Hạnh phúc mộng và thực

18/05/20201:00 SA(Xem: 4805)
Hạnh phúc mộng và thực
HẠNH PHÚC MỘNG VÀ THỰC
Quang Minh

Thế gian vốn có cái này thì có cái kia, có âm thì có dương, có trái thì có phải, có sai thì có đúng, có trắng thì có đen...thì sự trái ngược nhau đó gọi là hai biên kiến, hai hai bờ, hai sự phân biệt mà ra. Trong hai biên kiến thì hạnh phúc có cái ngược lại đối lập với nó là sự khổ đau. Vậy hạnh phúc và khổ đau được xây dựng hay từ đâu khởi nên? Để có thể biết được chúng ta cần đi vào tìm hiểu tứ diệu đế của Đức Phật

Khi mới thành đạo, thì bài pháp đầu tiên Đức Phật truyền dạy cho năm anh em Kiều Trần Như là bài pháp tứ diệu đế là bốn chân lý của cuộc đời. Tứ diệu đếkhổ đế, tập đế, diệt đế, đạo đế. Trong đó khổ đế bàn về các sự khổ của con người như sinh già bệnh chết, có còn được mất, ái biệt ly khổ, oán tăng hội khổ, sở cầu bất đắc...vậy cuộc đời chỉ là khổ ít hay khổ nhiều mà thôi. Nhưng sống trong cảnh khổ khi nào mới thấy khổ? Đó là có nạn thì thấu hiểu, có gian nan mới cảm nhận được, có đau thương mới biết được, có trong hoàn cảnh bất như ý mới ngộ được thế nào là khổ. Vậy tu đạo thì gian nan hay khổ đau có khi lại là vị thầy thử thách, vị thầy chỉ bảo cho người tu có thể tiến tu nhằm đạt được nguyện cầu hay sự phát tâm của mình. Nhưng khi nguyên nhân đau khổ đó truy vấn tìm kiếm nguồn gốc thì lại thấy nó có mối quan hệ với tâm của mình. Tâm mình do vô minh hay sự tối ám bởi tham lam, sân hận, si mê che đậy lại làm cho bám chấp vào những pháp vô thường của thế gian, của sự vật, sự việc, con người, tình huống...mà khởi tâm bất như ý liền đó có khổ liền theo. Vậy khổ đau chính do tâm bất như ý khởi lên phiền não, kéo theo tâm trí bị ràng buộc nơi khổ. Chỉ khi tâm mình không còn bám chấp, không còn phân biệt, không còn vọng động chấp trước vào các pháp thì mới thanh tịnh tâm, an bình tâm, giải thoát tâm liền xa rời sự khổ nạn hay ưu phiền.

Để được vậy thì diệt đế là pháp thứ ba của Đức Phật khuyên hàng đệ tử siêng tu bát chánh đạo, thập nhị nhân duyên, lục độ vạn hành, tụng kinh, trì chú, đọc kinh điển đại thừa, phát tâm tu đạo, xa lìa mê chấp, vô ngã vị tha, từ bi hỷ xả, niệm Phật niệm Pháp niệm tăng. Trong diệt đế là sự diệt khổ thì có 84000 pháp môn chia ra thì có ba tông cơ bản là tịnh độ tông, thiền tông, mật tông. Tịnh độ lấy giới nguyện hạnh làm căn bản cho sự tu tập, phát nguyện sanh về cõi tịnh độ thù thắng của Đức Phật A Di Đà, còn thiền tông lấy tâm làm chủ, kiến tánh tu tập, lấy hơi thở hay hình ảnh, năng lượng, câu từ, pháp thoại, mục đề làm pháp chỉ pháp quán để đưa tâm về thuần nhấttâm thanh tịnh vô vi an lạc. Còn mật tôngtrì chú để gia tăng lực cho tâm, tạo sự giải thoát cho tâm an ổn tránh mọi sự tác động ảnh hưởng tới các pháp vô thường hay ma tâm quấy phá. Pháp nào cũng quy về tâm thanh tịnh, giải thoát, vô vi, an lạc. Nên tùy theo căn cơ mỗi người mà đi theo pháp phù hợp với nguyện lực

Trên là con đường diệt khổ, vậy khi khổ đau hết là hạnh phúc. Hạnh phúc đưa tới bởi tâm thanh tịnh gọi là hạnh phúc chân thực. Còn hạnh phúc xây nên từ những tham muốn, mong cầu, ước vọng, tâm sân si, mạn, nghi, tà kiến hay có bản ngã xen vàohạnh phúc vô thường hay còn gọi là hạnh phúc mộng mà thôi. Gọi hạnh phúc mộng vì nó không có thật, không có thật do nó chỉ biến hiện một thời gian, một lát, chỉ là hiện của sự tự mãn, tự thỏa lòng, tự vui khi đạt được cái ước hay cái ý của tự ngã mà thôi. Sau đó lại đấu tranh hay đi giành giật, hay lại đi tìm kiếm sự vui hay hạnh phúc khác. Vậy trong cái hạnh phúc mộng thì có ẩn tướng của khổ đau rồi. Vậy để hạnh phúc thực thì xây từ tâm bình anthanh tịnh. Tu hànhtừ tâm mà tu, đạo là từ tâm, tâm là gốc đạo, và hạnh phúc là do tâm an bình mà ra. 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/05/2023(Xem: 39250)
29/06/2021(Xem: 4276)
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :
Hôm nay, 29-4 (21-3-Giáp Thìn), tại chùa Thiên Mụ (TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), môn đồ đệ tử Đại lão Hòa thượng Thích Đôn Hậu đã trang nghiêm tổ chức tưởng niệm 32 năm ngày ngài viên tịch. Đông đảo chư Tăng Ni, Phật tử đã đến tham dự, đảnh lễ tưởng niệm.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang ngày 26/4 khởi tố bị can và bắt tạm giam Facebooker Dương Hồng Hiếu, 46 tuổi, về cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Khoản 2, Điều 331 của Bộ luật Hình sự vì chỉ trích một chức sắc cao cấp của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.