7. Sự Tự Tin

15/12/20204:48 SA(Xem: 2100)
7. Sự Tự Tin
ĐỨC PHẬT TRONG BA LÔ
GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA GIỚI TRẺ TRONG THẾ KỶ 21
Daisaku Ikeda
Nhà xuất bản Phương Đông

SỰ TỰ TIN

NUÔI DƯỠNG HY VỌNG

Có những lúc cháu thấy rất vô vọngbi quan. Cháu phải làm gì để tăng sự tự tin của mình?

Trước hết, hãy hiểu rằng cuộc đời thật dài! Tình trạng của mọi thứ bây giờ sẽ không tồn tại mãi mãi. Thậm chí nếu bạn gặp vấn đề, thậm chí nếu bạn phạm sai lầm hay làm điều gì phải hối tiếc, cả tương lai vẫn còn ở phía trước. Đừng nên lúc nào cũng lo lắng miên man về mọi trở ngại hay mọi vấn đề. Trên tất cả, đừng thất vọng hay không bị đánh bại bởi sự nôn nóng của bản thân.

Chẳng có gì là vô vọng cả. Lỗi lầm lớn nhất bạn có thể phạm phải khi còn trẻ là từ bỏ ước mơ, là không thử thách mình với nỗi sợ sự thất bại. Quá khứquá khứ và tương lai là tương lai. Hãy tiếp tục tiến lên phía trước, nhìn thẳng phía trước, tự nhủ: “Mình sẽ bắt đầu từ ngày hôm nay!” “Mình sẽ bắt đầu từ giờ phút này!” Tinh thần đó – bắt đầu từ giây phút hiện tại – là cội nguồn của triết lý Đạo Phật.

Hạnh phúc trong đời không phụ thuộc vào việc mọi chuyện xảy ra tốt đẹp thế nào khi bạn còn trẻ. Dù bạn có gây ra nhiều lỗi lầm đến đâu, bạn luôn luôn có một cơ hội khác. Hãy biết khát khao và tiếp tục vươn lên về phía tương lai. Nếu bạn không hài lòng với thành tích ở trường cấp 3, thì hãy nỗ lực hết mình ở đại học. Nếu điều đó vẫn chưa khiến bạn thỏa mãn, vẫn còn hy vọng sau khi tốt nghiệp khi bạn thử thách bản thân với tư cách một thành viên năng động của xã hội. Thành công thực sự trong đời không lộ diện cho đến khi chúng ta đạt độ tuổi 40 hay 50. Nếu bạn nếm trải sự thất bại trên đường đời, hãy đi tiếp với tinh thần phấn đấu để bước vào tuổi 40, 50, 60, và 70.

Kinh nghiệm sau hơn 70 năm cuộc đời của mình đã dạy tôi nhận biết rõ ràng được những kiểu người định đoạt được chiến thắng hay thất bại.

Nhiều người nổi tiếng nhất trong lịch sử đã chẳng hề xuất sắc chút nào khi còn trẻ. Winston Churchill nổi tiếng vì rất nhiều thất bại ở trường. Mahatma Gandhi không phải là một sinh viên đáng chú ý, không những thế, ông còn nhút nhát, rụt rè và là một diễn giả tồi.

Thế nên đừng quá khắc nghiệt với bản thân. Các bạn vẫn còn trẻ - một công trình đang triển khai và vẫn đang phát triển. Đang trên đà trưởng thànhtiến bộ là những điều tuyệt vời. Hãy không ngừng dấn bước một cách ngoan cường để tìm ra con đường tiến lên của mình bất chấp sự buồn khổ hay đau đớn là một phần của tuổi trẻ và quá trình trưởng thành. Quả thực, đó là cách duy nhất để lớn lên.

TIỀM NĂNG THỰC SỰ

Cháu thường hay so sánh mình với người khác và thấy chán nản.

Đúng, những người trẻ tuổi thường rơi vào thói quen này. Nhưng tôi cần khuyên bạn điều này: Đừng cho phép mình so sánh mình với ai khác! Hãy là chính mình và không ngừng học tập với tất cả lòng can đảm. Thậm chí nếu bạn bị nhạo báng, thậm chí nếu bạn phải chịu đựng sự thất vọng và thất bại, hãy tiếp tục tiến lên và đừng để bị đánh gục. Khi bạn gom được sự kiên quyết này trong tim, bạn đã đi được nửa đường đến chiến thắng. Thay vì so sánh mọi niềm vui, nỗi buồn của bạn với người khác, hãy nhắm đến việc vượt qua giới hạn của mình trong tình huống hiện tại. Những người có thể làm được điều này trong suốt cuộc đời là những người chiến thắng thực sự, những thiên tài thực sự.

Khi bạn giữ vững niềm tin của mình và sống đúng với bản thân, giá trị con người đích thực của bạn sẽ tỏa sáng. Đạo Phật có đề cập đến khái niệm “nhận ra tiềm năng đích thực của bạn. Khái niệm này nói đến tính cách tinh tế nhất của bạn.” Nói cách khác, nó có nghĩa là bộc lộ bản chất thực sự của bạn và bạn dùng nó để tỏa sáng.

ĐỐI DIỆN VỚI CÁC VẤN ĐỀ

Khi cháu gặp các vấn đề, chạy trốn đôi khi có vẻ là giải pháp dễ dàng nhất?

Bạn có thể chạy trốn, tất nhiên. Sự tự do đó có tồn tại. Nhưng đó là một thứ tự do rất nhỏ bé, tầm thường. Điều đó chỉ dẫn đến một cuộc đời đầy rẫy những khó khăn, một cuộc sống mà bạn sẽ là người bất lực, yếu đuốihoàn toàn chán nản.

Tuy nhiên, kế bên tự do nhỏ bé đó, tồn tại một tự do tuyệt vời hơn. Tiểu thuyết gia người Nhật Eiji Yoshikawa viết: “Nhân cách tuyệt vời được rèn luyện qua gian nan.” Chỉ bằng cách mài giũa bản thân qua những khó khăn lặp đi lặp lại bạn mới có thể tạo dựng được cho mình một sự cứng cỏi. Khi bạn đã cứng cỏi, không gì có thể làm bạn lúng túng. Bạn sẽ được tự do. Bạn sẽ chiến thắng. Gian khổ thậm chí sẽ trở nên thú vị. Dám nhận lấy những thử thách cam go – bản thân nó đã là một sự tự do lớn lao.

Tự do mang tính tương đối. Bạn có thể chạy trốn, coi mình là một linh hồn tự do, nhưng bạn không thể thoát khỏi chính mình – khỏi chính những điểm yếu, bản tínhđịnh mệnh của mình. Tự do kiểu đó giống như bạn chạy trốn khỏi cái bóng của mình vậy, thậm chí, bạn càng không thể thoát khỏi sự đau đớn của tuổi tác, ốm đau và sự hiển nhiên của cái chết với thân phận con người. Bạn càng cố gắng tránh né những khó khăn, chúng sẽ càng theo đuổi bạn dai dẳng, như bọn chó săn tàn bạo đuổi theo bạn sát gót. Đó là lý do vì sao điều quan trọng là bạn quay lại và đối đầu với những khó khăn của bạn. Không thể nào có chuyện lúc nào mọi thứ cũng xảy ra theo cách bạn mong muốn. Trên thực tế, nếu không phải nhờ những trở ngại mà cuộc sống dành cho chúng ta, hẳn chúng ta sẽ không biết trân trọng cảm giác được tự do.

Mùa xuân của tuổi trẻ có nghĩa là sống quay mặt về hướng mặt trời. Là mùa để lớn, tuổi trẻ là lúc đón nhận những niềm vui tuyệt vờiđau đớn cùng cực. Nó chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp và đủ loại lo lắng. Nhưng thay vì chạy trốn khỏi chúng, thì bạn phải tiếp tục tìm kiếm mặt trời, tiếp tục tiến về phía ánh nắng, thử thách nỗi đau và sự cùng quẫn – một phần của sự trưởng thành.

Đừng bao giờ nhượng bộ sự thất bại. Để một hạt giống nảy mầm, nó phải dùng đến một nỗ lực phi thường để phá vỡ lớp vỏ cứng. Hạt giống sau đó phải vươn mình lên qua lớp đất dày để sống dưới bầu trời xanh. Tất cả khó khăn bạn phải trải qua bây giờ sẽ góp phần vào sự trưởng thành của bạn. Vì thế, vấn đề quan trọng là không ngừng dấn bước cho dù việc tiếp theo có khó khăn hay đau đớn đến mức nào.

Cuộc sống là một cuộc chiến dành lấy điều tốt nhất và tự do vô biên. Đạo Phật đưa ra khái niệm sử dụng những xu hướng tiêu cực và những khổ đau của chúng ta như một điểm tựa cho hạnh phúc, để rèn luyện trong đời từ đó đạt được trạng thái tự do tối thượng.

BỘC LỘ HẾT MÌNH

Cháu không thích tính cách của mình. Có thể thay đổi tính cách không ạ?

Nhiều người tin rằng tính cách được quy định bởi số phận hoặc di truyềnchúng ta chẳng thể làm gì được. Thực tế, hầu như ai cũng có trăn trở nào đó trong tính cách của mình. Nhưng bạn hãy nhớ rằng chỉ lo lắng về những vấn đề của mình thôi thì sẽ chẳng thay đổi được gì. Khi bạn nhận ra những thiếu sót của mình, bạn đã ở vị thế để bắt đầu kiểm soát chúng và thay đổi hành vi của mình.

Tính cách con người thực rất đa dạng. Có một kho từ vựng khổng lồ miêu tả những nét tiêu biểu của cá tính và tính cách.

Không ai có tính cách hoàn mỹ cả. Tất cả chúng ta, không trừ một ai, đều có những phẩm chất khiến chúng ta chưa hoàn hảo. Lẽ dĩ nhiên, bạn sẽ không thích khía cạnh đó trong tính cách mình. Nhưng thật là ngốc nếu bạn bị ám ảnh bởi những điều như vậy và bị cuốn vào cảm giác căm thù bản thânvô giá trị. Bạn sẽ chỉ cản trở sự trưởng thành của mình mà thôi.

Sống nội tâm không làm ai thiếu năng động, nóng tính không làm người ta vô dụng. Ví dụ, sự e dè của một người có thể được chuyển hóa thành những phẩm chất đáng quý như cẩn thận và cẩn trọng, trong khi tính hay nóng ruột của ai đó lại có thể chuyển hóa thành sở trường hoàn thành công việc nhanh chóng và hiệu quả. Chúng ta nên sống theo cách nào đúng với con người mình. Đó là mục tiêu nền tảng của Đạo Phật. Thế nên, thậm chí dù tính cách cơ bản của chúng ta khó có thể thay đổi, chúng ta có thể thể hiện ra những nét tích cực của nó.

Tính cách không quy định việc chúng tahạnh phúc hay không. Nói cho đúng, nó là chất liệu của cuộc đời và cách ta sống quyết định hạnh phúc của ta. Mục đích của Đạo Phậtgiáo dục, cũng như những nỗ lực của chúng ta nhằm cải thiện bản thântrưởng thành, là củng cố chất liệu đó. Đó chính là ý nghĩa của cuộc sống. Khi các Phật tử niệm Nam mô Diệu pháp Liên hoa mỗi ngày, một trong những thành quả là họ thanh lọc cuộc sống của mình khỏi sự cự tuyệt và những điều không tốt, đẩy mọi thứ theo hướng dẫn tới hạnh phúc.

Sông thì có khúc nhưng không bao giờ ngừng chảy. Đó là bản chất tự nhiên của vạn vật. Tương tự, nếu bạn luôn luôn cố gắng, tính cách của bạn sẽ dần dần được cải thiện. Quan trọng là bạn không ngừng tiến lên và không bao giờ dừng lại.

Tất cả các dòng sông, không kể đến những khác biệt giữa chúng, đều chảy không ngừng nghỉ và không mỏi mệt ra biển cả. Nếu chúng ta cũng như vậy, liên tục kiên cường nỗ lực, cuối cùng chúng ta sẽ tới được với biển cả hạnh phúc. Chúng ta sẽ được thưởng thức cái tự do không biên giớinhận ra được tiềm năng của chính mình khi ta tán dương và động viên cá tính của những người khác.

Điều quan trọng là làm mọi việc bạn có thể. Bạn sẽ ngạc nhiên hơn ai hết về những gì bạn có thể đạt được. Bạn sở hữu một tiềm năng vô hạn như thế!

TỰ CÓ VÀ TRAU DỒI

Con người của chúng ta được quy định bởi gien, môi trường hay cả hai?

Hãy hình dung có mỗi thứ một chút. Và tất nhiên, nhiều nghiên cứu về chủ đề này đã được tiến hành. Tuy nhiên, điều quan trọng, chúng ta là kiến trúc sư của chính cuộc đời mình. Quan trọng hơn là ngay bây giờ chúng ta biết rằng chúng ta là kiến trúc sư cho toàn bộ phần đời còn lại của mình.

Từ tính cách (character) xuất phát từ từ charakter trong tiếng Hy Lạp, có nghĩa là khắc sâu hay gây ấn tượng. Từ góc nhìn khoa học, cá tính và thể chất cơ thể được quy định do gien ở một mức độ nào đó. Nhưng chỉ biết thế thôi thì không thay đổi được gì. Điều quan trọng là việc chúng ta làm để cải thiện bản thân.

Đạo Phật nhấn mạnh tầm quan trọng của hiện tại và tương lai. Đây là những điều có ý nghĩa. Đó là lý do vì sao việc chúng ta làm ngay bây giờ là rất quan trọng. Luôn luôn thử thách bản thân từ giờ phút này trở đi – đó chính là tinh thân của Đạo Phật.

Bản tính cũng được các nhà tâm lý học xem xét theo nhiều cách. Một quan điểm nhìn nhận cá tính dưới dạng những vòng tròn đồng tâm. Trong cốt tủy của chúng tabản chất cơ bản nhất. Xung quanh nó là bản tínhbản hình thành trong suốt thời thơ ấu do thói quen và tập quán. Bao quanh vòng tròn đó là phần chúng ta hình thành để đương đầu với những tình huống khác nhau.

Mặc dù bản tính cốt tủy của chúng ta không bao giờ thay đổi, nhưng đôi khi chúng cũng thay đổi nhiều đến mức mọi người xung quanh có thể nhận xét rằng ta dường như biến thành một người hoàn toàn khác. Trong bất cứ sự kiện nào, chúng ta đều phải là chính mình. Chúng ta phải đi theo con đường dành cho mình và gắng hết sức để đóng góp cho xã hội. Giáo dục trang bị cho chúng ta điều chúng ta cần để làm được như vậy.

CHUYỂN HÓA NGHIỆP

Chuyển hóa Nghiệp có nghĩa là thế nào? Chẳng phải mọi việc đều đã được định đoạt từ trước rồi sao?

Đạo Phật, giáo pháp có nền tảng là luật nhân quả, đặc biệt chú trọng đến khái niệm Nghiệp. Nguyên lý này giải thích rằng cuộc sống tại mỗi khoảnh khắc luôn bị ràng buộc bởi những hệ quả tích lũy do những nguyên nhân đã được tạo ra trong quá khứ. Và theo Đạo Phật, giây phút ta làm gì đó, nói gì đó hay nghĩ gì đó, một hệ quả đã được gieo vào sâu trong con người ta. Sau đó, khi cuộc sống chúng ta gặp được hoàn cảnh phù hợp, hệ quả đó sẽ hiện hình. Những nét đặc trưng trong tính cách liên hệ mật thiết với Nghiệp của chúng ta. Tin tốt lành là, không giống như số phận, Nghiệp của chúng ta có thể được chuyển hóa bằng những nhân ta tạo ra từ giờ phút này trở đi. Trên thực tế, thực hành Đạo Phật chính là thực hành để liên tục chuyển hóa Nghiệp.

Dù có thực hành Đạo Phật hay không, chúng ta vẫn có thể cải thiện đáng kể tình trạng hiện tại của mình bằng cách quyết tâm gieo những nhân tốt hơn từ giờ trở đi. Đừng nên thất vọng, vì qua thời gian, tất cả những nhân tốt rồi sẽ mang đến một sự tiến bộ đáng kể cho hoàn cảnh của chúng ta.

LỖI LẦM

Làm sao để cháu tập trung được vào những điểm tốt thay vì những sai lầm của mình?

Những người tự chỉ trích bản thân thường lo lắng về điều đó – đó là dấu hiệu của một tính cách chân thành, đáng khen.

Rất khó có thể nhìn nhận bản thân một cách khách quan. Nhưng hãy nhớ rằng không một ai có toàn những lỗi lầm hay toàn những công trạng. Chúng ta đều có cả hai. Vì thế, chúng ta nên cố gắng phát triển và mài giũa những tính chất tích cực của mình. Khi làm như vậy, những thiếu sót của chúng ta sẽ mờ nhạt dần cho đến khi chúng không còn hiển hiện nữa.

Có lẽ bạn có thể hỏi những người biết rõ bạn, một người bạn, cha mẹ hay anh chị em, rằng họ nghĩ bạn có và có thể phát triển những ưu điểm nào. Tôi chắc là họ sẽ kể ra được nhiều phẩm chất đáng ngưỡng mộ. Đồng thời, nếu ai đó gần gũi với bạn mà chỉ ra những lỗi lầm của bạn, thay vì khó chịu hay buồn bã, sẽ rất có ích nếu bạn lắng nghe một cách bình tĩnh và khách quan những điều người đó nói và nỗ lực tiếp nhận điều đó như lời phê bình mang tính xây dựng. Một khi bạn đã có chỗ đứng trong xã hội, sẽ chẳng có mấy người thực sự thẳng thắn với bạn đâu.

ĐỐI PHÓ VỚI SỰ CHỈ TRÍCH

Thật khó để cháu thôi nghĩ về những điều làm cháu bực mình – nhất là khi cháu thấy mình bị chỉ trích hay hạ thấp.

Nhạy cảm là một nét tính cách. Nó chẳng tốt mà cũng không xấu. Nhưng nếu bạn có nét đặc trưng đó, bạn hãy biến nó thành một điểm tích cực.

Ví dụ, nếu một người bạn phê phán bạn, bạn có thể chuyển hóa việc đó thành tích cực bằng cách nghĩ một cách sâu sắc về những nhận xét đó để sửa chữa khiếm khuyết. Tuy nhiên, cho dù điều gì được nói ra, chắc chắn cũng không phải là điều bạn cần phải lo lắng. Nếu cảm thấy bị xúc phạm, hãy dành một phút để chúc mừng bản thân vì đã có khả năng khiêm tốn và tự nhìn lại mình. Những người thờ ơ thường thiếu đi cách nhìn nhận giúp cải thiện bản thân.

Thầy Josei Toda dạy tôi về điều đó, chỉ cho tôi thấy rằng cách tốt nhất để không đánh mất sự tự tin hay rơi vào sự thất vọng không cần thiết khi bị chỉ trích là học để trở thành một người biết lắng nghe. Thay vì phòng thủ hay lập tức nghĩ là mình vô vọng rồi, bạn hãy chọn cách cho phép mình bị kích thích về hướng trưởng thành hơn. Chủ động lắng nghe những điều người khác đang nói để tìm ra điều vàng ngọc có ích cho bạn.

Với những điều vừa được nói ra, dù thu được giá trị gì sau khi sàng lọc đi sự chỉ trích, điều quan trọng là bạn phải kiên quyết không ủ ê suy ngẫm về nó hay rút lui vào trong lớp vỏ của mình.

NHÚT NHÁT

Cháu quá nhát nên không dám nói chuyện với người khác, cháu không thích ép mình.

Nếu bạn không phải là người hay nói, bạn hãy trở thành người biết lắng nghe thì sao nhỉ? Bạn có thể nói với những bạn khác: “Hãy nói với tớ về cậu đi. Tớ muốn nghe mọi thứ về cậu.” Nếu bạn cứ cố gắng biến mình thành người khác khi nói chuyện với bạn bè, thì cuộc nói chuyện sẽ chẳng khác gì tra tấn. Bạn chỉ thoải mái khi là chính bạn. Hãy để mọi người được biết con người thật của bạn, kể cả các khiếm khuyết.

Có những người chỉ luyên thuyên, lung tung mà chẳng nói được gì. Một người ít lời hẳn sẽ nói ra những điều sâu sắc và chắc chắn hơn nhiều những người nói chỉ để được nghe giọng của mình. Những người hành động nhanh nhẹn và hiệu quả thì đáng tin hơn rất nhiều so với những ai chỉ toàn nói.

Điều quan trọng hơn hẳn việc bạn là người trầm lặng hay nói nhiều là tâm hồn bạn có phong phú hay không. Một nụ cười đẹp hay một cử chỉ nhỏ, vô thức của một người có trái tim nồng hậu, thậm chí khi họ im lặng, sẽ nói hùng hồn hơn bất cứ ngôn từ nào. Và thường những người như vậy sẽ nói một cách đầy uy lực và tự tin vào những lúc quan trọng. Trong Đạo Phật, chúng tôi nói tiếng nói có tác dụng khai sáng. Về cơ bản, điều này đề cập đến việc niệm Nam mô Diệu pháp Liên hoa. Chúng tôi niệm để tự thấy mình hạnh phúc. Nhưng chúng tôi cũng niệm vì hạnh phúc của người khác. Điều đó giúp chúng tôi đến với họ xuất phát từ sự cảm thông. Từ đó, khá tự nhiên, chúng tôi phát triển khả năng nói tự do, tự tin những điều mình muốn nói.

 NGƯỢNG NGÙNG

Cháu rất hay ngượng và dễ bị bắt nạt, cháu cũng thường lo lắng về việc người khác nghĩ gì về mình.

Rụt rè và nhút nhát là dấu hiệu của bản chất dịu dàng, nhạy cảm. Có lẽ bạn đã nghe nói tới Eleanor Roosevelt, một trong những phụ nữ đáng kính nhất trong lịch sử nước Mỹ. Trong cuốn sách của mình, Bạn học bằng cách sống (You learn by living), bà viết: “Nhìn lại, tôi thấy khi còn trẻ mình rụt rè và nhút nhát đến dị thường như thế nào. Chừng nào tôi còn rụt rè, nhút nhát, chừng đó tôi chỉ hoạt động với một nửa khả năng của mình.”

Nhờ kỷ luật bản thân, phu nhân Roosevelt đã khắc phục được vấn đề của mình. Giống như hầu hết những người nhút nhát khác, bà cứ tự đầu độc mình bằng nỗi lo lắng về bản thân, vì thế bà đã nghiêm khắc buộc mình phải phá bỏ sự trói buộc ấy. Bằng cách không ngừng thử thách bản thân, phu nhân Roosevelt dần dần có được sự tự tin. Bà đã áp dụng những biện pháp cụ thể nào? Những biện pháp tương tự cũng sẽ giúp ích được bạn hôm nay.

Bà thôi không lo lắng về việc tạo ấn tượng tốt nữa, thôi ám ảnh người khác nghĩ gì về mình. Thay vào đó, bà bắt đầu quan tâm đến sự an vui của những người khác. Bà cũng hết lòng theo đuổi những sở thích của mình. Khi làm như vậy, bà học được rằng mọi người không chú ý nhiều tới việc người khác đang làm gì và chính sự chú ý mà tự chúng ta vơ vào mình mới đích thực là kẻ thù lớn nhất. Nhận ra điều này, sự ngại ngùng trong bà dần dần giảm bớt.

nuôi dưỡng cảm giác phiêu lưu và khát khao trải nghiệm cuộc sống. Bà luôn hào hứng khám phá những điều thú vị cuộc sống mang lại.

Điều quan trọng là hãy cất được bước đầu tiên đó. Dũng cảm vượt qua một nỗi sợ nhỏ sẽ mang tới cho bạn dũng khí bước bước tiếp theo.

Hãy đặt ra các mục tiêu. Dù lớn hay nhỏ, hãy hành động để nhận ra chúng. Hãy nghiêm túc và cam kết với những mục tiêu của mình, bạn sẽ chẳng đi đến đâu nếu đối xử với những mục tiêu đó một cách hời hợt. Một tinh thần mãnh liệt, đầy nhiệt huyết tỏa sáng như kim cương và lay động trái tim con người. Đó là ngọn lửa rực rỡ cháy bên trong bạn, thúc đẩy bạn.

Chẳng có nghĩa lý gì khi được đánh giá qua vẻ bề ngoài. Nếu chúng ta chân thành, mọi người sẽ hiểu ý định của chúng ta và những phẩm chất tốt đẹp của chúng ta sẽ tỏa sáng.

Tất cả đều quy về hành động. Nếu mục tiêu của bạn là bơi ngang qua con sông lớn, sẽ chẳng thuận lợi chút nào nếu chùn chân trước khi quăng mình xuống. Thay vào đó, bạn cần hành động, không rời mắt khỏi mục tiêu phía xa của mình. Ngắm nghía ước chừng có thể có giá trị, nhưng tự cho là mình đã thất bại trước cả khi cố gắng thì lại là thất sách.

Thi hào Đức Goethe đã viết: “Một người có thể hiểu mình đến đâu? Không bao giờ nhờ vào suy ngẫm, chỉ thực thế nhờ vào hành động. Hãy cố gắng làm tròn nhiệm vụ, và bạn sẽ biết ngay điều đó có ý nghĩa thế nào với bạn”.

 NHÌN NGƯỜI KHÁC MỘT CÁCH TÍCH CỰC

Hầu hết các bạn cùng học và những người lớn mà cháu biết đều có vẻ ngốc nghếch và không biết suy nghĩ.

Sẽ giá trị hơn nhiều nếu tìm kiếm những điểm mạnh ở người khác – bạn chẳng đạt được điều gì bằng cách chỉ trích những điều chưa hoàn hảo của người khác. Thực tế, sẽ rất hữu ích nếu lùi lại một chút, thậm chí mỗi ngày chỉ một giây lát, và cố gắng cân nhắc về những cảm giác và những phẩm chất tốt của những người mà bạn đang chỉ trích. Trong Đạo Phật, chúng tôi được khuyến khích tụng niệm cho hạnh phúc của những người, dù vì lý do gì, không hài lòng, giận dữ hay thậm chí gây tổn thương cho chúng tôi. Thường thì điều đó không dễ. Nhưng tất nhiên, chúng ta sẽ dần nhận ra mặt tốt của mọi người.

Chừng nào chúng ta còn tiến lên và tiếp tục trưởng thành, chúng ta không thể tránh được việc phải đối mặt với các vấn đề và đấu tranh nội tâm. Những người có thực hành Đạo Phật biết rằng chúng ta không thể thay đổi tình thế và môi trường của mình – bao gồm cả những người xung quanh – mà không thay đổi chính mình. Nếu chúng ta không ngừng thử thách bản thân và không đầu hàng, chắc chắn chúng ta sẽ vun đắp được cho mình sự khoan dung, rộng lượng và sẽ hạnh phúc hơn vì điều đó.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
19/04/2014(Xem: 24518)
30/01/2014(Xem: 11273)
11/12/2014(Xem: 18218)
05/02/2013(Xem: 16002)
02/10/2022(Xem: 2729)
09/09/2012(Xem: 23799)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.