Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ

07/02/20152:07 CH(Xem: 6214)
Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ
Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Five Desirable Things, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi
Source: www.bps.lk)

Năm Điều Mong Ước, Kinh Tăng Chi Bộ
Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến


một lần, Đức Phật giảng cho cư sĩ Cấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika) như sau:

"Nầy cư sĩ, có năm điều mà mọi người mong ước, thương yêu, cùng vui thích nhưng hiếm khi có được trên đời. Năm điều đó là năm điều gì? Đó là cuộc sống lâu dài, vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh lên cõi trời. Nầy cư sĩ, tuy nhiên, ta không dạy rằng họ sẽ có được năm điều mong ước trên, bằng cách cầu nguyện hoặc bằng cách thề nguyền. Nếu bất cứ ai chỉ cần cầu nguyện hay thề nguyền rồi có được năm điều mong ước trên, thì ai lại không muốn làm như thế?

"Nầy cư sĩ, nếu một người đệ tử cao quý, mong ước có một cuộc sống dài lâu, thì điều không thích đáng là người nầy cầu nguyện để mong có cuộc sống dài lâu, và cũng là điều không thích đáng là người nầy vui thích khi cầu nguyện như thế. Bằng cách khác, người nầy phải nên đi theo con đường mà dẫn đến cuộc sống dài lâu. [Đó chính là con đường giới hạnh công đức (tức là con đường có hạnh kiểm đáng khen) gồm có: thực hành hạnh bố thí với tâm rộng lớn, trau dồi đức hạnhthực tập thiền định.] Khi đi theo con đường kể trên, người nầy sẽ có cuộc sống dài lâu, ở cõi trời hay cõi người.

"Nầy cư sĩ, nếu một người đệ tử cao quý, mong ước có vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh lên cõi trời, thì điều không thích đáng là người nầy cầu nguyện để mong có bốn điều trên, và cũng là điều không thích đáng là người nầy vui thích khi cầu nguyện như thế. Bằng cách khác, người nầy phải nên đi theo con đường mà dẫn đến vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh về cõi trời. [Đó chính là con đường giới hạnh công đức (tức là con đường có hạnh kiểm đáng khen) gồm có: thực hành hạnh bố thí với tâm rộng lớn, trau dồi đức hạnhthực tập thiền định.] Khi đi theo con đường kể trên, người nầy sẽ có được vẻ đẹp, hạnh phúc, danh vọng, và sự tái sinh về cõi trời."

Five Desirable Things, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi 

Once the Blessed One addressed the householder Anāthapiṇḍika thus:

“There are, O householder, five things that are wished for, loved and agreeable yet rarely gained in the world. What five? Long life, beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven. But of those five things, householder, I do not teach that they are to be obtained by prayer or by vows. If one could obtain them by prayer or vows, who would not obtain them?

“For a noble disciple, householder, who wishes to have long life, it is not befitting that he should pray for long life or take delight in so doing. He should rather follow a path of life that is conducive to longevity. [15] By following such a path he will obtain long life, be it divine or human.

“For a noble disciple, householder, who wishes to have beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven, it is not befitting that he should pray for them or take delight in so doing. He should rather follow a path of life that is conducive to beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven. By following such a path he will obtain beauty, happiness, fame, and rebirth in heaven.”

 

FOOTNOTE:

[15] A-a: That is, a path of meritorious conduct by practising generosity, virtue and meditation.


http://www.bps.lk/olib/wh/wh208-u.html#9.FiveDesirableThings

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
23/02/2017(Xem: 11825)
27/03/2014(Xem: 25174)
06/08/2010(Xem: 41316)
14/12/2010(Xem: 234507)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.