Khi Sự Bất Công Lên Ngôi

14/06/20224:29 SA(Xem: 2835)
Khi Sự Bất Công Lên Ngôi

KHI SỰ BẤT CÔNG LÊN NGÔI
Tâm Anh

bat cong

 

Có lúc nào bạn bực bội bởi sự vô lý của ai đó không?
Có lúc nào bạn nghĩ nếu sự bất công lên ngôi, thì xã hội sẽ ra sao không? Vâng, đây là câu chuyện của tôi hôm nay.
 
xep hang tiem vaccineTôi nhớ cách đây không lâu, lúc đi chích ngừa vắc- xin chống Covid. Đến một nơi đông người, hẳn nhiên lúc này cần sự tuân thủ trật tự. Cụ thể, trước khi vào cổng ai cũng sẽ nhận được một số thứ tự để vào phòng điền và kiểm tra thông tin trước khi vào phòng tiêm. Chuyện chẳng có gì xảy ra nếu mọi người cứ tuân theo quy định đó. Nhưng có vài cá thể họ làm điều ngược lại. Vậy bạn nghĩ gì khi sự bất công lên ngôi.
 
Chắc hẳn ai cũng đôi lần gặp những trường hợp chướng tai gai mắt như tôi và cũng từng than rằng, đời thật bất công!
 
Cụ thể câu chuyện là tất cả mọi người đều ngồi ở phòng chờ để được mời theo số thứ tự đã nhận từ bên ngoài cổng, mỗi người được nhận một số cụ thể từ những tình nguyện viên. Chúng tôi ai cũng hài lòng với cách làm việc này. Đến nơi đông người hẳn nhiên ai cũng nôn nóng, muốn giải quyết cho xong, nhanh chóng để làm nhiều công việc khác cho gia đìnhbản thân, nhưng không vì thế mà chen lấn, không theo quy tắc ứng xử nơi công cộng.
 
Cụ thể, lúc cả mấy trăm người đang ngồi chờ rất trật tự ở phòng chờ gọi số, lòng mình cảm thấy an, tranh thủ mở điện thoại ra đọc vài bản tin. Thình lình, tôi thấy một người đàn ông cao to đứng dậy đi vào bên trong mà không cần nhân viên gọi số. Ai cũng cảm thấy bực mình với hành động này nhưng chẳng ai đếm xỉa. Năm  phút sau, ông ta quay lại phòng chờ ngoắc vợ, con trai và hai ba người dòng họ gì đó đi vào bên trong, không cần số thứ tự gì cả. Tôi nhìn xem phản ứng mọi người chung quanh, ai cũng xì xào, rồi lại đâu vào đó.
 
Sao lại ngang nhiên vậy? Ngay cả hai người ngồi ở bàn kêu số, cũng không phản ứng và không có ý kiến gì. Tôi và mọi người chung quanh bực mình lắm. Hành động ấy có xứng đáng bị lên án không? Cả hai vị ngồi ở bàn gọi số ở phòng chờ và cả gia đình người đàn ông cao to kia.
               
Xin thưa, quý vị tình nguyện tham gia việc phát số để mọi người giữ trật tự và theo đúng quy chuẩn nơi công cộng, bỏ cả công ăn việc làm của quý vị chúng tôi trân trọng. Nhưng khi quý vị đã nhận nhiệm vụ thì phải làm đúng chứ. Hai vị là người có quyền ngăn chặn hành động của người đàn ông và gia đình họ cơ mà. Chúng tôi là người dân rất hoan nghênhtôn trọng quý vị đã tham gia góp phần làm cho buổi tiêm chủng tập thể được diễn ra nhanh chóng, trật tự, an toàn trong thời hậu Covid. Nhưng, quý vị không làm tròn chức năng của mình thì có xứng đáng để được mọi người tôn trọng và có niềm tin? Tôi nghĩ, khi nhận nhiệm vụ, chắc chắn quý vị cũng đã hiểu rõ phải làm gì và phải làm sao để trong mắt mọi người quý vị mãi là những tình nguyện viên xứng đáng. Bực mình người đàn ông cao to và gia đình ông ấy một, thì chúng tôi giận và bực mình nhị vị ngồi ở bàn gọi số lúc đó đến mười.
 
Còn người đàn ông cao to và gia đình ông ấy, xin hãy xem lại cách ứng xử của mình nơi tập thể như vậy có xứng đáng hay chưa? Ông cao nhưng trí não ông quá thấp, ông to nhưng cách hành xử của ông quá bé nhỏ. Thật không ngoa khi có ai đó nói: “Óc to mà hành xử như quả nho”. Xin “chúc mừng” ai có cách hành xử như ông.
 
Cũng thật may, hôm đó tuy có hàng trăm người nhưng ai cũng kìm nén được sự tức giận của mình. Nếu nhỡ không may có một ai đó vì quá bực mình sẽ có hành động la ó, phản đối rồi có thể xảy ra ẩu đả thì sao? Đặc biệt nhị vị ngồi bàn gọi số sẽ làm gì trước làn sóng phẫn nộ của người dân.
 
Xã hội nào cũng cần có sự công bằng. Nhân dân ta đã trãi qua nhiều năm đô hộ của giặc Tàu, giặc Tây,...đã gánh chịu nhiều nỗi bất công lắm rồi. Người dân hôm nay, trong xã hội văn minh này rất cần sự công bằng, rõ ràng quý vị à. Nếu khi sự bất công lên ngôi thì chuyện gì sẽ xảy ra?
 
Dạy các em lâu năm, tôi luôn dạy các học sinh phải giữ phép lịch sự, tuân thủ trật tự nơi công cộng. Trong lớp các em được yêu cầu và nhắc nhủ không được xả rác trong lớp, vì không ai cứ mãi cong lưng lượm, quét những rác rưởi mà bạn vứt đi. Muốn phát biểu hoặc có ý kiến gì phải đưa tay, lúc được mời mới phát biều không được nhao nhao, tùy tiện. Một nề nếp ở lớp học nhỏ là hành trang giúp các em bước vào đời, chỉ với những kỹ năng sống ai cũng cần phải học hỏi, phải biết. Thế mà người đàn ông to cao và cả gia đình ông ấy lại không biết hay sao? Những người tham gia giữ trật tự và gọi số hôm đó chắc chắn quý vị khi tham gia cũng muốn một tập thể trật tự, nhưng chính hành động và cách ứng xử của quý vị, lơ đi gia đình kia, không can ngăn, hoặc ít nhất có một lời giải thích tại, bị, thì là gì đó để hàng trăm người ngồi chờ khác có thể có sự cảm thông nào đó chứ. Không tuân theo quy cũ là một hành động sai lầm.
 
Trong học tập cũng vây, có lúc nào bạn cảm thấy chán nản và mệt mỏi chưa? Có bao giờ bạn tự hỏi rằng cuộc sống này có quá nhiều sự bất công, hay đơn giản rằng điểm số hay tiền lương không xứng với công sức mà bạn bỏ ra hay không? Tại sao sếp lại quá khắt khe với mình hơn những đồng nghiệp khác? Tại sao điểm Anh văn của các bạn học thêm chính cô giáo đang dạy tại trường lại cao hơn các bạn khác hay không khi có cùng kết quả? Hoặc vài người sẽ được làm đề thì hôm đó ở nhà cô giáo rất nhiều lần trước một bài kiểm tra trong khi các bạn khác thì không? Có quá nhiều bất công trong cuộc sống này mà bạn phải đối mặt. Bất công có tự bao giờ? Bất công là gì? Xảy ra từ đâu? Và xã hội sẽ như thế nào nếu sự bất công lên ngôi.
 
Bất công là sự đối xử không công bằng thông qua cảm nhận của một hay nhiều người. Câu chuyện tôi kể bên trên có bất công không hả các bạn?
 
Vậy công bằng là gì?  Công bằng được hiểu là việc xử lý tình huống theo đúng quy luật tự nhiên, nguyên tắc xã hội, luật pháp quốc gia, nội quy của tổ chức đoàn thể, nhà trường, lớp học diễn ra mà không có sự can thiệp của cảm xúc cá nhân hay ý chí riêng của một nhóm người nào khác. Hay nói một cách khác, công bằng được cảm nhận khi một cá nhân hành động theo lý trí, hơn là theo cảm xúc.
 
Sự bất công đến từ quy luật cuộc sống qua câu: “Cuộc đời là bất công từ khi chúng ta sinh ra đời.” Bất công sinh ra mâu thuẩn dẫn đến sự đấu tranh. Riêng tôi xin bày tỏ lòng mình trước hành động bất công ấy.
 
Tại sao chúng ta lại bị đối xử khi điều đó chúng ta không làm? Tại sao con cái lại gánh chịu hậu quả những sai lầm của ông bà, bố mẹ trong quá khứ? Chúng ta đã phải gánh chịu nhiều bất công ngay cả khi chúng ta không làm điều đó, bởi vì cuộc đời mỗi người là do bản thân họ quyết định.
                  
Ai trong cuộc sống cũng đôi lần than thở rằng đời thật vô vị, đời thật bất công. Nhiều người đã đôi lần tuyệt vọng vì sự đời như thế. Nhưng cuộc sống cứ mãi tiếp diễntồn tại những điều bất công dù muốn hay không.
 
Trong thực tế, nhiều người học hành rất giỏi, kết quả đầu ra có thể là top đầu của trường nhưng họ vẫn vô vọng với hai từ “việc làm”. Trong khi đó, có những người, học hành chẳng đâu tới đâu nhưng  ghế ngồi lại sẳn sàng chào đón họ. Hoặc nhiều người khi còn nhỏ cũng đôi lần bị mắng oan bởi cái nhìn phiến diện của một số người lớn khiến tội lỗi bị quy chụp lên đầu họ. Hoặc tại sao cùng là con nhưng đứa lại được yêu thương chiều chuộng nhưng đứa lại bị ghẻ lạnh...Trong cuộc sống không hiếm những trường hợp như thế.
 
Thật ra thế giới này rất công bằng. Chúng ta suy nghĩ theo một hướng tích cực hơn. Nếu nhìn cuộc đời là một vận mệnh riêng lẻ, bạn sẽ cảm thấy bất công. Nhưng nếu nhìn cuộc đời bằng một chuỗi  nhân quả, nó sẽ là công bằng. Nghĩa là thành quả hôm nay bạn nhận được, một phần là do kế thừa từ ông bà, cha mẹ giống như một nhánh cây nhỏ được sinh ra từ một nhành cây lớn. Nó kế thừa và phát triển những đặc tính của thế hệ đi trước nhưng cũng có hướng phát triển riêng. Cuộc đời mỗi con người không phát triển độc lập mà nó là một bộ phận phụ thuộc không thể tách rời với một chuỗi nhân quả của thế hệ trước.
 
Có người hỏi vậy chúng ta làm gì trước sự bất công?
“Hãy mặc kệ nó đi”. Thay vì dành thời gian suy nghĩ về bất công bạn hãy lên kế hoạch phát triển bản thân mình trong tương lai, rút ra những bài học kinh nghiệm từ những điều tồi tệ đó và nhắc nhủ tự thân và những người chúng quanh hãy hành xử sao cho đúng.              Ngày nay xã hội càng văn minh, tôi mong rằng mọi người nên có cách hành xử chuẩn mực đúng theo lũy tiến của nó.
 
Người thông minh, người thành công lại chọn cách đặc biệt, giúp họ thoát khỏi sự buồn chán của việc bất công. Cuộc đời chẳng thể nào điều khiển được vạn sự xảy ra theo ý ta muốn được. Vì vậy, thay vì oán trách hãy học cách sống chung, xử lý sao cho hòa hợp. Tỷ phú thế giới ông Bill Gates đã từng đúc kết điều này như sau: “Cuộc sống vốn dĩ không công bằng. Hãy tập quen dần với điều đó.”
 
Như vậy, những bất công đã xảy ra với bất kỳ ai trong quá khứ nếu không có khả năng thay đổi thì hãy bỏ qua. Nhưng mỗi chúng ta hãy suy nghĩ một số phương hướng giải quyết nếu gặp lại trường hợp tương tự. Hãy lên tiếng để bảo vệ nếu thấy những bất công ấy cứ mãi hiện diện trong cộng đồng. Hy vọng ai có duyên đọc được bài này xin có một niềm cảm thông với người viết. Đặc biệt là nhị vị ở bàn gọi số kia và gia đình người đàn ông cao to ấy nếu đọc được bài đăng này có thể thay đổi những sai trái trong tương lai, rút ra bài học cho bản thân. Và hãy xem đây là bài học ứng xử cho tất cả chúng ta. Với tiếng nói nhỏ của mình không thể đảm bảo được kết quả sẽ đem đến sự cải thiện ngay và luôn khi có sự bất công lên ngôi nhưng hy vọng sẽ tạo nên sự khác biệt cho chính bản thâncộng đồng. Chỉ vậy thôi!   
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
26/05/2023(Xem: 39109)
29/06/2021(Xem: 4236)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.