Tôn Ngộ Không xảo quyệt

19/07/20201:01 SA(Xem: 5923)
Tôn Ngộ Không xảo quyệt

TÔN NGỘ KHÔNG XẢO QUYỆT
Thiện Ngộ

 

tay du ky“Nếu ngày xưa bàn tay ta có đủ ngón, chém từ Nam Thiên Môn đến Bồng Lai Đông Lộ, đi về trong 3 ngày 3 đêm, sông sẽ đầy máu, chặt lên chặt xuống, mà không chớp mắt”.

Dù được công chiếu năm 2013 với doanh thu phòng vé khá cao, nhưng tới nay bộ phim điện ảnh Tây Du Ký – Mối tình ngoại truyện vẫn còn tạo nhiều tranh cãi trong dư luận. Những người không thích bộ phim cho rằng phim thay đổi quá nhiều so với bản gốc 1986 do Lục Tiểu Linh Đồng đóng, tạo hình nhân vật Tôn Ngộ Không quá xấu xí, hung ác… Còn những người ủng hộ thì cho rằng bộ phim khá hay với lối kịch bản hài truyền thống của đạo diễn Châu Tinh Trì, nhất là cảnh Tôn Ngộ Không đấu trí với Trần Huyền Trang dưới Ngũ Chỉ Sơn do diễn viên Hoàng Bột thể hiện.

Tôn Ngộ Không được sư phụ của Trần Huyền Trang giới thiệu là một kẻ “xảo quyệt, âm mưu thâm độc, mang đầy hận thù”. Vậy ta hãy thử phân tích nhân vật Tôn Ngộ Không xảo quyệt này dưới góc nhìn Phật giáo xem sao, mà mỗi lần xem lại bộ phim này tôi lại càng thấy hay. Tôn Ngộ Không (trong phim) là một kẻ cực kỳ xảo quyệt. Mức độ xảo quyệt càng cao càng thể hiện trí thông minh của hắn. Trong nguyên tác Tây Du Ký của Ngộ Thừa Ân, Tôn Ngộ Không cũng là một người cực kỳ sáng dạ, cho nên mới biết ẩn ý của Bồ Đề tổ sư khi bị đánh lên đầu 3 cái.

Trong nguyên tác của Ngô Thừa Ân, Tôn Ngộ Không được mô tả bằng mấy câu thơ sau: Trán dồ mắt thau sáng quắc, Đầu tròn lông tóc bờm xờm. Mõm nhọn răng thưa tính nóng, Thiên lôi dữ tợn kinh hoàng. Quen sử một cây gậy sắt, Cửa trời từng phá vỡ toang. Nay theo Đường Tăng hộ giá, Cứu trừ tai nạn nhân gian.

Cho nên trong tạo hình Tôn Ngộ Không (được cho là xấu) trong Tây Du Ký – Mối tình ngoại truyện cũng không có gì là sai với nguyên tác cả. Lúc Trần Huyền Trang tìm được Tôn Ngộ Không dưới động, con khỉ đã cố gắng giải thích với Trần Huyền Trang rằng hắn tự nhốt mình dưới cái động này nhằm để sám hối những tội lỗi mà hắn đã gây ra, và suốt 500 năm ấy hắn đã không ngừng học Đại Nhật Như Lai Chân Kinh để tống hết yêu khí ra ngoài, cuối cùng mới mang được hình người. Tất cả những điều Tôn Ngộ Không nói đều nhằm mục đích đánh lừa Trần Huyền Trang rằng mình là một kẻ đã thực sự hoàn lương. Diễn viên Hoàng Bột đã thể hiện rất hay vai Tôn Ngộ Không, vừa xảo quyệt, vừa hài hước. Thật ra Tôn Ngộ Không làm tất cả mọi chuyện ấy đều chỉ nhằm mục đích tự do, từ dụ dỗ Trần Huyền Trang lấy chiếc ấn có Khưu Ma Thanh Hỏa Lệnh đến giúp đỡ bắt quái trư. Mô tả về nỗi cực khổ của Tôn Ngộ Không, nhà thơ Diêm Túc có viết Ngũ Bách Niên Tang Điền Thương Hải:

Năm trăm năm vật đổi sao dời
Đá vô tri cũng ngậm ngùi rêu xanh,
Năm trăm năm! năm trăm năm!
Ngũ Hành Sơn nặng, giam cầm thân ta.
Bao ngày bão tuyết sương sa
Chim bay hút bóng, mắt nhoà cánh chim…

Còn đây rừng rực trái tim,
Thương về chốn cũ dõi tìm tiêu dao.
Anh hùng ngang dọc Trời cao,
Sá chi lửa đốt, sợ nào giá băng.
Vẫn nguyên chí hướng tung hoành,
Lòng tin ở lẽ công bằng vẫn nguyên.

Tiếc thay năm tháng triền miên,
Trách ta, thành kẻ than phiền vô công.
Vì sao? Vì sao? Chí tang bồng,
Bỗng thành cá chậu chim lồng xót xa!”

Có đọc được bài thơ này ta mới hiểu được nỗi đau khổ của Tôn Ngộ Không. Dù bị giam cầm dưới Ngũ Chỉ Sơn (Five Finger Mountain) suốt 500 năm, chịu bao đắng cay, mưa gió, đến một trái chuối cũng không có mà ăn. Thế nhưng như vậy cũng chỉ có thể giam giữ được thân thể Tôn Ngộ Không. Còn chí hướng của chàng, bao năm vẫn vậy, vẫn là dọc ngang bá đạo. Năm tháng triền miên trôi qua, ngoài kia vật đổi sao dời, bãi bể ngày xưa chắc đã hóa nương dâu. Lão đại của Thập tam thái bảo Hoa Quả Sơn bị nhốt dưới Ngũ Chỉ Sơn không biết đã ăn năn hối lỗi được bao nhiêu rồi. Hay vẫn mãi ôm một mối hận bất tan với Như Lai?

Nhìn trên quan điểm Phật giáo, ta thấy Tôn Ngộ Không đã bị Như Lai tước đi một tập khí, thói quen cũ. Ấy là thói quen hoành hoành bá đạo, vô pháp vô thiên. Hình ảnh Tôn Ngộ Không đại diện cho “tâm viên” trong “Tâm viên ý mã”. Tức là cái tâm của hành giả như một con vượn, cứ nhảy nhót mãi không ngừng. Lúc thì mơ cái này, lúc thì thích cái kia, mà không hề biết những vọng tưởng ấy chỉ mãi mãiđiên đảo luân hồi. Đối với hành giả Phật pháp, tập khí ấy phải được chế ngự thì mới có thể tiến sâu hơn vào đường tu được. Để trả lời được câu hỏi “Vì sao? Vì sao? Chí tang bồng, Bỗng thành cá chậu chim lồng xót xa!” thì phải chính người hỏi mới trả lời được! Bởi tất cả vốn không ngoài nhân quả!

Trí khôn vặt của nhân vật Tôn Ngộ Không trong Tây Du Ký – Mối tình ngoại truyện cuối cùng cũng giúp chàng thoát ra được Ngũ Chỉ Sơn. Mối hận với kẻ đã giam cầm chàng suốt 500 năm giờ đây mới được phát tiết. Như Lai ở đâu thì chưa rõ, nhưng Trần Huyền Trang chính là đại diện cho Như Lai. Cho nên muốn hả cơn giận tức thời, thì phải hành hạ Trần Huyền Trang. Kết cục của phim phải khiến nhiều người suy nghĩ, Đoạn cô nương cuối cùng đã hy sinh thân mình để bảo vệ Trần Huyền Trang. Tình yêu nam nữ - thứ tiểu ái trong nhân gian cuối cùng Trần Huyền Trang cũng thấm được. Từ khi thấu được tiểu ái, trải qua bao thử thách (Đánh thức lương tri của cá tinh, quái trư, thu phục được Tôn Ngộ Không), Trần Huyền Trang đã thật sự quyết tâmđại ái mà đi Tây Thiên thỉnh kinh.

Trong phim có một đoạn đối thoại khá hay. Tôn Ngộ Không lúc thoát khỏi động bất thành đã hỏi “Phật tổ, sao người không tin tôi?”. Trần Huyền Trang trả lời “Huynh hỏi sao Phật tổ không tin huynh à? Nhưng huynh có tin vào người không? Nếu huynh thật sự giác ngộ, người sẽ biết. Người sẽ không bao giờ bỏ quên huynh”. Đây mới chính là vấn đề của người học Phật. Đạo Phật lấy tín, nguyện, hạnh làm đầu. Nếu chẳng có lòng tin vào giáo pháp, thì chẳng bao giờ đi đến đích được cả. Nếu không hiểu mà vẫn tin thì sẽ đi vào con đường mê tín.

Và cũng chỉ có trí tuệ mới có thể hóa giải được một con khỉ “xảo quyệt, âm mưu thâm độc, mang đầy hận thù”. Cuốn sách 300 bài hát thiếu nhi chính là phương pháp đánh thức lương tri. Trí tuệphương pháp đánh thức lương tri chính là phương phápsư phụ của Trần Huyền Trang đã trao truyền trước khi chàng lên đường tìm đến Ngũ Chỉ Sơn. Chiếc vòng đeo tay của Đoạn cô nương cuối cùng biến thành chiếc vòng kim cô đeo trên đầu Tôn Ngộ Không. Nó chính là kết tinh của tình yêu của Đoạn cô nương dành cho Trần Huyền Trang!

Và cũng chỉ có tình yêu mới hóa giải được sự “xảo quyệt, âm mưu thâm độc, mang đầy hận thù” trong người Tôn Ngộ Không. Cái kết của bộ phim thật có hậu! Mong rằng tất cả mọi người trên thế gian đều tự khơi dậy được đại ái trong bản thân mình. Và những kẻ bá đạo, vô pháp vô thiên sẽ sớm ngày nhận ra lỗi lẫm của mình để làm lại một cuộc đời CHÂN, THIỆN, MỸ.


Xem thêm:

Tác Hại Của Tây Du Ký - Cư Sĩ Tuệ Đăng
Hình Ảnh Phật Giáo Trong Truyện Tây Du Kí
Tây Du Ký - Quá Trình Xây Dựng Nhân Vật Tôn Ngộ Không - Tiểu Thuyết Tây Du Ký Dưới Cái Nhìn Dân Thoại Học




.

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 12498)
03/04/2013(Xem: 29384)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.