PHƯỚC HOẠ KHÔN LƯỜNG
Tiểu Lục Thần Phong
Nhiều người trong chúng ta chắc ai ai cũng biết chuyện “Tái ông thất mã”, câu chuyện xoay quanh phước - họa thật khó mà đoán trước. Dân gian cũng có câu: Trong may có rủi, trong rủi có may. Người sính chữ thì văn hoa hơn:” Phúc trung hữu họa, hoạ trung hữu phúc”…
Con người, vạn vật và muôn sự ở thế gian này luôn luôn ở trong trạng thái thống nhất của hai mặt: Âm - dương, sáng - tối, sanh - tử, tốt - xấu, thánh – phàm, nam - nữ, họa -phước… Không thể chỉ có hoàn toàn tốt hoặc hoàn toàn xấu, không thể chỉ có một mặt này mà không có mặt kia. Hai mặt của một vấn đề luôn thống nhất và cân bằng với nhau, một khi lệch một bên thì sẽ sanh ra sự biến đổi, chuyển dịch. Nếu con người nghiêng về phần người thì tốt đẹp, thăng hoa còn nếu nghiêng về phần con thì xấu đi, đọa lạc.
Sự việc trong đời cũng thế, nếu nghiêng về mặt tốt thì sống hài hoà với thiên nhiên, tình thương và trách nhiệm tăng trưởng. Còn nếu con người thiên về ích kỷ, hưởng thụ thì sống vì cái tôi, sống vô trách nhiệm, hưởng thụ tối đa bất chấp hậu quả như thế nào.
Dù với lý do gì, nguyên nhân naò đi nữa thì con người và thế giới này đang lãnh họa. Cái họa này thật kinh khủng: bệnh tật, chết chóc, kinh tế suy thoái, đời sống ngưng trệ, mọi hoạt động của xã hội phải đình chỉ.
Ôn dịch xưa nay vẫn thường xảy ra, nhưng cái hoạ
Từ khi
Dịch Corona virus xảy ra, nạn kẹt xe của nhiều thành phố trên thế giới tự nhiên giảm hẳn hoặc hết luôn. Kẹt xe là một vấn nạn của thế giới hiện đaị, làm tốn tiền của, ô nhiễm môi trường, gây căng thẳng… các hính phủ cũng điên đầu mà chẳng thể làm gì được. Dân chúng bực bội, bất bình, chịu nhiều khổ ải nhưng cũng phải cắn răng chịu. Giờ nhờ dịch mà tự nhiên mất hẳn, phố phường thông thoáng, xa lộ hanh thông…
Ôn dịch
Ôn dịch Corina virus xảy ra đã làm cho nạn săn bắt, mua bán, tiêu thụ động vật hoang dã ở
Du lịch là nguồn lợi lớn của nhiều quốc gia, một mối thu lớn cho ngân sách nhưng mặt trái của nó cũng ghê gớm lắm, vì lợi ích trước mắt mà các chính phủ nhắm mắt làm ngơ. Khách du lịch làm tổn haị nặng nề đến thiên nhiên từ những bãi biển, rặng san hô dưới nước, cho đến đỉnh non thiêng, từ thành thị cho đến rừng rú…Khách du lịch làm hư hoại, biến dạng những di tích lịch sử, văn hoá, những di sản văn hoá…Từ khi dịch bệnh xảy ra, khách du lịch giảm thì những vấn nạn kia cũng giảm theo. Chính khách du lịch là những người mang Corona virus gieo rắc khắp nơi, họ đến đâu thì gây ra lây nhiễm đến đó, lẽ ra các chính phủ phải cấm khách du lịch đến từ những vùng có dịch nhưng vì lợi ích kinh tế nên làm ngơ, giờ thì hậu quả còn nặng nề hơn những lợi ích mà khách du lịch mang laị.
Những nhà hàng, quán nhậu, tửu điếm… phục vụ cho những thực khách ăn uống vô hạn độ, nay nhờ
Dịch Corona virus là một dịp để các chính phủ hoạch định lại chính sách của mình, giá mà khi dịch xảy ra ở Wuhan, các chính phủ hành động nhanh, cấm người từ vùng dịch thì có lẽ hậu quả không lớn như bây giờ. Toàn cầu hoá, lợi ích kinh tế, sự lệ thuộc vào nguyên liệu sản xuất của Trung Hoa đã làm cho các chính phủ chần chừ, làm ngơ vì thế mà dịch bệnh lan truyền và lây nhiễm trên toàn thế giới
Dịch bệnh xảy ra cũng là cơ hội kiểm nghiệm và chứng thực những lợi ích chân thật của các tôn giáo. Dịp để mọi người xem laị cách ăn ở, hành vi của mình và cũng dễ dàng nhận ra đâu là thật - giả, tốt - xấu…
Không có một thế lực siêu nhiên thần thánh, thượng đế nào có thể cứu giúp được, con người phải thức tỉnh, con người phải hành động tự cứu lấy mình. Đức Dalai Lama từng phát biểu đaị ý như thế này: Con người tạo ra vấn đề rồi cầu xin thượng đế giải quyết giúp, thượng đế cũng chịu thôi, con người phải giải quyết vấn đề do chính mình gây ra! Không thể cầu nguyện suông, cầu nguyện chỉ là hỗ trợ tinh thần, con người phải thức tỉnh, phải hành động thôi!
Ôn dịch cũng là cơ hội để người Phật tử quán xét laị mình, có áp dụng được chút gì Phật pháp trong đời sống không? Người Phật tử không nhất thiết phải trường trai nhưng ít ra cũng giảm bớt hưởng thụ máu thịt, rượu chè… phước muôn loài mà cũng phúc ta. Là người Phật tử thật sự thì chẳng việc gì phải hoang mang, rần rần chạy theo đám đông giành giật mua giấy vệ sinh, hàng hoá, thực phẩm để dự trữ! Mình cứ bình tĩnh, tự tại, hãy biết rằng đó là cộng nghiệp, vì cái nghiệp chung mà mình sinh ra và lớn lên vào thời gian đó, sống trong môi trường xã hội đó. Tuy nhiên trong cộng nghiệp laị có biệt nghiệp riêng của mỗi người, điều naỳ cũng dễ thấy, tuy dịch
Học Phật là để ứng dụng vào đời sống hàng ngày, những lúc như thế này dễ dàng hiển lộ cho thấy “ chất lượng” thật sự của một Phật tử, một con người. Học Phật không phải để thao thao bất tuyệt sắc – không, Bát nhã… cũng chẳng phải xì sụp lễ bái cầu khẩn khấn vái… mà là để giác, để tỉnh. Phép lạ trong nhà Phật không phải là phun mây nhả khói, đi nước bước không, không phải cứu người chết sống dậy mà là làm cho một con người từ mê muôị sang tỉnh thức, từ sai lầm thành đúng đắn, từ xấu thành tốt.
Ôn dịch xảy ra và sẽ còn tiếp tục xảy ra, ôn dịch có thể là quy luật sanh - diệt của tự nhiên, có thể là nghiệp sát chín muồi, có thể do nhân tạo…Qua trận dịch này cho thấy con người và xã hội hiện đaị có nhiều bất cập, hy vọng con người và các chính phủ sẽ học được gì đấy để hoạch định chính sách tương lai.
TIỂU LỤC THẦN PHONG
Ất Lăng thành, 03/2020
- Từ khóa :
- Phước hoạ
- ,
- khôn lường