Phẩm 17 Nước

23/07/20193:20 CH(Xem: 3898)
Phẩm 17 Nước

KINH PHÁP CÚ TÂY TẠNG
Tôn giả Pháp Cứu (Dharmatrāta) tuyển soạn

 Nguyên Giác dịch và ghi nhận
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

 

Phẩm 17

 NƯỚC

 _________________________________

 

Ghi nhận: Phẩm này có tên là Nước, trong nhiều bài kệ chỉ cho ao hồ sông suối cần phải vượt qua, nhưng hồ nước sâu, trong trẻo và tịch lặng lại tượng trưng cho tâm người giác ngộ. Theo chú giải trong bản Sparham kể rằng có một lần Đức Phật dùng thần thông băng qua sông Ganga, rồi chư tăng cùng bước qua tương tự bằng thần thông, sau đó Đức Phật nói bài kệ 7 và 8 trong phẩm này, ý rằng tu theo lời dạy của Đức Phật sẽ vượt qua dòng sông sinh tử. Phật pháp còn được ví với thuyền qua sông. Hình ảnh “rửa sạch nơi bờ kia” ý là rửa bụi tham sân si.

 

 

1 (91) Người tận lực giữ chánh niệm, không vui tại gia, như thiên nga rời hồ bẩn, xuất gia và sẽ qua sông.

 

2 (175) Người tận lực rời được cõi này, sẽ thắng quân lính của Ma vương; như chim thiên nga với sức thần thông bay đường mặt trời.

 

3 (155) Những người, thời trẻ sống bất thiện và không lo kiếm tài sản, sẽ như chim cò già bên hồ nước bẩn với cá vài con.

 

4 (156) Những người, thời trẻ sống bất thiện và không lo kiếm tài sản, sẽ hối tiếc về những ngày đã qua.

 

5 (121) Chớ nghĩ rằng. “việc ác nhỏ không sao, sẽ không theo mình,” vì bình lớn đầy từ nhiều giọt nước, y hệt kẻ ngu đầy dẫy việc ác, dù gom từng chút vào.

 

6 (122) Chớ nghĩ rằng, “việc thiện nhỏ không sao, sẽ không theo mình,” vì bình lớn đầy từ nhiều giọt nước, do vậy người tinh tấn đầy các việc thiện, dù gom từng chút.

 

7 Muốn rời hồ lớn và bẩn để vượt dòng nước đại dương, người trí phải sửa soạn ghe thuyền để qua sông.

 

8 Qua sông là vào đất của giác ngộ, phạm hạnh; do vậy hãy để các tỳ khưu và những người nghe giáo pháp này tự làm sạch tham sân si, sửa soạn lên pháp thuyền.

 

9 (82) Người trí nghe chánh pháp, sẽ trở thành như hồ nước sâu, trong trẻo, tịch lặng, không gợn sóng.

 

10 Khi nơi nào cũng là nước, ai sẽ chạy tìm nước giếng? Lúc đó, nước giếng để làm gì? Hãy diệt tham dục ngay tận gốc.

 

11 (80) Người trị thủy dẫn nước, kẻ làm tên nắn tên, người thợ mộc uốn gỗ, bậc trí nhiếp tự thân.

 

12 Như bầu trời lìa dính mắc, như xà cửa vững chắc, người trí không ưa sinh tử, nơi luân hồi như biển sóng.

 

 

Hết Phẩm 17, về Nước

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
29/08/2017(Xem: 9042)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.