Phước Nguyên giới thiệu -dịch và chú
*******
PHẦN I/GIỚI THIỆU KINH PHÁP ẤN
1/Lịch sử truyền dịch Hán Tạng
Bản kinh Pháp Ấn này, tên đầy đủ là: Phật thuyết Pháp Ấn Kinh, đó là dẫn theo tên kinh trong bản dịch của Ngài Thí Hộ. Hiện tại, trong Đại Chánh Tân Tu Đại Tân Tu Đại Tạng Kinh có bốn bản dịch Kinh Pháp Ấn, có thể kể như sau:
1/ Đại Tạng Kinh 02, số 0104, tr. 0500b17: Phật thuyết Pháp Ấn Kinh 佛說法印經, bản dịch của Thi-Hộ, Tống.
2/Đại Tạng Kinh 02, số 0103, tr.0500a04: 佛說聖法印經 Phật thuyết Thánh Pháp Ấn kinh, bản dịch của Trúc Pháp Hộ, Tây Tấn.
3/Đại Tạng Kinh 15, số 0599, tr. 0157b07: 佛為海龍王說法印經 Phật Vị Hải Long Vương Thuyết Pháp Ấn Kinh, Nghĩa Tịnh, Đường.
4/ Đại Tạng Kinh 02, số 0099, tr.0020a25: Tạp A-hàm 3, Kinh 80 (khuyết tên), Cầu-na-bạt-đà-la, Tống. Trong Tạp A-hàm hội biên của Đại sư Ấn Thuận, đề tựa kinh này là Pháp Ấn.
2/Nhan đề Phạn ngữ: Kinh Pháp Ấn
Nguyên văn Phạn ngữ của Kinh Pháp Ấn, hiện không còn. Chúng ta có thể khôi phục đề kinh dựa vào những dữ liệu hiện có. Ở trong Phật thuyết Thánh Pháp Ấn kinh, Đại Tạng Kinh 02, số 0103, tr.0500a04, bản dịch của Trúc Pháp Hộ, Tây Tấn có đầu kinh có ghi: 天竺名阿遮曇摩文圖: Thiên trúc gọi là A-già-đàm-ma-văn-đồ, có lẽ là đây là đọc từ chữ Ārya-dharma-mudra của tiếng Phạn.
Tên kinh còn được gọi là Saddharma-mudrā sūtra: Chánh Pháp Ấn Kinh/Thánh Pháp Ấn Kinh/Diệu Pháp Ấn Kinh… Đó là sự phục hồi dựa trên tựa đề: 佛說聖法印經 Phật thuyết Thánh Pháp Ấn kinh, Đại Tạng Kinh 02, số 0103, trang 0500a04, bản dịch của Trúc Pháp Hộ, Tây Tấn. Chữ Thánh ở đây, được hiểu do từ ngữ nguyên Sanskrit: Sad, mà động từ căn Sat: có nghĩa là đích thực, hiện thực, chính xác, vi diệu, thực tiễn, không thể nghĩ bàn.. Pháp, Sanskrit: dharma, thành lập từ động từ căn dhr: bảo toàn, duy trì, sắp xếp, làm cho hiện hữu, duy trì để hiện hữu v.v.. Mudrā: có nghĩa dấu ấn, khuôn dấu, con dấu, ấn tín, v.v..
Đề kinh Ārya-dharma-mudra sūtra, có từ Ārya hay Arya, tính từ, giống đực, hô cách số ít của thân arya: thánh, được hiểu là bậc Thánh. Nên từ đây tên kinh Ārya-dharma-mudra Sūtra: Kinh Dấu Ấn Pháp (của)Bậc Thánh, mà ngài Trúc Pháp Hộ đã phiên âm là 阿遮曇摩文圖: A-già-đàm-ma-văn-đồ.
Chữ Kinh[i], Phạn ngữ Sūtra, có nghĩa là quan hệ và thấu suốt. Hán chuyển âm Tu-đa-la và dịch là tuyến, gồm những sợi chỉ xâu lại với nhau, hoặc dịch là Khế Kinh.Tạng ngữ dịch là མདོ་སྡེ།, có nghĩa là bộ tập hợp các bài thuyết giảng (của đức Phật), có thể dịch từ này sang anh ngữ là sets of discourses, anh ngữ cũng dùng các từ tương đương như: sutra, the sutras. Sūtra, các Hán phần nhiều dịch là Kinh, một vài trường hợp xuất hiện trong kinh văn bản Phạn/Tạng/Hán dùng từ Dharmaparyāyaḥ hay ཆོས་ཀྱི་རྣམ་གྲངས། (Pháp Thoại, Pháp bản) để thay thế cho từ Sūtra - མདོ་སྡེ། (Kinh điển).
3. Vài nét về Pháp sư Thí Hộ, dịch giả Hán bản: Phật thuyết Kinh Pháp Ấn.
Có những tư liệu sau đây hiện tìm được, có ghi chép về Ngài Thí Hộ ở trong Đại chánh Tân Tu, và một tài liệu tìm được ở trong Tục Tạng cũng có chép về ngài Thí Hộ:
Thứ nhất, Tống Cao Tăng Truyện 宋高僧 傳, Đại Tạng Kinh 50, số 2061, trang 0712b26, mục 不空 傳 Bất Không truyện [Thi Hộ 施護]
Thứ hai, Tống Cao Tăng Truyện 宋高僧傳, Đại Tạng Kinh 50, số 2061, trang 0725a07, mục 滿月傳Mãn Nguyệt truyện [Thi Hộ 施護]
Thứ 3, Tục Tạng 77, số 1524, trang 0368c22, Bổ Tục Cao Tăng truyện 補續高僧傳, mục Thiên Tức Tai truyện 天 息灾傳 [Thi Hộ 施護]
Chúng ta, có thể lược ghi lại tiểu sử của ngài từ những nguồn tư liệu tham chiếu đã dẫn.
Tên của ngài Thí-Hộ 施護, tiếng Phạn là Dānapāla. Từ Sanskrit Dāna hay dānaṁ, phiên âm là Đàn-na 檀那, Đản-na 柁那, dịch là Thí 施. A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, Phẩm Phân Nghiệp giải thích: “Kim idaṁ dānaṁ nāma? Yadapi dīyate tad dānam” : Cái gì được gọi là Thí? Cái gì được cho cái đó gọi là Thí. Còn từ Pāla, tiếng Sanskrit có nghĩa là giúp đỡ, che chỡ, giữ gìn, bênh vệnh, bảo vệ. Như vậy, tên Dānapāla: hàm ý là sự bố thí (tài, pháp, vô úy), để giúp đỡ, che chở, nâng đỡ cho người khác. Ở đây, chưa tìm thấy trong kinh sử ghi lại tại sao ngài lại có tên Tiếng Phạn như vậy.
Ngài Thí Hộ sinh vào khoảng thế kỷ thứ X-XI, có lẽ là vào triều đại Bắc Tống,
Tống Thái Tông, nhằm niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc. Ngài sinh ra ở Bắc Ấn, xứ Udyāna (Ô-chấn-nẵng-quốc 烏塡曩國). Phổ thông, người đời thường gọi Ngài là Hiển Giáo Đại Sư 顯敎大師.
Năm thứ năm, niên tức năm 980, niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc 太平興國, đời vua Tống Thái Tông, Thí Hộ cùng với ngài Thiên Tức Tai 天息災, người Bắc Ấn, nước Ca-thấp-di-la 迦濕彌羅, sang vùng Biện Kinh 汴京, hay gọi là Khai Phong; đã lưu lại: Dịch Kinh Viện 譯經院, viện này thuộc Thái Bình Hưng Quốc Tự 太平興國寺; Hai ngài, cũng những vị Dịch Sư ở đây, đã dốc hết toàn lực cho việc phiên dịch kinh điển trong nhiều năm…
Số lượng Kinh điển dịch được theo Tống Cao Tăng truyện là 1230, chúng ta có thể ghi lại một số tác phẩm như sau:
Đại Tạng Kinh 1, số 0008, Đại Kiên Cố Bà-la-môn Duyên Khởi Kinh.
Đại Tạng Kinh 8, số 0242, Phật thuyết Biến Chiếu Bát-nhã Ba-la-mật Kinh.
Đại Tạng Kinh 8, số 0247, Phật thuyết Liễu Nghĩa Bát-nhã Ba-la-mật Kinh.
Đại Tạng Kinh 8, số 0248, Phật thuyết Ngũ Thập Tụng Thánh Bát-nhã Ba-la-mật Kinh.
Đại Tạng Kinh 8, số 0249, Phật Thuyết Đế Thích Bát-nhã Ba-la-mật Kinh.
Đại Tạng Kinh 8, số 0257, Phật Thuyết Thánh Phật Mẫu Bát-nhã Ba-la-mật Kinh.
Đại Tạng Kinh 20, số 1049, Thánh Lục Tự Tăng Thọ Đại Minh Đà-La-Ni Kinh.
Đại Tạng Kinh 20, số 1053, Thánh Quan Tự Tại Bồ Tát Công Đức Tán. V.v..
Số lượng kinh điển của Ngài Thí Hộ dịch, chúng ta cũng có thể dễ dàng tìm được ở trong Đại Tạng Kinh hiện có. Ngài Thí-Hộ tịch ở đâu, lúc nào, chưa thấy có tài liệu tin cậy nào ghi chép cụ thể.
*Một số tác phẩm Nhật-Hán nghiên cứu về Thí-Hộ
Ngoài ra, người viết hiện có những tác phẩm sau là luận văn, nghiên cứu về Ngài Thi-Hộ, hay có nghiên cứu, về đại dịch giả này:
- ギーブルロルフ 1993 〈《大金 剛妙高山楼閣陀羅 尼》について〉, 《仏教学》35, trang 61-81.
- 中条賢海 1980 〈《秘密相経》所 説の五相成身観に ついて〉,《豊山 教学大会紀要》8 ,trang 11-20 (L).
- 二谷慈明 1981 〈宋代訳経僧「施 護」とその背景〉 ,《密教学会報》19/20 ,trang 66-70 .
- 伊藤教宣 1982 〈《広釈菩提心論 》の三句について 〉,《豊山教学大 会紀要》10,trang 27-39.
- 佐藤泰三 1966 〈守護大千国土経 の成立について〉 ,《密教文化》75 ,trang 1-13.
- 佐藤泰三 1966 〈守護大千国土経 の陀羅尼について 〉,《密教学会報 》5,trang 36- 39.
- 呂澂 1982〈 施護〉,《中國佛 教》2.
- 大野法道 1933 〈小乗律として取 扱はれたる大乗戒 経〉,《浄土学》5 ,trang 400-411 .
- 山口益 1926 〈竜樹の六十頌如 理論について〉, 《仏教研究》23 ,trang 22-75 .
- 恵敏 1989〈 《月喩経》につい て〉,《仏教文化 》23,trang 19- 29 (L).
- 月輪賢隆 1933 〈竜樹の《讃法界 頌》と《百千頌大 集経地蔵菩薩請問 法身讃》と西蔵文 ”Dharmadhatu- stotra” とに就いて〉,《 龍谷学報》307 ,trang 16-43 .
- 月輪賢隆 1933 〈竜樹の讃法界頌 と百千頌大集経地 蔵菩薩請問法身讃 と蔵文Dharmadhatustotra 〉,《龍谷学報》306 ,trang 121-146 .
- 月輪賢隆 1935 〈寶月童子所問經 に就て〉,《龍谷 學報》313,trang 1-37.
- 木村高尉 1981 〈聖五十頌般若波 羅蜜経〉,《勝又 俊教博士古稀記念 論集──大乗仏教 から密教へ》,東 京:春秋社.
- 武内孝善 1976 〈施護伝考〉,《 印度学仏教学研究 》48,trang 280- 283.
- 瓜生津隆真 1981 〈《六十頌如理論 》におけるナーガ ールジュナの思想 〉,《仏教学》12 ,trang 1-24.
- 芳村修基 1968 〈広釈菩提心論の 思想体系〉,《仏 教学研究》25/26 ,trang 297-330 .
- 酒井真典 1988 〈菩提心離相論考 〉,《成田山仏教 研究所紀要》11 ,trang 89-139 .
- 酒井紫朗 1948 〈菩提心観釈と菩 提心離相論につい て〉,《密教文化 》4,trang 27- 38.
- 野口圭也 1986 〈Saṃpuṭodbhavatantra と《秘密相経》〉 ,《豊山学報》31 ,trang 39-63 (L).
- 陳又新 1993 〈漢、藏譯文對照 《六十頌如理論》 〉,《西藏研究論 文集》4,trang 147- 166.
- 青原令知 1987 〈《勝義空経》に ついて〉,《龍谷 大学大学院仏教学 研究室年報》3, trang 40-30 (L).
4/Một số vấn đề về nội dụng Kinh Pháp Ấn
- i. Khái niệm Pháp ấn: (xem phần kinh văn ở sau)
Pháp ấn, Sanskrit: Dharma- mudrā. Thành lập từ động từ căn dhr: bảo toàn, duy trì, sắp xếp, làm cho hiện hữu, duy trì để hiện hữu v.v.. Mudrā: có nghĩa dấu ấn, khuôn dấu.
Kinh Pháp ấn giải thích: tự Tánh Không, không có sở hữu, không có ấn tượng hư dối, không có sở sanh, không có sở diệt, thoát ly mọi tri kiến. Vì Tánh Không, không có xứ sở, không có sắc tướng, chẳng phải có ấn tượng, nó vốn không có sở sinh, không phải chỗ mà tri kiến có thể đạt tới, thoát ly mọi vướng mắc. Vì do thoát ly mọi vướng mắc, nên hết thảy pháp nó đều dung nhiếp, mà an trú tri kiến bình đẳng, tức là tri kiến chân thựcvậy. Tánh không là như vậy, các pháp cũng là như vậy. Cho nên, gọi là Pháp Ấn.
Pháp Ấn hay Thánh Pháp Ấn, tức là dấu ấu của của pháp, của pháp siêu việt, bất tư nghị; hay Thánh Pháp Ấn chính là khuôn dấu về Chính Pháp của bậc Thánh. Để phân định giữa chánh – tà giáo pháp, thì Dấu Ấn này có công năng hữu hiệu và chính xác tuyệt mức nên còn gọi Pháp Ấn hay Thánh Pháp Ấn.
- ii. Pháp ấn và Ba giải thoát môn:
Kinh văn nói: “Pháp ấn này, chính là ba giải thoát môn, là pháp căn bản của chư Phật, là đôi mắt của chư Phật, đó tức là chỗ quy thúcủa chư Phật”.
Tam giải thoát môn 三解脫門, Phạn ngữ: trīṇi vimokṣamukhāni, phổ thông dịch là tam thoát môn 三脫門, tam môn 三門; Chúng ta có thể phân tích từ Sanskrit như sau:
Trīṇi: Tri hay ti là ba;
vimokṣamukhāni: có vimokṣa: tự do, giải thoát, không bị ràng buộc
Môn 門 skt. mukhāni: Mukha là cửa ngõ, cánh cửa, chứ không phải Pháp môn 法門 mà Phạn ngữ của nó là từ dharma-paryāya, còn gọi là Pháp bản, Pháp thoại v.v..
Luận Câu Xá, Bản Hán ghi rằng[ii]:
空謂空非我
無相謂滅四
無願謂餘十
諦行相相應
此通淨無漏
無漏三脫門
Tạm dịch: Không là hành tướng không, phi ngã; Vô tướng là bốn hành tướng của Diệt đế; Vô nguyện là mười hành tướng còn lại; Tất cả đều tương ưng với hành tướng của các đế; Thuộc loại tịnh hoặc vô lậu; Nếu vô lậu tức trở thành ba giải thoát môn.
Kinh Pháp Ấn, kể ba giải thoát môn lần lượt là: Không giải thoát môn, vô tưởng giải thoát môn, vô tác giải thoát môn.
- iii. Tánh không
Kinh văn như đã dẫn ở trong phần i. Khái niệm pháp ấn. Ngữ nguyên Sanskrit: Śūnyatā, Pāli gọi là Suññatā; thành lập do động từ căn Śvi, nghĩa là phồng lên (swell), Hán phiên âm là thuấn-nhã-đa 舜若多 và dịch là không Tánh 空性.
Tánh không, là giáo lý, đã được giảng dạy từ trong A-hàm và Nikāya. Đức Thế Tôn dạy: “…Nếu chúng Thánh đệ tử thuộc Thanh Văn của Như Lai, thì hãy quán chiếu năm thủ uẩn này, biết rõ nó không phải là tôi, không phải là của tôi. Các Ông quán chiếu như vậy thế rồi, các Ông biết rõ thế gian không có ai đuổi bắt, không có cái gì để bắt đuổi, và cũng không có cái đuổi bắt. Điều đó chỉ tự thân giác ngộ chứng đạt Niết Bàn. Việc sinh tử đã chấm dứt – Phạm hành đã lập vững – Điều cần làm đã làm xong – Không còn tái sinh nữa”[iii].
Kinh Tạp A Hàm, đức Phật cũng dạy: “Này các Tỷ kheo, có nghiệp báo mà không có tác giả. Có hành vi và kết quả của hành vi mà không có cái gọi là chủ thể. ”[iv]
Tiểu Không Kinh, đức Phật dạy: “Này Ananda, sau khi chứng đạt, ta sẽ an trú cứu cánh vô thượng không tánh. Như vậy, này Ananda, các ông cần phải học tập. ”[v]
Và Đại Không Kinh, đức Phật đã giải thích thế nào là “nội không”, “ngoại không” và thế nào là “nội ngoại không” cho các các vị đệ tử nghe[vi].
Tánh Không ở đây, có nghĩa là Đương Thể Tức Không, nên Ngài An Tuệ, ở Đại Thừa Trung Quán Thích Luận 4, tạo kệ như sau:
Nhất thế bất ly không
Nhất thế đắc thành tựu[vii].
Tánh Không ở đây có nghĩa là: duyên khởi tức Không. Trung Luận XXIV.19, Long Thọ có kệ như vầy: apratītya samutpanno dharmaḥ kaścinna vidyate/ yasmāttasmādaśūnyo hi dharmaḥ kaścinna vidyate||19||: Chưa từng có bất cứ pháp nào không từ nhân duyên mà sinh. Thế nên hết thảy các pháp đều Không, nghĩa là không có tự tánh.
La-thập dịch Hán ngữ:
未曾有一法
不從因緣生
是故一切法
無不是空者
Chưa từng có Pháp nào
Không từ nhân duyên sinh
Cho nên tất cả Pháp
Tự tính đều là Không.
Tánh Không cũng được giải thích là: Đương sinh vô sinh tức Không. Nên Long Thọ tạo kệ trong Trung Quán Luận như sau:
Chư pháp bất tự sinh,
Diệc bất tùng tha sinh;
Bất cộng bất vô nhân,
Thị cố tri vô sinh.
Tạm dịch:
Vạn Pháp không tự sinh,
Không từ cái khác sinh;
Không phải đồng chung sinh,
Không phải vô nhân sinh,
Nên biết rằng, vô sinh.
Tánh Không, cũng hiểu là thực tướng tức Không. Kệ Trung Luận như sau:
Chư pháp thực tướng giả
Tâm hành ngôn ngữ đoạn
Vô sanh diệc vô diệt
Tịch diệt như Niết bàn.
Nghĩa là:
Thực tướng của các pháp
Dứt tâm hành, ngôn ngữ;
Không sanh cũng không diệt,
Vắng lặng như Niết bàn.
Tánh Không là nền tảng cho duyên khởi và các pháp duyên khởi từ đó mà hình thành, nên ở trong Trung Quán Luận, Ngài Long Thọ nói kệ:
“以 有 空 義 故
一 切 法 得 成
若 無 空 義 故
一 切 則 不 成
Dĩ hữu không nghĩa cố
Nhất thiết pháp đắc thành
Nhược vô không nghĩa cố
Nhất thiết tắc bất thành”[viii]
Dịch:
Vì do có Tánh Không này
Nên mọi pháp đều thành tựu.
Nếu không có Tánh Không này
Các pháp đều chẳng thể nào thành tựu.
Trong Tập Ưng Phẩm, phẩm ba, quyển một, Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh, Ngài Cưu Ma La Thập dịch Hán ngữ, đức Thế Tôn nói bảy không cho tôn giả Xá Lợi Phất. Có thể tóm tắt như sau:
Tánh không = không của bản tánh.
Tự tướng không = không của tự tướng.
Chư pháp không = không của vạn hữu.
Vô sở đắc không = không của cái không thể đắc.
Vô pháp không = không của các pháp vô vi.
Hữu pháp không = không của các pháp hữu vi.
Vô pháp hữu pháp không = không của các pháp vô vi và hữu vi[ix].
Trong Đại Bát Nhã, Tương Ưng Phẩm, bản dịch Huyền Tráng. Đức Phật trình bày tương ưng và không tướng với 20 loại không gồm:
Nội không: tánh không của các pháp nội tại.
Ngoại không: tánh không của các pháp ngoại tại.
Nội ngoại không: tánh không của các pháp nội ngoại tại.
Không không: tánh không của cái không.
Đại không: tánh không của cái rộng lớn.
Thắng nghĩa không: tánh không của chân lý tuyệt đối.
Hữu vi không: tánh không của các pháp hữu vi.
Vô vi không: tánh không của các pháp vô vi.
Tất cánh không: tánh không của cái tối hậu.
Vô tế không: tánh không của cái không ngằn mé.
Tán không: tánh không của sự phân tán.
Vô biến dị không: tánh không của cái không biến dị.
Bản tánh không: tính không của bản tính.
Tự tướng không: tánh không của tự tướng.
Cọng tướng không: tánh không của cọng tướng.
Nhất thế pháp không: tánh không của hết thảy pháp.
Bất khả đắc không: tánh không của cái không thể ý niệm, không thể nắm bắt.
Vô tánh không: tánh không của cái vô thể.
Tự tánh không: tính không của tự tính.
Vô tánh tự tánh không: tánh không của vô tánh và tự tánh[x].
Khi nói về tính không sinh không diệt của vạn pháp, vua Trần Nhân Tông có một bài thơ rất nổi tiếng:
一 切 法 不 生
一 切 法 不 滅
若 能 如 是 解
諸 佛 常 現 前
Nhất thiết pháp bất sinh
Nhất thiết pháp bất diệt
Nhược năng như thị giải
Chư Phật thường hiện tiền.
Dịch:
Hết thảy pháp không sinh
Hết thảy pháp không diệt
Nếu thường hiểu như vậy,
Chư Phật ngay trước mắt.
Tóm lại, Tánh Không, được giảng ở trong kinh Pháp ấn, là tính không có sở hữu, tính không có ấn tượng hư dối, không có sở sanh, không có sở diệt, thoát ly mọi tri kiến. Vì Tánh Không đó, không có xứ sở, không có sắc tướng, chẳng phải có ấn tượng, nó vốn không có sở sinh, không phải chỗ mà tri kiến có thể đạt đến được, ly khai mọi vướng mắc. Do ly khai mọi vướng mắc, nên hết thảy pháp nó đều dung nhiếp, mà an trú vào tri kiến bình đẳng, tri kiến đó được gọi là chân thực tri kiến.
iv. Ly chư hữu trước
Xa lìa mọi vướt mắc, Kinh Pháp Ấn gọi 離諸有著 Ly chư hữu trước, từ Sanskrit của nó là Na kvacit pratiṣṭhitena hoặc sarva pratiṣṭhitena- apagatā, pratiṣṭhitaṁ : chấp trước, trú ẩn, vướng mắc.
Đại Phương Quảng Tổng Trì Kinh[xi] có bài kệ như sau:
“無著行是菩薩行,
無我行是菩薩行,
空行是菩薩行,
無相行是菩薩行”:
Hành động không vướng mắc là hành động của Bồ-tát;
Hành động vô ngã là hành động của Bồ Tát;
Hành động theo Tánh Không là hành động của Bồ-tát;
Hành động vô tướng là hành động của Bồ-tát.
Trung A-hàm, Thích Trung Thiền Thất tôn kinh, Cù Đàm Tăng Già Đề Bà dịch Hán[xii]: Một hành giả tu tập tốt, tâm của vị ấy, không bị vướng mắc bởi năm uẩn thuộc về quá khứ, năm uẩn thuộc về hiện tại, năm uẩn thuộc về tương lai. Trong Kinh Lomasakangiyabhaddekaratta thuộc Majjhima Nikāya hay Kinh Bhaddekaratt văn hệ Pali cũng đề xuất ý nghĩa tương tự.
Và Kinh Kim Cương bộ kinh có thẩm quyền về vấn đề này, kinh chép: “Tasmāttarhi subhūte bodhisattvena mahāsattvena evamapratiṣṭhitaṁ cittamutpādayitavyaṁ yanna kvacitpratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam/na rūpapratiṣṭhitaṁ cittamutpādayitavyaṁ na śabdagandharasaspraṣṭavyadharm apratiṣṭhitaṁ cittamutpādayitavyam”: Do vậy, này Subhūti! Với Bồ tát Đại sĩ, phải nên phát khởi tâm vô trú, tức là phát khởi tâm không bị chấp mắc bởi bất cứ cái gì; Hãy phát khởi tâm không bị chấp mắc bởi sắc, phát khởi tâm không bị chấp mắc bởi thanh, hương, vị xúc và pháp.
Đoạn này là một trong những đoạn cốt yếu nhất của Kim cang, Conze dịch: “Therefore then, Subhuti, the Bodhisattva, the great being, should produce an unsupported thought, i.e. a thought which is nowhere supported, a thought unsupported by sights, sounds, smells, tastes, touchables or mind-objects.”: Vì vậy, này Tu-bồ-đề! Bồ tát cần khởi sinh tâm không vướng chấp, đó là tâm không vướng chấp vào đâu bất kỳ đâu cả, tức là tâm không vướng chấp vào sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp.
La Thập đã dịch Hán ngữ như sau:是故須菩提,諸菩薩摩訶薩應如是生清淨心,不應住 色生心,不應住 聲、香、味、觸、法生心,應無所住 而生其心[xiii]: Thế nên, này Tu-bồ-đề, các Bồ-tát đại sĩ nên như vậy mà sinh tâm thanh tịnh, không nên vướng mắc vào sắc sinh tâm, không nên vướng mắc vào thanh, hương, vị, xúc và pháp sinh tâm. Không nên có chỗ vướng mắc mà sinh ra tâm kia.
Thoát ly mọi vướng mắc, là đạt đến vô trú, vô trú là nhất pháp cho muôn pháp đồng quy, là nơi mà tất cả hành giả tu tập cần phải đạt đến trên con đường giác ngộ
v. Vô thường – Không- Khổ
Kinh văn nói: “Sắc là khổ, là không, là vô thường, nên sinh khởi sự nhàm chán và thoát ly chúng, mà an trú tri kiến bình đẳng…”
Khổ, Pāli. Dukkha, từ Sanskrit là Duhïkha; Tiền tố từ là dus, duh, nghĩa là xấu, ác, có nguy hiểm cho, có hại cho, khó chịu, đau buồn, phiền muộn, tai họa... Câu-xá: Khổ (duḥkha) bởi vì tánh của nó vốn là gian khổ (pīḍanātmakatvāt). Khổ là một trong trong bốn sự thật vững chắc, mà Thế-Tôn đã tuyên thuyết trong khi chuyển vận Pháp luân tại vườn Nai. Khổ được phân ra nhiều loại như: Tam khổ, bát khổ, v.v...
Vô thường 無常 Phạn ngữ là Anitya; nityatā, Pāli. Anicca. Có nghĩa là: chúng xuất hiện rồi biến mất. Những nhà Luận sư A-tì-đàm diễn giải thêm: cái gì vô thường, cái đó xuất hiện và biến mất trong từng sát-na. Nếu một pháp mà có thể tồn tại kéo dài trong hai sát-na, nó cũng có thể kéo dài thêm nhiều sát-na, và cũng có thể kéo dài vĩnh viễn.
Cho nên, nói vô thường, nên hiểu là sát-na vô thường. Câu-xá giải thích: Vô thường (anitya) bởi vì khi sinh tức phải phụ thuộc vào các nhân (pratyayādhīnatvāt = pratyayapratibaddhajanmatvāt).
Vô thường – Không – Khổ, được rất nhiều kinh điển và các nhà luận sư gọi là “Ba Pháp Ấn”, có khi Ba Pháp Ấn này, cũng được kể là theo Đại Trí Độ: Nhất thiết chư hành vô thường ấn, Nhất Thiết chư Pháp vô ngã Ấn, và Niết bàn tịch tĩnh ấn, hoặc: Vô thường – vô ngã – không. Trong một số kinh triển khai thành bốn pháp ấn: Vô thường – khổ - không – và vô ngã v.v… vấn đề này đang còn được tranh luận dị biệt giữa rất nhiều các vị luận sư và các trường phái khác nhau[xiv].
vi. Không – vô tưởng – vô tác giải thoát môn và đẳng trì.
+Không giải thoát môn, 空解脫門, Phạn ngữ śūnyatavimokṣamukha.
Kinh văn Pháp Ấn: “Này các Tỷ kheo! Các uẩn vốn là Không tự Tánh, do tâm mà có sở sinh, khi tâm pháp diệt tận rồi, thì các uẩn không còn tác khởi.Thấu suốt rõ ràng như thế, tức là trực tiếp giải thoát, đã trực tiếp giải thoát rồi, thì thoát ly mọi tri kiến. Gọi là Không giải thoát môn.”
Câu-xá giải thích: “śūnyatādyālambanatvāttannām/ teṣāṃ punaḥ-- ālambete aśaikṣaṃ dvau śūnyatā cāpyanityataḥ/ aśaikṣaṃ samādhiṃ dvāvaparasamādhī ālambete/ śūnyatāśūnyate aśaikṣaṃ śūnyatāsamādhimālambate śūnyatākāreṇa: Không không đẳng trì xem không đẳng trì - vốn quán sát các pháp là không và vô ngã - như là không mà không phải là vô ngã, bởi vì sự quán sát về vô ngã (anātman) không gợi lên sự kinh sợ giống như sự quán sát về không (śūnya)[xv]. Câu-xá cũng nói: śūnyatālambanavimokṣamukhaṃ/aśubhālambanaśca alobho ’śubha iti/śūnyatetyucyate: Cũng giống như trường hợp gọi giải thoát môn (vimokṣamukha) là không (śūnya) bởi vì pháp này có sở duyên là không hoặc vô ngã, gọi vô tham (alobha) là bất tịnh (aśubhā) bởi vì pháp này có sở duyên là các pháp bất tịnh.[xvi]
+Vô tưởng giải thoát môn, 無想解脫門, từ Sanskrit là animittavimokṣamukha, Huyền Tráng dịch là Vô tướng giải thoát môn 無相解脫門.
Kinh Pháp Ấn: “Lại nữa, an trụ ở trong tam muội, quán chiếu các sắc cảnh, hết thảy chúng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng.Giống như thế, thanh, hương, vị, xúc và pháp, cũng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng; Quán sát như vậy, gọi là Vô tưởng giải thoát môn”
Giải thích của Kośa ix: ānimittānimittastu śāntato’saṅkhyayā kṣayam/ ānimittānimittastu samādhiraśaikṣasyānimittasyāpratisaṅkhyānirodhamālambate/ śāntākāreṇa; anāsravasya pratisaṅkhyānirodhābhāvāt/ na nirodhapraṇītaniḥsaraṇākāraiḥ; anityatānirodhasādhāraṇatvād, avyākṛtatvād, avisaṃyogāc ca: Vô tưởng vô tưởng đẳng trì duyên phi trạch diệt (asamkhyākṣaya) và xem nó là tĩnh (śānta). Có nghĩa là vô tưởng vô tưởng đẳng trì có sở duyên là phi trạch diệt (apratisaṃkhyānirodha) của vô tưởng đẳng trì, và quán sát diệt pháp (nirodha) này dưới hành tướng “tĩnh”. Nó không lấy trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha) của vô nguyện đẳng trì làm sở duyên bởi vì đẳng trì này vốn thuộc vô lậu (anāsrava) và không thể có “trạch diệt” về những gì thuộc tánh vô lậu[xvii].
Nhập vào giải thoát môn này rồi, liền thành tựu được tri kiến thanh tịnh. Do vì có sự thanh tịnh đó, nên tham, sân và si hết thảy chúng đều diệt tận. Những thứ ấy, đã diệt tận rồi, thì liền an trú tri kiến bình đẳng.
+Vô tác giải thoát môn, 無作解脫門, Sanskrit. apraṇihitavimokṣamukha. Huyền Tráng dịch là 無願解脫門 vô nguyện giải thoát môn.
Kinh văn: Vì do nhân duyên, mà các Thức sinh khởi. Thì tức nhân duyên đó, cùng với sở sinh thức, hết thảy chúng đều vô thường. Do vì nó vô thường, cho nên Thức bất khả đắc. Thức uẩn đã không, thì không có chỗ tạo tác. Gọi là vô tác giải thoát môn
Giải thích Kośa ix: “apraṇihitāpraṇihito ’pyaśaikṣamapraṇihitamanityākāreṇa/na duḥkhato na hetvādito ’nāsravasyātallakṣaṇatvānna mārgākāraiḥ dūṣaṇīyatvāt”: Vô nguyên vô nguyện đẳng trì duyên vô nguyện đẳng trì của hàng vô học - tức loại đẳng trì vốn quán sát các sự vật dưới hành tướng vô thường, khổ, v.v. và xem loại đẳng trì này là vô thường. Vô nguyện vô nguyện đẳng trì không xem vô nguyện đẳng trì là khổ (duḥkha), cũng không phải là nhân, tập, duyên, sinh (hetu-samudaya-pratyaya-prabhava); bởi vì vô nguyện đẳng trì vốn thuộc vô lậu cho nên không phải là khổ, không phải là nhân: Cho dù vô nguyện đẳng trì là đạo (mārga) thì vô nguyện vô nguyện đẳng trì cũng không xem nó là đạo, như, hành, xuất (mārga-nyāya-pratipad-nairyāṇika) bởi vì mục đích hành giả theo đuổi là chán bỏ vô nguyện đẳng trì[xviii].
vii. Ngã kiến, ngã sở kiến
Ngã kiến, Phạn ngữ ātmadṛṣṭi. Thuật ngữ Ātman thuật ngữ quan trọng của Upanisad và Vedā, đi từ động từ căn van: hơi thở, hô hấp. Nên theo ngữ học này, thì Nirātman tức là không có thần ngã, tự ngã, linh hồn... có gốc rễ từ hơi thở hay hô hấp.
Câu-xá giải thích (rải rác): Người ngu (bāla) hay dị sinh (pṛthagjana) vì không hiểu được (apajānan) duyên khởi chỉ là các hành, tức là các pháp hữu vi (saṃskṛta), nên mới khởi ngã kiến (ātmadṛṣṭi)… Có luận sư cho rằng toàn bộ hữu thân kiến tạo thành đảo kiến về ngã (ātmaviparyāsa) chứ không phải chỉ có ngã kiến (ātmadṛṣṭi), tức bao hàm cả ngã sở kiến (ātmīyadṛṣṭi). .. ngã kiến có hai nhánh (dvimukhī) là kiến chấp về ngã và kiến chấp về những gì thuộc ngã (aḥmkāra, manakāra)… Ba loại mạn đầu tiên (ngã thắng mạn, ngã đẳng mạn, ngã liệt mạn) chính là các loại dựa vào ngã kiến… Nếu đã có ngã kiến (ātmadṛṣṭi) đối với ngũ thủ uẩn thì cũng sẽ có ngã ái (ātmatṛṣṇā) ) đối với ngũ thủ uẩn… sự sai lầm của ngã kiến không thể khởi dậy ở các thánh giả không thẩm lự bởi vì loại tà kiến này chỉ là một sản phẩm của sự suy đạc (saṃtīrakatvāt)….
Tỳ-bà-sa dẫn bởi Câu-xá: Vô ngã (anātmaka) bởi vì trái với ngã kiến (ātmadṛṣṭi).
Ngã sở kiến 我所見, Phạn ngữ ātmīyadṛṣṭi, Câu xá: dẫn Tỳ-bà-sa, kinh còn nói: “Người nào cho rằng ngã có lực tự tại đối với ngũ thủ uẩn (upādānaskandhas) tức có ngã sở kiến”. Vì thế ngã sở kiến khác với ngã kiến vốn là nơi xuất phát của nó…
Luận sư Tỳ-bà-sa dẫn bởi Câu-xá: Không (śūnya) bởi vì trái với ngã sở kiến (ātmīyadṛṣṭivipakaṣa).
- viii. Kiến, văn, giác tri.
Kinh Pháp Ấn, nói: “đã thoát ly kiến về ngã rồi, tức không còn kiến, văn, giác và tri”. Kiến văn giác tri 見聞覺知, từ Sanskrit của nó là dṛṣṭa-śruta-mata-jñāta: thấy, nghe, cảm nhận, và nhận biết.
Kinh Duy-Ma Cật, Phẩm thứ nhất Nguyên nhân làm thanh tịnh quốc độ, Bản Phạn chép: “dharmo dṛṣṭaśrutamatavijñātannāsti; ye dṛṣṭaśrutamatavijñāte caranti te dṛṣṭaśrutamatavijñātakāmāḥ, na tu dharmakāmāḥ|”: Pháp không thể được thấy, được nghe, được cảm nhận, được nhận biết.Nếu hành nơi sự thấy, nghe, cảm, biết; đó chỉ là thấy, nghe, cảm, biết chứ chẳng phải tìm cầu pháp.
Thuyết Vô Cấu Xưng kinh sớ, mười hai quyển, Đại Tạng Kinh 38 No 1782, Đường, Khuy Cơ soạn, dẫn Đối pháp luận: Được tiếp nhận bởi mắt là thấy (kiến, dṛṣṭa ); bởi tai là nghe (văn, śruta); bởi tri giác tự nhiên mà biết như vậy như vậy là cảm nhận (giác, mata); nhận thức nội tại là nhận biết (tri, jñāta).
Đại trí độ 1, Long Thọ, Đại Tạng Kinh 25 có bài kệ như sau:
Chẳng kiến, văn, giác và tri
Cũng chẳng phải do trì giới
Chẳng không phải kiến văn
Chẳng không do trì giới
Luận như vậy bỏ hết
Cũng bỏ ngã, ngã sở
Không vướng kẹt các pháp tướng
Như vậy mới đắc đạo.
ix. Hiệu quả do tu tập theo Pháp bản Pháp Ấn Kinh
- Thoát ly mọi vướng mắc.
- Khả năng dung nhiếp hết thảy pháp.
- An trú tri kiến bình đẳng, tức là tri kiến chân thực.
- Nhàm chán và thoát ly năm thủ uẩn.
- Tâm pháp diệt tận và các thủ uẩn không còn tác khởi.
- Trực tiếp giải thoát, thoát ly mọi tri kiến.
- Sáu cảnh đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng.
- Thành tựu được tri kiến thanh tịnh.
- Tham, sân và si hết thảy chúng đều diệt tận.
- Thoát ly kiến về ngã cùng với kiến về ngã sở.
- Thấu suốt rõ ràng mọi kiến, không sở sinh, không có chỗ y chỉ.
- Không còn kiến, văn, giác và tri.
- Biết pháp cứu cánh, đối với Pháp không còn vướng mắc, và chứng pháp tịch diệt. V.v..
Đó là những hiệu quả thù thắng, vi diệu, do thọ trì, như thuyết tu hành theo bản Kinh Pháp Ấn này mang lại.
5/ Về Bản dịch Việt của Kinh và kết luận.
Bản dịch Việt, về cơ bản, y trên bản Hán, 佛說法印經 Phật thuyết Pháp Ấn Kinh, của Thí Hộ dịch, thuộc Đại 02, số 0104, trang 0500b17,
Văn bản tham chiếu chính là các Bản Hán dịch đã kể ở phần lịch sử truyền dịch Hán Tạng.
Nguyên văn Kinh, có đánh số trang theo Đại chánh, bản dịch Việt, y theo đây chua lại số trang của bản Hán vào bản dịch Việt, theo từng đoạn, trang, mà Kinh văn bản Hán đã phân định.
Nguyên văn bản Hán, nếu không có chú giải sẽ khó khăn cho việc tiếp cận. Cho nên, trong phần cước chú, bản dịch Việt sẽ chú giải những vấn đề cần thiết.
Tài liệu tham khảo để chú giải sẽ được ghi ở phần thư mục tham khảo.
Vì điều kiện thời gian của người viết chưa cho phép, người viết chưa thể làm được phần Tổng luận toàn bộ những vấn đề kinh văn. Tuy đây chỉ là một bản kinh ngắn, nhưng hàm chứa quá nhiều giáo lý thậm sâu, đặc biệt như: Tánh không, vô tưởng, vô nguyện, v.v… nên đòi hỏi sự công phu, tỉ mĩ mới có được bản luận tương đối khả dĩ như ý.
Nên người viết ghi lại một số vấn đề nhỏ về ý nghĩa của Kinh ở mục iv, cùng với những chú giải ở cước chú ở phần kinh văn, tạm xem như gợi ý, để những vị nào có duyên với bản Kinh, có thể có cái nhìn sơ khởi về nội dung của Kinh. Trong điều kiện hiện tại, người viết chỉ có thể làm được như vậy, xin đê đầu kính lễ sám hối.
Vài dòng tiểu dẫn giới thiệu sơ sài, để nói lên một số vấn đề liên quan đến Kinh văn, cũng như bản dịch Việt. Cầu nguyện cho chúng sinh luôn khởi hành trên Bồ-tát thừa, đầy đủ Bồ-đề nguyện và Bồ-đề hành, để đi vào giải thoát môn, chứng pháp tịch diệt.
Tịnh Viên Thị Ngạn Am, Mùa An Cư 2559,
Phước Nguyên
[ii] Câu-xá luận, Huyền Tráng, T29n1562, tr.0766a23.
[iii] Tạp A Hàm số 102, T02, trang 499.
[iv] Sđd, trang 92.
[v] Trung bộ 3, trang 252-259, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh, 1975.
[vi] Trung bộ 3, trang 260-275, Tu Thư Đại Học Vạn Hạnh 1975.
[vii] Đại 30, tr. 144.
[viii] Trung luận 04, T30, trang 33a.
[ix] Đại Bát Nhã, Cưu Ma La Thập dịch Hán, Đại 08, trang 223a.
[x] Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh 05, Huyền Tráng dịch Hán, Đại 05, trang 23.
[xi] Đại 9, tr.382.
[xii] T01n01, tr.698
[xiii] T08n0235, tr. 0749c20 – tr. 0749c23:
[xiv] Xin có dịp sẽ bàn ở bài sau.
[xv] Cđ: 以空定等為境界故。 彼名空空定等。於中偈曰。 二定緣無學。由空無常相。 釋曰。 有二別定。 緣無學諸定為境。空空定緣無學空定為境。由空行相故。Htr.: 其相云何。頌曰 重二緣無學 取空非常相. 論曰。此三等持緣前空等取空等相故立空空等名. 空空等持緣前無學空三 摩地取彼空相。 空相順厭 勝非我故.
[xvi] Cđ: 緣空為境解 脫門。說名空解脫 門。又如無貪觀緣不淨 相,起說名不淨觀; Htr.: 緣 空解脫門,說名 為空。緣不淨 無貪,說為不淨.
[xvii] Cf. Cđ.: 無相 無相定。靜相非擇 滅。釋曰。無相 無相定。緣無學無 相定非擇滅為境。由寂靜行相 故。不由滅。妙離 行相。何以故。與 無常滅同故。無記 性故。非永出離故 。Htr.: 後緣 無相定 非擇滅為 靜, 無相無相即 緣無學無相三摩地 非擇滅為境。以 無漏法無擇滅故。 但取靜相非滅妙離 。 濫非常 滅故。是無記性故 。非離繫果故。
[xviii] Cđ.: 無願無願定。緣無學無願定為 境。由無常行相故 。 不由苦 及因等行相。無流 法不以彼為相故。 不由道諦行相彼所 應厭背故。Htr.: 無願無 願緣前無學無願等 持取非常相。不取苦因等非無 漏相故不取道等為 厭捨故。
_____________________________________________________________________________________________
PHẦN 2/KINH VĂN
PHẬT THUYẾT PHÁP ẤN KINH[1]
佛說法印經
Saddharma-mudrā sūtra
Ārya-dharma-mudra sūtra
****
Tây Thiên dịch kinh Tam tạng, Triều tán Đại phu, Thí Hồng Lư khanh,
Truyền pháp Đại sư, Thần Thí Hộ phụng chiếu dịch
Phước Nguyên dịch Việt và chú.
[0500b21] Tôi nghe như vậy[2]: Một thời, đức Phật[3] trú tại nước Xá Vệ[4], cùng với chúng Tỷ-kheo[5].
Bấy giờ, Phật gọi chúng Tỷ kheo mà bảo rằng:
“Này các Ông, nên biết! Có Thánh Pháp ấn[6], hôm nay ta sẽ vì các ông mà diễn thuyết và phân biệt; Các Ông phải nên phát khởi tri kiến thanh tịnh[7], lắng nghe kỹ lưỡng và lãnh thọ thấu đáo. Hãy khéo tác ý như vậy, ghi nhớ và tư duy!”
Lúc bấy giờ, các vị Tỷ-kheo liền bạch với đức Phật rằng:
“Lành thay[8], bạch Thế Tôn[9]! Nguyện xin vì chúng con, mà tuyên thuyết; chúng con ưa thích muốn nghe”.
[0500b25] Đức Phật dạy:
“Này các Tỷ kheo! Tánh Không[10], không có sở hữu[11], không có ấn tượng hư dối[12], không có sở sanh[13], không có sở diệt[14], thoát ly mọi tri kiến[15].
“Tại sao vậy? Vì Tánh Không, không có xứ sở, không có sắc tướng[16], chẳng phải có ấn tượng, nó vốn không có sở sinh, không phải chỗ mà tri kiến có thể đạt tới, thoát ly mọi vướng mắc[17].
“Vì do thoát ly mọi vướng mắc, nên hết thảy pháp nó đều dung nhiếp[18], mà an trú tri kiến bình đẳng[19], tức là tri kiến chân thực[20] vậy.
“Này các Tỷ kheo, nên biết! Tánh không là như vậy, các pháp cũng là như vậy. Cho nên, gọi là Pháp Ấn.”
[0500c02] “Lại nữa, này các Tỷ kheo! Pháp ấn này, chính là ba giải thoát môn[21], là pháp căn bản của chư Phật, là đôi mắt của chư Phật, đó tức là chỗ quy thú[22] của chư Phật.
“Thế nên, các Ông hãy lắng nghe kỹ lưỡng, lãnh thọ thấu đáo, ghi nhớ, tư duy và quán sát đúng như thực[23].”
[0500c06] “Lại nữa, này các Tỷ kheo! Nếu có hành giả nào tu tập, thường đi đến giữa núi rừng, hoặc ở dưới gốc cây, hoặc ở những nơi tịch tĩnh[24] mà quán sát đúng như thực rằng:
“Sắc[25] là khổ[26], là không[27], là vô thường[28], nên sinh khởi sự nhàm chán và thoát ly chúng[29], mà an trú tri kiến bình đẳng.
Cũng giống như thế, quán sát: Thọ, tưởng, hành và thức[30], là khổ, là không, nên sinh khởi sự nhàm chán và thoát ly chúng, mà an trú tri kiến bình đẳng.
Này các Tỷ kheo! Các uẩn[31] vốn là Không tự Tánh, do tâm mà có sở sinh, khi tâm pháp diệt tận rồi, thì các uẩn không còn tác khởi.
Thấu suốt rõ ràng như thế, tức là trực tiếp giải thoát, đã trực tiếp[32] giải thoát rồi, thì thoát ly mọi tri kiến. Gọi là Không giải thoát môn[33].
[0500c13] Lại nữa, an trụ ở trong tam muội[34], quán chiếu các sắc cảnh[35], hết thảy chúng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng.
Giống như thế, thanh, hương, vị, xúc và pháp[36], cũng đều diệt tận, thoát ly mọi ấn tượng; Quán sát như vậy, gọi là Vô tưởng giải thoát môn[37].
Nhập vào giải thoát môn này rồi, liền thành tựu được tri kiến thanh tịnh. Do vì có sự thanh tịnh đó, nên tham, sân và si[38] hết thảy chúng đều diệt tận. Những thứ ấy, đã diệt tận rồi, thì liền an trú tri kiến bình đẳng.
Đã an trú vào tri kiến này rồi, tức là thoát ly kiến về ngã[39] cùng với kiến về ngã sở[40]. Tức liền thấu suốt rõ ràng mọi kiến, không sở sinh, không có chỗ y chỉ.
[0500c20] Lại nữa, đã thoát ly kiến về ngã rồi, tức không còn kiến, văn, giác và tri[41].
Tại sao vậy? Vì do nhân duyên[42], mà các Thức[43] sinh khởi. Thì tức nhân duyên đó, cùng với sở sinh thức, hết thảy chúng đều vô thường. Do vì nó vô thường, cho nên Thức bất khả đắc. Thức uẩn[44] đã không, thì không có chỗ tạo tác. Gọi là vô tác giải thoát môn[45].
Nhập vào giải thoát môn này rồi, thì biết pháp cứu cánh[46], đối với Pháp không còn vướng mắc, và chứng pháp tịch diệt.
[0500c25] Phật dạy các Tỷ-kheo:
Như thế gọi là Thánh Pháp ấn, tức là ba giải thoát môn[47]. Này các vị Tỷ kheo! Nếu người nào theo đó tu học, tức thành tựu được tri kiến thanh tịnh.
Bấy giờ, các vị Tỷ kheo, nghe Pháp bản[48] này xong, hết thảy đều sinh đại hoan hỷ[49], đảnh lễ kính tín và lãnh thọ.
PHẬT THUYẾT KINH PHÁP ẤN
Tịnh Viên Thị Ngạn Am, An cư PL.2559.
Dịch xong, 05.5. Ất Mùi
Phước Nguyên
THƯ MỤC THAM KHẢO
*PTS : Ấn bản của Pāli Text Society.
- A = Aṅguttara Nikāya, 5 tập. (PTS).
- D = Dīgha Nikāya, 3 tập (PTS).
- M = Majjhima Nikāya, 3 tập (PTS).
- S = Saṃyutta Nikāya, 5 tập (PTS).
*Bản Sanskrit.
- Abhidharmakośabhāṣyam of Vasubandhu, Ed., A. Thakur, Jayasṣal Research Institut, Patna, 1975. Dẫn: Kośa (kārikā).
- Śikṣāsamuccaya of Śantideva, edited by Dr.P.L. Vaidya, The Mithila Institut, Darbhanga, 1961.
- Vaidya, Vajracchedikāprajñāpāramitā-Sūtra, P.L. (1961), , Buddhist Sanskrit Texts No. 17. P.75. Cf. Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ( part 1), The Mithila Institute of Post-Graduate Studies and Research in Sanskrit Learning, Darbhanga.
- Madhyamakāvatāra: Nhập Trung luận. Nguyên văn Trung Luận Sanskrit tồn tại trong Prasannapadā, Nguyệt Xứng (Candrakīrti) thích (Sanskrit nguyên điển, Tạng dịch Pek No. 5260)
Các Tụng bản Hán ngữ trích dẫn theo Taishō Edition of Chinese Tripiṭaka 大正新脩大藏經 Đại chánh tân tu Đại tạng kinh, có đánh số trang, số tập ở phần cước chú. Dẫn: Đại/Đại chánh/ T (Taishō). Số trang ở phần cước chú theo đúng số trang Đại chánh.
*Nguyên bản và bản đối chiếu
1/ Đại Tạng Kinh 02, số 0104, tr. 0500b17: Phật thuyết Pháp Ấn Kinh 佛說法印經, bản dịch của Thi-Hộ, Tống.
2/Đại Tạng Kinh 02, số 0103, tr.0500a04: 佛說聖法印經 Phật thuyết Thánh Pháp Ấn kinh, bản dịch của Trúc Pháp Hộ, Tây Tấn.
3/Đại Tạng Kinh 15, số 0599, tr. 0157b07: 佛為海龍王說法印經 Phật Vị Hải Long Vương Thuyết Pháp Ấn Kinh, Nghĩa Tịnh, Đường.
4/ Đại Tạng Kinh 02, số 0099, tr.0020a25: Tạp A-hàm 3, Kinh 80 (khuyết tên), Cầu-na-bạt-đà-la, Tống. Trong Tạp A-hàm hội biên của Đại sư Ấn Thuận, đề tựa kinh này là Pháp Ấn.
*Văn bản tham khảo cước chú, chú giải.
**Bản Hán
- Thành duy thức luận, 10 quyển, Hộ Pháp và các Bồ tát tạo, Huyền Tráng dịch; No.1585, Đại 31, tr. 1ff.
- A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, 30 quyển, Tôn giả Thế Thân tạo, Huyền Tráng dịch; No.1558, Đại 29, tr. 1ff. Dẫn: Câu-xá.
- Du-già sư địa luận, 100 quyển, Di-lặc Bồ tát thuyết, Huyền Tráng dịch; No. 1579, Đại 30, tr. 279ff. Dẫn: Du-già.
- Trung A-hàm kinh, 60 quyển, Cù-đàm Tăng-già-đề-bà dịch. No.26, Đại 1, tr. 421ff.
- Trường A-hàm kinh, 22 quyển Phật-đà-da-xá & Trúc Phật Niệm dịch. No.1, Đại 1, tr. 1ff.
- Tạp A-hàm kinh, 50 quyển, Cầu-na-bạt-đà-la. No.99, Đại 2, tr. 1ff.
- Tăng nhất A-hàm kinh, 51 quyển, Cù-đàm Tăng-già-đề-bà dịch. No.125, Đại 2, tr. 594ff.
- Pháp uẩn túc luận, Mục Kiền Liên tạo, Huyền Tráng dịch, Đại Tạng Kinh 26.
- Đại tỳ bà sa luận, Ngũ Bách Đại A La Hán tạo, Huyền Tráng dịch, Đại Tạng Kinh 27.
- Trung quán luận, Long Thọ tạo, La Thập dịch, Đại Tạng Kinh 30.
- V.v…
**Bản Việt:
- Bốn Bộ A-hàm, Bản Việt, Tuệ Sỹ - Đức Thắng, Hương Tích ấn hành.
- Đại Tạng Kinh Nam Truyền, Học Viện Nghiên Cứu Việt Nam ấn hành, bản dịch Hòa Thượng Minh Châu, 2014.
- Thành Duy Thức Luận, Bản Việt, Tuệ Sỹ dịch và chú, Thư quán Hương Tích ấn hành.
- A-tỳ-đạt-ma Câu xá, Bản Việt: Phẩm Phân biệt căn, Phân biệt giới, Phân biệt thế gian, và Phân biệt nghiệp, Tuệ Sỹ dịch – chú, các tập I, II, III, Thư quán Hương Tích ấn hành.
**Bản Anh ngữ và tự điển
- Edward Conze, Vajracchedikā Prajñāpāramitā, biên tập- dịch với giới thiệu và chú, Rome, Istituto italiano per il Medio ed Estremo Oriente, 1957, XII-113 p.
- Edward Conze, Buddhist Wisdom Books, containing the Diamond Sûtra and the Heart Sûtra, Londres, Allen & Unwin, 1958
- Dialogues of the Buddha I, II, III, Translated from Pāli by T W Rhys Davids, Pāli Text Society 2002.
- Middle Length of the Buddha, Translated by Bhikkhu Ñāṇamoli and Bhikkhu Bodhi, Pāli Text Society 2002.
- Williams ,Monier M.A. Williams , Sanskrit-English Dictionary, The Clarendon Press, Oxford.
- Bonwadaijiten (Phạn-Hòa đại từ điển)., Unrai Wogihara, Kôtansha, 1997.
- Buddhist Hybrid Sanskrit Grammar and Dictionary, F.Edgerton, Motilal Barnasidass, 1972.
- The Pratical Sanskrit-English Dictionary, V.Sh. Apte, Motilal Barnarsidass, 1975.
V.v..
Cùng nhiều Kinh luận mà chúng tôi đã tham khảo trích dẫn ở phần cước chú, và bài viết.
[1] T02n0104, tr. 0500b17: 佛說法印經, 西天譯經三藏朝奉大夫試鴻臚卿傳法大師臣施護奉 詔譯. Tương đương: T02n0103, tr.0500a04: 佛說聖法印經 (1) Phật thuyết Thánh Pháp Ấn kinh, đầu kinh có ghi: 天竺名阿遮曇摩文圖: Thiên trúc gọi là A-già-đàm-ma-văn-đồ, có lẽ là đọc từ chữ Ārya-dharma-mudra, Ārya hay Arya, Tính từ, giống đực, hô cách số ít của thân arya: thánh, được hiểu là bậc Thánh. Nên từ đây tên kinh cũng có thể phục hồi tên kinh tiếng Sanskrit là: Ārya-dharma-mudra Sūtra: Kinh Dấu Ấn Pháp (của)Bậc Thánh. Xem thêm cht.6, dưới. Cf. T15n0599, tr.0157b07: 佛為海龍王說法印經 (2), Tạp A-hàm 3, Kinh 80 (khuyết tên), T02n0099, tr.0020a25, trong Tạp A-hàm hội biên của Đại sư Ấn Thuận, đề là Kinh Pháp Ấn (3). Ở đây vẫn để nguyên tựa đề trong T02n0104, tr. 0500b17: 佛說法印經.
[2] Trong bản Thí Hộ dịch không có, có lẽ, có sự nhảy sót, “Tôi nghe như vậy”, Skt. Evaṃ mayāśrutaṃ, Tib.: འདི་སྐད་བདག་གིས་ཐོས་པ་དུས་གཅིག་ན།, Pāli. Evaṃ me sutaṃ. Các bản Hán đa phần đều trực dịch Evaṃ mayāśrutaṃ là: “Như Thị Ngã Văn 如是我聞: Tôi nghe như vậy. Evaṃ: Bất biến từ, Tib.: འདི་སྐད 'di skad, như thế, như vậy, từ này khác với tathā, nên nó sẽ không được hiểu là: chân thực, như thực, đích thực, chân như v.v.. śrutaṃ: Quá khứ phân từ, thể cách, còn công năng của ngã mayā nó làm cụ cách; dịch sát theo Phạn ngữ phải là: “Tôi được nghe (là) như vậy”; Dịch sát Hán văn: “Bị ngã sở văn giả (thị) như thị 被我 所聞者(是)如是” . Động từ “là” (Thị是, as) được tĩnh lược. Đối chiếu với (1): 聞如是 văn như thị. Đối chiếu (2,3): đồng.
[3] 佛 Phật, Pāli Buddha, Skt. Buddha có động từ căn Budh : có nghĩa là hiểu biết, liễu tri, tận tri… Theo Thập Hiệu Kinh (T17n0782, tr. 720bc.): Phật là đấng đầy đủ tất cả trí tuệ, đầy đủ và viên minh ba sự Giác ngộ ; cũng trong kinh này qua câu hỏi của một vị Bà-la-môn đức Phật đã trả lời về ý nghĩa từ «Phật ». Trong Đại Bát Niết Bàn Kinh (Quyển 18, T12, tr. 469bc): giải thích Phật là Đấng tự mình giác ngộ, lại có khả năng làm cho người khác giác ngộ nữa. Ngài Moggallānađã ghi lại những bài kệ mà đức Phật đã trả lời cho một Bà-la-môn khi vị này hỏi ngài tại sao có danh hiệu là Phật (T26n1537, tr.0461c01).
[4]舍衛國Xá-vệ quốc, Skt. Śrāvastyāṁ, Pāli. Sāvatthī , được thiết lập từ Śrāvastī; danh từ, giống cái, số ít, biến cách 7. Locative. Tạng ngữ là : མཉན་ཡོད (ན); མཉན་ཡོད mnyan du yod pa anh ngữ là Sravasti, ancient city; Còn (ན): to; in; as; hoặc at; = dịch là (trú ở) nước Xá-vệ. Hán còn dịch là: 舍婆提城Xá Bà Đề Thành; 聞者 Văn Giả;名稱大城 Danh Xưng Đại Thành; 室羅伐城Thất La Phiệt; Xá-vệ tên một đô thị, thủ phủ của nước Kauśala (Câu-tát-la 拘 薩羅), nằm ở xứ Trung Ấn Độ, lúc bấy giờ là kinh đô của vua Prasenajit (Ba-tư-nặc波斯匿) cũng thường dùng gọi thay tên nước. Theo Nāgārjuna, Thành phố này, dân cư có đến chín ức gia đình (Đại 25, tr. 77b). Còn theo Tiên luận (Đại 25, tr.820): Xá-vệ-quốc rộng 12 Yojana, và cư dân có khoảng 18 ức gia đình.
[5] 與苾芻眾 Dữ Bật-sô chúng, Skt. Bhikṣusaṁghena; danh từ, giống đực, số ít, biến cách 3.Instrumental: cùng với Tăng đoàn Tỳ Kheo; Bhikṣu:có động từ căn Bhikṣ (khất thực, khất sĩ…). Hán phiên âm là Bí-sô, Bật-sô, và dịch là Tỷ-kheo, Tỷ-khưu. Saṁghena: biến cách 3.Instrumental; nghĩa là cùng với Tăng đoàn, chưa biến cách là Saṃgha, có động từ căn han: tiêu diệt, diệt trừ; Hán phiên âm là Tăng-già 僧伽, phổ thông dịch ý là hòa (和), chúng (眾), hòa hợp (和合). Tạng ngữ: དགེ་འདུན་ dge 'dun dịch nghĩa anh ngữ là Sangha, monk, có khi dịch là assembly, spiritual community; aspirants to virtue.
[6] Ở đây, nên hiểu từ từ Skt. Saddharma-mudrā: Pháp ấn Thánh, Thánh Skt. Sad, động từ căn Sat: đích thực, hiện thực, chính xác, vi diệu, thực tiễn,.. Pháp Skt.dharma, động từ căn dhr: bảo toàn, duy trì, sắp xếp, làm cho hiện hữu, duy trì để hiện hữu v.v.. Mudrā: có nghĩa dấu ấn, khuôn dấu, con dấu, ấn tín, v.v.
[7] Pāli. Nanadassana-visudhi, Skt. Budhdṛṣti-Śuddha có động từ căn Śudh, thuần khiết, vô nhiễm
[8] Thiện Tai 善哉, Skt. sādhu. Hán âm: Sa độ 娑度, Tát 薩. Tức là lời khen khi hợp với ý mình. Các đức Phật, khi tán đồng ý kiến của đệ tử, cũng đều nói Thiện tai. (Đại 12, tr.266 c): Phật dạy: Thiện tai! Này A nan, điều ông hỏi rất hay! Ngoài ra, khi tác pháp trì giới cũng dùng Thiện tai. Căn bản Thuyết nhất thiết hữu bộ bách nhất yết ma quyển 1 (Đại 24, tr. 456a): Sa-độ (Thiện tai), hễ khi tác pháp, hoặc tùy thời tác bạch việc gì, đều nói Thiện tai, nếu không, sẽ phạm tội việt pháp.
[9] Skt. Bhagavān. Lc.: Bà-già-bà 婆迦婆, Cđ. & Ht.: Thế-tôn 世尊, Ngt.: Bạc-già-phạm薄伽梵. Bhagavān chủ cách số ít Phạn ngữ, có động từ căn Bhaj: Tôn kính, phụng sự, trau dồi, sắp xếp… Bhagavān nếu chưa biến cách là Bhagavant hay Bhagavat, nghĩa là đấng có hạnh phúc, đấng xứng đáng được tôn thờ… Ý nghĩa xem Pháp Uẩn Túc Luận, T26n02, tr. 461c-462a và Kim cang tiên luận T25n01, tr. 801b.
[10] Skt. Śūnyatā, Pāli. Suññatā, căn Śvi, nghĩa là phồng lên (swell), phiên âm là thuấn-nhã-đa 舜若多 và dịch là không Tánh 空性. An Tuệ, Đại Thừa Trung Quán Thích Luận 4: Nhất thế bất ly không/Nhất thế đắc thành tựu (Đại 30, tr. 144). Trung Luận XXIV.19: apratītya samutpanno dharmaḥ kaścinna vidyate/ yasmāttasmādaśūnyo hi dharmaḥ kaścinna vidyate||19||: Chưa từng có bất cứ pháp nào không từ nhân duyên mà sinh. Thế nên hết thảy các pháp đều Không, nghĩa là không có tự tánh. La-thập dịch Hán, T30n1564, tr. 0033b13: 未曾有一法/不從因緣生/ 是故一切法/無不是空者 Vị tằng hữu nhất pháp/Bất tùng nhân duyên sinh/Thị cố nhất thế pháp/Vô bất thị Không giả.
[11]無所有 vô sở hữu, Skt. Na vidyate, viết dạng khác là Skt. Ākiñcanya/ ākiṃcanya, Pāli. Ākiñcañña, Thành Duy Thức T31n1585, tr. 0041: “Sự sai biệt của tự Tánh bị nhận thức sai lầm này được gọi chung là tự Tánh bị biến kế chấp. Tự Tánh như vậy, hoàn toàn không tồn tại, vì theo lý và giáo (vô sở hữu) nó là cái không thể bắt nắm được.”
[12] 無 妄想 Vọng tưởng. Skt. Na vitatha-saṃjñā: ấn tượng hư vọng, Saṃjñā: căn jñā có nghĩa là: ấn tượng, ý niệm, khái niệm, tư tưởng, hiểu biết v.v..
[13]無所生 vô sở sinh, Na kārajāta, động từ căn jan có nghĩa là nảy sinh ra, khởi sinh, xuất hiện, phát sinh do, hồi sinh, mọc trở lại, kāra: bị lệ thuộc, nương, vin, bám vào, sau này cũng được hiểu là chỗ để nương tựa, để vin theo, Na: tiền tố phủ định từ.
[14] 無所滅Vô sở diệt, Skt. Na kāra narana, Narana có động từ căn Nam-kri, có nghĩa là dừng lại, chấm dứt, kết thúc, qua đi, v.v..
[15] 離諸知見 Ly chư tri kiến, Skt. sarva-diṭṭhi-apagatā, apagatā: đã ra khỏi, vượt qua, ra khỏi; diṭṭhi: thấy biết, nhận biết, tri kiến, nhìn thấy; sarva: bao gồm tất cả, hết thảy.
[16]無色相 Vô sắc tướng, Skt. Na rupalakshana, Sắc 色 Skt. Rūpa, có hai động từ căn: 1/rūp: tạo hình;2/rū: hư hoại, hoại. Cf. Pali, S. iii. 66: “rūpaṃ bhikkhave anattā. rūpañca hidaṃ bhikkhave attā abhavissa nayidaṃ rūpaṃ ābādhāya saṃvatteyya, labbhetha ca rūpe – evaṃ me rūpam hotu, evaṃ me rūpaṃ mā ahosi”: Sắc là vô ngã. Nếu sắc là ngã, sắc này không bịnh, và các ngươi có thể mong ước: mong sắc của tôi sẽ như vầy, sẽ không như vầy. Kośa 1: “rūpaṃ pañcendriyāṇy arthāḥ pañcāvijñaptir eva ca”: Sắc uẩn là năm Căn, Năm Cảnh và Vô biểu ~ Htr. Câu-xá 1, T29n1558, tr.0002b07: 色 者 唯 五 根 五 境 及 無 表; Cđ: 此中偈曰: 色陰謂五根, 五塵及無教. Du-già 1: Sắc có ba loại: 1. Hình sắc. 2. Hiển sắc. 3. Biểu sắc.
[17]離諸有著 Ly chư hữu trước, Skt. Na kvacit pratiṣṭhitena hoặc sarva pratiṣṭhitena- apagatā, pratiṣṭhitaṁ : chấp trước, trú ẩn, vướng mắc. Đại Phương Quảng Tổng Trì Kinh (Đại 9, tr.382): “無著行是菩薩行, 無我行是菩薩行, 空行是菩薩行, 無相行是菩薩行”: Hành động không vướng mắc là hành động của Bồ-tát; Hành động vô ngã là hành động của Bồ Tát; Hành động theo Tánh Không là hành động của Bồ-tát; Hành động vô tướng là hành động của Bồ-tát. Cf. Skt. Vajra.: “Tasmāttarhi subhūte bodhisattvena mahāsattvena evamapratiṣṭhitaṁ cittamutpādayitavyaṁ yanna kvacitpratiṣṭhitaṁ cittam utpādayitavyam/na rūpapratiṣṭhitaṁ cittamutpādayitavyaṁ na śabdagandharasaspraṣṭavyadharm apratiṣṭhitaṁ cittamutpādayitavyam”: Do vậy, này Subhūti! Với Bồ tát Đại sĩ, phải nên phát khởi tâm vô trú, tức là phát khởi tâm không bị chấp mắc bởi bất cứ cái gì; Hãy phát khởi tâm không bị chấp mắc bởi sắc, phát khởi tâm không bị chấp mắc bởi thanh, hương, vị xúc và pháp. T08n0235, tr. 0749c20 – tr. 0749c23: 是故須菩提,諸菩薩摩訶薩應如是生清淨心,不應住 色生心,不應住 聲、香、味、觸、法生心,應無所住 而生其心.
[18] 攝一切法 Nhiếp nhất thiết Pháp, Skt. saṃgrāha- sarva-dharma; Thuật ký giải thích: «Nhiếp có nghĩa là bao hàm, tu tập thiện pháp của pháp giới…”. Nhiếp Skt. có nhiều từ: 1/samādāna: nhiếp thọ, nhiếp thủ, thệ nguyện v.v.. 2/ Nhiếp trong Hán dịch thường do từ Skt. saṃgrāha, hoặc parisaṃgrāha: có nghĩa là thâu tóm, gom lại, kết lại, nắm lại thành một khối.
[19] 住平等見 Trụ bình đẳng kiến Skt. Vasati-sama-diṭṭhi; Trụ 住 skt. Vasati: động từ căn vas, Kinh Thắng-man hiểu vas (vasati): trụ, lưu trú; Thành Duy thức luận hiểu căn vās (vāsayati): xông hương; Sama: bình đẳng, ngang bằng, quân bình.
[20]真實見Chân thật kiến, ở đây nên hiểu là như thật tri kiến 如實知見, Skt. yathābhūtaṃ-jñānadarśana, Pāli. yathābhūta-ñāṇadassana: tri kiến đúng như sự thật, tri kiến giống như thực.
[21] Tam giải thoát môn 三解脫門, Skt. trīṇi vimokṣamukhāni, phổ thông dịch là tam thoát môn 三脫門, tam môn 三門; Trīṇi: Tri hay ti là ba; vimokṣamukhāni: có vimokṣa: tự do, giải thoát, không bị ràng buộc - Môn 門 skt. mukhāni: Mukha là cửa ngõ, cánh cửa, chứ không phải Pháp môn 法門 Skt. dharma-paryāya. T29n1562, tr.0766a23: 空謂空非我/ 無相謂滅四 /無願謂餘十/ 諦行相相應 /此通淨無漏/ 無漏三脫門 Không là hành tướng không, phi ngã; Vô tướng là bốn hành tướng của Diệt đế; Vô nguyện là mười hành tướng còn lại; Tất cả đều tương ưng với hành tướng của các đế; Thuộc loại tịnh hoặc vô lậu; Nếu vô lậu tức trở thành ba giải thoát môn, ở Skt. Kośa đoạn này không giống lắm: pravartate(空謂空非我)/ anātmaśūnyatākārābhyāṃ samprayuktaḥ śūnyatāsamādhirdvyākāraḥ (Htr. Không có câu này)/ apraṇihitaḥ satyākārairataḥ paraiḥ (~無願謂餘十 諦行相相應). Kośa: nirmalāstu te vimokṣamukhatrayam| anāsravāstvete trayaḥ samādhayastrīṇi vimokṣamukhānyucyante/ anāsravāstvete trayaḥ samādhayastrīṇi vimokṣamukhānyucyante: Khi các đẳng trì này thuộc loại vô lậu thì chúng được gọi là “cánh cửa giải thoát” (vimokṣamukha, giải thoát môn) bởi vì chúng thật sự là “cánh cửa” (dvāra) của Niết-bàn hay giải thoát (mokṣa). Cf. Htr.: 無漏三脫門【真】釋曰。 此三定若無流。說 名三解脫門。於中無漏者名 三解脫門. 於中無漏者名三解脫門.
[22]歸趣 Quy thú, Skt. Pratikrāntaḥ, có động từ Prati-krān, Prati- căn kram: quay lại, trở về, trở lại…
[23] 如實觀察 Như thật quán sát, Skt. yathābhūtaṃ-vipaśyin (Pāli. yathābhūta-vipassī); vipaśyin đi từ động từ căn paś (Skt. Vipaśyati - Pāli vipassati): quán sát, thấy rõ, nhìn… Như thật quán sát, cũng được hiểu là do từ Skt. yathābhūtaṃ-lokita, Lokita, quá khứ phân từ của động từ căn Lok nghĩa là: quán xét, xem xét, quan sát, nhìn xuống v.v.. dùng ở thì hiện tại trong ngữ pháp bất quy tắc Sanskrit.
[24] Tịch tĩnh xứ 寂靜處, Skt. Araṇya, Pāli. Arañña, phiêm âm là A- lan-na 阿蘭那, A lan nhã 阿蘭若, A luyện như 阿練茹, A luyện nhã 阿練若. Phổ thông phiên âm là Lan nhã 蘭若, Luyện nhã 練若. Araṇya: núi rừng, đồng hoang, cũng hiểu là nơi xa lìa, nơi vắng lặng, nơi không tranh giành. Cf. Vajra.: “Sacenmama bhagavannevaṁ bhavet-mayā arhattvaṁ prāptamiti, na māṁ tathāgato vyākariṣyadaraṇāvihāriṇāmagryaḥ subhūtiḥ kulaputro na kvacidviharati, tenocyate araṇāvihārī araṇāvihārīti”: Bạch Thế Tôn! Nếu con nghĩ rằng, con đắc được A-la-hán, thì đức Như Lai đã không ghi nhận cho con rằng: Subhūti là thiện gia nam tử có đời sống an tịnh bậc nhất, nhưng không lưu trú ở bất kỳ chỗ nào, nên gọi là lưu trú an tịnh ở trong chỗ sống an tịnh; Hán, Kim Cương, La Thập (T08n0235, tr.0749c12): 世 尊! 我若作是念: 我得阿羅漢道. 世 尊則 不說須 菩 提是樂阿蘭那行者!以 須菩提實無所行,而名須菩提是樂 阿蘭那行
[25] Sắc 色 ở đây là một chi trong ngũ uẩn五蘊, skt. pañca-skandha, xem Cht. 15 dẫn thượng. Tạp A-hàm, Đại 2, tr.15a. Tham chiếu Pāli, S.iii., tr.105: yaṃ kiñci bhikkhu rūpaṃ atītānāgatapaccuppannam ajhattaṃ vā bahiddhā vā oḷālikaṃ vā sukhumaṃ vā hiṇaṃ vā paṇitaṃ vā yaṃ dūre santike vā…: Những gì là sắc, hoặc quá khứ, hoặc vị lai, hoặc hiện tại, hoặc trong, hoặc ngoài, hoăc thô, hoặc vi tế, hoặc thấp kém, hoặc vi diệu, hoặc xa, hoặc gần, tất cả được tổng họp làm một, và gọi đó là sắc uẩn
[26] 苦 Khổ, Pāli. Dukkha, skt. Duhïkha; Tiền tố từ là dus, duh, nghĩa là xấu, ác, có nguy hiểm cho, có hại cho, khó chịu, đau buồn, phiền muộn, tai họa... Câu-xá: Khổ (duḥkha) bởi vì tánh của nó vốn là gian khổ (pīḍanātmakatvāt).
[27] Không 空, Không ở đây là chỉ Không Tánh 空性.Skt. Śūnyatā, Pāli. Suññatā, xem Cht.9 dẫn thượng.
[28]無常Skt. Anitya; nityatā, Pāli. Anicca. chúng xuất hiện rồi biến mất. Luận sư A-tì-đàm diễn giải thêm: cái gì vô thường, cái đó xuất hiện và biến mất trong từng sát-na. Nếu một pháp mà có thể tồn tại kéo dài trong hai sát-na, nó cũng có thể kéo dài thêm nhiều sát-na, và cũng có thể kéo dài vĩnh viễn. Cho nên, nói vô thường, nên hiểu là sát-na vô thường. Câu-xá: Vô thường (anitya) bởi vì khi sinh tức phải phụ thuộc vào các nhân (pratyayādhīnatvāt = pratyayapratibaddhajanmatvāt).
[29] Thoát ly, Skt. Visam: ly khai, tách rời, thoát ra/ Ở đây nếu có vô ngã nữa thì đủ bốn đặc Tánh trong khổ đế: vô thường, khổ, không, vô ngã. Hiển dương 14, tr.547c29: biến tri khổ do vô thường, khổ không, vô ngã. Tạp tập 6, tr. 720a3: quán sát khổ Thánh đế bắng bốn hành tướng. Biện trung biên 2 tr. 469a12; Madhyānta, k. v. 5 aviparyāsatattvam, chân thật vô đảo.
[30] Bốn chi phần còn lại trong ngũ uẩn 五蘊, ngũ uẩn skt. pañca-skandha, Pāli. pañca-khandha, còn dịch là Ngũ Ấm 五陰, Ngũ Chúng 五眾, Ngũ Tụ 五聚. Ấm 陰: che đậy, Uẩn 蘊 Skt. skandha, Pāli. khandha, Hán phiên âm, Tắc-kiện-đà 塞健陀, dịch là tích tụ, loại biệt, tức là năm loại khác nhau về các pháp hữu vi. Còn; gồm: 1. Sắc 色, Skt., Pāli: rūpa; 2. Thọ 受, Skt., Pāli: vedanā; 3. Tưởng 想, Skt. saṃjñā, Pāli.saññā; 4. Hành 行; Skt. saṃskāra; Pāli. saṅkhāra; 5. Thức 識 Skt. Vijñāna, Pāli viññāṇa.
[31] Câu-xá 1, Đại 29, Hán Huyền Tráng, uẩn có ba nghĩa: Hòa hợp tụ, Kiên, Chia đoạn, Skt. Kośa 1: “rāśyāyadvāragotrārthāḥ skandhāyatanadhātavaḥ/”: Uẩn, xứ và giới, có nghĩa là tụ, sinh môn và chủng tộc.”; Tì-bà-sa 74, tr.383c16: «Uẩn có nghĩa là tụ 聚, là hiệp 合, là tích 積, là lược 略.» Vì từ Skt. rāśi, đống, tụ, tích tụ. Theo Biện Trung Biên luận, Trung, Đại 31, uẩn cũng có ba nghĩa: Không phải một, Tóm lược và Chia đoạn.
[32] Tam-miệu 三藐, Skt. Samyak: trực tiếp, đích thực, hiện thực, chính xác, hợp lý…. Như vậy chánh giải thoát , dựa vào ý nghĩa và sát theo từ nguyên skt. dịch là: giải thoát trực tiếp; tức là không qua bất kỳ một đối tượng, phân biệt, phương tiện nào.
[33] 空解脫門 Không giải thoát môn, Skt. śūnyatavimokṣamukha. Câu-xá giải thích: “śūnyatādyālambanatvāttannām/ teṣāṃ punaḥ-- ālambete aśaikṣaṃ dvau śūnyatā cāpyanityataḥ/ aśaikṣaṃ samādhiṃ dvāvaparasamādhī ālambete/ śūnyatāśūnyate aśaikṣaṃ śūnyatāsamādhimālambate śūnyatākāreṇa: Không không đẳng trì xem không đẳng trì - vốn quán sát các pháp là không và vô ngã - như là không mà không phải là vô ngã, bởi vì sự quán sát về vô ngã (anātman) không gợi lên sự kinh sợ giống như sự quán sát về không (śūnya). Cđ: 以空定等為境界故。 彼名空空定等。於中偈曰。 二定緣無學。由空無常相。 釋曰。 有二別定。 緣無學諸定為境。空空定緣無學空定為境。由空行相故。Htr.: 其相云何。頌曰 重二緣無學 取空非常相. 論曰。此三等持緣前空等取空等相故立空空等名. 空空等持緣前無學空三 摩地取彼空相。 空相順厭 勝非我故. Câu-xá cũng nói: śūnyatālambanavimokṣamukhaṃ/aśubhālambanaśca alobho ’śubha iti/śūnyatetyucyate: Cũng giống như trường hợp gọi giải thoát môn (vimokṣamukha) là không (śūnya) bởi vì pháp này có sở duyên là không hoặc vô ngã, gọi vô tham (alobha) là bất tịnh (aśubhā) bởi vì pháp này có sở duyên là các pháp bất tịnh. Cđ: 緣空為境解 脫門。說名空解脫 門。又如無貪觀緣不淨 相,起說名不淨觀; Htr.: 緣 空解脫門,說名 為空。緣不淨 無貪,說為不淨.
[34] Tam ma địa 三摩地, Skt. Samādhi đi từ động từ dha, có nghĩa là đặt vào một điểm, nhóm lại, tụ lại,... Hán phiên âm Tam muội 三昧, Tam ma địa 三摩地, Tam ma đề 三摩提, Tam ma đế 三摩帝, dịch là: Đẳng trì 等持, Định定, Chính định正定, Định ý 定意, Điều trực định 調直定, Chính tâm hành xứ 正心行處. Thông thường trước đây có lẽ thường lầm ba từ: Tam ma địa 三摩地 (Skt. Samādhi, Tam muội 三昧; Đẳng trì 等持), Tam ma bát để 三摩鉢底 (Skt. Samāpatti: Đẳng chí 等至, Chính thụ 正受, Chính định 正定, Hiện tiền 現前) và Tam ma hi đa 三摩呬多(Skt. Samāhita, Đẳng dẫn 等引, Thắng định 勝定) đều có thể dịch là Tam muội三昧. Nhưng thực ra theo Đại Thừa Nghĩa Chương q.13: Tam muội chỉ là Tam-ma-địa. Tam muội ở đoạn này, theo Kośa: śūnyatāśūnyatā samādhi, apraṇihitāpraṇihitaḥ samādhi, ānimittānimittaśca samādhi: Không không tam muội, Vô nguyện vô nguyện tam muội, Vô tướng vô tướng tam muội. Cf. Htr.: 一空空 。二無願無願。三 無相無相。Cf. Cđ: 有空 空定。有無願無願 定。有無相無相定
[35] 色境 Skt. Rūpa-visaya: đối cảnh của sắc, Du-già 51 (tr. 581a9): Như một nhãn thức, có khi trong một thời điểm đối với một sự cảnh chỉ tiếp nhận một sắc tướng thuần nhất; cũng có khi trong một thời điểm đồng loạt tiếp nhận nhiều loại sắc tướng khác nhau. Nhưng, giải thích của Hữu bộ (cf. Tập thành biên 31, tr. 663c):giả thiết, sát na thứ nhất, nhãn thức duyên sắc cảnh. Sát nha thứ hai, nhãn thức diệt, ý thức sinh, cũng duyên sắc cảnh ảnh. Thành Duy Thức, Chương 5: Cũng như đang chiêm bao, chưa tỉnh giác, thì không thể tự mình biết được điều đó, phải đợi sau khi tỉnh giấc, hồi ức mới biết; Cảnh sắc trong lúc ta giác tỉnh cũng vậy, khi chưa thật sự giác ngộ thì cũng không thể tự mình biết rõ được; chỉ đến khi trực tiếp giác ngộ, bấy giờ mới biết rõ. Chưa giác ngộ trực tiếp, luôn luôn sống trong chiêm bao, cho nên Phật nói là đêm dài sinh tử. Do bởi chưa rõ sắc cảnh duy chỉ là thức. Trong Kośa I, không dùng từ Rūpa-visaya, mà dùng từ rūpāyatana: sắc xứ 色處: tức màu sắc và hình dáng: “na rūpāyatanaṃ tena svākṣamuktānanugrahāt||39||”: Sắc xứ không phải là thức ăn/ Vì không tăng ích căn và các bậc giải thoát. Cf. Cđ: 非色 入由此。不利自根 脫. Huyền Tráng diễn kỹ ra thành tụng, T29n1562, tr. 0509c05: 有情由食住/段欲體唯三/非色不能益/自根解脫故: Hữu tình tồn tại nhờ ăn uống. Đoạn thực ở Dục giới bao gồm ba xứ. Sắc xứ nó không phải là thức ăn. Do không tăng ích căn và các bậc giải thoát.
[36] Đây là năm chi phần còn lại của lục cảnh六境 Skt. ṣaḍ viṣayāḥ, còn gọi là lục trần, lục vọng. Câu-xá còn gọi lục cảnh là lục giới: rūpāṇi ca yāni cakṣuṣā 'paśyat, paśyati, drakṣyati vā, tāni sabhāgāni/ tatsabhāgāni caturvidhāni/ yānyadṛṣṭānyeva niruddhāni, nirudhyante, nirotsyante vā, yāni cānutpattidharmīṇi/ evaṃ yāvat spraṣṭavyāni/ svendriyakāritreṇa sabhāgatatsabhāgāni veditavyāni/: Sắc giới nếu đã được, đang được và sẽ được nhãn nhìn thấy thì gọi là đồng phần; nếu không được nhìn thấy vì nhãn thức đã diệt, đang diệt và sẽ diệt hoặc không sinh thì sắc giới được gọi là bỉ đồng phần. Cho nên các giới thanh, hương, vị, xúc cũng như vậy; tức mỗi cảnh sở duyên này khi đối với căn của mình đều có tác dụng riêng. Cf. Htr.: 色界為眼已正當 見,名同分色。彼同分色,亦有四種. 謂非眼 見,已正 當滅,及不生法。廣 說乃至觸界亦爾。各對自根 ,應說自用,應知 同分及彼同分. Cđ: 色者若已 見正見當見,名有 等分。非 等分有四種。若色非所 見,已滅正滅當滅 ,無生為法。名非 等分。乃至觸亦 爾。由自根功 能,應知 色等有 等分非等分義. 各對自根 ,應說自用,應知 同分及彼同分。
[37]無想解脫門 Vô tưởng giải thoát môn, Skt. animittavimokṣamukha, Huyền Tráng dịch là Vô tướng giải thoát môn無相解脫門. Giải thích của Kośa ix: ānimittānimittastu śāntato’saṅkhyayā kṣayam/ ānimittānimittastu samādhiraśaikṣasyānimittasyāpratisaṅkhyānirodhamālambate/ śāntākāreṇa; anāsravasya pratisaṅkhyānirodhābhāvāt/ na nirodhapraṇītaniḥsaraṇākāraiḥ; anityatānirodhasādhāraṇatvād, avyākṛtatvād, avisaṃyogāc ca: Vô tưởng vô tưởng đẳng trì duyên phi trạch diệt (asamkhyākṣaya) và xem nó là tĩnh (śānta). Có nghĩa là vô tưởng vô tưởng đẳng trì có sở duyên là phi trạch diệt (apratisaṃkhyānirodha) của vô tưởng đẳng trì, và quán sát diệt pháp (nirodha) này dưới hành tướng “tĩnh”. Nó không lấy trạch diệt (pratisaṃkhyānirodha) của vô nguyện đẳng trì làm sở duyên bởi vì đẳng trì này vốn thuộc vô lậu (anāsrava) và không thể có “trạch diệt” về những gì thuộc tánh vô lậu. Cf. Cđ.: 無相 無相定。靜相非擇 滅。釋曰。無相 無相定。緣無學無 相定非擇滅為境。由寂靜行相 故。不由滅。妙離 行相。何以故。與 無常滅同故。無記 性故。非永出離故 。Htr.: 後緣 無相定 非擇滅為 靜, 無相無相即 緣無學無相三摩地 非擇滅為境。以 無漏法無擇滅故。 但取靜相非滅妙離 。 濫非常 滅故。是無記性故 。非離繫果故。
[38] T31n1585, tr. 0031b17: 煩惱謂貪瞋癡慢疑惡見: Phiền não gồm tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến. Thành Duy Thức, Chương iv: Vì tham, sân, si, tương ưng sáu thức, chính xác thuộc nhóm phiền não, có ưu thể trong sự khởi ác, do đó lập chúng làm bất thiện căn. Đoạn trừ chúng tất do đối trị chung và riêng. Chung, là do huệ có Tánh chất thiện; riêng là do ba căn. Do vậy, tất phải có vô si riêng biệt […] Ba căn tham, sân, si câu sinh hay phân biệt tất cả đều có thể tương ưng với cả năm thọ. Tham khi gặp duyên trái nghịch thì sinh ưu khổ. Sân mà gặp thuận cảnh thì sinh vui sướng. Sthiramati: vikṣepo rāgadveṣamohāṃsikaś cetaso visāraḥ/ vividhaṃ vikṣipyate ‘nena cittam iti vikṣepaḥ/ Tán loạn, đó là sự lưu tán của tâm, là thành phần của tham, sân, si. Nó làm cho tâm bị phần tán thành đa dạng nên gọi là tán loạn. Tạp tập 1 (tr. 699b15): “Tán loạn 散亂 (Skt. vikṣepa) đó là tham, san, si phần. Thể của nó là sự lưu tán của tâm. Câu-xá, Htr.: Bốn tùy miên được đoạn trừ bởi Tu đạo; đó là tham, sân, si, mạn bởi vì những ai đã kiến đế đều có thể đoạn trừ các tùy miên này nhờ sự tu tập Thánh đạo (mārgābhyāsa).
[39] 我 見 Ngã kiến, skt. ātmadṛṣṭi. Ātman thuật ngữ quan trọng của Upanisad và Vedā, đi từ động từ căn van: hơi thở, hô hấp. Nên theo ngữ học này, thì Nirātman tức là không có thần ngã, tự ngã, linh hồn... có gốc rễ từ hơi thở hay hô hấp. Câu-xá giải thích (rải rác): Người ngu (bāla) hay dị sinh (pṛthagjana) vì không hiểu được (apajānan) duyên khởi chỉ là các hành, tức là các pháp hữu vi (saṃskṛta), nên mới khởi ngã kiến (ātmadṛṣṭi)… Có luận sư cho rằng toàn bộ hữu thân kiến tạo thành đảo kiến về ngã (ātmaviparyāsa) chứ không phải chỉ có ngã kiến (ātmadṛṣṭi), tức bao hàm cả ngã sở kiến (ātmīyadṛṣṭi). .. ngã kiến có hai nhánh (dvimukhī) là kiến chấp về ngã và kiến chấp về những gì thuộc ngã (aḥmkāra, manakāra)… Ba loại mạn đầu tiên (ngã thắng mạn, ngã đẳng mạn, ngã liệt mạn) chính là các loại dựa vào ngã kiến… Nếu đã có ngã kiến (ātmadṛṣṭi) đối với ngũ thủ uẩn thì cũng sẽ có ngã ái (ātmatṛṣṇā) ) đối với ngũ thủ uẩn… sự sai lầm của ngã kiến không thể khởi dậy ở các thánh giả không thẩm lự bởi vì loại tà kiến này chỉ là một sản phẩm của sự suy đạc (saṃtīrakatvāt)….Tỳ-bà-sa: Vô ngã (anātmaka) bởi vì trái với ngã kiến (ātmadṛṣṭi).
[40] Ngã sở kiến 我所見, Skt. ātmīyadṛṣṭi, Câu xá: dẫn Tỳ-bà-sa: và kinh còn nói: “Người nào cho rằng ngã có lực tự tại đối với ngũ thủ uẩn (upādānaskandhas) tức có ngã sở kiến”. Vì thế ngã sở kiến khác với ngã kiến vốn là nơi xuất phát của nó… luận sư Tỳ-bà-sa: Không (śūnya) bởi vì trái với ngã sở kiến (ātmīyadṛṣṭivipakaṣa).
[41] Kiến văn giác tri 見聞覺知. Skt. dṛṣṭa-śruta-mata-jñāta. Kinh Duy-Ma: “dharmo dṛṣṭaśrutamatavijñātannāsti; ye dṛṣṭaśrutamatavijñāte caranti te dṛṣṭaśrutamatavijñātakāmāḥ, na tu dharmakāmāḥ|”: Pháp không thể được thấy, được nghe, được cảm nhận, được nhận biết.Nếu hành nơi sự thấy, nghe, cảm, biết; đó chỉ là thấy, nghe, cảm, biết chứ chẳng phải tìm cầu pháp. Thuyết Vô Cấu Xưng kinh sớ, mười hai quyển, T 38 No 1782, Đường, Khuy Cơ soạn, dẫn Đối pháp luận: Được tiếp nhận bởi mắt là thấy (kiến, dṛṣṭa ); bởi tai là nghe (văn, śruta); bởi tri giác tự nhiên mà biết như vậy như vậy là cảm nhận (giác, mata); nhận thức nội tại là nhận biết (tri, jñāta). Đại trí độ 1, Đại 25: Chẳng kiến, văn, giác và tri/ Cũng chẳng phải do trì giới/ Chẳng không phải kiến văn/Chẳng không do trì giới/Luận như vậy bỏ hết/Cũng bỏ ngã, ngã sở/Không vướng kẹt các pháp tướng/ Như vậy mới đắc đạo".
[42]因緣 Nhân duyên, Nhân, Skt.Hetu, năng lực hay động cơ tác động; Duyên, Skt. Pratītya, là sự hướng đến, Anh dịch là Condition, Pāli. Paticca là duyên hay điều kiện, phụ thuộc. Māhyamika, Ngài Nāgārjuna giải thích chữ Pratīya như sau: “Utpadyate pratītyemān itīme pratyayaḥ kīla” (Mādhyamika-prātyaya-parīksa gāphas). Nghĩa là, do làm điều kiện cho cái kia sinh khởi, những cái này người ta gọi là Duyên. Câu-xá: 生能生所生 非離因緣合: Sinh tướng có thể sinh ra pháp phải sinh/Nhưng không thể tách rời sự hòa hợp các nhân duyên.
[43] 識 Thức, Skt. vijñapti mà Hán dịch là thức, thay cho từ được dùng trong kinh điển nguyên thủy là vijñāna, chỉ cho sáu thức, mà Hán cũng dịch là thức. Câu-xá (rải rác): vì phân biệt nên gọi là thức (vijānātītivijñānam)…/ 心意識體一/ 心心所有依 /有緣有行相/ 相應義有五: Tâm, ý và thức có cùng thể. Tâm và tâm sở có sở y Sở duyên, hành tướng Và tương ưng. Về tương ưng có năm ý nghĩa. Tâm (citta) là sự tập khởi (cinoti) (cả thiện pháp và bất thiện pháp). Tâm được gọi là ý (mana) khi có sự hiểu biết (tư lương, manute); và được gọi là thức (vijñāna) khi có sự phân biệt sở duyên (ālambanaṃ vijānāti).
[44] 識蘊 thức uẩn, Skt.vijñāna-skandha,Pali. viññāṇa-khandha, Xem cht. 31, dẫn thượng. Câu-xá 1: 識 為 各 了 別 此 即 名 意 處 及 七 界 應 知 六 識 轉 為 意: Thức là liễu biệt, Được gọi là ý xứ Và bảy giới. Nên biết rằng Sáu thức chuyển thành ý. Thức (vijñāna) là sự liễu biệt các cảnh giới, là sự nắm bắt tướng trạng của các cảnh giới. Thức uẩn có sáu loại thức khác nhau là nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Đối với thức uẩn, về xứ có ý căn (ý xứ, māna-āyatana). Về giới có bảy giới là nhãn thức giới, nhĩ thức giới, tỷ thức giới, thiệt thức giới, thân thức giới, ý thức giới (manovijñānadhātu) và ý giới (manodhātu). Ý giới do sáu thức trước chuyển thành... Thức uẩn lập thành ý xứ và bảy giới là sáu thức và ý giới…Chỉ trừ một điểm khác biệt đối với thức uẩn là nếu nương vào năm căn thì gọi là thô, nếu nương vào ý căn thì gọi là tế; hoặc dựa vào các tầng của thế giới (địa, bhūmi) để trình bày. Một thức thuộc về thô hay tế tùy theo chỗ nương tựa của nó là một tầng ở dưới (hạ địa) hay một tầng ở trên (thượng địa)… Xúc là pháp sinh khởi từ sự hòa hợp của ba pháp; tư (manaḥsaṃcetanā) là ý nghiệp (mānasa karma); thức là thức uẩn. Ba loại thức ăn này chỉ có tánh hữu lậu và cả ba giới đều có.
[45]無作解脫門 vô tác giải thoát môn, Skt. apraṇihitavimokṣamukha. Huyền Tráng dịch là 無願解脫門 vô nguyện giải thoát môn, giải thích Kośa ix: apraṇihitāpraṇihito ’pyaśaikṣamapraṇihitamanityākāreṇa/na duḥkhato na hetvādito ’nāsravasyātallakṣaṇatvānna mārgākāraiḥ dūṣaṇīyatvāt : Vô nguyên vô nguyện đẳng trì duyên vô nguyện đẳng trì của hàng vô học - tức loại đẳng trì vốn quán sát các sự vật dưới hành tướng vô thường, khổ, v.v. và xem loại đẳng trì này là vô thường. Vô nguyện vô nguyện đẳng trì không xem vô nguyện đẳng trì là khổ (duḥkha), cũng không phải là nhân, tập, duyên, sinh (hetu-samudaya-pratyaya-prabhava); bởi vì vô nguyện đẳng trì vốn thuộc vô lậu cho nên không phải là khổ, không phải là nhân: Cho dù vô nguyện đẳng trì là đạo (mārga) thì vô nguyện vô nguyện đẳng trì cũng không xem nó là đạo, như, hành, xuất (mārga-nyāya-pratipad-nairyāṇika) bởi vì mục đích hành giả theo đuổi là chán bỏ vô nguyện đẳng trì. Cđ.: 無願無願定。緣無學無願定為 境。由無常行相故 。 不由苦 及因等行相。無流 法不以彼為相故。 不由道諦行相彼所 應厭背故。Htr.: 無願無 願緣前無學無願等 持取非常相。不取苦因等非無 漏相故不取道等為 厭捨故。
[46]究竟 cứu cánh, Skt. uttara. Thuận chính lý 10 (tr. 388b27): “Thế Tôn nói, hết thảy các pháp dục là gốc rễ, tác ý dẫn sinh, xức tập hợp, thọ tùy lưu, niệm tăng thượng, định dẫn đầu, huệ tối thắng, giải thoát là kiên cố, Niết-bàn là cứu cánh” … Vajra. tr. 74.12: tathāgata iti subhūte bhūtatathatāyā etad adhivacanam/ tathāgata… anutpādadharmatāyā etad adhivacanam/ …dharmocchedasyaitad adhivacanam/ …atyāntānutpannasyatad adhivacanam, «Này Tu-bồ-đề, Như Lai là từ đồng nghĩa với Chân như, với vô sinh pháp Tánh, pháp đoạn diệt, cứu cánh không sinh khởi».
[47] Skt. Kośa: nirmalāstu te vimokṣamukhatrayam/anāsravāstvete trayaḥ samādhayastrīṇi vimokṣamukhānyucyante/śūnyatā vimokṣamukham, apraṇihitam, ānimittaṃ vimokṣamukhamiti; mokṣadvāratvāt /punaścocyante/śūnyatāśūnyatādyākhyāstrayo’parasamādhayaḥ/ śūnyatāśūnyatā, apraṇihitāpraṇihitaḥ, ānimittānimittaśca: Khi các đẳng trì này thuộc loại vô lậu thì chúng được gọi là “cánh cửa giải thoát” (vimokṣamukha, giải thoát môn) bởi vì chúng thật sự là “cánh cửa” (dvāra) của Niết-bàn hay giải thoát (mokṣa). Như vậy có không giải thoát môn, vô nguyện giải thoát môn, vô tướng giải thoát môn, đó gọi là ba giải thoát môn. Cf. Chân Đế: 淨三解脫門。釋曰。 此三定若無流。說名三解脫門。 謂空解脫門。無願解脫門。無相解脫門。由彼是解脫門故。由別義於彼更說別名。偈曰。空空等名定。復有三別定。釋曰。有空空定。有無願無願定。有無相無相定。Htr.: 無漏三脫門, 於中無漏者名三解脫門. 能與涅槃為入門故。契經復說三重等持。一空空。二無願無願。三無相無相。
[48] Pháp Dharma, ở đây nên hiểu là dịch từ Skt. Dharmaparyāyaḥ hay Tib.: ཆོས་ཀྱི་རྣམ་གྲངས།: Pháp Thoại, Pháp bản. Kim cương, Lưu chi và Huyền Tráng đều dịch là Pháp môn 法門 (Đại8, tr. 754b10; Đại 7, tr. 768c13). Cấp Đa (Đại 8, tr.768c13): pháp bản 法本.
[49]皆大歡喜 giai đại hoan hỷ. Skt. Abhyandan: sung sướng đón mừng, động từ abhi-nand: vui thích. Do hiểu ngữ pháp Skt. khác nhau nên dịch từ này khác nhau, Chân đế (Đại 8, tr.766b27): 踊躍歡喜dũng dược hoan hỷ.