Xúc Thực

30/04/20205:21 SA(Xem: 5484)
Xúc Thực

XÚC THỰC
Nguyễn Viết Thanh

ảo giác
ảnh minh họa

Hằng ngày, cơ thể chúng ta cần thức ăn để nuôi sống thân. Nhưng không chỉ có vậy, chúng ta còn cần các món ăn về tinh thần: Phật gọi đó là Xúc Thực.

Đức Phật thường khuyên đệ tử nên tìm về chốn tịch mịch để thực hành tu tập, suy nghĩ mà tận diệt gốc khổ đau, tại sao vậy? vì từ sự tiếp xúc với thế giới bên ngoài qua sáu căn (mắt, tai, mũi, lưởi, thân, ý), các ô nhiễm từ môi trường chung quanh thâm nhập và làm ô nhiễm tâm; Phật đã dùng hình ảnh một con bò bị lột da dẫn xuống sông. Dưới sông có hàng vạn loài sinh vật li ti bu lại hút máu và rỉa thịt con bò. Và khi ta đưa con bò tới đứng gần một bức tường hay một cây cổ thụ, cũng có những sinh vật li ti sống trên bức tường và trong cây cổ thụ bay ra, bám vào con bò để hút máu. Tại sao Ngài nói như vậy? vì ngày xưa khi mà điều kiện đi lại còn khó khăn và không có nhiều phương tiện thông tin với thế giới bên ngoài thì làm sao sự ô nhiễm có thể nhiều đến như vậy? Có Phải chăng Ngài thấy trước được lối sống của chúng ta ngày nay và đó là lời dạy cho chúng ta !

Trong thế giới ngày nay, con người luôn mở lớn các giác quan và bộ não để tiếp xúc, tiếp nhận một lượng lớn các thông tin từ bên ngoài, ngày này qua ngày khác, cả trong lúc ăn, lúc ngủ nghĩ. Nếu chúng ta không có sự bảo vệ lấy mình, tâm ta sẽ bị nhiểm bẩn. Vì sao? Sự tiếp xúc giữa giác quan với bên ngoài đầu tiên cho ra cảm giác dễ chịu hay khó chịu để hình thành nên tâm ham muốn hay ghét bỏ với loại tiếp xúc đó. Chính tâm ham muốn ghét bỏ nầy khi khởi lên sẽ điều khiển các hành động chúng ta. Lâu ngày các hoạt động trong suy nghĩ, lời nói và hành động đi theo một khuynh hướng rõ rệt tạo thành lề thói, tức là nghiệp được hình thành. Nghiệp, thói quen lập đi lập lại, tạo nên một lực vô hình và dẫn dắt mọi hành động của chúng ta theo một khuôn mẫu được định hình và gần như không thể thay đổi được.

Chúng ta tự hào mình là sinh vật thông minh, chúng ta độc lập suy nghĩ, chúng ta tự quyết định mọi hành động của mình, không ai có thể thay đổi vận mệnh của mình, vận mệnh của chúng ta do chúng ta quyết định…. Và còn nhiều suy nghĩ đại loại như thế, nhiềuTriết Gia, kể cả nhiều bậc thâm sâu trong tôn giáo rỉ rã vào tai ta mỗi ngày những điều tương tự! Các tư tưởng trên điều đúng, tuy nhiên đời nay chúng ta hãy bàn xem liệu chúng tađộc lập trong suy nghĩ, chúng ta có tự quyết định vận mệnh mình được hay không, khi mà có quá nhiều sự tác động chi phối từ bên ngoài? Tâm ta còn giữ được sự quân bình và không ô nhiễm hay không? Điều đó dễ hay khó?

Sự tiếp xúc với khối lượng lớn các thông tin từ bên ngoài từ ngày này qua năm nọ đã có tác dụng uốn nắn, hình thành một khuôn mẫu trong từng suy nghĩ hành động của chúng ta mà ta có thể không hay biết. Chúng ta theo một khuynh hướng thời trang, ăn uống, du lịch, loại gam, loại phim nào? Hay ta theo một khuynh hướng chính trị nào: khuynh hữu hay khuynh tả? Tôn giáo nào: Phật, Thiên chúa, Hồi giáo hay một hệ phái cách tân...? mỗi ngày một ít ta bị uốn nắn một chút để rồi hình thành nên một con người hoàn toàn khác theo khuôn mẫu nào đó: thiện hoặc ác hoặc không thiện không ác… 

Xa hơn nữa, đến lúc nào đó ta trở thành nghiện ngập theo một hình mẫu nào đó để rồi dần hình thành nên một con người “có thể tạm gọi là robot” biết vâng lời. Ta trở thành những con cừu non, mỗi ngày một vâng lời hơn, dễ bị sai khiến hơn, ta trở thành “Fan” (fanatic) của một ai đó, của một thần tượng, của một lối sống, một nhóm người, một club, của một hệ phái nào đó về chính trị, về tôn giáo … Ngày nay chúng ta gần như là tín đồ của điện thoại động, của TV, radio,  show truyền hình, mạng xã hội như FB, Twitter, youtube… của các hoạt động vui chơi, mua sắm, cà phê, tụ họp….bạn có thấy cảm giác trống vắng, khó chịu bức bách, chán nãn tuyệt vọng, trầm cảm… như thế nào khi bạn bổng dưng thấy mình như cắt rời khỏi thế giới đó. Ví dụ, qua thời gian 2-3 tuần giãn cách xã hội một phần như hiện tại ! Nếu bạn có cảm giác đó một cách mạnh mẽ, coi chừng Ta đã thật sự trở thành nô lệ! Ta trung thành tuyệt đối, ta không thể suy nghĩ gì khác được, ta luôn suy nghĩ theo khuôn mẫu mà ai đó tạo ra.

Và khi mà Ta thật sự bị “Tẩy não ” thì thật là khủng khiếp! ta thật sự không còn nắm vận mệnh của ta nữa khi mà Trí óc của ta bị tù đày trong khuôn mẫu cố định đó rồi…. khi đã trở thành nô lệ rồi thì ta chỉ còn tuân theo định mệnh mà ai đó đã an bày…chúng ta như nghững con cá, con lươn… vì tham mồi ngon mà bị cắn vào câu, bị chui vào cái lờ đã sẳn bày ra… ôi thôi! Trong thế giới này có muôn vàn cái bẩy như thế được giăng ra và chúng ta chỉ là các con mồi mà thôi! Khi ta bị mê hoặc, thành tín đồ, fan, bị tẩy não rồi thì điều này trở thành chướng ngại lớn cho bạn tiếp thu những điều đúng, điều hay. Ta gạt phăng mọi lời nói, lời khuyên trở thành bức tường làm dội đi các lời tốt đẹp, ta không nhìn thấy gì bên ngoài bức tường đó. Ta bị vô minh, theo như ngôn ngữ nhà Phật! Bi quan quá phải không? Nhưng nếu chúng ta chịu tách mình ra khỏi đám đông và suy nghiệm thì không khó để chúng ta nhận ra điều nầy! Nguy hiểm không kém, nhiều tổ chức tội phạm đã lợi dụng các phương tiện thông tin hiện đại, họ dụ dỗ chúng ta tham gia các diễn đàn, các phòng chat, các đường dây buôn bán người, buôn bán tình dục, đặc biệt tình dục trẻ em… và có rất nhiều người trở thành nạn nhân, nô lệ cho chúng và không thể nào thoát ra được, ôi thật thương tâm! Ngày nay, cái Ác ngày càng được ngụy trang một cách tinh vi và có mặt ở mọi nơi!

Ta bị tẩy nảo bằng cách nào?

Thật vậy, khi một thế lực, một tổ chức… nào đó muốn dùng quyền lực này thì một bộ phận trong chúng ta không thể cưởng lại họ được. Paul Joseph Goebbels – Bộ trưởng Tuyên truyền Đức Quốc xã, cánh tay phải của trùm phát xít Adolf Hitler từng nói: “Nếu nói dối đủ lớn và cứ tiếp tục lặp đi lặp lại lời dối trá của mình, quần chúng rồi sẽ tin vào lời dối đó”. Chính vì vậy, Đức Quốc xã đã dùng bộ máy tuyên truyền để thay đổi tư tưởng, nhận thức của cả một dân tộc văn minh thành một đất nước cuồng vọng, đi xâm chiếm và giết hại dân tộc khác.

Và ngày nay, nguyên tắc này vẫn luôn còn giá trị với sức mạnh ghê gớm được tăng lên gấp nhiều lần với sự trợ giúp cùa tiến bộ khoa học kỹ thuật. Một số Giáo Phái, chế độ chính trị và ngày càng nhiều công ty thương mại, giải trí, mọi ngành nghề trong xã hội đều học theo mô hình này: ta sẳn sàng ca tụng đến mây xanh cái của ta, che dấu hết mọi khuyết điểm, chê bay dè bĩu đối thủ… dù cho ta phải nói dối, phải dùng mọi thủ đoạn, thủ đoạn ngày càng tinh vi, miễn sao ta lôi kéo một số đông người trở thành trung thành, các fan, các con người sẳn sàng chết vì ta, vì lý tưởng của ta...! 



Rất nhiều ví dụ minh họa cho điều đó mà bạn có thể tìm thấy. Sự mê tín đó có ma lực mạnh mẽ khiến cho người nghèo lẫn người giàu, người ít học lẫn người có học thức cao như bác sĩ, kỹ sư, luật sư… đều bị mê hoặcđi theo. Vậy chúng ta hãy nhớ và luôn cảnh giác. Sự lôi kéo này không phải bao giờ cũng rõ ràng để ta nhìn thấy mà nó âm thầm uốn nắn hệ tư tưởng ta mỗi ngày một gần hơn…cho một khuôn mẫu nào mà người ta muốn! ta luôn bất an, luôn bị kích thích, luôn ham muốn với sản phẫm mới, thời trang mới, trò chơi mới, xe mới, du lịch, món ăn, muốn nghe những lý thuyết tôn giáo mới, phương pháp tu mới…. ta luôn chạy theo, tâm ta luôn lang thang bất định…!

Do nắm nhu cầu, khuynh hướng của con người trong xã hội cần giao tiếp với nhau mà các mạng công nghệ truyền thông quảng cáo, các mạng xã hội như Facbook, Google, Twiter, Instagram, Yahoo, Youtube… nhảy vào tranh giànhtrở thành các vị vua mới. Họ thật sự thành lập các đế chế với quyền lực thật to lớn! Có nhiều tin tốt có tính giáo dục con người hướng thiện… đó là điều không chối cải. Tuy nhiên, cũng có quá nhiều tin vô bổ, tin có hại, tin giả, các học thuyết tà mị….trên các phương tiện này. Cái thiện thì ít ai theo nhưng cái xấu được nhân rộng nhanh chóng ra trăm ngàn triệu lần…chỉ tội cho ai đó u mê lầm đường mà theo!.

Một điều nữa, tâm con người ngày nay rất háo hức tham gia vào chuyện thị phi đúng sai bởi vì do tiếp xúc với lượng lớn thông tin nên tâm luôn bị kích thích. Một bài giảng của một vị Thiền sư có thể chỉ có vài chục người theo dõi nhưng một câu nói, một hình ảnh, một đoạn clip vô bổ vài phút thì có thể có hàng triệu người xem và bình luận sôi nổi. Với sự háo hức đó, ta không còn giữ tâm quân bình mà luôn bị thiên lệch. Khi tâm bị thiên lệch rồi thì tạo nên chướng ngại (vô minh) ngăn cản ta biết được sự thật. Hơn nữa, khi một tin tức được đưa ra thì tin đã sai lệch trước đó rồi bởi vì người đưa tin đã dùng tâm thiên lệch. Vì vậy, để biết được sự thật là gì gần như nhiều khi là không thể. Về mặt khoa học, chỉ nhìn thấy một bức hình, một đoạn video ngắn mà bạn tưởng rằng có thể thấy được mối tương quan nhân quả sao? Bạn đã lầm to và có khi cả thế giới cũng đã từng lầm lẫn khi phán xét như thế! ví dụ, thấy bức hình một người đánh một người khác: ta làm sao hiểu được ai đúng sai? Làm sao hiểu được thật sự chuyện gì xảy ra mà phê phán! Muốn biết được nhân quả ta phải hiểu rỏ cả quá trình lâu dài của toàn bộ câu chuyện chứ không phải chỉ thấy một mãnh nhỏ một phần của câu chuyện! Chính vì háo hức, luôn bị thiên lệch nên chúng ta dễ bị lợi dụng, dễ bị gia nhập cái gọi là “bầy đàn”: tâm ta luôn bị dẫn dắt bởi sói đầu đàn và gây nghiệp chướng bằng khẩu hành, ý hành và thân hành: ta ném đá, ta chưởi rũa, ta chỉ trích cay độc…. và gây đau khổ cho người khác và cho cả tâm ta nữa. Điều đó tạo nên một lối suy nghĩ, đạo đức vô tâm tra tấn tập thể, không hợp với đạo lý làm người! Ôi! nghiệp nặng của chúng sanh tạo nên xã hội luôn bất ổn! bất an như tâm của chúng ta vậy!

Ngày nay, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) còn giúp ích thêm nữa cho các phương tiện thông tin. Khi ta đọc các thông tin trên Youtube, Google chẳng hạn, ta đã tự chọn lựa thông tin yêu thích cho riêng mình nhưng chỉ cần một cái click, một cụm từ ta gõ thì vô vàn các thông tin hiện ra để hướng dẩn chúng ta những thông tin thích hợpliên quan. Đây là công cụ rất tiện lợi, ngày càng sẽ tinh vi hơn, nhưng mặt trái là nó có thể gợi ý, hướng dẫn tư duy ta phải theo một khuynh hướng nào đó rất hữu hiệu. Nhưng có phải đó là hình ảnh cho tương lai: con người trở thành nô lệ cho trí tuệ nhân tạo?

Mark ZuckerbergÔng Maczukenberg lập ra FB: tạo ra đế chế với dân số hơn 2 tỷ. Chúng ta tưởng rằng MZ chỉ kiếm tiền qua quảng cáo thôi sao. Khi người tham gia vào FB, tâm ta, sở thích, suy nghĩ, hành động của ta và nhiều khi của cả người thân bị phơi bày. Chuyện trong nhà ngoài cửa ai cũng biết mà ta thì vô tư như những con cừu non. Khi ta thành cư dân, ta liên tục tiếp xúc với các sự kiện, các tin giật gân, mọi chuyện đúng sai, đời thường, sở thích, ưa ghét, tôn giáo, chính trị… Ta bị lôi cuốn, ta like, cảm xúc, ta bàn luận… Rồi chính ta bị họ phân loại, sàng lọc để trục lợi và rồi món lợi mang lại cộng với quyền lực khuynh đảo thế giớivô cùng to lớn! Bạn hãy chịu khó suy nghĩ đi, chắc là còn nhiều những chuyện khác nữa! Nhưng phải nhìn nhận, MZ đúng là thiên tài: đi trướcxỏ mũi cả thế giới!

Tôi thật sự không chống đối các mạng xã hội, inernet, công nghệ thông tin, truyền thông: mọi thứ đều có ưu khuyết điểm. Chúng ta không chối cãi chính các hệ thống nầy đã kết nối chúng ta, nếu không có chúng thì các dòng suy nghĩ của tôi không thể chia sẽ cùng các bạn và còn nhiều lợi ích nữa mà ai cũng biết. Tôi chỉ muốn cảnh báo, thức tĩnh các bạn về các tác dụng hại của nó. Ta nên sử dụng các ưu điểm, các lợi ích mà chúng mang lại cho ta. Mỗi người nên tùy theo hoàn cảnh của mình mà phát huy ưu điểm của mạng xã hội truyền thônghạn chế tối đa các tác hại của nó!

Như vậy, bạn hãy tự bảo vệ mình bằng cách tạo cho mình một lớp da bảo vệ để chống lại các vi trùng từ bên ngoài thâm nhập vào qua năm cửa ngõ: mắt tai mũi lưỡi thân và đối với một số người thì có thêm cửa ngõ thứ 6: bộ não, ý thức.

Làm sao để tạo lớp võ bọc bảo vệ mình?

Vai trò giáo dục của gia đình, nhà trường, xã hội, của Luật pháp...?

-  Bạn chỉ nên nghe, thực hành theo đúng những Tôn Giáo chơn chánh mà bạn đang theo. Đối với Phật giáo là Tám điều đúng cần thực hành gọi là bát chánh đạo, tức là thực hành chân chánh đúng đắn trong: hiểu biết, suy nghĩ, lời nói, hành động, nghề nghiệp, tinh tấn, nhớ nghĩ, định tâm.

-  Hãy chọn lọc thông tin từ bên ngoài qua sáu cửa ngỏ của thân tâm giống như ta phải diệt Vi rút khi cho USB vào máy vi tính; chỉ còn thông tin sạch thành các nguồn bổ dưởng cho tâm, nuôi tâm phát triển theo đường thiện lương! Bạn hãy luôn nhớ rằng: sự bảo vệ nầy phải luôn liên tục không ngơi nghĩ suốt cuộc đời mình.

-   Nên tránh xa các thị phi, luôn giữ tâm quân bình khi nhận xét đánh giá để tránh tạo thêm nghiệp không tốt do tâm khẫu ý mà ra. Đặc biệt, hãy tránh xa các học thuyết cách tân tà mị về tôn giáo…

Mỗi người chúng ta sẽ tự suy nghĩ cách bảo vệ lấy chúng ta! Tôi chỉ nêu bài toán, một lời cảnh giác, câu trả lờigiải pháp là ở mọi người.

Xin đừng làm các chú bò bị lột da.

Ngày 16/4/2010

NVT 


Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 12494)
03/04/2013(Xem: 29371)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.