trị, triết học hoặc là quan điểm cá nhân. Những người theo chủ nghĩa thần lý luận hay là định mệnh thường có khuynh hướng chấp nhận số phận an bày do thượng đế hay đấng sáng thế cho nên vận mệnh của họ được mô tả theo Nho giáo trong truyện Kiều là “ bắt phong trần phải phong trần,cho thanh cao  mới đặng thanh cao” họ nghĩ rằng số phận là qui luật rồi không cần sự nỗ lực của bản thân vì sự nỗ lực chẳng qua là trò đùa trước Thượng đế mà vốn họ không đủ sức để thay đổi được.

Sanh ra trong hoàn cảnhgia đình có mặt trong một khu lao động nghèo thì hầu như việc cơm áo gạo tiền làm cho người ta mệt mỏi đừ đẫn lắm và không dễ gì thay đổi được cái nghiệp ở chỗ đó, từ nghèo dẫn đến việc cờ bạc, rượu chè bê tha, tán gẫu, đánh lộn, trộm cắp, đàng điếm…và nhiều tệ nạn khác. Muốn thay đổi bản thân mình thì phải nỗ lực làm sao rời khỏi không gian đó bằng một nỗ lực lập nghiệp mới, ví dụ những người khó khăn ở miền Trung và miền Bắc thì sau năm 1975 thì miền Nam là một mảnh đất phì nhiêu mà thiếu người đầu tư, sự chịu khó chịu cực của cư dân ở 02 vùng này thì vào trong miền Nam một thời gian họ có nhà cao cửa rộng ,xe hơi, vật chất đủ đầy, còn dân Nam bộ ở tại chỗ đôi lúc nhiều người không tận dụng được cái phước mình có, cứ lè phè,tà tà chấp nhận số phận sáng mai thì uống nước đắng, chiều uống nước cay nên suốt đời toàn là cay với đắng không. Bây giờ sáng uống rượu vô thì suốt ngày làm sao làm việc được, quán nhậu bây giờ mọc ra như nấm khắp nơi, những người như vậy có thói quen chấp nhận số phận bởi vì uống rượu nhiều trở nên trầm cảm, mệt mỏi, đừ đẫn,khi có nỗi đau gì trỗi dậy thì uống rượu để không còn nhớ gì, để vô trách nhiệm với nó, phủ định nó là cách dễ nhất.

Như vậy để giải quyết vấn đề trầm cảm do nhân sinh quan tiêu cực, trước nhất ta phải nỗ lực học theo Đức Phậttứ diệu đế, xác định nguyên nhân từ thực trạng khổ đau,tin tưởng vào hạnh phúc và những kết quả tốt đẹp thực hiện bằng bát chánh đạo mới giải quyết được vấn đề một cách lâu dài.

Ta phải chấp nhận Thế giới là một hệ thống tương thuộc, tương tác, tướng tức, đa chiều, không thể cái gì tự dưng mà có, bỗng dưng mà có, cố định mà có, Thượng đế sắp đặt mà có mà la do nhân duyên để tạo ra tiến trình của sự hình thành và sự hình thành đó góp phần tạo ra hoặc tiêu cực hoặc tích cực cho các hữu thể đang hình thành và tồn tại khác.

Ví dụ các thú rừng bị giết chết bởi các con vi trùng ở trong cơ thể nó chứ không ai giết nó được thì mỗi người trong chúng ta cũng vậy, điều ác giết chết mình,những hành động phi đạo đức trái với luật, với nhân quả sẽ giết chúng ta chứ không ai giết chúng ta hết.

 Ở đây đức Phật phân tích có những kẻ do vì chủ quan, do vì hiểu lầm, do vì ganh tỵ, do vì muốn đề cao học thuyết của bản thân hay chủ nghĩa mà mình đang đi theo nên có khuynh hướng miệt thị Phật pháp, miệt thị những điều đạo đức, phỉ báng nhân quả, xúi giục người ta không nên tin và thực tập theo những điều hay lẽ phải, những điều như thế có quả báo rất nguy hiểm và hại chính bản thân mình về sau này. Đó là một hành động điển hình thôi ta có thể suy ra các hành động tương tự khác như hành động phá đạo đức, phá văn hóa, phá giáo dục, phá những giá trị tích cực, hãm hại người lành đều có hậu quả tương tự chính điều đó sẽ hại chúng ta chứ không ai hại.

Bài kệ 165 Đức Phật dạ y chúng ta nghệ thuật làm chủ nhân quả để tránh những điều xấu ác

 “ Tự mình điều ác làm, tự mình làm nhiễm ô

Tự mình ác không làm, tự mình làm thanh tịnh

Tịnh, không tịnh chính mình, không ai thanh tịnh ai, không ai nhiễm ô ai”

Nói về phương diện đạo đứctâm linh thì động cơ sáng suốt hay thái độ mê mờ làm cho chúng ta trở thành là người đạo đức hay người trái với đạo đức, người thanh tịnh hay bị cấu uế do ảnh hưởng tác động của môi trường mặc dù có chỉ là phụ thuộc chứ không thể quyết định đượcn phải có cái nhìn xác quyết như thế để chúng ta không đổ lỗi và qui trách nhiệm.

Trong mọi tình huống chúng ta hướng đi, giải quyết vấn đề để giúp chúng ta thoát những cạm bẫy

Đặt bài kệ này trong bối cảnh văn hóa Ấn Độý nghĩa rất lớn, người theo Bà La Môn giáo và Ấn giáo thì cho rằng thanh tịnh hay cấu uế là do Thượng đế sắp đặt, bốn giai cấp thì có 02 giai cấp thanh tịnh và 02 giai cấp bất tịnh.

Giai cấp vua chúa và giai cấp Bà La  môn, 1 bên phụ trách về chính trị, quân sự, bên còn lại phụ trách về tôn giáogiáo dục được xem là sáng, cao thượng, vĩ đại. Hai giai cấp còn lại là giai cấp thương giagiai cấp cùng đinh vì sanh ra để phục vụ cho 02 giai cấp trên nên tâm của họ,thân của họ được xem là không thanh tịnh và mỗi ngày mỗi thuong gia có thể tắm vài chục lần bằng xà bông thơm thì họ vẫn bị coi là bị nhơ uế, còn các vị Bà la môn khổ hạnh, ép xác quanh năm suốt tháng không tắm vẫn được xem là người thanh tịnh.

Quan niệm thanh tịnh đó rất máy móc và bất bình đẳng, có nhiều nhà vua rất áp đặt, nhiều vị quan thần rất là bất công, nhiều người đại diện Nhà nước nhưng toàn làm những chuyện sai trái vì họ là giai cấp Sát đế lợi cho nên văn hóa Bà la môn giáo cho rằng họ thanh tịnh từ lúc mới sinh ra cho đến lúc qua đời nếu cha mẹ bảy đời của họ là thuần chủng, không có các hôn nhân dị chủng với bất kỳ giai cấp khác bao gồm giai cấp thương giagiai cấp cùng đinh, rất là khó chấp nhận.

Văn hóa Ấn độ giáo còn có những điều khó chấp nhận khác chẳng hạn như cho rằng sông Hằng là nơi linh thiêng nhất, nơi sạch sẽ nhất nên ai có những nỗi khở niềm đau xuống sông Hằng tắm sẽ trở nên thanh tịnh và hết tội.

Một số tôn giáo nhất thần của phương Tây như là Do Thái giáo, Thiên chúa giáo, chánh thông giáo, tin lành, Ấn giáo có cùng nguồn gốc Thiên chúa và Do Thái thì cho rằng khi tội mà tới xưng tội trước 01 vị linh mục thì được rửa tội và hết tội. Đức Phật không chấp nhận các quan điểm như vừa nêu, tội do chính chúng ta làm thì quả chúng ta làm thì quả chúng ta phải gánh chịu,sám hối nỗ lực chuyển nghiệp là  giảm thiểu tối đa chứ không thể nào dứt điểm được nó.

 Sự giảm thiểu của nghiệp diễn ra dựa vào qui luật loại trừ trong nhân quả, ví dụ bị ngộ độc thưc phẩm đưa tới bệnh viện thì bác sĩ chỉ cho những loại thuốc giải độc thì thuốc giải độc đó là qui trình chuyển nghiệp độc ra khỏi cơ thể để chúng ta tái hồi phục sức khỏe, phải mất mấy ngày sau mới bình phục được chứ không  phải uống vô là hết liền, qui luật chuyển nghiệp là như vậy, ví dụ trước đay chúng ta từng giết người thì giờ phải gieo nghiệp tạo mạng sống, bảo vệ môi trườn sinh thái, giúp đỡ người già, chăm sóc người cô đơn yếu thế, phục vụ các nhiệm vụ y tế với tấm lòng y đức… những cái đó co tác dụng loai trừ và triệt tiêu cái nghiệp giết người lúc trước đay ở mức độ tương đối chứ không thể tuyệt đối được. Nếu chúng ta gieo trồng nhiều nghiệp bảo vệ mạng sống như vừa nêu thì thay vì nghiệp sát sanh đó ta có thể bị chết vì tai nạn nào đó do con người tao ra thì bây giờ có thể té,trầy xước đưa tới bệnh viện có thương tật nhưng mà không chết ,đó là chuyển nghiệp.

Trong lễ hội tắm sông Hằng vào cuối tháng 12 và đầu tháng Giêng DL mỗi năm tại Ấn độ có khoảng 450.000 người có mặt dưới dòng sông vào lúc 4 giờ khuya vào thời điểm này nhiệt độ lạnh khoảng âm độ nhưng do vì niềm tin này nên người ta cứ lội xuống sông nên sau khi tắm sông về vài ba ngày là bị đau xương khớp hết, nhưng người ta không tin sưng khớp là do lạnh mà sưng khóp là do it vận động, trong khi ít vận động chỉ là một nguyên nhân thôi mà thêm cái lạnh mà không điều trị dẫn đến nguyên nhân đau nhức nhiều hơn.

Trong số các quan niệm thanh tịnh thì có quan niệm thanh tịnh này có ứng dụng tương đối, 02 vợ chồng nếu có hục hặc với nhau, mất hạnh phúc, rầy rà, lời qua tiếng lại thì nền văn hóa Ấn độ khích lệ là cứ đến sông Hằng 02 nắm tay nhau, bịt lỗ mũi lại nhúng đầu xuống nước chừng 03 giây coi như là rũ bỏ về không được nhắc lại chuyện cũ dù không biết ai đúng ai sai cứ bỏ hết thì đó là cái hay. Dĩ nhiên khi ngập đầu xuống sông Hằng ,ngóc đầu lên là dơ rồi vì toàn bộ chất thải của thành phố ? mấy nghìn năm thải xuống đen như cầu Công lýViệt Nam đen và dơ, rồi xác chết thả xuống ngổn ngang, xương thiêu cũng còn nhiều, nhiều khoảng sông Hằng nồng nặc mùi xú uế, nước bị ô nhiễm nghiêm trọng nhưng do mê tín người ta vẫn lấy nước đó về thờ cúng,uống thoải mái. Do vì niềm tin đó nên mỗi khi bị bệnh người ta không nghĩ do uống nước ô nhiễmsông Hằng mả mà chỉ nghĩ là do những nguyên nhân khác.

một lần thuyết giảng Đức Phật phân tích nếu sông Hằng có khả năng tẩy tịnh thì các con cá cua tôm,loài thủy hải sản phải giải thoát trước nhất vì nó ngâm mình dưới đó 24h/ ngày,365 ngày/năm, từ kiếp này qua kiếp nọ, có nhiều con được ngâm từ lúc là trứng trong bụng con cái mà có giải thoát, có thanh tịnh gì đâu, cũng khổ đau như thường.

Cho nên không thể qui kết thanh tịnh hay nhiễm ô bằng chủ nghĩa hình thức mà phải thanh lọc nó từ tâm, động cơ xấu thì hành động xấu, kết quả tiêu cực và người đó phải gánh lấy thôi, muốn được hạnh phúc thì phải tự làm lấy chứ không thể làm dùm.

Từ lời dạy này Quý Phật tử nên nhớ đừng nhờ người thân lạy Phật dùm mình phải tự đích thân đến chùa mà lạy, đừng nhờ người khác làm từ thiện dùm phải đích thân mà đi trừ trường hợp bệnh tật hoặc bận rộn quá không có thời giờ nên nhờ người khác làm để cùng chia công đức, hoặc biết là con lười đi chùa thì giả bộ hôm nay mẹ bệnh quá nên con đem cái này đến bỏ vào thùng phước sương ở chùa hoặc đến trung tâm từ thiện để giúp người nghèo để con mình trực tiếp chứng kiến những nỗi khổ niềm đau để con bớt tiêu xài hoang phí, đó là nghệ thuật giáo dục, ngoài những mục đích giáo dục vừa nêu thì việc đích thân tự làm có ý nghĩa hơn là nhờ người khác làm.

Tuy nhiên cũng phải hiểu đúng cách, có 1 Phật tử ở Mỹ tuổi ngoài 50, thấy người già là động lòng rơi nước mắt nên mỗi tuần vào ngày chủ nhật khi nghỉ làm là bà đến trung tâm người già ở bên Mỹ ở  Houton để làm từ thiện, chăm sóc, cho ăn uống, lau rửa cơ thể các cụ già ,sau đó đi về mà mỗi lần về nằm  đau 02 ngày bỏ công việc làm ngày thứ 2, thứ 3 mặc dù bà là giám đốc công ty thẫm mỹ nên bỏ 02 ngày như vậy không ảnh hưởng gì đến kinh tế. Nếu bà đích thân giao du với khách hàng lớn vào 02 ngày thứ 2, thứ 3 đó có thể tạo ra USD 2,000.00 – 4,000.00 trong khi việc đóng góp từ thiện giúp các cụ già đó giá trị chừng USD 500.00 vậy tại sao không trích USD 500.00 -1,000.00 nhờ những người có sức khỏe, được huấn luyện chuyên môn trong lĩnh vực để chăm sóc sức khỏe để mình khỏi bị bệnh, người kia được phước,mình cũng được công đức, đó là cách sắp xếp làm việc thiện, chứ không phải thích thì làm rồi lăn ra bệnh thì được gì

tự mình thanh t ịnh phải hiểu là thanh tịnh từ động cơ tốt, chứ không làm dùm, tu thế. Có nhiều người cha người mẹ một ngày đi 03 thời kinh, chiều đi chùa Ấn Quang, tối đi chùa Giác Ngộ ,6 h tối cho mình, 07 giờ tối cho chồng,08 giờ tối cho con, thật ra là mình hưởng hết vì họ đâu có làm mà hưởng, dù có hồi hướng công đức  .Thay vì mình đi tu dùm thì tạo điều kiện khích lệ cho người đó tham gia.

Có nhiều người tới chùa nhờ tư vấn, hỏi ra chỉ là nhờ tư vấn dùm thôi, hỏi sao không để người cần tư vấn tới hỏi thì nói là sợ người đó không chịu đi, nêu không chịu đi thì tư vấn để làm gì, giống như bị bệnh mà không thèm gặp bác sĩ thì làm sao mà điều trị, không ddiiefu trị dùm được, bác sĩ họ có kinh nghiệm riêng nhìn sắc khí, thần thái của người bệnh, dáng đi,giọng nói, coi mắt, coi lưỡi, đo tim mạch, đo tăng xông, dựa trên những kê khai của người bệnh để chẩn đoán bệnh, sau đó đề nghị thử bằng các loại máy móc hiện đại, chức tư vấn dùm để mà làm gì. Do đó thương mà không biết cách thì cũng không giúp ích gì cho người khác, chúng ta phải thấy nhân quả tự thân giải quyết các vấn đề... howajc học tới nơi tới chốn để biết phương pháp mà làm, ai có nỗ lực và nhậ n thức đó là tự thương yêu chính bản thân mình.

Tóm lại chuong thứ 12 kinh Pháp Cú dạy chúng ta tự chăm sóc bản thân mình bằng sự thanh tịnh hóa tâm, bằng những động cơ trong sáng, bằng các thái độ vô ngã vị tha, bằng đời sống đạo đức, bằng trí tuệ dẫn lối soi đường và những nỗ lực biết chuyển nghiệp để làm những cái xấu ác rơi rụng khỏi đời sống của chúng ta. Đó là những bài học có ý nghĩa trên con đường mưu cầu hạnh phúc cho bản thân.
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:

Vượt qua bệnh trầm cảm

16/01/20183:24 SA

Nói không với bệnh trầm cảm

16/01/20183:00 SA

Đừng để trầm cảm hủy hoại cuộc đời bạn




Tạo bài viết
06/11/2016(Xem: 38699)
26/05/2023(Xem: 41623)
29/06/2021(Xem: 4978)
25/09/2016(Xem: 11256)
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.