Tina Turner, Quá Trình Đến Với Niềm Tin

29/04/20212:44 CH(Xem: 2489)
Tina Turner, Quá Trình Đến Với Niềm Tin

TINA TURNER, QUÁ TRÌNH ĐẾN VỚI NIỀM TIN
Tiểu Lục Thần Phong biên dịch

 

Đây là một bài viết đánh giá về quyển tự truyện của ca sĩ Tina Turner “ Happiness Become You: a Guide to Changing Your Life for Good” do Ralph H. Craig III đăng trên tạp chí Lion’s Roar. Chúng tôi đọc qua và cảm thấy thích thú vì có nhiều điều rất đáng quý, liên quan đến cuộc đời của một ca sĩ nổi tiếng và những bài học ấy rất có ích cho mọi người. Ca sĩ Tina Turner, có lẽ ai cũng biết nhưng quá trình tìm đến đạo Phật, trở thành Phật tử và sự tinh tấn của cô ta chắc không nhiều người biết. Giaó lý đạo Phật đã vực dậy đời sống cá nhân cũng như sự nghiệp của cô ta từ hố thẳm đau khổ, thất vọng. Chúng tôi cố gắng dịch và biên soạn laị theo phong cách văn Việt để bạn đọc hữu duyên dễ đọc hơn.

 

Screen_Shot_2020-12-15_at_10.09.06_AMTina Turner là một ca sĩ, nhà viết nhạc, nghệ sĩ múa… rất đa tài, cô ta sinh năm 1939, tại Brown Swille ( Tennesses), ấy là thời điểm của cuộc đaị suy thoái. Cô lớn lên ở thị trấn Nutbush, một thị trấn nhỏ và nghèo khổ, sau này nó đã trở thành đề tài trong một bài hát nổi tiếng của cô, đó là bài “Nutbush city limit”. Trong baì hát đó đã mô tả một cách khôi hài, thị trấn chỉ có: nhà thờ, nhà trường, ginhouse, nhà ở”. Ở đấy đẫy dẫy chuyện kỳ thị chủng tộc, kỳ thị giới tính ngay nơi công cộng và đó là việc rất thường trong đời sống của người da đen. Tina Turner không né tránh vấn đề này, cô nói đến cả những mặc tích cực lớn lên ở vùng nông thôn. Cô cũng đề cập đến những đóng góp xây dựng của tổ tiên đối với quận hạt Hay Wood, thuộc phía tây Tennessee. Những kinh nghiệm ấy đã cho cô bài học đầu đời. Cô viết trong tự truyện”… Nếu có điều gì đó mà tôi học được thì đó là gặp những nghịch cảnh cũng chưa hẳn là điều tồi tệ. Chính chúng ta tạo ra nó, chúng ta sử dụng nó để định hình bản thân và tương lai và cuối cùng là sẽ quyết định thành cônghạnh phúc của chúng tôi”

Mở đầu bài báo, Ralph H. CraigIII đã tường thuật một sự kiện trong đời của Tina Turner: Vào một đêm trước khi biểu diễn ở Newzealand, tháng 11/1993. Tina Turner đã có một bữa tiệc cực vui với ban nhạc và các vũ công. Những người đàn ông mặc áo liền quần, đàn và hát nhép những bài hát củaTina Turner. Họ ăn uống cho đến gần sáng. Bạn có thể tưởng tượng chuyện gì xảy ra ngày hôm sau? Cô ta thức dậy với cái hình hài không phải để biểu diễn, rồi một trận mưa dông dữ dội, buổi biểu diễn ngoài trời. Trong tự truyện viết:” Không có câu hỏi nào về việc tôi hủy buổi diễn cả. Người hâm mộ đã trả tiền để mua vé, họ hy sinh để có vé. Họ đến địa điểm biểu diễn và đứng dưới mưa mà không có mái che”. Thay vào đó, Tina Turner, một Phật tử theo truyền thống của Soka Gaikka Nichiren bắt đầu tụng thần chú đặc trưng của môn phái Nichiren, nghi thức chuyển độc dược thành thuốc.

Đề tài nổi bậtchính yếu của Tina Turner’s Happiness Become  You là: Gần năm mươi năm, Tina Turner đã sử dụngthực hành Phật giáo theo truyền thống Nichiren để vượt qua những chướng ngại khó khăn, dù là bất cứ phạm vi nào. Sự nổi tiếng của Tina Turner, sự trở laị của cô vào thận niên tám mươi thành công tốt đẹp như thế nào thì nhiều người biết, nhưng mối quan hệ của cô với Phật giáo thì ít người biết. Trong quyển tự truyện, cô ấy cho ta biết những chuyện này và cũng thố lộ sự quan tâm đến tâm linh lúc ban đầu, việc thực hành giaó lý Phật và việc ấy đã hỗ trợ suốt cuộc đời

Tina Turner gặp Ike Turner vào năm 1960, họ cùng chung sức thành lập Ike & Tina Turner Revue, hai năm sau thì họ kết hôn và chuyển về California cùng với bốn đứa con. Tina và Ike đã tạo dựng một ban nhạc chuyên môn, biểu diễn với phong cách sôi động, chuyên nghiệp. Tuy vậy, về đời tư của cô thì laị bị lạm dụng, bạo lực và chịu sự phụ thuộc. Có một việc ít được đề cập, ít nhắc đến là trong thời gian này cô được giới thiệu với Phật giáo thuộc dòng Nichiren, và làm thế nào để cô thực hành và phát triển niềm tin của mình. Ban đầu cô phải bí mật thực hành tu tập để tránh sự soi bói và đe dọa của Ike. Tina Turner phải đối phó vì luôn bị bạo lực côn đồ của Ike, mỗi khi anh ta bắt gặp. Tự truyện cho biết nhờ tụng kinh, trì chú ( chanting) mà cô có đủ sức mạnh và nghị lực sống, cho đến 1976 thì cô ly dị Ike và rời bỏ ban nhạc. Nhà sáng tạo nhạc Jass, Wayne Shorter cũng như Herbie Hancock cũng là Phật tử thuộc phái Nichiren đã giúp đỡ công việc thực hành tu tập, cô còn cho biết có ngày cô dành đến bốn giờ để tụng kinh trì chú. Cô đã gầy dựng laị cuộc đời độc lậpsự nghiệp ca nhạc riêng của mình

Chủ đề xuyên suốt quyển tự truyện là thảo luận về Phật giáo Soka Gakkai Nichiren cũng như cách thức mà Phật giáo đã giúp Tina Turner đạt được hạnh phúc. Ba khái niệm nổi bật nhất là: Cuộc cách mạng nhân sinh, Chín thức và mười thế giới.

Cuộc cách mạng con người được giải thích là sự biến đổi tích cực tính cách của một người, lòng từ bi yêu thương, niềm vui khi làm gì đó cho kẻ khác, cho chúng sanh. Tina Turner thích nghĩa thêm là: sự chuyển đổi từ lời nói, suy nghĩviệc làm, Làm sao để “ Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua”. Tina Turner ghi nhận quá trình cách mạng con ngườicuối cùng là việc bùng nổ của sự trở laị sân khấu của cô với album “ Private Dance” ( Vấn đề này tương ưng với tam nghiệp thanh tịnhPhật tử chúng ta vẫn thường nói đến)

Chín thức hay còn gọi là chín loại phân biệtnhận thức, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân. Thức thứ sáu là tích hợp kinh nghiệm của năm thức đầu. Thức thứ bảy là giác quan bên trong tương ưng với bản ngã, chấp trước và trí tưởng tượng. Thức thứ tám là hạt giống chứa các nghiệp của thân, khẩu, ý.  Thức thứ chín là ý thức căn bản thuần khiết, không có chứa tạp chất của nghiệp (điều này hơi khác với chúng ta, Phật tử chúng ta thường nghe và biết có bát thức). Tina Turner đã minh định khả năng ứng dụng hàng ngày của chín thức bằng cách trình bày chi tiết vào buổi diễn cuối cùng của cô. Vào năm 2009, buổi biểu diễn cuối cùng để kỷ niệm năm mươi năm lưu diễn. Tina Turner đã nói: tụng kinh cho phép người ta khai thác ý thức thứ chín của chính họ và giúp họ vượt qua mọi nghịch cảnh.

Mười thế giới được giải thích: Mỗi thế giớitrạng thái tiềm ẩn của hiện hữu hay là điều kiện sống trong mỗi chúng sanh. Điều kiện này giải thích việc dẫn đến những hành vi hay thói quen tiêu cực hay tích cực, với sắc thái khác nhau từ đau khổ, địa ngục cho đến Phật tánh. Tina Turner viết:” Nhận thức được điều này, tôi thấy được cái khuynh hướng kìm hãm và khiến tôi sa sút, gồm cả tự trọng thấp, sự phụ thuộc và sự phủ nhận giá trị của mình và từ đó làm chậm laị việc mình sống vì kẻ khác” ( Tina Turner viết về mười thế giới như vậy, có lẽ là mười pháp giới chăng?).

Raph H. Craig 3 nhận xét: Tina Tuner quan tâm tới việc đưa ra những bài học thực tế hữu dụng, thông qua lăng kính và kinh nghiệm sống của bản thân, và tác giả bài báo còn viết:” Các ấn phẩm mang tính học thuật như: Cuộc cách mạng của nhân loại của Soka Gakkai, của Levi Maclaughlin, Donald S Lopez Jr. và Stone’s two Buddha seated side by side… nói đến sự ra đời và cái chết của Daisaku Ikeda, đã giải thích từng khái niệm trong từng bối cảnh giáo lý của đạo Phật.

Trong quyển tự truyện “ Happiness Become You: a Guide to Changing You Life For Good” Tina Turner đã khám phá quá trình sáng tạo và cam kết của cô ấy với các chương trìnhquan điểm của cô ấy về những vấn đềthế giới hôm nay đang đối mặt. Trong sách cũng trình bày rõ ràng chi tiết các phương pháp thực hành đạo Phật và những bài học đã học được, kết quả là như lời khuyên có tính biến đổi được cung cấp như món quà cho độc giả của Tina Turner, để họ có thể ứng dụng để vượt qua từng vấn đề mà họ gặp trong cuộc sống.

 

Phụ chú:

Nichiren là một nhánh Phật giáo đại thừa xuất hiện vào thế kỷ mười ba,  được chỉ dạy bởi Nichiren ( 1222 – 1282) một tăng sĩ Phật giáo Nhật Bản. Đây là trường phái Phật giáo Kamakura bắt nguồn từ mấy trăm bức thư và luận thuyết của Nichiren, luận điểm chính của Phật giáo Nichiren là Phật tánh của chúng sanh và lấy kinh Pháp Hoa làm tông

Ralph Craig III là một nghiên cứu sinh tiến sĩ về đề tài tôn giáo của đaị học Stanford. Ông là học giả về Phật giáo Nam Á, Phật giáo Hoa Kỳ. Ông đã xuất bản tạp chí nghiên cứu Phật giáoCơ Đốc giáo, nghiên cứu tôn giáo Nhật Bản trên trang web của hoc5 viện tôn giáo Hoa Kỳ

Lion’s Roar Magazine ( trước kia là Sambhala Sun) là tạp chí Phật học xuất bản mỗi hai tháng một lần, có cả báo giấy va báo mạng, do Melvin Mc Lead chủ biên, lần đầu ra mắt 1993. Lion’s Roar là tạp chí độc lập, bất bộ phái, cung cấp tài liệu về mọi đề tài Phật pháp, thiền, cuộc sống ứng dụng…Trọng tâm là thực hành chánh niệm tỉnh thức.

Soka Gakkai là một nhánh Phật giáo mới, các thành viên tin rằng trì chú sẽ giải phóng năng lượng vũ trụ vốn có trong cuộc sống và tụng kinhvì lợi ích bước đầu nhưng mục tiêu cuối cùngPhật quả.

 

TIỂU LỤC THẦN PHONG

Biên soạnchuyển ngữ

 

 

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2014(Xem: 12486)
03/04/2013(Xem: 29367)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.