- Lời Nói Đầu
- Tập 1 (Quyển 1-15)
- Tập 1 (Quyển 16-25)
- Tập 2 (Quyển 26-37)
- Tập 2 (Quyển 38-50)
- Tập 3 (Quyển 51-63)
- Tập 3 (Quyển 64 – 75)
- Tập 4 (Quyển 76 – 90)
- Tập 4 (Quyển 90 – 100)
- Tập 5 (Quyển 101-113)
- Tập 5 (Quyển 113-125)
- Tập 6 (Quyển 126-139)
- Tập 6 (Quyển 140-150)
- Tập 7 (Quyển 151-163)
- Tập 7 (Quyển 164-175)
- Tập 8 (Quyển 176-187)
- Tập 8 (Quyển 188-200)
- Tập 9 (Quyển 201-212)
- Tập 9 (Quyển 213-225)
- Tập 10 (Quyển 226-237)
- Tập 10 (Quyển 238-250)
- Tập 11 (Quyển 251-263)
- Tập 11 (Quyển 264-275)
- Tập 12 (Quyển 276-287)
- Tập 12 (Quyển 288-300)
- Tập 13 (Quyển 301-313)
- Tập 13 (Quyển 314-325)
- Tập 14 (Quyển 326-334)
- Tập 14 (Quyển 335-350)
- Tập 15 (Quyển 351-362)
- Tập 15 (Quyển 363-375)
- Tập 16 (Quyển 376-386)
- Tập 16 (Quyển 387-400)
- Tập 17 (Quyển 401-412)
- Tập 17 (Quyển 413-425)
- Tập 18 (Quyển 426-437)
- Tập 18 (Quyển 438-450)
- Tập 19 (Quyển 451-463)
- Tập 19 (Quyển 464-475)
- Tập 20 (Quyển 476-487)
- Tập 20 (Quyển 488-500)
- Tập 21 (Quyển 501-513)
- Tập 21 (Quyển 514-525)
- Tập 22 (Quyển 526-538)
- Tập 22 (Quyển 539-550)
- Tập 23 (Quyển 551-562)
- Tập 23 (Quyển 563-575)
- Tập 24 (Quyển 576-588)
- Tập 24 (Quyển 589-600)
KINH ĐẠI BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA
Hán dịch: Pháp Sư Huyền Trang
Việt dịch: Hòa Thượng Trí Nghiêm
TẬP 4 (Quyển 76 – 90)
XXI. PHẨM TỊNH ĐẠO
02
Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát nghe nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà tâm không nghi hoặc, cũng chẳng mê muội, thì nên biết, đại Bồ-tát ấy trụ chỗ trụ như thị, chẳng lìa tác ý, nghĩa là muốn cứu hộ tất cả hữu tình, thường chẳng rời bỏ tác ý đại bi đối với tất cả hữu tình.
Khi ấy, Xá Lợi Tử nói với Thiện Hiện: Nếu đại Bồ-tát trụ chỗ trụ như thị, chẳng lìa tác ý, thì tất cả hữu tình cũng phải thành đại Bồ-tát. Vì sao? Vì tất cả hữu tình cũng thường chẳng lìa tác ý này. Vì vậy đại Bồ-tát cùng với tất cả hữu tình phải không sai khác.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện khen Xá Lợi Tử: Hay thay! Hay thay! Đúng như Ngài đã nói, Ngài có khả năng nắm bắt đúng như thật cái nghĩa mà tôi đã nói. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì hữu tình phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì ngã, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, tự thọ quả báo, cái biết, cái thấy phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì hũu tình không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì ngã cho đến cái thấy không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì hữu tình không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì ngã cho đến cái thấy không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì hữu tình là không, nên biết tác ý cũng không; vì ngã cho đến cái thấy là không, nên biết tác ý cũng là không. Vì hữu tình là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì ngã cho đến cái thấy là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì hữu tình là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì ngã cho đến cái thấy là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì hữu tình vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì ngã cho đến cái thấy vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì sắc phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì thọ, tưởng, hành, thức phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì sắc không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì thọ, tưởng, hành, thức không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì sắc không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì thọ, tưởng, hành, thức không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì sắc là không, nên biết tác ý cũng không; vì thọ, tưởng, hành, thức là không, nên biết tác ý cũng không. Vì sắc là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì sắc là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì sắc vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì thọ, tưởng, hành, thức vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì nhãn xứ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì nhãn xứ không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì nhãn xứ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì nhãn xứ là không, nên biết tác ý cũng không; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên biết tác ý cũng không. Vì nhãn xứ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì nhãn xứ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì nhãn xứ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì sắc xứ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì sắc xứ không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì sắc xứ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì sắc xứ là không, nên biết tác ý cũng không; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên biết tác ý cũng không. Vì sắc xứ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì sắc xứ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì sắc xứ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì nhãn giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì nhãn giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì nhãn giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì nhãn giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên biết tác ý cũng không. Vì nhãn giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì nhãn giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì nhãn giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì nhĩ giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì nhĩ giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì nhĩ giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì nhĩ giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên biết tác ý cũng không. Vì nhĩ giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì nhĩ giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì nhĩ giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì tỷ giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì tỷ giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì tỷ giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì tỷ giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên biết tác ý cũng không. Vì tỷ giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì tỷ giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì tỷ giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì thiệt giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì thiệt giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì thiệt giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì thiệt giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên biết tác ý cũng không. Vì thiệt giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì thiệt giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì thiệt giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì thân giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì thân giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì thân giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì thân giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên biết tác ý cũng không. Vì thân giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì thân giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì thân giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì ý giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì ý giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì ý giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì ý giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên biết tác ý cũng không. Vì ý giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì ý giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì ý giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì địa giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì địa giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì địa giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì địa giới là không, nên biết tác ý cũng không; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên biết tác ý cũng không. Vì địa giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì địa giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì địa giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì Thánh đế khổ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì Thánh đế tập, diệt, đạo phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì Thánh đế khổ không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì Thánh đế tập, diệt, đạo không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì Thánh đế khổ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì Thánh đế tập, diệt, đạo không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì Thánh đế khổ là không, nên biết tác ý cũng không; vì Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên biết tác ý cũng không. Vì Thánh đế khổ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì Thánh đế tập, diệt, đạo là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì Thánh đế khổ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì Thánh đế tập, diệt, đạo là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì Thánh đế khổ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì Thánh đế tập, diệt, đạo vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì vô minh phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì vô minh không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì vô minh không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì vô minh là không, nên biết tác ý cũng không; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên biết tác ý cũng không. Vì vô minh là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì vô minh là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì vô minh vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì cái không nội phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì cái không nội không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì cái không nội không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì cái không nội là không, nên biết tác ý cũng không; vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, nên biết tác ý cũng không. Vì cái không nội là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì cái không nội là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì cái không nội vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì chơn như phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì chơn như không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì chơn như không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì chơn như là không, nên biết tác ý cũng không; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không, nên biết tác ý cũng không. Vì chơn như là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì chơn như là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì chơn như vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì bố thí Ba-la-mật-đa phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì bố thí Ba-la-mật-đa không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì bố thí Ba-la-mật-đa không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên biết tác ý cũng không; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nên biết tác ý cũng không. Vì bố thí Ba-la-mật-đa là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì bố thí Ba-la-mật-đa là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì bố thí Ba-la-mật-đa vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì bốn tịnh lự phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì bốn tịnh lự không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì bốn tịnh lự không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì bốn tịnh lự là không, nên biết tác ý cũng không; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên biết tác ý cũng không. Vì bốn tịnh lự là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì bốn tịnh lự là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì bốn tịnh lự vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì tám giải thoát phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì tám giải thoát không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì tám giải thoát không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì tám giải thoát là không, nên biết tác ý cũng không; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không, nên biết tác ý cũng không. Vì tám giải thoát là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì tám giải thoát là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì tám giải thoát vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì bốn niệm trụ phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì bốn niệm trụ không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì bốn niệm trụ không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì bốn niệm trụ là không, nên biết tác ý cũng không; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không, nên biết tác ý cũng không. Vì bốn niệm trụ là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì bốn niệm trụ là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì bốn niệm trụ vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì pháp môn giải thoát không phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì pháp môn giải thoát không không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì pháp môn giải thoát không không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì pháp môn giải thoát không là không, nên biết tác ý cũng không; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nên biết tác ý cũng không. Vì pháp môn giải thoát không là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì pháp môn giải thoát không là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì pháp môn giải thoát không vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì năm loại mắt phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì sáu phép thần thông phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì năm loại mắt không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì sáu phép thần thông không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì năm loại mắt không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì sáu phép thần thông không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì năm loại mắt là không, nên biết tác ý cũng không; vì sáu phép thần thông là không, nên biết tác ý cũng không. Vì năm loại mắt là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì sáu phép thần thông là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì năm loại mắt là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì sáu phép thần thông là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì năm loại mắt vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì sáu phép thần thông vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì mười lực của Phật phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì mười lực của Phật không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì mười lực của Phật không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì mười lực của Phật là không, nên biết tác ý cũng không; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không, nên biết tác ý cũng không. Vì mười lực của Phật là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì mười lực của Phật là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì mười lực của Phật vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì pháp không quên mất phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì tánh luôn luôn xả phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì pháp không quên mất không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì tánh luôn luôn xả không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì pháp không quên mất không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì tánh luôn luôn xả không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì pháp không quên mất là không, nên biết tác ý cũng không; vì tánh luôn luôn xả là không, nên biết tác ý cũng không. Vì pháp không quên mất là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì tánh luôn luôn xả là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì pháp không quên mất là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì tánh luôn luôn xả là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì pháp không quên mất vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì tánh luôn luôn xả vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, nên biết tác ý cũng không; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không, nên biết tác ý cũng không. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì trí nhất thiết phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì trí nhất thiết không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì trí nhất thiết không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì trí nhất thiết là không, nên biết tác ý cũng không; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên biết tác ý cũng không. Vì trí nhất thiết là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì trí nhất thiết là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì trí nhất thiết vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Vì quả vị Thanh-văn phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng phi hữu, nên biết tác ý cũng phi hữu. Vì quả vị Thanh-văn không thật, nên biết tác ý cũng không thật; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng không thật, nên biết tác ý cũng không thật. Vì quả vị Thanh-văn không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng không có tự tánh, nên biết tác ý cũng không có tự tánh. Vì quả vị Thanh-văn là không, nên biết tác ý cũng không; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng là không, nên biết tác ý cũng không. Vì quả vị Thanh-văn là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng là viễn ly, nên biết tác ý cũng viễn ly. Vì quả vị Thanh-văn là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng là tịch tịnh, nên biết tác ý cũng tịch tịnh. Vì quả vị Thanh-văn vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác; vì quả vị Độc-giác, quả vị Vô-thượng vô tri giác, nên biết tác ý cũng vô tri giác.
Xá Lợi Tử! Do duyên cớ này, các đại Bồ-tát trụ chỗ trụ như thị, nên thường chẳng xả tác ý đại bi.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Ông có khả năng khéo vì đại Bồ-tát mà tyuên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đó là đều do sức oai thần của Như Lai. Có vị nào muốn vì đại Bồ-tát mà tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì đều nên như ông mà tuyên thuyết. Có các đại Bồ-tát nào muốn học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì đều nên theo điều ông nói mà học.
Khi cụ thọ Thiện Hiện vì các đại Bồ-tát thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa ấy, thì ở trong tam thiên đại thiên thế giới này, sáu thứ chuyển biến, đó là: Động, động rất mạnh, tất cả đều đông mạnh; phun, phun rất mạnh, tất cả đều phun mạnh; rung, rung rất mạnh, tất cả đều rung mạnh; chạm, chạm rất mạnh, tất cả đều chạm mạnh; nổ, nổ rất lớn, tất cả đều nổ lớn; nứt, nứt rất lớn, tất cả đều nứt lớn; Đông phun Tây chìm, Tây phun Đông chìm; Nam phun Bắc chìm, Bắc phun Nam chìm; chính giữa phun, bên mé chìm, bên mé phun chính giữa chìm.
Lúc bấy giờ đức Như Lai liền mỉm cười.
cụ thọ Thiện Hiện bạch: Bạch Thế Tôn! Vì nhân duyên gì mà Ngài mỉm cười?
Phật bảo Thiện Hiện: Như ta ở thế giới Kham Nhẫn ba lần ngàn này. Vì các đại Bồ-tát mà tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nay chư Phật Thế Tôn ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương cũng vì các đại Bồ-tát mà tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Như nay ở thế giới Kham Nhẫn ba lần ngàn này có mười hai ức các trời, người v.v…. nghe thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa ở trong các pháp, chứng đắc vô sanh nhẫn, nay ở vô lượng, vô số, vô biên thế giới trong mười phương, đều có vô lượng, vô số, vô biên hữu tình nghe chư Phật ở cõi ấy thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng phát tâm cầu chứng quả vị giác ngộ cao tột.
Quyển Thứ 76
HẾT
XXII. PHẨM THIÊN ĐẾ
01
Lúc bấy giờ có bốn đại Thiên Vương ở thế giới ba lần ngàn này, cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức thiên chúng trong Tứ đại thiên ấy, đều cùng đến nhóm họp; có Thiên đế ở thế giới ba lần ngàn này, cùng vô lượng trăm ngàn vô số ức thiên chúng cõi trời Ba-ba cùng đến nhóm họp; có Thiên vương Thiện thời phần ở thế giới ba lần ngàn này cùng vô lượng trăm ngàn vô số ức thiên chúng cõi Thiện thời phần đều cùng đến nhóm họp; có Thiên vương Diệu Hỷ Túc ở thế giới ba lần ngàn này cùng vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng ở cõi Hỷ Túc cùng đến nhóm họp; có Thiên vương Lạc Biến Hóa ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức thiên chúng ở cõi Lạc Biến Hóa đến nhóm họp; có Thiên vương Tự Tại ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Tha Hóa Tự Tại đều đến nhóm họp; có Thiên vương Đại Phạm ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Sơ Tịnh Lự đều đến nhóm họp; có Cực Quang Tịnh Thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Đệ Nhị Tịnh Lự đều đến nhóm họp; có Biến Tịnh Thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Đệ Tam Tịnh Lự đều đến nhóm họp; có Quảng Quả Thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức Thiên chúng cõi Đệ Tứ Tịnh Lự đều đến nhóm họp; có Sắc Cứu Cánh Thiên ở thế giới ba lần ngàn này cùng với vô lượng trăm ngàn vô số ức thiên chúng cõi Tịnh Cư đều đến nhóm họp. Các Thiên chúng ấy đều do thắng nghiệp mà có được ánh sáng nơi diệu thân, so với hào quang thường tỏa ra nơi thân Như Lai thì trăm phần chẳng bằng một ngàn phần chẳng bằng một, trăm ngàn phần chẳng bằng một, cho đến trăm ngàn vô số ức phần cũng chẳng bằng một. Cứ như vậy, phần kể đếm, phần tính toán, phần thí dụ cho đến phần Ô-ba-ni-sát-đàm (phần cực số) đều chẳng bằng một. Vì sao Vì hào quang thường tỏa chiếu nơi thân Như Lai chói sáng rực rỡ, đối với các loại ánh sáng khác, nó là tối tôn, tối thắng, tối cực, tối diệu, không gì so sánh, không gì ngang bằng, vô thượng đệ nhất, che mờ ánh sáng của chư Thiên, khiến chẳng hiện rõ, giống như sắc đen đối với vàng ở châu Thiệm bộ.
Khi ấy, trời Đế Thích bạch Thiện Hiện: Nay chư Thiên ở cõi Dục, cõi Sắc trong thế giới ba lần ngàn này, tất cả đến tụ tập đều khao khát muốn nghe đại đức tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Bạch đại Đức! Cái gì là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát? Thế nào là đại Bồ-tát nên trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Thế nào là đại Bồ-tát nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Cụ thọ Thiện Hiện bảo Đế Thích: Hay thay! Hay thay! Kiều Thi Ca! Chư Thiên các ông hãy lắng nghe! Lắng nghe! Ta sẽ nương thần lực của Phật, thuận theo ý Như Lai vì các đại Bồ-tát tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Kiều Thi Ca! Như chỗ nên trụ và chỗ nên học của đại Bồ-tát, chư Thiên các ông, vị nào chưa phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột thì nay đều nên phát. Kiều Thi Ca! Nếu ai vào Chánh tánh ly sanh của Thanh-văn, Độc-giác, thì chẳng thể phát tâm cầu quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì đối với dòng sanh tử, họ đã làm ngăn cách. Trong đó, nếu có ai có thể đối với quả vị giác ngộ cao tột mà phát tâm hướng đến thì ta cũng tùy hỷ. Vì sao? Vì đối với các vị sĩ phu tối thắng thì nên cầu thượng pháp; đối với hữu tình tối diệu thiên, ta chẳng làm trở ngại.
Kiều Thi Ca! Ông hỏi cái gì là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát? Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói. Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện tư duy sắc là vô thường, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô thường; tư duy sắc là khổ, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là khổ; tư duy sắc là vô ngã, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô ngã; tư duy sắc là bất tịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bất tịnh; tư duy sắc là không, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là không; tư duy sắc là vô tướng, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô tướng; tư duy sắc là vô nguyện, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô nguyện; tư duy sắc là tịch tịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh; tư duy sắc là viễn ly, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly; tư duy sắc như bịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như bịnh; tư duy sắc như ung nhọt, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như ung nhọt; tư duy sắc như mũi tên, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như mũi tên; tư duy sắc như ghẻ lở, tư duy thọ, tưởng, hành, thức như ghẻ lở; tư duy sắc là nóng bức, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là nóng bức; tư duy sắc là bức bách, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bức bách; tư duy sắc là bại hoại, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là bại hoại; tư duy sắc là suy tàn, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là suy tàn; tư duy sắc là biến động, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là biến động; tư duy sắc là chóng diệt, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là chóng diệt; tư duy sắc là đáng sợ, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là đáng sợ; tư duy sắc là đáng chán, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là đáng chán; tư duy sắc có tai ương, tư duy thọ, tưởng, hành, thức có tai ương; tư duy sắc có tai họa, tư duy thọ, tưởng, hành, thức có tai họa; tư duy sắc có ôn dịch, tư duy thọ, tưởng, hành, thức có ôn dịch; tư duy sắc có phong hủi, tư duy thọ, tưởng, hành, thức có phong hủi; tư duy sắc tánh của là chẳng an ổn, tư duy tánh của thọ, tưởng, hành, thức là chẳng an ổn; tư duy sắc chẳng đáng tin cậy, tư duy thọ, tưởng, hành, thức chẳng đáng tin cậy; tư duy sắc là vô sanh vô diệt, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô sanh vô diệt; tư duy sắc là vô nhiễm vô tịnh, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô nhiễm vô tịnh; tư duy sắc là vô tác vô vi, tư duy thọ, tưởng, hành, thức là vô tác vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy nhãn xứ là vô thường, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô thường; tư duy nhãn xứ là khổ, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là khổ; tư duy nhãn xứ là vô ngã, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô ngã; tư duy nhãn xứ là bất tịnh, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là bất tịnh; tư duy nhãn xứ là không, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; tư duy nhãn xứ là vô tướng, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô tướng; tư duy nhãn xứ là vô nguyện, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô nguyện; tư duy nhãn xứ là tịch tịnh, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịch tịnh; tư duy nhãn xứ là viễn ly, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là viễn ly; tư duy nhãn xứ như bịnh, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như bịnh; tư duy nhãn xứ như ung nhọt, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như ung nhọt; tư duy nhãn xứ như mũi tên, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như mũi tên; tư duy nhãn xứ như ghẻ lở, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ như ghẻ lở; tư duy nhãn xứ là nóng bức, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là nóng bức; tư duy nhãn xứ là bức bách, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là bức bách; tư duy nhãn xứ là bại hoại, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là bại hoại; tư duy nhãn xứ là suy tàn, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là suy tàn; tư duy nhãn xứ là biến động, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là biến động; tư duy nhãn xứ là chóng diệt, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là chóng diệt; tư duy nhãn xứ là đáng sợ, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đáng sợ; tư duy nhãn xứ là đáng chán, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là đáng chán; tư duy nhãn xứ có tai ương, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có tai ương; tư duy nhãn xứ có tai họa, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có tai họa; tư duy nhãn xứ có ôn dịch, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có ôn dịch; tư duy nhãn xứ có phong hủi, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có phong hủi; tư duy tánh của nhãn xứ là chẳng an ổn, tư duy tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là chẳng an ổn; tư duy nhãn xứ chẳng đáng tin cậy, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chẳng đáng tin cậy; tư duy nhãn xứ là vô sanh, vô diệt, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô sanh, vô diệt; tư duy nhãn xứ là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy nhãn xứ là vô tác, vô vi, tư duy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy sắc xứ là vô thường, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô thường; tư duy sắc xứ là khổ, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là khổ; tư duy sắc xứ là vô ngã, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô ngã; tư duy sắc xứ là bất tịnh, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là bất tịnh; tư duy sắc xứ là không, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; tư duy sắc xứ là vô tướng, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô tướng; tư duy sắc xứ là vô nguyện, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô nguyện; tư duy sắc xứ là tịch tịnh, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịch tịnh; tư duy sắc xứ là viễn ly, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là viễn ly; tư duy sắc xứ như bịnh, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như bịnh; tư duy sắc xứ như ung nhọt, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như ung nhọt; tư duy sắc xứ như mũi tên, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như mũi tên; tư duy sắc xứ như ghẻ lở, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ như ghẻ lở; tư duy sắc xứ là nóng bức, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là nóng bức; tư duy sắc xứ là bức bách, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là bức bách; tư duy sắc xứ là bại hoại, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là bại hoại; tư duy sắc xứ là suy tàn, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là suy tàn; tư duy sắc xứ là biến động, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là biến động; tư duy sắc xứ là chóng diệt, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là chóng diệt; tư duy sắc xứ là đáng sợ, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đáng sợ; tư duy sắc xứ là đáng chán, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là đáng chán; tư duy sắc xứ có tai ương, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có tai ương; tư duy sắc xứ có tai họa, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có tai họa; tư duy sắc xứ có ôn dịch, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có ôn dịch; tư duy sắc xứ có phong hủi, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có phong hủi; tư duy tánh của sắc xứ là chẳng an ổn, tư duy tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là chẳng an ổn; tư duy sắc xứ chẳng đáng tin cậy, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chẳng đáng tin cậy; tư duy sắc xứ là vô sanh, vô diệt, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô sanh, vô diệt; tư duy sắc xứ là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy sắc xứ là vô tác, vô vi, tư duy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy nhãn giới là vô thường, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô thường; tư duy nhãn giới là khổ, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là khổ; tư duy nhãn giới là vô ngã, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô ngã; tư duy nhãn giới là bất tịnh, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là bất tịnh; tư duy nhãn giới là không, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; tư duy nhãn giới là vô tướng, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô tướng; tư duy nhãn giới là vô nguyện, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện; tư duy nhãn giới là tịch tịnh, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh; tư duy nhãn giới là viễn ly, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là viễn ly; tư duy nhãn giới như bịnh, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như bịnh; tư duy nhãn giới như ung nhọt, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như ung nhọt; tư duy nhãn giới như mũi tên, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như mũi tên; tư duy nhãn giới như ghẻ lở, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra như ghẻ lở; tư duy nhãn giới là nóng bức, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là nóng bức; tư duy nhãn giới là bức bách, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là bức bách; tư duy nhãn giới là bại hoại, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là bại hoại; tư duy nhãn giới là suy tàn, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là suy tàn; tư duy nhãn giới là biến động, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là biến động; tư duy nhãn giới là chóng diệt, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là chóng diệt; tư duy nhãn giới là đáng sợ, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là đáng sợ; tư duy nhãn giới là đáng chán, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là đáng chán; tư duy nhãn giới có tai ương, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có tai ương; tư duy nhãn giới có tai họa, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có tai họa; tư duy nhãn giới có ôn dịch, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có ôn dịch; tư duy nhãn giới có phong hủi, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có phong hủi; tư duy tánh của nhãn giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là chẳng an ổn; tư duy nhãn giới chẳng đáng tin cậy, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy nhãn giới là vô sanh, vô diệt, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt; tư duy nhãn giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy nhãn giới là vô tác, vô vi, tư duy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy nhĩ giới là vô thường, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô thường; tư duy nhĩ giới là khổ, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là khổ; tư duy nhĩ giới là vô ngã, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô ngã; tư duy nhĩ giới là bất tịnh, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là bất tịnh; tư duy nhĩ giới là không, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; tư duy nhĩ giới là vô tướng, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô tướng; tư duy nhĩ giới là vô nguyện, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện; tư duy nhĩ giới là tịch tịnh, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh; tư duy nhĩ giới là viễn ly, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly; tư duy nhĩ giới như bịnh, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra như bịnh; tư duy nhĩ giới như ung nhọt, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra như ung nhọt; tư duy nhĩ giới như mũi tên, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra như mũi tên; tư duy nhĩ giới như ghẻ lở, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra như ghẻ lở; tư duy nhĩ giới là nóng bức, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là nóng bức; tư duy nhĩ giới là bức bách, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là bức bách; tư duy nhĩ giới là bại hoại, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là bại hoại; tư duy nhĩ giới là suy tàn, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là suy tàn; tư duy nhĩ giới là biến động, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là biến động; tư duy nhĩ giới là chóng diệt, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là chóng diệt; tư duy nhĩ giới là đáng sợ, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là đáng sợ; tư duy nhĩ giới là đáng chán, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là đáng chán; tư duy nhĩ giới có tai ương, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có tai ương; tư duy nhĩ giới có tai họa, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có tai họa; tư duy nhĩ giới có ôn dịch, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có ôn dịch; tư duy nhĩ giới có phong hủi, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có phong hủi; tư duy tánh của nhĩ giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là chẳng an ổn; tư duy nhĩ giới chẳng đáng tin cậy, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy nhĩ giới là vô sanh, vô diệt, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt; tư duy nhĩ giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy nhĩ giới là vô tác, vô vi, tư duy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy tỷ giới là vô thường, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô thường; tư duy tỷ giới là khổ, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là khổ; tư duy tỷ giới là vô ngã, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô ngã; tư duy tỷ giới là bất tịnh, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là bất tịnh; tư duy tỷ giới là không, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; tư duy tỷ giới là vô tướng, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô tướng; tư duy tỷ giới là vô nguyện, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện; tư duy tỷ giới là tịch tịnh, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh; tư duy tỷ giới là viễn ly, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly; tư duy tỷ giới như bịnh, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra như bịnh; tư duy tỷ giới như ung nhọt, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra như ung nhọt; tư duy tỷ giới như mũi tên, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra như mũi tên; tư duy tỷ giới như ghẻ lở, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra như ghẻ lở; tư duy tỷ giới là nóng bức, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là nóng bức; tư duy tỷ giới là bức bách, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là bức bách; tư duy tỷ giới là bại hoại, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là bại hoại; tư duy tỷ giới là suy tàn, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là suy tàn; tư duy tỷ giới là biến động, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là biến động; tư duy tỷ giới là chóng diệt, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là chóng diệt; tư duy tỷ giới là đáng sợ, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là đáng sợ; tư duy tỷ giới là đáng chán, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là đáng chán; tư duy tỷ giới có tai ương, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có tai ương; tư duy tỷ giới có tai họa, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có tai họa; tư duy tỷ giới có ôn dịch, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có ôn dịch; tư duy tỷ giới có phong hủi, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có phong hủi; tư duy tánh của tỷ giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là chẳng an ổn; tư duy tỷ giới chẳng đáng tin cậy, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy tỷ giới là vô sanh, vô diệt, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt; tư duy tỷ giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy tỷ giới là vô tác, vô vi, tư duy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy thiệt giới là vô thường, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô thường; tư duy thiệt giới là khổ, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là khổ; tư duy thiệt giới là vô ngã, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô ngã; tư duy thiệt giới là bất tịnh, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là bất tịnh; tư duy thiệt giới là không, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; tư duy thiệt giới là vô tướng, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô tướng; tư duy thiệt giới là vô nguyện, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện; tư duy thiệt giới là tịch tịnh, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh; tư duy thiệt giới là viễn ly, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là viễn ly; tư duy thiệt giới như bịnh, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra như bịnh; tư duy thiệt giới như ung nhọt, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra như ung nhọt; tư duy thiệt giới như mũi tên, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra như mũi tên; tư duy thiệt giới như ghẻ lở, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra như ghẻ lở; tư duy thiệt giới là nóng bức, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là nóng bức; tư duy thiệt giới là bức bách, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là bức bách; tư duy thiệt giới là bại hoại, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là bại hoại; tư duy thiệt giới là suy tàn, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là suy tàn; tư duy thiệt giới là biến động, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là biến động; tư duy thiệt giới là chóng diệt, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là chóng diệt; tư duy thiệt giới là đáng sợ, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là đáng sợ; tư duy thiệt giới là đáng chán, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là đáng chán; tư duy thiệt giới có tai ương, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có tai ương; tư duy thiệt giới có tai họa, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có tai họa; tư duy thiệt giới có ôn dịch, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có ôn dịch; tư duy thiệt giới có phong hủi, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có phong hủi; tư duy tánh của thiệt giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là chẳng an ổn; tư duy thiệt giới chẳng đáng tin cậy, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy thiệt giới là vô sanh, vô diệt, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt; tư duy thiệt giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy thiệt giới là vô tác, vô vi, tư duy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy thân giới là vô thường, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô thường; tư duy thân giới là khổ, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là khổ; tư duy thân giới là vô ngã, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô ngã; tư duy thân giới là bất tịnh, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là bất tịnh; tư duy thân giới là không, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; tư duy thân giới là vô tướng, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô tướng; tư duy thân giới là vô nguyện, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện; tư duy thân giới là tịch tịnh, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh; tư duy thân giới là viễn ly, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là viễn ly; tư duy thân giới như bịnh, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra như bịnh; tư duy thân giới như ung nhọt, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra như ung nhọt; tư duy thân giới như mũi tên, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra như mũi tên; tư duy thân giới như ghẻ lở, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra như ghẻ lở; tư duy thân giới là nóng bức, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là nóng bức; tư duy thân giới là bức bách, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là bức bách; tư duy thân giới là bại hoại, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là bại hoại; tư duy thân giới là suy tàn, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là suy tàn; tư duy thân giới là biến động, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là biến động; tư duy thân giới là chóng diệt, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là chóng diệt; tư duy thân giới là đáng sợ, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là đáng sợ; tư duy thân giới là đáng chán, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là đáng chán; tư duy thân giới có tai ương, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có tai ương; tư duy thân giới có tai họa, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có tai họa; tư duy thân giới có ôn dịch, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có ôn dịch; tư duy thân giới có phong hủi, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có phong hủi; tư duy tánh của thân giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là chẳng an ổn; tư duy thân giới chẳng đáng tin cậy, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy thân giới là vô sanh, vô diệt, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt; tư duy thân giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy thân giới là vô tác, vô vi, tư duy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy ý giới là vô thường, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô thường; tư duy ý giới là khổ, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là khổ; tư duy ý giới là vô ngã, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô ngã; tư duy ý giới là bất tịnh, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là bất tịnh; tư duy ý giới là không, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; tư duy ý giới là vô tướng, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô tướng; tư duy ý giới là vô nguyện, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô nguyện; tư duy ý giới là tịch tịnh, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh; tư duy ý giới là viễn ly, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là viễn ly; tư duy ý giới như bịnh, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra như bịnh; tư duy ý giới như ung nhọt, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra như ung nhọt; tư duy ý giới như mũi tên, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra như mũi tên; tư duy ý giới như ghẻ lở, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra như ghẻ lở; tư duy ý giới là nóng bức, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là nóng bức; tư duy ý giới là bức bách, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là bức bách; tư duy ý giới là bại hoại, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là bại hoại; tư duy ý giới là suy tàn, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là suy tàn; tư duy ý giới là biến động, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là biến động; tư duy ý giới là chóng diệt, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là chóng diệt; tư duy ý giới là đáng sợ, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là đáng sợ; tư duy ý giới là đáng chán, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là đáng chán; tư duy ý giới có tai ương, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có tai ương; tư duy ý giới có tai họa, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có tai họa; tư duy ý giới có ôn dịch, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có ôn dịch; tư duy ý giới có phong hủi, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có phong hủi; tư duy tánh của ý giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là chẳng an ổn; tư duy ý giới chẳng đáng tin cậy, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chẳng đáng tin cậy; tư duy ý giới là vô sanh, vô diệt, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô sanh, vô diệt; tư duy ý giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy ý giới là vô tác, vô vi, tư duy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Quyển Thứ 77
HẾT
02
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy địa giới là vô thường, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô thường; tư duy địa giới là khổ, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là khổ; tư duy địa giới là vô ngã, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô ngã; tư duy địa giới là bất tịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bất tịnh; tư duy địa giới là không, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; tư duy địa giới là vô tướng, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tướng; tư duy địa giới là vô nguyện, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nguyện; tư duy địa giới là tịch tịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tịnh; tư duy địa giới là viễn ly, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là viễn ly; tư duy địa giới như bịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như bịnh; tư duy địa giới như ung nhọt, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như ung nhọt; tư duy địa giới như mũi tên, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như mũi tên; tư duy địa giới như ghẻ lở, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới như ghẻ lở; tư duy địa giới là nóng bức, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là nóng bức; tư duy địa giới là bức bách, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bức bách; tư duy địa giới là bại hoại, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là bại hoại; tư duy địa giới là suy tàn, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là suy tàn; tư duy địa giới là biến động, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là biến động; tư duy địa giới là chóng diệt, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chóng diệt; tư duy địa giới là đáng sợ, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đáng sợ; tư duy địa giới là đáng chán, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là đáng chán; tư duy địa giới có tai ương, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có tai ương; tư duy địa giới có tai họa, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có tai họa; tư duy địa giới có ôn dịch, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có ôn dịch; tư duy địa giới có phong hủi, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới có phong hủi; tư duy tánh của địa giới là chẳng an ổn, tư duy tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là chẳng an ổn; tư duy địa giới chẳng đáng tin cậy, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới chẳng đáng tin cậy; tư duy địa giới là vô sanh, vô diệt, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô sanh, vô diệt; tư duy địa giới là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy địa giới là vô tác, vô vi, tư duy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tư duy vô minh là vô thường, tư duy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô thường; tư duy vô minh là khổ, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là khổ; tư duy vô minh là vô ngã, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô ngã; tư duy vô minh là bất tịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là bất tịnh; tư duy vô minh là không, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; tư duy vô minh là vô tướng, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tướng; tư duy vô minh là vô nguyện, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nguyện; tư duy vô minh là tịch tịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịch tịnh; tư duy vô minh là viễn ly, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là viễn ly; tư duy vô minh như bịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như bịnh; tư duy vô minh như ung nhọt, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như ung nhọt; tư duy vô minh như mũi tên, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như mũi tên; tư duy vô minh như ghẻ lở, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não như ghẻ lở; tư duy vô minh là nóng bức, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là nóng bức; tư duy vô minh là bức bách, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là bức bách; tư duy vô minh là bại hoại, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là bại hoại; tư duy vô minh là suy tàn, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là suy tàn; tư duy vô minh là biến động, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là biến động; tư duy vô minh là chóng diệt, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là chóng diệt; tư duy vô minh là đáng sợ, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là đáng sợ; tư duy vô minh là đáng chán, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là đáng chán; tư duy vô minh có tai ương, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có tai ương; tư duy vô minh có tai họa, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có tai họa; tư duy vô minh có ôn dịch, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có ôn dịch; tư duy vô minh có phong hủi, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có phong hủi; tư duy tánh của vô minh chẳng an ổn, tư duy tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng an ổn; tư duy vô minh chẳng đáng tin cậy, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chẳng đáng tin cậy; tư duy vô minh là vô sanh, vô diệt, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô sanh, vô diệt; tư duy vô minh là vô nhiễm, vô tịnh, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô nhiễm, vô tịnh; tư duy vô minh là vô tác, vô vi, tư duy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát cái không nội là không có ngã, ngã sở, quán sát cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là không có ngã, ngã sở; quán sát cái không nội là vô tướng, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tướng; quán sát cái không nội là vô nguyện, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô nguyện; quán sát cái không nội là tịch tịnh, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là tịch tịnh; quán sát cái không nội là viễn ly, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là viễn ly; quán sát cái không nội là vô sanh, vô diệt, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô sanh, vô diệt; quán sát cái không nội là vô nhiễm, vô tịnh, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô nhiễm, vô tịnh; quán sát cái không nội là vô tác, vô vi, quán sát cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, quán sát chơn như là không có ngã, ngã sở, quán sát pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là không có ngã, ngã sở; quán sát chơn như là vô tướng, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô tướng; quán sát chơn như là vô nguyện, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô nguyện; quán sát chơn như là tịch tịnh, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là tịch tịnh; quán sát chơn như là viễn ly, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là viễn ly; quán sát chơn như là vô sanh, vô diệt, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô sanh, vô diệt; quán sát chơn như là vô nhiễm, vô tịnh, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô nhiễm, vô tịnh; quán sát chơn như là vô tác, vô vi, quán sát pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là vô tác, vô vi, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành bố thí Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tịnh giới Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành an nhẫn Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tinh tấn Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành tịnh lự Ba-la-mật-đa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn tịnh lự; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn vô lượng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn định vô sắc; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám giải thoát; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám thắng xứ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu chín định thứ đệ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười biến xứ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn niệm trụ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn chánh đoạn; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn thần túc; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm căn; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm lực; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bảy chi đẳng giác; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tám chi thánh đạo; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát không; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát vô tướng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp môn giải thoát vô nguyện; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí bốn Thánh đế; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu năm loại mắt; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu sáu phép thần thông; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười lực của Phật; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn điều không sợ; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu bốn sự hiểu biết thông suốt; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu mười tám pháp Phật bất cộng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu pháp không quên mất; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tánh luôn luôn xả; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Đà-la-ni; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu tất cả pháp môn Tam-ma-địa; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí nhất thiết; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí đạo tướng; nếu đại Bồ-tát lấy tâm tương ưng trí nhất thiết trí, dùng vô sở đắc làm phương tiện, tu trí nhất thiết tướng, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát khi tu hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, khởi quán thế này: Chỉ có các pháp nương nhờ nhau thấm nhuận tăng trưởng, đầy dẫy khắp nơi, không có ngã, ngã sở; lại khởi quán thế này: Tâm hồi hướng của đại Bồ-tát chẳng cùng với tâm Bồ-đề hòa hiệp; tâm Bồ-đề chẳng cùng với tâm hồi hướng hòa hiệp; tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ-đề không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được; tâm Bồ-đề ở trong tâm hồi hướng không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được. Đại Bồ-tát tuy quán các pháp, nhưng đối với các pháp hoàn toàn không có sở kiến, thì này Kiều Thi Ca, đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Khi ấy, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Thế nào là tâm hồi hướng của đại Bồ-tát chẳng cùng với tâm Bồ-đề hòa hiệp? Thế nào là tâm Bồ-đề chẳng cùng tâm hồi hướng hòa hiệp? Thế nào là tâm hồi hướng ở trong tâm Bồ-đề không có sở hữu, chẳng thể nắm bắt được? Thế nào là tâm Bồ-đề ở trong tâm hồi hướng, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được?
Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Tâm hồi hướng của đại Bồ-tát là phi tâm, tâm Bồ-đề cũng phi tâm; nếu là phi tâm thì bất khả tư nghì, chẳng lẽ phi tâm lại hồi hướng phi tâm, cũng chẳng lẽ phi tâm lại hồi hướng bất khả tư nghì!? Chẳng lẽ bất khả tư nghì lại hồi hướng bất khả tư nghì!? Cũng chẳng lẽ bất khả tư nghì lại hồi hướng phi tâm!? Vì sao? Vì phi tâm tức là bất khả tư nghì, bất khả tư nghì tức là phi tâm. Như vậy, hai thứ đều không có sở hữu, vì trong cái không sở hữu, không có hồi hướng.
Kiều Thi Ca! Nếu khởi quán như thế, thì đó là Bát-nhã-ba-la-mật-đa của đại Bồ-tát.
Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn khen Thiện Hiện: Hay thay! Hay thay! Ngươi có khả năng vì các đại Bồ-tát khéo tuyên thuyết Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng có khả năng khéo khích lệ các đại Bồ-tát, khiến vui mừng nhảy nhót, tu học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bạch Phật: Bạch Thế Tôn! Con đã biết ân, chẳng lẽ chẳng báo. Vì sao? Vì chư Phật và các đệ tử quá khứ đã vì các đại Bồ-tát mà tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, thị hiện, giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, an ủi, xây dựng khiến được cứu cánh. Thế Tôn, lúc bấy giờ, cũng còn ở trong sự học, mà nay chứng quả vị giác ngộ cao tột, cho nên con cũng phải thừa thuận lời Phật dạy, vì các đại Bồ-tát tuyên thuyết sáu phép Ba-la-mật-đa, thị hiện, giáo hóa, dẫn dắt, khen ngợi, khích lệ, chúc mừng, an ủi, xây dựng khiến được cứu cánh, mau chứng quả vị giác ngộ cao tột, như thế gọi là báo đáp ân đức của các Ngài.
Lúc bấy giờ, cụ thọ Thiện Hiện bảo Thiên Đế Thích: Kiều Thi Ca! Ông hỏi thế nào là đại Bồ-tát nên trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa? Hãy lắng nghe! Hãy lắng nghe! Ta sẽ vì ông mà nói. Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, giả như có chỗ nên trụ, thì chẳng nên trụ tướng.
Kiều Thi Ca! Sắc và tánh của sắc là không; thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của sắc là không, nếu tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhãn xứ là không, nếu tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không; nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Sắc xứ và tánh của sắc xứ là không; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của sắc xứ là không, nếu tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Nhãn giới và tánh của nhãn giới là không; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhãn giới là không, nếu tánh của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của nhĩ giới là không, nếu tánh của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Tỷ giới và tánh của tỷ giới là không; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tỷ giới là không, nếu tánh của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Thiệt giới và tánh của thiệt giới là không; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của thiệt giới là không, nếu tánh của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Thân giới và tánh của thân giới là không; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của thân giới là không, nếu tánh của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Ý giới và tánh của ý giới là không; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của ý giới là không, nếu tánh của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Địa giới và tánh của địa giới là không; thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của địa giới là không, nếu tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không; Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Thánh đế khổ là không, nếu tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! vô minh và tánh của vô minh là không; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của vô minh là không, nếu tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Cái không nội và tánh của cái không nội là không; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của cái không nội là không, nếu tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Chơn như và tánh của chơn như là không; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của chơn như là không, nếu tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không, nếu tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Bốn tịnh lự và tánh của bốn tịnh lự là không; bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bốn tịnh lự là không, nếu tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Tám giải thoát và tánh của tám giải thoát là không; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tám giải thoát là không, nếu tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ và tánh của bốn niệm trụ là không; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bốn niệm trụ là không, nếu tánh của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Pháp môn giải thoát không và tánh của pháp môn giải thoát không là không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp môn giải thoát không là không, nếu tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không; sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của năm loại mắt là không, nếu tánh của sáu phép thần thông là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Mười lực của Phật và tánh của mười lực của Phật là không; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của mười lực của Phật là không, nếu tánh của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không; tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của pháp không quên mất là không, nếu tánh của tánh luôn luôn xả là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không; tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, nếu tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết và tánh của trí nhất thiết là không; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của trí nhất thiết là không, nếu tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Thanh-văn thừa và tánh của Thanh-văn thừa là không; Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa và tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Thanh-văn thừa là không, nếu tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Dự-lưu và tánh của Dự-lưu là không; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai và tánh của Nhất-lai cho đến Như Lai là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của Dự-lưu là không, nếu tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Bậc Cực hỷ và tánh của bậc Cực hỷ là không; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bậc Cực hỷ là không, nếu tánh của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Kiều Thi Ca! Bậc phàm phu và tánh của bậc phàm phu là không; bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và tánh của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai là không; đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không. Nếu tánh của bậc phàm phu là không, nếu tánh của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai là không, nếu tánh của đại Bồ-tát là không, thì như vậy, tất cả đều không hai, không hai phần.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nên trụ như vậy.
Khi ấy, Thiên Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Cái gì mà đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ?
Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn xứ, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc xứ, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn giới, chẳng nên trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhĩ giới, chẳng nên trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tỷ giới, chẳng nên trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thiệt giới, chẳng nên trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thân giới, chẳng nên trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý giới, chẳng nên trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ địa giới, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thánh đế khổ, chẳng nên trụ thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ vô minh, chẳng nên trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ cái không nội, chẳng nên trụ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ chơn như, chẳng nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn tịnh lự, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tám giải thoát, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn niệm trụ, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ năm loại mắt, chẳng nên trụ sáu phép thần thông. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ mười lực của Phật, chẳng nên trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không quên mất, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ trí nhất thiết, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thanh-văn thừa, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ quả Dự-lưu, chẳng nên trụ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc Cực hỷ, chẳng nên trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc phàm phu, chẳng nên trụ bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Quyển Thứ 78
HẾT
03
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là sắc, chẳng nên chấp đây là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là nhãn xứ, chẳng nên chấp đây là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là sắc xứ, chẳng nên chấp đây là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là nhãn giới, chẳng nên chấp đây là sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là nhĩ giới, chẳng nên chấp đây là thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tỷ giới, chẳng nên chấp đây là hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là thiệt giới, chẳng nên chấp đây là vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là thân giới, chẳng nên chấp đây là xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là ý giới, chẳng nên chấp đây là pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là địa giới, chẳng nên chấp đây là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là Thánh đế khổ, chẳng nên chấp đây là thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là vô minh, chẳng nên chấp đây là hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là cái không nội, chẳng nên chấp đây là cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là chơn như, chẳng nên chấp đây là pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bốn tịnh lự, chẳng nên chấp đây là bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tám giải thoát, chẳng nên chấp đây là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bốn niệm trụ, chẳng nên chấp đây là bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là pháp môn giải thoát không, chẳng nên chấp đây là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là năm loại mắt, chẳng nên chấp đây là sáu phép thần thông. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là mười lực của Phật, chẳng nên chấp đây là bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là pháp không quên mất, chẳng nên chấp đây là tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng nên chấp đây là tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là trí nhất thiết, chẳng nên chấp đây là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là Thanh-văn thừa, chẳng nên chấp đây là Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là quả Dự-lưu, chẳng nên chấp đây là quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bậc Cực hỷ, chẳng nên chấp đây là bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên chấp đây là bậc phàm phu, chẳng nên chấp đây là bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì chấp là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ sắc là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ sắc là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ sắc là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ sắc là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ sắc là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ sắc là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ sắc là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ sắc là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thọ, tưởng, hành, thức là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn xứ là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ nhãn xứ là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ nhãn xứ là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ nhãn xứ là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ nhãn xứ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ nhãn xứ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ nhãn xứ là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ nhãn xứ là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ nhãn xứ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sắc xứ là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ sắc xứ là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ sắc xứ là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ sắc xứ là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ sắc xứ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ sắc xứ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ sắc xứ là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ sắc xứ là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ sắc xứ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhãn giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ nhãn giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ nhãn giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ nhãn giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ nhãn giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ nhãn giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ nhãn giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ nhãn giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ nhãn giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ nhĩ giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ nhĩ giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ nhĩ giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ nhĩ giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ nhĩ giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ nhĩ giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ nhĩ giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ nhĩ giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ nhĩ giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tỷ giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ tỷ giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ tỷ giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ tỷ giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ tỷ giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ tỷ giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ tỷ giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ tỷ giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ tỷ giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thiệt giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ thiệt giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ thiệt giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ thiệt giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ thiệt giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ thiệt giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ thiệt giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ thiệt giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ thiệt giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ thân giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ thân giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ thân giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ thân giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ thân giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ thân giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ thân giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ thân giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ thân giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ ý giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ ý giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ ý giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ ý giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ ý giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ ý giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ ý giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ ý giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ địa giới là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ địa giới là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ địa giới là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ địa giới là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ địa giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ địa giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ địa giới là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ địa giới là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ địa giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thánh đế khổ là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Thánh đế khổ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Thánh đế tập, diệt, đạo là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ vô minh là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ vô minh là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ vô minh là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ vô minh là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ vô minh là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ vô minh là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ vô minh là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ vô minh là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ vô minh là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ cái không nội là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ cái không nội là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ cái không nội là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ cái không nội là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ cái không nội là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ cái không nội là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ cái không nội là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ cái không nội là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ cái không nội là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ chơn như là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ chơn như là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ chơn như là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ chơn như là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ chơn như là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ chơn như là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ chơn như là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ chơn như là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ chơn như là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bố thí Ba-la-mật-đa là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn tịnh lự là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bốn tịnh lự là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tám giải thoát là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ tám giải thoát là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ tám giải thoát là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ tám giải thoát là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ tám giải thoát là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ tám giải thoát là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ tám giải thoát là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ tám giải thoát là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ tám giải thoát là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bốn niệm trụ là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bốn niệm trụ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tưgiải thoát vô tưà tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ pháp môn giải thoát không là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ năm loại mắt là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ năm loại mắt là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ năm loại mắt là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ năm loại mắt là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ năm loại mắt là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ năm loại mắt là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ năm loại mắt là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ năm loại mắt là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ năm loại mắt là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ sáu phép thần thông là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ mười lực của Phật là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ mười lực của Phật là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ mười lực của Phật là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ mười lực của Phật là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ mười lực của Phật là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ mười lực của Phật là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ mười lực của Phật là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ mười lực của Phật là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ mười lực của Phật là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Quyển Thứ 79
HẾT
04
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ pháp không quên mất là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ pháp không quên mất là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ pháp không quên mất là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ pháp không quên mất là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ pháp không quên mất là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ pháp không quên mất là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ pháp không quên mất là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ pháp không quên mất là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ pháp không quên mất là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tánh luôn luôn xả là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ trí nhất thiết là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ trí nhất thiết là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ trí nhất thiết là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ trí nhất thiết là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ trí nhất thiết là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ trí nhất thiết là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ trí nhất thiết là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ trí nhất thiết là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ trí nhất thiết là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Thanh-văn thừa là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Dự-lưu là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ Dự-lưu là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ Dự-lưu là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Dự-lưu là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Dự-lưu là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ Dự-lưu là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ Dự-lưu là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ Dự-lưu là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Dự-lưu là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Độc-giác là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ Độc-giác là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ Độc-giác là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Độc-giác là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Độc-giác là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ Độc-giác là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ Độc-giác là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ Độc-giác là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Độc-giác là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ Độc-giác hướng, Độc-giác quả là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ pháp của Bồ-tát, Như Lai là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bậc Cực hỷ và pháp của bậc Cực hỷ là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bậc Ly cấu và pháp của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân và pháp của bậc Pháp vân là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là thường, hoặc vô thường, chẳng nên trụ bậc chủng tánh, Đệ bát, Cụ kiến, Bạc, Ly dục, Dĩ biện, Độc-giác, Bồ-tát, Như Lai và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai là thường, hoặc vô thường; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là lạc, hoặc khổ, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là lạc, hoặc khổ; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là ngã, hoặc vô ngã, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là ngã, hoặc vô ngã; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là tịnh, hoặc bất tịnh, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là tịnh, hoặc bất tịnh; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là tịch tịnh, hoặc chẳng tịch tịnh; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là viễn ly, hoặc chẳng viễn ly; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là không, hoặc bất không, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là không, hoặc bất không; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là hữu tướng, hoặc vô tướng, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là hữu tướng, hoặc vô tướng; chẳng nên trụ bậc phàm phu và pháp của bậc phàm phu là hữu nguyện, hoặc vô nguyện, chẳng nên trụ bậc chủng tánh và pháp của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai và pháp của bậc Như Lai là hữu nguyện, hoặc vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ quả Dự-lưu là tướng vô vi, chẳng nên trụ quả Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là tướng vô vi. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ quả vị Độc-giác là tướng vô vi. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ quả vị giác ngộ cao tột là tướng vô vi. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Dự-lưu là phước điền, chẳng nên trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là phước điền. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Độc-giác là phước điền. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ Bồ-tát, Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác là phước điền. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ sự thù thắng của Sơ địa, chẳng nên trụ Sự thù thắng của Đệ Nhị địa cho đến Đệ Thập địa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, vừa phát tâm xong, chẳng nên trụ ý nghĩ này: Ta sẽ viên mãn bố thí Ba-la-mật-đa, vừa phát tâm xong, chẳng nên trụ ý nghĩ này: Ta sẽ viên mãn tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn bốn tịnh lự, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn tám giải thoát, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn bốn niệm trụ, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn pháp môn giải thoát không, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta tu gia hạnh đã viên mãn rồi sẽ nhập Chánh tánh ly sanh của đại Bồ-tát; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta đã nhập Chánh tánh ly sanh sẽ trụ bậc Bồ-tát bất thối chuyển. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn năm phép thần thông của Bồ-tát, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ viên mãn năm phép thần thông rồi, sẽ dạo chơi vô lượng, vô số thế giới, lễ kính, chiêm ngưỡng, cúng dường, thừa sự chư Phật Thế Tôn, lắng nghe Chánh pháp, như lý tư duy, vì hữu tình mà tuyên thuyết khai thị một cách rộng khắp. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ nghiêm tịnh cõi Tịnh-độ giống như chỗ ở của mười phương chư Phật, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ thành thục cho các loài hữu tình, khiến họ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, hoặc nhập Niết-bàn, hoặc hưởng thú vui của trời, người. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ đi đến vô lượng, vô số quốc độ của chư Phật, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, lại lấy vô biên hương hoa, anh lạc, tràng phan, lộng báu, y phục, đồ nằm, thức ăn uống, đèn đuốc, trăm ngàn vô số ức các loại kỹ nhạc trời và vô lượng các thứ của báu thượng hạng để cúng dường; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ an lập vô lượng, vô số, vô biên hữu tình, khiến ở quả vị giác ngộ cao tột, được bất thối chuyển. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành nhục nhãn thanh tịnh, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành thiên nhãn, tuệ nhãn, pháp nhãn cuối cùng là Phật nhãn thanh tịnh. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành thần cảnh trí thông rốt ráo viên mãn, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc trú, lậu tận trí thông rốt ráo viên mãn. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành mười lực của Phật; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành pháp không quên mất; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành trí nhất thiết; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành tất cả pháp môn Đà-la-ni đối với vô lượng, vô biên sự nghiệp tổng trì đã làm được tự tại; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành tất cả pháp môn Tam-ma-địa, đối với vô lượng, vô biên đẳng trì sai biêt, dạo chơi tự tại. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành ba mươi hai tướng để trang nghiêm thân, khiến các hữu tình thấy liền hoan hỷ; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ hoàn thành tám mươi vẻ đẹp kèm theo để trang nghiêm thân, khiến các hữu tình xem không nhàm chán. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ cái này là tùy tín hành, cái này là tùy pháp hành, cái này là Bổ-đặc-già-la thứ tám; chẳng nên trụ đây là quả Dự-lưu, đây là Cực-thất-phản-hữu; chẳng nên trụ đây là gia gia, đây là nhất gián; chẳng nên trụ đây là Tề-thủ-bổ-đặc-già-la cho đến thọ mạng hết phiền não mới hết; chẳng nên trụ đây là định Dự-lưu, chẳng đọa vào pháp Dự-lưu, đây là pháp trung gian Bát Niết-bàn; chẳng nên trụ đây là Nhất-lai hướng, đây là Nhất-lai quả, một phen trở lại thế gian này, dứt được hết khổ não; chẳng nên trụ đây là Bất-hoàn hướng, đây là Bất-hoàn quả đến cảnh giới ấy mới được vào Niết-bàn; chẳng nên trụ đây là A-la-hán hướng, đây là A-la-hán quả, ngay hiện tại nhất định nhập Vô-dư-y Niết-bàn; chẳng nên trụ đây là Độc-giác hướng, đây là Độc-giác quả, trong hiện tại nhất định nhập Vô-dư-y Niết-bàn; chẳng nên trụ đây là bậc siêu Thanh-văn, Độc-giác, trụ bậc Bồ-tát. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Các đại Bồ-tát khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ có đầy đủ trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, thấu rõ tất cả pháp, tất cả tướng, đã đoạn trừ vĩnh viễn tất cả phiền não tương tục và các tập khí; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, chuyển pháp luân nhiệm mầu, làm các Phật sự, độ thoát vô lượng, vô số hữu tình, khiến đắc Niết-bàn, rốt ráo an lạc. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ khéo tu bốn thần túc rồi, an trụ đẳng trì thù thắng như vậy; do đẳng trì này làm tăng thượng thế lực, khiến thọ mạng của ta trụ như vô số đại kiếp; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ đạt được thọ lượng vô biên. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ thành tựu ba mươi hai tướng sĩ phu tối thắng viên mãn, tất cả tướng ấy trăm phước trang nghiêm; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ thành tựu tám mươi vẻ đẹp kèm theo tối thắng viên mãn, trong tất cả vẻ đẹp, có vô số hiện tượng thù thắng hiếm có để trang nghiêm. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ an trụ một cõi Tịnh-độ trang nghiêm, cõi ấy rộng rãi, ở mười phía sức rộng như vô số thế giới; chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ an tọa trên một tòa kim cang, tòa ấy rộng lớn ngang bằng với cõi Phật trong thế giới ba lần ngàn. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta sẽ nương tựa cây Bồ-đề lớn; cây ấy cao rộng có các thứ báu trang nghiêm, phát ra mùi thơm vi diệu, hữu tình ngửi được, các tâm tham, sân, si chóng tiêu trừ, vô lượng, vô biên bệnh của thân cũng đều lành; chẳng nên trụ ý nghĩ: Có hữu tình ngửi được mùi thơm của cây Bồ-đề này mà xa lìa tác ý Thanh-văn, Độc-giác, chắc chắn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Lại nữa, Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi sắc, không có tên gọi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi nhãn xứ, không có tên gọi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi sắc xứ, không có tên gọi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi nhãn giới, không có tên gọi sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi nhĩ giới, không có tên gọi thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi tỷ giới, không có tên gọi hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi thiệt giới, không có tên gọi vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi thân giới, không có tên gọi xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi ý giới, không có tên gọi pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi địa giới, không có tên gọi thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi Thánh đế khổ, không có tên gọi thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi vô minh, không có tên gọi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi cái không nội, không có tên gọi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi chơn như, không có tên gọi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi bố thí Ba-la-mật-đa, không có tên gọi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi bốn tịnh lự, không có tên gọi bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi tám giải thoát, không có tên gọi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi bốn niệm trụ, không có tên gọi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi pháp môn giải thoát không, không có tên gọi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi năm loại mắt, không có tên gọi sáu phép thần thông. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi mười lực của Phật, không có tên gọi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi pháp không quên mất, không có tên gọi tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi tất cả pháp môn Đà-la-ni, không có tên gọi tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi trí nhất thiết, không có tên gọi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi Thanh-văn thừa, không có tên gọi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi Dự-lưu và Dự-lưu hướng, quả, không có tên gọi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hướng, quả. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi Độc-giác và quả vị Độc-giác, không có tên gọi Bồ-tát, Như Lai và pháp của Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi bậc Cực hỷ và pháp, không có tên gọi bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát, khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, chẳng nên trụ ý nghĩ: Ta nguyện sẽ được ở trong cõi Phật thanh tịnh, không có tên gọi bậc phàm phu và pháp, không có tên gọi bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và pháp. Vì sao? Vì trụ là lấy hữu sở đắc làm phương tiện. Vì sao? Vì tất cả Như Lai Úng Chánh Đẳng Giác khi chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột, thấu rõ tất cả pháp đều không có sở hữu; danh tự, âm thanh đều chẳng thể nắm bắt được.
Kiều Thi Ca! Đó là đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, như có chỗ trụ chẳng nên trụ tướng.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tùy theo chỗ trụ, chẳng nên trụ tướng; lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên học như vậy.
Khi ấy, Xá Lợi Tử khởi lên ý nghĩ: Nếu đại Bồ-tát đối với tất cả pháp chẳng nên trụ thì tại sao nên trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa?
Cụ thọ Thiện Hiện biết được tâm niệm của Xá Lợi Tử, liền gợi nói rằng: Theo ý Ngài thì sao? Tâm của các đức Như Lai trụ ở chỗ nào?
Xá Lợi Tử đáp: Tâm của chư Phật hoàn toàn không có chỗ trụ. Vì sao? Thiện Hiện! Vì tâm của Như Lai chẳng trụ sắc, chẳng trụ thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ nhãn xứ, chẳng trụ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ sắc xứ, chẳng trụ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ nhãn giới, chẳng trụ sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ nhĩ giới, chẳng trụ thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ tỷ giới, chẳng trụ hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ thiệt giới, chẳng trụ vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ thân giới, chẳng trụ xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì thân giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ Ý giới, chẳng trụ pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì ý giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ địa giới, chẳng trụ thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì địa giới v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ Thánh đế khổ, chẳng trụ Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ vô minh, chẳng trụ hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì vô minh v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ cái không nội, chẳng trụ cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì cái không nội v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm của Như Lai chẳng trụ chơn như, chẳng trụ pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì chơn như v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Quyển Thứ 80
HẾT
05
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng trụ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bốn tịnh lự; chẳng trụ bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ tám giải thoát; chẳng trụ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bốn niệm trụ; chẳng trụ bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ pháp môn giải thoát không; chẳng trụ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ năm loại mắt; chẳng trụ sáu phép thần thông. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ mười lực của Phật; chẳng trụ bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ pháp không quên mất; chẳng trụ tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng trụ tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ trí nhất thiết; chẳng trụ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Thanh-văn thừa; chẳng trụ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Dự-lưu và Dự-lưu hướng, quả; chẳng trụ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hướng, quả. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ Độc-giác và quả vị Độc-giác; chẳng trụ Bồ-tát, Như Lai và pháp của Bồ-tát, Như Lai. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bậc Cực hỷ và pháp; chẳng trụ bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp. Vì sao? Vì bậc Cực hỷ v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Thiện Hiện! Tâm Như Lai chẳng trụ bậc phàm phu và pháp; chẳng trụ bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và pháp. Vì sao? Vì bậc phàm phu v.v... chẳng thể nắm bắt được.
Như vậy, Thiện Hiện! Tâm Như Lai đối với tất cả pháp, hoàn toàn không có chỗ trụ cũng chẳng phải chẳng trụ.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện nói với Xá Lợi Tử: Như vậy, đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa nhưng đồng với Như Lai, đối với tất cả pháp, hoàn toàn không có chỗ trụ, cũng chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Xá Lợi Tử! Vì đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với sắc, chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với nhãn xứ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với sắc xứ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ ấy chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì sắc xứ v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với nhãn giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nhãn giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với nhĩ giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với tỷ giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tỷ giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với thiệt giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì thiệt giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với thân giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì thân giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với ý giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì ý giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với địa giới chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì địa giới v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với Thánh đế khổ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với vô minh chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì vô minh v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với cái không nội chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì cái không nội v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với chơn như chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì chơn như v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với bốn tịnh lự chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với tám giải thoát chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với bốn niệm trụ chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với pháp môn giải thoát không chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với năm loại mắt chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với sáu phép thần thông cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với mười lực của Phật chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với pháp không quên mất chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với trí nhất thiết chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với Thanh-văn thừa chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với Dự-lưu và Dự-lưu hướng, quả chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hướng, quả cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với Độc-giác và quả vị Độc-giác chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với Bồ-tát, Như Lai và pháp của Bồ-tát, Như Lai cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì Độc-giác v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với bậc Cực hỷ và pháp chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân và pháp cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bậc Cực hỷ v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát tuy trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa, nhưng đối với bậc phàm phu và pháp chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ; đối với bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai và pháp cũng chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ. Vì sao? Vì bậc phàm phu v.v… không có hai tướng.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tùy theo cái chẳng phải trụ, chẳng phải chẳng trụ, lấy vô sở đắc làm phương tiện, nên học như vậy.
XXIII. PHẨM CHƯ THIÊN TỬ
01
Lúc bấy giờ, trong hội có các Thiên tử móng khởi ý nghĩ thế này: Các Dược-xoa v.v… đối với ngôn từ thần chú tuy là ẩn mật nhưng có thể biết; còn Tôn giả Thiện Hiện đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tuy dùng các thứ ngôn từ để chỉ bày nhưng bọn chúng ta hoàn toàn chẳng thể hiểu. Thiện Hiện biết tâm niệm của họ, liền bảo với họ: Này Thiên tử các ngươi! Đối với những điều ta nói chẳng thể hiểu ư?
Các Thiên tử đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Cụ thọ Thiện Hiện lại bảo họ: Đối với pháp này, ta chưa từng nói một chữ. Các ngươi cũng chẳng nghe thì lấy gì để hiểu? Vì sao? Vì Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu, văn tự ngôn thuyết đều phải xa lìa. Do đó, trong ấy, người nói, người nghe và người hiểu đều chẳng thể nắm bắt được. Quả vị giác ngộ cao tột mà tất cả Như Lai Ứng Chánh Đẳng Giác đã chứng, tướng của nó sâu xa, cũng lại như vậy. Thiên tử nên biết! Như Hóa thân của Phật hóa làm vô lượng Bí-sô, Bí-sô-ni, Ô-ba-sách-ca, Ô-ba-tư-ca đều đến nhóm họp; rồi lại hóa làm một người có thể thuyết pháp, ở trong chúng này, tuyên dương diệu pháp, theo ý các ngươi thì sao? Trong đó, thật có người có thể thuyết, có thể nghe và có thể hiểu chăng?
Các Thiên tử đáp: Dạ không, bạch Đại đức!
Thiện Hiện nói: Chư Thiên tử! Như thế đó, vì tất cả pháp đều như biến hóa, nên trong Bát-nhã, người nói, người nghe, người hiểu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Thiên tử nên biết! Như ở trong mộng, mộng thấy có Phật dạy bảo, trao truyền cho Bồ-tát, Thanh-văn. Theo ý các ngươi thì sao? Trong ấy, thật có người có thể nói, có thể nghe và có thể hiểu chăng?
Các Thiên tử đáp: Dạ không, bạch Đại đức!
Thiện Hiện nói: Chư Thiên tử! Như thế đó, vì tất cả pháp đều như mộng, nên trong Bát-nhã, người nói, người nghe và người có thể hiểu hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Thiên tử nên biết! Như có hai người ở trong một hang núi, mỗi người ở một bên khen ngợi Phật, Pháp, Tăng, cùng lúc phát ra tiếng vang, theo ý các ông thì sao? Hai tiếng vang này có thể nghe nhau và hiểu nhau chăng?
Các Thiên tử đáp: Dạ không, bạch Đại đức!
Thiện Hiện nói: Chư Thiên tử! Như thế đó, vì tất cả pháp đều như tiếng vang, nên trong Bát-nhã, người nói, ngươi nghe và người có thể hiểu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được. Thiên tử nên biết! Như nhà ảo thuật hoặc đệ tử của y, ở ngã tư đường, biến hóa ra bốn chúng và một thân Phật, ở trong đó thuyết pháp theo ý các ông thì sao? Trong ấy, thật có người có thể nói, có thể nghe và có thể hiểu chăng?
Các Thiên tử đáp: Dạ không, bạch Đại đức!
Thiện Hiện nói: Chư Thiên tử! Như thế đó, vì tất cả pháp đều như huyễn, nên trong Bát-nhã, người nói, người nghe và người có thể hiểu, hoàn toàn chẳng thể nắm bắt được.
Khi ấy, các Thiên tử lại nghĩ thế này: Tôn giả Thiện Hiện, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, tuy lại dùng các thứ phương tiện nói rõ, muốn cho dễ hiểu nhưng mà ý thú đã thậm thâm lại càng thậm thâm, đã vi tế lại thêm vi tế, khó thể đo lường được.
Thiện Hiện biết tâm niệm của họ liền bảo họ: Thiên tử nên biết! Sắc chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của sắc chẳng thế nắm bắt được; tánh thậm thâm vi tế của thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Nhãn xứ chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của nhãn xứ chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Sắc xứ chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của sắc xứ chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Nhãn giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của nhãn giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Nhĩ giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của nhĩ giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Tỷ giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của tỷ giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Thiệt giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của thiệt giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Thân giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của thân giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Ý giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của ý giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Địa giới chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của địa giới chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Thánh đế khổ chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của Thánh đế khổ chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Vô minh chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của vô minh chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Cái không nội chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của cái không nội chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Chơn như chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của chơn như chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Bố thí Ba-la-mật-đa chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của bố thí Ba-la-mật-đa chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của tịnh giới cho đến Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Bốn tịnh lự chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của bốn tịnh lự chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Tám giải thoát chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của tám giải thoát chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Bốn niệm trụ chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của bốn niệm trụ chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Năm loại mắt chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; sáu phép thần thông cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của năm loại mắt chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của sáu phép thần thông cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Mười lực của Phật chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của mười lực Phật chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Pháp không quên mất chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; tánh luôn luôn xả cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của pháp không quên mất chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của tánh luôn luôn xả cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của tất cả pháp môn Đà-la-ni chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Trí nhất thiết chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của trí nhất thiết chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Thanh-văn thừa chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của Thanh-văn thừa chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Dự-lưu chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của Dự-lưu chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả cho đến A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Độc-giác chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của Độc-giác chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Đại Bồ-tát chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Pháp của đại Bồ-tát chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của pháp đại Bồ-tát chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Bậc Cực hỷ chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của bậc Cực hỷ chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Pháp của bậc Cực hỷ chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của pháp bậc Cực hỷ chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của pháp bậc Ly cấu cho đến bậc Pháp vân cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Bậc phàm phu chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của bậc phàm phu chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai cũng chẳng thể nắm bắt được.
Thiên tử nên biết! Pháp của bậc phàm phu chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế; pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai cũng chẳng phải thậm thâm, chẳng phải vi tế. Vì sao? Vì tánh thậm thâm vi tế của pháp bậc phàm phu chẳng thể nắm bắt được; vì tánh thậm thâm vi tế của pháp bậc chủng tánh cho đến bậc Như Lai cũng chẳng thể nắm bắt được.
Khi ấy, các Thiên tử lại nghĩ như vầy: Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết sắc, chẳng thi thiết thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì tánh của sắc uẩn v.v… là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết nhãn xứ; chẳng thi thiết nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết sắc xứ; chẳng thi thiết thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết nhãn giới; chẳng thi thiết sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết nhĩ giới; chẳng thi thiết thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của nhĩ giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết tỷ giới; chẳng thi thiết hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết thiệt giới; chẳng thi thiết vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của thiệt giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết thân giới; chẳng thi thiết xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của thân giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết ý giới; chẳng thi thiết pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì tánh của ý giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết địa giới; chẳng thi thiết thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì tánh của địa giới v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết Thánh đế khổ; chẳng thi thiết Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết vô minh; chẳng thi thiết hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì tánh của vô minh v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết cái không nội; chẳng thi thiết cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì tánh của cái không nội v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết chơn như; chẳng thi thiết pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì tánh của chơn như v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng thi thiết tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết bốn tịnh lự; chẳng thi thiết bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì tánh của bốn tịnh lự v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết tám giải thoát; chẳng thi thiết tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì tánh của tám giải thoát v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết bốn niệm trụ; chẳng thi thiết bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết pháp môn giải thoát không; chẳng thi thiết pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát không v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết năm loại mắt; chẳng thi thiết sáu phép thần thông. Vì sao? Vì tánh của năm loại mắt v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết mười lực của Phật; chẳng thi thiết bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì tánh của mười lực Phật v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết pháp không quên mất; chẳng thi thiết tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì tánh của pháp không quên mất v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng thi thiết tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết trí nhất thiết; chẳng thi thiết trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết Thanh-văn thừa; chẳng thi thiết Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì tánh của Thanh-văn thừa v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết Dự-lưu; chẳng thi thiết Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì tánh của Dự-lưu v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng thi thiết Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Vì sao? Vì tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết Độc-giác; chẳng thi thiết Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì tánh của Độc-giác v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết đại Bồ-tát; chẳng thi thiết Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì tánh của đại Bồ-tát v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết pháp của đại Bồ-tát; chẳng thi thiết quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì tánh của pháp đại Bồ-tát v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết bậc Cực hỷ; chẳng thi thiết bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì tánh của bậc Cực hỷ v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết pháp của bậc Cực hỷ; chẳng thi thiết pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân. Vì sao? Vì tánh của pháp bậc Cực hỷ v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết bậc phàm phu; chẳng thi thiết bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì tánh của bậc phàm phu v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết chẳng thi thiết pháp của bậc phàm phu; chẳng thi thiết pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai. Vì sao? Vì tánh của pháp bậc phàm phu v.v... là bất khả thuyết.
Trong pháp mà Tôn giả Thiện Hiện đã thuyết, cũng chẳng thi thiết văn tự, ngữ ngôn. Vì sao? Vì tánh của văn tự, ngữ ngôn v.v… là bất khả thuyết.
Lúc bấy giờ, Thiện Hiện biết điều tâm niệm của các Thiên tử liền bảo: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông nghĩ, các pháp cho đến quả vị giác ngộ cao tột, văn tự, ngữ ngôn đều chẳng đạt được. Cho nên đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, không có người nói, không có người nghe, cũng không có người hiểu. Vì vậy, các ông ở trong các pháp nên theo điều đã nói, tu nhẫn kiên cố. Các hữu tình muốn an trụ, muốn chứng đắc quả Dự-lưu, Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng nương vào nhẫn này mà được cứu cánh. Các hữu tình muốn an trụ, muốn chứng Độc-giác, đắc quả giác ngộ cũng nương vào nhẫn này mà được cứu cánh. Các hữu tình muốn an trụ, muốn chứng đắc quả vị giác ngộ cao tột cần phải nương vào nhẫn này để được cứu cánh. Như vậy, chư Thiên tử! Các đại Bồ-tát, từ sơ phát tâm cho đến cứu cánh, nên an trụ Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa vô thuyết, vô thính, vô giải, thường siêng năng tu học, chẳng nên xả ly.
Khi ấy, các Thiên tử lại nghĩ: Nay đây, Tôn giả Thiện Hiện muốn vì hữu tình nào và thuyết pháp gì?
Lúc bấy giờ, Thiện Hiện biết điều tâm niệm của các Thiên tử, liền bảo với họ: Thiên tử nên biết! Nay ta muốn vì hữu tình như huyễn, như hóa, như mộng mà thuyết pháp như huyễn, như hóa, như mộng. Vì sao? Vì người nghe như vậy, đối với điều đã thuyết, không nghe, không hiểu, không có chỗ chứng.
Khi ấy, các Thiên tử lại hỏi: Người nói, người nghe và pháp đã nói đều là việc như huyễn, như hóa, như mộng chăng?
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Như các ông đã nói, hữu tình như huyễn, vì đối tượng như huyễn nên thuyết pháp như huyễn. Hữu tình như hóa, vì đối tượng như hóa, nên thuyết pháp như hóa. Hữu tình như mộng, vì đối tượng như mộng, nên thuyết pháp như mộng.
Thiên tử nên biết! Đã thấy ngã là như huyễn, như hóa, như mộng. Đã thấy hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy như huyễn, như hóa, như mộng. Vì sao? Vì tự tánh của ngã v.v… là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy sắc là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy thọ, tưởng, hành, thức là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của sắc uẩn v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy nhãn xứ là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của nhãn xứ v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy sắc xứ là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của sắc xứ v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy nhãn giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của nhãn giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy nhĩ giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của nhĩ giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy tỷ giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của tỷ giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy thiệt giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của thiệt giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy thân giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của thân giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy ý giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của ý giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy địa giới là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của địa giới v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy Thánh đế khổ là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy Thánh đế tập, diệt, đạo là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của Thánh đế khổ v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy vô minh là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của vô minh v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy cái không nội là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của cái không nội v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy chơn như là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của chơn như v.v... là không.
Quyển Thứ 81
HẾT
02
Thiên tử nên biết! Đã thấy bố thí Ba-la-mật-đa là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy bốn tịnh lự là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của bốn tịnh lự v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy tám giải thoát là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của tám giải thoát v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy bốn niệm trụ là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của bốn niệm trụ v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy pháp môn giải thoát không là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của pháp môn giải thoát không v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy năm loại mắt là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy sáu phép thần thông là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của năm loại mắt v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy mười lực của Phật là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của mười lực Phật v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy pháp không quên mất là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy tánh luôn luôn xả là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của pháp không quên mất v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy trí nhất thiết là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của trí nhất thiết v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy Thanh-văn thừa là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của Thanh-văn thừa v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy Dự-lưu là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của Dự-lưu v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy Độc-giác là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của Độc-giác v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy đại Bồ-tát là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy Tam-miệu-tam Phật-đà là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của đại Bồ-tát v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy pháp của đại Bồ-tát là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy quả vị giác ngộ cao tột là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của pháp đại Bồ-tát v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy bậc Cực hỷ là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của bậc Cực hỷ v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy pháp của bậc Cực hỷ là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của pháp bậc Cực hỷ v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy bậc phàm phu là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của bậc phàm phu v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy pháp của bậc phàm phu là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của pháp bậc phàm phu v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Đã thấy cảnh giới hữu vi là như huyễn, như hóa, như mộng; đã thấy cảnh giới vô vi là như huyễn, như hóa, như mộng, vì sao? Vì tự tánh của cảnh giới hữu vi v.v... là không.
Thiên tử nên biết! Do duyên cớ này nên tôi nói thế này: Hữu tình như huyễn, vì đối tượng như huyễn mà thuyết pháp như huyễn; hữu tình như hóa, vì đối tượng như hóa, mà thuyết pháp như hóa; hữu tình như mộng, vì đối tượng như mộng, mà thuyết pháp như mộng.
Khi ấy, chư Thiên tử hỏi Thiện Hiện: Nay Tôn giả chỉ nói cái đã thấy về ngã v.v… sắc v.v… cho đến quả vị giác ngộ cao tột là như huyễn, như hóa, như mộng, cũng vì nói cái đã thấy về Niết-bàn cứu cánh tịch tịnh vi diệu là như huyễn, như hóa, như mộng chăng?
Thiện Hiện đáp: Chư Thiên tử! Ta chẳng những chỉ nói cái đã thấy về ngã v.v… sắc v.v… cho đến quả vị giác ngộ cao tột là như huyễn, như hóa, như mộng, lại cũng nói cái đã thấy về Niết-bàn cứu cánh tịch tịnh vi diệu là như huyễn, như hóa, như mộng mà Thiên tử nên biết, dầu cho có cái đã thấy về pháp Niết-bàn thù thắng thì ta cũng nói là như huyễn, như hóa, như mộng. Vì sao? Vì sự huyễn, hóa, mộng cùng với tất cả pháp cho đến Niết-bàn đều không hai, không hai phần.
XXIV. PHẨM THỌ GIÁO
01
Lúc bấy giờ, cụ thọ Xá Lợi Tử, cụ thọ Đại Mục Liên, cụ thọ Chấp Đại Tạng, cụ thọ Mãn Từ Tử, cụ thọ Đại Ca Đa Diễn Na, cụ thọ Đại Ca Diếp Ba v.v… chư đại Thanh-văn và vô lượng trăm ngàn đại Bồ-tát cùng lúc hỏi Thiện Hiện: Đã nói Bát-nhã-ba-la-mật-đa là thâm sâu khó thấy, khó biết như vậy, chẳng phải là đối tượng tầm, tư, cảnh siêu tầm tư, vi diệu tịch tịnh tối thắng đệ nhất, chỉ có bậc Cực thánh mới tự nội chứng, người thông tuệ ở đời chẳng thể suy lường được. Đối với pháp như vậy ai là người có khả năng tín thọ?
Thiện Hiện đáp: Có đại Bồ-tát trụ bậc bất thối chuyển đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa sâu xa khó thấy khó biết, chẳng phải đối tượng tầm tư, cảnh siêu tầm tư, vi diệu, tịch tịnh, tối thắng đệ nhất này, có khả năng tín thọ sâu xa. Lại có người đã thấy Thánh đế và A-la-hán lậu tận, sở nguyện đã mãn, đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, cũng có khả năng tín thọ. Lại có thiện nam tử, thiện nữ nhơn v.v… ở chỗ vô lượng vô số trăm ngàn ức các đức Phật trong quá khứ đã thân cận cúng dường, phát thệ nguyện rộng lớn, gieo các giống lành, lợi căn thông tuệ, người đã nhiếp thọ các thiện tri thức đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu, khó thấy, khó biết, chẳng phải đối tượng tầm tư, cảnh siêu tầm tư, vi diệu, tịch tịnh, tối thắng đệ nhất này, cũng có khả năng tín thọ. Vì sao? Vì những người như vậy hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt sắc, cũng chẳng lấy sắc để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt thọ, tưởng, hành, thức, cũng chẳng lấy thọ, tưởng, hành, thức để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt nhãn xứ, cũng chẳng lấy nhãn xứ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, cũng chẳng lấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt sắc xứ, cũng chẳng lấy sắc xứ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, cũng chẳng lấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt nhãn giới, cũng chẳng lấy nhãn giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt nhĩ giới, cũng chẳng lấy nhĩ giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tỷ giới, cũng chẳng lấy tỷ giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt thiệt giới, cũng chẳng lấy thiệt giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt thân giới, cũng chẳng lấy thân giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt ý giới, cũng chẳng lấy ý giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt địa giới, cũng chẳng lấy địa giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt thủy, hỏa, phong, không, thức giới, cũng chẳng lấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Thánh đế khổ, cũng chẳng lấy Thánh đế khổ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Thánh đế tập, diệt, đạo, cũng chẳng lấy Thánh đế tập, diệt, đạo để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt vô minh, cũng chẳng lấy vô minh để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, cũng chẳng lấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt cái không nội, cũng chẳng lấy cái không nội để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, cũng chẳng lấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt chơn như, cũng chẳng lấy chơn như để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì, cũng chẳng lấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Quyển Thứ 82
HẾT
02
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bố thí Ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy bố thí Ba-la-mật-đa để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, cũng chẳng lấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bốn tịnh lự, cũng chẳng lấy bốn tịnh lự để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bốn vô lượng, bốn định vô sắc, cũng chẳng lấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tám giải thoát, cũng chẳng lấy tám giải thoát để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, cũng chẳng lấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bốn niệm trụ, cũng chẳng lấy bốn niệm trụ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, cũng chẳng lấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp môn giải thoát không, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát không để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, cũng chẳng lấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt năm loại mắt, cũng chẳng lấy năm loại mắt để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt sáu phép thần thông, cũng chẳng lấy sáu phép thần thông để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt mười lực của Phật, cũng chẳng lấy mười lực của Phật để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, cũng chẳng lấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp không quên mất, cũng chẳng lấy pháp không quên mất để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tánh luôn luôn xả, cũng chẳng lấy tánh luôn luôn xả để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tất cả pháp môn Đà-la-ni, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Đà-la-ni để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt tất cả pháp môn Tam-ma-địa, cũng chẳng lấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt trí nhất thiết, cũng chẳng lấy trí nhất thiết để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, cũng chẳng lấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Thanh-văn thừa, cũng chẳng lấy Thanh-văn thừa để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, cũng chẳng lấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Dự-lưu, cũng chẳng lấy Dự-lưu để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, cũng chẳng lấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, cũng chẳng lấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, cũng chẳng lấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Độc-giác, cũng chẳng lấy Độc-giác để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Độc-giác hướng, Độc-giác quả, cũng chẳng lấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy đại Bồ-tát để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt Tam-miệu-tam Phật-đà, cũng chẳng lấy Tam-miệu-tam Phật-đà để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp của đại Bồ-tát, cũng chẳng lấy pháp của đại Bồ-tát để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt quả vị giác ngộ cao tột, cũng chẳng lấy quả vị giác ngộ cao tột để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy bậc Cực hỷ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Quyển Thứ 83
HẾT
03
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp của bậc Cực hỷ, cũng chẳng lấy pháp của bậc Cực hỷ để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, cũng chẳng lấy pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang cho đến bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bậc phàm phu, cũng chẳng lấy bậc phàm phu để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp của bậc phàm phu, cũng chẳng lấy pháp của bậc phàm phu để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, cũng chẳng lấy pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát cho đến bậc Bồ-tát, bậc Như Lai để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Những người như vậy, hoàn toàn chẳng lấy không, bất không để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt không, bất không; chẳng lấy không, bất không để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt không, bất không; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu tướng, vô tướng để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt hữu tướng, vô tướng; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy hữu nguyện, vô nguyện để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt hữu nguyện, vô nguyện; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy sanh, bất sanh để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt sanh, bất sanh; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy diệt, bất diệt để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt diệt, bất diệt; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy tịch tịnh, bất tịch tịnh để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt tịch tịnh, bất tịch tịnh; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt cảnh giới hữu vi, cũng chẳng lấy cảnh giới hữu vi để phân biệt viễn ly, bất viễn ly; chẳng lấy viễn ly, bất viễn ly để phân biệt cảnh giới vô vi, cũng chẳng lấy cảnh giới vô vi để phân biệt viễn ly, bất viễn ly.
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện bảo các Thiên tử: Như vậy, Bát-nhã-ba-la-mật-đa đã nói là pháp sâu xa khó thấy, khó biết, chẳng phải là đối tượng tầm tư, là cảnh siêu tầm tư, vi diệu, tịch tịnh, tối thắng đệ nhất, chỉ có bậc Cực thánh tự nội chứng, kẻ thông tuệ trong thế gian chẳng có thể suy lường tới được; trong đó, thật không có kẻ có khả năng tín thọ. Vì sao? Vì trong đó, không có pháp có thể hiển thị, vì không có pháp có thể hiển thị, nên kẻ thật tín thọ cũng chẳng thể nắm bắt được.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, đâu chẳng rộng nói giáo pháp ba thừa, đó là pháp của Thanh-văn, Độc-giác, Vô-thượng thừa, rộng nói bao gồm đạo Bồ-tát của các đại Bồ-tát, từ Sơ phát tâm cho đến Thập địa, đó là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; hoặc chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; hoặc Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa; rộng nói bao gồm thắng sự công đức của đại Bồ-tát, đó là đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, siêng năng tu hành, cho nên tùy nơi sanh ra thường thọ hóa sanh, với thần thông bất thối, có thể dạo chơi tự tại, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, tùy theo sở nguyện, ưa gieo trồng thiện căn, đều có thể tu tập, mau được viên mãn, ở chỗ các đức Phật nghe và thọ trì chánh pháp cho đến chứng quả vị giác ngộ cao tột, thường không quên mất cũng không biếng lười, bỏ phế, thường trụ định thù thắng, xa lìa tâm tán loạn; do vì duyên này, nên được biện tài vô ngại, biện tài không chấm dứt, biện tài không sai lầm, biện tài nhạy bén, biện tài thích ứng, biện tài có nghĩa lý phong phú ý vị khi diễn thuyết một vấn đề gì, biện tài thù thắng tối diệu đối với tất cả thế gian.
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Đúng như lời Ngài nói, ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, rộng nói pháp ba thừa, đó là pháp Thanh-văn, Độc-giác, Vô-thượng thừa; rộng nói bao gồm đạo Bồ-tát của các đại Bồ-tát, từ Sơ phát tâm cho đến Thập địa, đó là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tất cả pháp môn Tam-ma-địa; rộng nói bao gồm thắng sự công đức của đại Bồ-tát, đó là đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa, siêng năng tu hành, cho nên tùy nơi sanh ra thường thọ hóa sanh cho đến đắc biện tài tối thắng vi diệu trong tất cả thế gian. Giáo pháp thậm thâm như vậy, hễ có nói thì lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử hỏi: Pháp này đối với pháp nào, lấy vô sở đắc làm phương tiện?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Pháp này đối với ngã lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với hữu tình, dòng sinh mạng, sự sanh, sự dưỡng, sự trưởng thành, chủ thể luân hồi, người do người sanh, ngã tối thắng, khả năng làm việc, khả năng khiến người làm việc, khả năng tạo nghiệp, khả năng khiến người tạo nghiệp, tự thọ quả báo, khiến người thọ quả báo, cái biết, cái thấy lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với thọ, tưởng, hành, thức, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với nhãn xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với sắc xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với nhãn giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với nhĩ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với tỷ giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với thiệt giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với thân giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với ý giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với địa giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với Thánh đế khổ, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với Thánh đế tập, diệt, đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với vô minh, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với cái không nội, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với chơn như, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với bố thí Ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với bốn tịnh lự, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với tám giải thoát, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với bốn niệm trụ, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với pháp môn giải thoát không, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với năm loại mắt, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với sáu phép thần thông, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với mười lực của Phật, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với pháp không quên mất, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với tánh luôn luôn xả, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với trí nhất thiết, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với Thanh-văn thừa, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với Dự-lưu, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với Độc-giác, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với Tam-miệu-tam Phật-đà, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với pháp của đại Bồ-tát, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với pháp của quả vị giác ngộ cao tột, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với bậc Cực hỷ, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với pháp của bậc Cực hỷ, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với pháp của bậc Ly cấu, bậc Phát quang, bậc Diệm tuệ, bậc Cực nan thắng, bậc Hiện tiền, bậc Viễn hành, bậc Bất động, bậc Thiện tuệ, bậc Pháp vân, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với bậc phàm phu, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với pháp của bậc phàm phu, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với pháp của bậc chủng tánh, bậc Đệ bát, bậc Cụ kiến, bậc Bạc, bậc Ly dục, bậc Dĩ biện, bậc Độc-giác, bậc Bồ-tát, bậc Như Lai, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Pháp này đối với cảnh giới hữu vi, lấy vô sở đắc làm phương tiện; pháp này đối với cảnh giới vô vi, lấy vô sở đắc làm phương tiện.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì nhân duyên gì ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói giáo pháp ba thừa, đó là pháp Thanh-văn, Độc-giác, Vô-thượng thừa? Vì nhân duyên gì ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói bao gồm đạo Bồ-tát của các đại Bồ-tát, từ Sơ phát tâm cho đến Thập địa, đó là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Vì nhân duyên gì ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói bao gồm thắng sự công đức của đại Bồ-tát, đó là đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, siêng năng tu hành, cho nên tùy nơi sanh ra, thường thọ hóa sanh cho đến được biện tài thù thắng tối diệu trong tất cả thế gian?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Do cái không nội nên ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói pháp ba thừa, đó là pháp Thanh-văn, Độc-giác, Vô-thượng thừa.
Xá Lợi Tử! Do cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bổn tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh, nên ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói pháp ba thừa, đó là pháp Thanh-văn, Độc-giác, Vô-thượng thừa.
Xá Lợi Tử! Do cái không nội nên ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói bao gồm đạo Bồ-tát của các đại Bồ-tát, từ Sơ phát tâm cho đến Thập địa, đó là bố thí Ba-la-mật-đa, tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa; hoặc cái không nội, cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; hoặc chơn như, pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; hoặc Thánh đế khổ, Thánh đế tập, diệt, đạo; hoặc bốn tịnh lự, bốn vô lượng, bốn định vô sắc; hoặc tám giải thoát, tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; hoặc bốn niệm trụ, bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; hoặc pháp môn giải thoát không, pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; hoặc năm loại mắt, sáu phép thần thông; hoặc mười lực của Phật, bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; hoặc pháp không quên mất, tánh luôn luôn xả; hoặc trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; hoặc tất cả pháp môn Đà-la-ni, tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Xá Lợi Tử! Do cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, nên ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói bao gồm đạo Bồ-tát của các đại Bồ-tát, từ Sơ phát tâm cho đến Thập địa, đó là bố thí Ba-la-mật-đa cho đến tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Xá Lợi Tử! Do cái không nội nên ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói bao gồm thắng sự công đức của đại Bồ-tát, đó là đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, siêng năng tu hành, nên tùy nơi sanh ra, thường thọ hóa sanh với thần thông bất thối, có khả năng dạo chơi tự tại, từ cõi Phật này đến cõi Phật khác, cúng dường, cung kính, tôn trọng, ngợi khen chư Phật Thế Tôn, tùy theo sở nguyện, ưa gieo trồng các căn lành, đều có khả năng tu tập, mau được viên mãn. Ở chỗ các đức Phật, nghe và thọ trì chánh pháp cho đến chứng quả vị giác ngộ cao tột, thường không quên mất cũng không biếng lười, bỏ phế, thường trụ định thù thắng, xa lìa tâm tán loạn; do vì duyên cớ này, nên được biện tài vô ngại, biện tài không chấm dứt, biện tài không sai lầm, rối loạn, biện tài nhạy bén, biện tài thích ứng, biện tài có nghĩa lý phong phú, ý vị khi diễn thuyết một vấn đề gì, biện tài thù thắng tối diệu đối với tất cả thế gian.
Xá Lợi Tử! Do cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh, nên ở trong giáo pháp thâm sâu của Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, lấy vô sở đắc làm phương tiện, rộng nói bao gồm thắng sự công đức của đại Bồ-tát, đó là đại Bồ-tát đối với Bát-nhã-ba-la-mật-đa này, siêng năng tu hành, nên tùy nơi sanh ra, thường thọ hóa sanh cho đến được biện tài thù thắng tối diệu đối với tất cả thế gian.
XXV. PHAÅM TAÙN HOA
Lúc bấy giờ, Trời Đế Thích và thế giới ba lần ngàn này có chúng trời Tứ-đại-vương, trời Ba-mươi-ba, trời Dạ-mạ, trời Đổ-sử-đa, trời Lạc-biến-hóa, trời Tha-hóa-tự-tại, trời Phạm-chúng, trời Phạm-phụ, trời Phạm-hội, trời Đại-phạm, trời Quang, trời Thiểu-Quang, trời Vô-lượng-quang, trời Cực-quang-tịnh, trời Tịnh, trời Thiểu-tịnh, trời Vô-lượng-tịnh, trời Biến-tịnh, trời Quảng, trời Thiểu-quảng, trời Vô-lượng-quảng, trời Quảng-quả, trời Vô-phiền, trời Vô-nhiệt, trời Thiện Hiện, trời Thiện-kiến, trời Sắc-cứu-cánh đều khởi ý nghĩ thế này: Nay Tôn giả Thiện Hiện nương thần lực Phật vì tất cả hữu tình tuôn mưa pháp lớn. Nay đây, chúng tôi vì sự cúng dường nên đều hóa ra các thứ hoa trời vi diệu, rải cúng Thích Ca Như Lai và đại Bồ-tát cùng Bí-sô tăng, Tôn giả Thiện Hiện, cũng rải cúng dường Bát-nhã-ba-la-mật-đa thâm sâu đã nói.
Khi ấy, các chúng trời khởi lên ý nghĩ ấy rồi, liền hóa ra các thứ hương hoa vi diệu rải cúng Như Lai và các Bồ-tát v.v…
Khi ấy, ở thế giới các đức Phật trong cõi ba lần ngàn này, đều tràn đầy hoa, do thần lực Phật, ở giữa hư không, kết thành đài hoa trang nghiêm đẹp đẽ, che khắp thế giới ba lần ngàn.
Cu thọ Thiện Hiện thấy hiện tượng này rồi, khởi lên ý nghĩ thế này: Hoa rải cúng hôm nay, ở các cõi trời chưa từng thấy có; hoa ấy đẹp đẽ thật chẳng phải sanh ra từ cỏ cây trên đất, dưới nước, đúng là chư Thiên, vì sự cúng dường mà từ tâm biến hóa ra.
Khi ấy, trời Đế Thích đã biết điều tâm niệm của Thiện Hiện, nên nói với Thiện Hiện: Hoa rải cúng này thật chẳng phải từ cỏ cây trên đất dưới nước sanh ra, thật cũng chẳng phải từ tâm có thể biến hóa ra, mà chỉ biến hiện vậy.
Cụ thọ Thiện Hiện nói với Đế Thích: Hoa ấy chẳng sanh thì chẳng phải là hoa.
Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Chỉ có hoa ấy chẳng sanh, hay là các pháp khác cũng vậy?
Thiện Hiện đáp: Chẳng phải chỉ có hoa ấy chẳng sanh mà các pháp khác cũng vậy. Những pháp nào?
Kiều Thi Ca! Sắc cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì pháp bất sanh, xa lìa các hý luận nên chẳng thể đặt bày ra là sắc v.v…
Kiều Thi Ca! Nhãn xứ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là nhãn xứ; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là nhãn xứ v.v...
Kiều Thi Ca! Sắc xứ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là sắc xứ; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là sắc xứ v.v...
Kiều Thi Ca! Nhãn giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là nhãn giới; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là nhãn giới v.v...
Kiều Thi Ca! Nhĩ giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là nhĩ giới; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là nhĩ giới v.v...
Kiều Thi Ca! Tỷ giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tỷ giới; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là tỷ giới v.v...
Kiều Thi Ca! Thiệt giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là thiệt giới; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là thiệt giới v.v...
Kiều Thi Ca! Thân giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là thân giới; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là thân giới v.v...
Kiều Thi Ca! Ý giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là ý giới; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là ý giới v.v...
Kiều Thi Ca! Địa giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là địa giới; thủy, hỏa, phong, không, thức giới cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là địa giới v.v...
Kiều Thi Ca! Thánh đế khổ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Thánh đế khổ; Thánh đế tập, diệt, đạo cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là Thánh đế khổ v.v...
Kiều Thi Ca! Vô minh cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là vô minh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là vô minh v.v...
Kiều Thi Ca! Cái không nội cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là cái không nội; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là cái không nội v.v...
Kiều Thi Ca! Chơn như cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là chơn như; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là chơn như v.v...
Kiều Thi Ca! Bố thí Ba-la-mật-đa cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là bố thí Ba-la-mật-đa; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã-ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là bố thí Ba-la-mật-đa v.v...
Kiều Thi Ca! Bốn tịnh lự cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là bốn tịnh lự; bốn vô lượng, bốn định vô sắc cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là bốn tịnh lự v.v...
Kiều Thi Ca! Tám giải thoát cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tám giải thoát; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là tám giải thoát v.v...
Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là bốn niệm trụ; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là bốn niệm trụ v.v...
Kiều Thi Ca! Pháp môn giải thoát không cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là pháp môn giải thoát không; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là pháp môn giải thoát không v.v...
Kiều Thi Ca! Năm loại mắt cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là năm loại mắt; sáu phép thần thông cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là sáu phép thần thông. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là năm loại mắt v.v...
Kiều Thi Ca! Mười lực của Phật cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là mười lực của Phật; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là mười lực của Phật v.v...
Kiều Thi Ca! Pháp không quên mất cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là pháp không quên mất; tánh luôn luôn xả cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là pháp không quên mất v.v...
Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là trí nhất thiết; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là trí nhất thiết v.v...
Kiều Thi Ca! Tất cả pháp môn Đà-la-ni cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tất cả pháp môn Đà-la-ni; tất cả pháp môn Tam-ma-địa cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v...
Kiều Thi Ca! Dự-lưu cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Dự-lưu; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là Dự-lưu v.v...
Kiều Thi Ca! Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v...
Kiều Thi Ca! Độc-giác cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Độc-giác; Độc-giác hướng, Độc-giác quả cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là Độc-giác v.v...
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là đại Bồ-tát; Tam-miệu-tam Phật-đà cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là đại Bồ-tát v.v...
Kiều Thi Ca! Pháp của đại Bồ-tát cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là pháp của đại Bồ-tát; quả vị giác ngộ cao tột cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là pháp của đại Bồ-tát v.v...
Kiều Thi Ca! Thanh-văn thừa cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Thanh-văn thừa; Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa cũng chẳng sanh, mà đã chẳng sanh thì chẳng phải là Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì pháp chẳng sanh, xa lìa các hý luận, chẳng thể đặt bày ra là Thanh-văn thừa v.v...
Quyển Thứ 84
HẾT
XXVI. PHẨM HỌC BÁT-NHÃ
01
Khi ấy, trời Đế Thích nghĩ: Tôn giả Thiện Hiện, trí tuệ thâm sâu, chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh. Phật biết ý nghĩ ông ta liền ấn chứng: Như điều mà Kiều Thi Ca đã nghĩ, cụ thọ Thiện Hiện trí tuệ thâm sâu chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh.
Khi ấy, trời Đế Thích liền bạch Phật: Tôn giả Thiện Hiện đối với những pháp nào, chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh?
Phật bảo: Kiều Thi Ca! Sắc chỉ là giả danh; thọ, tưởng, hành, thức chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh; cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh sắc v.v… ấy mà nói pháp tánh của sắc v.v… Vì sao? Vì pháp tánh của sắc v.v… là không hoại, không phải không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Nhãn xứ chỉ là giả danh; nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh nhãn xứ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của nhãn xứ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của nhãn xứ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Sắc xứ chỉ là giả danh; thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh sắc xứ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của sắc xứ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của sắc xứ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Nhãn giới chỉ là giả danh; sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh nhãn giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của nhãn giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của nhãn giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Nhĩ giới chỉ là giả danh; thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh nhĩ giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của nhĩ giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của nhĩ giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Tỷ giới chỉ là giả danh; hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh tỷ giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của tỷ giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của tỷ giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Thiệt giới chỉ là giả danh; vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh thiệt giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của thiệt giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của thiệt giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Thân giới chỉ là giả danh; xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh thân giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của thân giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của thân giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Ý giới chỉ là giả danh; pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh ý giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của ý giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của ý giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Địa giới chỉ là giả danh; thủy, hỏa, phong, không, thức giới chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh địa giới v.v... ấy, mà nói pháp tánh của địa giới v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của địa giới v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Thánh đế khổ chỉ là giả danh; Thánh đế tập, diệt, đạo chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh Thánh đế khổ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Thánh đế khổ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Thánh đế khổ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Vô minh chỉ là giả danh; hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh vô minh v.v... ấy, mà nói pháp tánh của vô minh v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của vô minh v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Cái không nội chỉ là giả danh; cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh cái không nội v.v... ấy, mà nói pháp tánh của cái không nội v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của cái không nội v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Chơn như chỉ là giả danh; pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ là giả; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh chơn như v.v... ấy, mà nói pháp tánh của chơn như v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của chơn như v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Bố thí Ba-la-mật-đa chỉ là giả danh; tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh bố thí Ba-la-mật-đa v.v... ấy, mà nói pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Bốn tịnh lự chỉ là giả danh; bốn vô lượng, bốn định vô sắc chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh bốn tịnh lự v.v... ấy, mà nói pháp tánh của bốn tịnh lự v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của bốn tịnh lự v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Tám giải thoát chỉ là giả danh; tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh tám giải thoát v.v... ấy, mà nói pháp tánh của tám giải thoát v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của tám giải thoát v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Bốn niệm trụ chỉ là giả danh; bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh bốn niệm trụ v.v... ấy, mà nói pháp tánh của bốn niệm trụ v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của bốn niệm trụ v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Pháp môn giải thoát không chỉ là giả danh; pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của pháp môn giải thoát không v.v... ấy, mà nói pháp tánh của pháp môn giải thoát không v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của pháp môn giải thoát không v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Năm loại mắt chỉ là giả danh; sáu phép thần thông chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của năm loại mắt v.v... ấy, mà nói pháp tánh của năm loại mắt v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của năm loại mắt v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Mười lực của Phật chỉ là giả danh; bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của mười lực Phật v.v... ấy, mà nói pháp tánh của mười lực Phật v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của mười lực của Phật v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Pháp không quên mất chỉ là giả danh; tánh luôn luôn xả chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của pháp không quên mất v.v... ấy, mà nói pháp tánh của pháp không quên mất v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của pháp không quên mất v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Trí nhất thiết chỉ là giả danh; trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của trí nhất thiết v.v... ấy, mà nói pháp tánh của trí nhất thiết v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của trí nhất thiết v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Tất cả pháp môn Đà-la-ni chỉ là giả danh; tất cả pháp môn Tam-ma-địa chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... ấy, mà nói pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Dự-lưu chỉ là giả danh; Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Dự-lưu v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Dự-lưu v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Dự-lưu v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả chỉ là giả danh; Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Độc-giác chỉ là giả danh; Độc-giác hướng, Độc-giác quả chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Độc-giác v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Độc-giác v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Độc-giác v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát chỉ là giả danh; Tam-miệu-tam Phật-đà chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của đại Bồ-tát v.v... ấy, mà nói pháp tánh của đại Bồ-tát v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của đại Bồ-tát v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Pháp của đại Bồ-tát chỉ là giả danh; quả vị giác ngộ cao tột chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của pháp đại Bồ-tát v.v... ấy, mà nói pháp tánh của pháp đại Bồ-tát v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của pháp đại Bồ-tát v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Thanh-văn thừa chỉ là giả danh; Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa chỉ là giả danh; giả danh ấy chẳng lìa pháp tánh. Cụ thọ Thiện Hiện chẳng hoại giả danh của Thanh-văn thừa v.v... ấy, mà nói pháp tánh của Thanh-văn thừa v.v... Vì sao? Vì pháp tánh của Thanh-văn thừa v.v... là không hoại, không không hoại. Vì vậy nên điều Thiện Hiện đã nói cũng không hoại, không không hoại.
Kiều Thi Ca! Cụ thọ Thiện Hiện đối với những pháp ấy chẳng hoại giả danh mà nói pháp tánh.
Cụ thọ Thiện Hiện nói với Đế Thích: Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Như lời Phật dạy, các pháp sở hữu đều là giả danh.
Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát biết tất cả pháp là giả danh rồi, nên học Bát-nhã-ba-la-mật-đa.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi sắc, chẳng học nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong sắc có cái để học; chẳng thấy trong thọ, tưởng, hành, thức có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi nhãn xứ; chẳng học nơi nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong nhãn xứ có cái để học; chẳng thấy trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi sắc xứ; chẳng học nơi thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong sắc xứ có cái để học; chẳng thấy trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi nhãn giới; chẳng học nơi sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong nhãn giới có cái để học; chẳng thấy trong sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi nhĩ giới; chẳng học nơi thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong nhĩ giới có cái để học; chẳng thấy trong thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi tỷ giới; chẳng học nơi hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong tỷ giới có cái để học; chẳng thấy trong hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi thiệt giới; chẳng học nơi vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong thiệt giới có cái để học; chẳng thấy trong vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi thân giới; chẳng học nơi xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong thân giới có cái để học; chẳng thấy trong xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi ý giới; chẳng học nơi pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong ý giới có cái để học; chẳng thấy trong pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi địa giới; chẳng học nơi thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong địa giới có cái để học; chẳng thấy trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Thánh đế khổ; chẳng học nơi Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Thánh đế khổ có cái để học; chẳng thấy trong Thánh đế tập, diệt, đạo có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi vô minh; chẳng học nơi hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong vô minh có cái để học; chẳng thấy trong hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi cái không nội; chẳng học nơi cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong cái không nội có cái để học; chẳng thấy trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi chơn như; chẳng học nơi pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ là giả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong chơn như có cái để học; chẳng thấy trong pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng học nơi tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong bố thí Ba-la-mật-đa có cái để học; chẳng thấy trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi bốn tịnh lự; chẳng học nơi bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong bốn tịnh lự có cái để học; chẳng thấy trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi tám giải thoát; chẳng học nơi tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong tám giải thoát có cái để học; chẳng thấy trong tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi bốn niệm trụ; chẳng học nơi bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong bốn niệm trụ có cái để học; chẳng thấy trong bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi pháp môn giải thoát không; chẳng học nơi pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong pháp môn giải thoát không có cái để học; chẳng thấy trong pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi năm loại mắt; chẳng học nơi sáu phép thần thông. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong năm loại mắt có cái để học; chẳng thấy trong sáu phép thần thông có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi mười lực của Phật; chẳng học nơi bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong mười lực của Phật có cái để học; chẳng thấy trong bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi pháp không quên mất; chẳng học nơi tánh luôn luôn xả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong pháp không quên mất có cái để học; chẳng thấy trong tánh luôn luôn xả có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi trí nhất thiết; chẳng học nơi trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong trí nhất thiết có cái để học; chẳng thấy trong trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng học nơi tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong tất cả pháp môn Đà-la-ni có cái để học; chẳng thấy trong tất cả pháp môn Tam-ma-địa có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Dự-lưu; chẳng học nơi Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Dự-lưu có cái để học; chẳng thấy trong Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng học nơi Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả có cái để học; chẳng thấy trong Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Độc-giác; chẳng học nơi Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Độc-giác có cái để học; chẳng thấy trong Độc-giác hướng, Độc-giác quả có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi đại Bồ-tát; chẳng học nơi Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong đại Bồ-tát có cái để học; chẳng thấy trong Tam-miệu-tam Phật-đà có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi pháp của đại Bồ-tát; chẳng học nơi quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong pháp của đại Bồ-tát có cái để học; chẳng thấy trong quả vị giác ngộ cao tột có cái để học.
Kiều Thi Ca! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng học nơi Thanh-văn thừa; chẳng học nơi Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát ấy chẳng thấy trong Thanh-văn thừa có cái để học; chẳng thấy trong Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa có cái để học.
Khi ấy, trời Đế Thích hỏi Thiện Hiện: Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn xứ; chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy sắc xứ; chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn giới; chẳng thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ giới; chẳng thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy tỷ giới; chẳng thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy thiệt giới; chẳng thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy thân giới; chẳng thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy ý giới; chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy địa giới; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Thánh đế khổ; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy vô minh; chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy cái không nội; chẳng thấy cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy chơn như; chẳng thấy pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy bốn tịnh lự; chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy tám giải thoát; chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy bốn niệm trụ; chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy pháp môn giải thoát không; chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy năm loại mắt; chẳng thấy sáu phép thần thông? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy mười lực của Phật; chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy pháp không quên mất; chẳng thấy tánh luôn luôn xả? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy trí nhất thiết; chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu; chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Độc-giác; chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát; chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột? Bạch Đại đức! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát chẳng thấy Thanh-văn thừa; chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa?
Thiện Hiện đáp: Kiều Thi Ca! Vì sắc và tánh của sắc là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sắc; vì thọ, tưởng, hành, thức và tánh của thọ, tưởng, hành, thức là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức.
Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy sắc nên chẳng học nơi sắc, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức nên chẳng học nơi thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc thấy cái không của sắc, chẳng lẽ cái không của thọ, tưởng, hành, thức thấy cái không của thọ, tưởng, hành, thức. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc học ở cái không của sắc, chẳng lẽ cái không của thọ, tưởng, hành, thức học ở cái không của thọ, tưởng, hành, thức.
Kiều Thi Ca! Vì nhãn xứ và tánh của nhãn xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn xứ; vì nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn xứ nên chẳng học ở nhãn xứ, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ nên chẳng học ở nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn xứ thấy cái không của nhãn xứ; chẳng lẽ cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ thấy cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn xứ học ở cái không của nhãn xứ; chẳng lẽ cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ học cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Kiều Thi Ca! Vì sắc xứ và tánh của sắc xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sắc xứ; vì thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy sắc xứ nên chẳng học ở sắc xứ, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ nên chẳng học ở thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc xứ thấy cái không của sắc xứ; chẳng lẽ cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ thấy cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của sắc xứ học ở cái không của sắc xứ; chẳng lẽ cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ học cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Kiều Thi Ca! Vì nhãn giới và tánh của nhãn giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn giới; vì sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy nhãn giới nên chẳng học ở nhãn giới, chẳng thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn giới thấy cái không của nhãn giới; chẳng lẽ cái không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhãn giới học ở cái không của nhãn giới; vì chẳng lẽ cái không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra học cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì nhĩ giới và tánh của nhĩ giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ giới; vì thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy nhĩ giới nên chẳng học nơi nhĩ giới; vì chẳng thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học nơi thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhĩ giới thấy cái không của nhĩ giới; vì chẳng lẽ cái không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của nhĩ giới học ở cái không của nhĩ giới; vì chẳng lẽ cái không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì tỷ giới và tánh của tỷ giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tỷ giới; vì hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy tỷ giới nên chẳng học ở tỷ giới; vì chẳng thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tỷ giới thấy cái không của tỷ giới; vì chẳng lẽ cái không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tỷ giới học ở cái không của tỷ giới; vì chẳng lẽ cái không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì thiệt giới và tánh của thiệt giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thiệt giới; vì vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy thiệt giới nên chẳng học ở thiệt giới; vì chẳng thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thiệt giới thấy cái không của thiệt giới; vì chẳng lẽ cái không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thiệt giới học ở cái không của thiệt giới; vì chẳng lẽ cái không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì thân giới và tánh của thân giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thân giới; vì xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy thân giới nên chẳng học ở thân giới; vì chẳng thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thân giới thấy cái không của thân giới; vì chẳng lẽ cái không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của thân giới học ở cái không của thân giới; vì chẳng lẽ cái không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì ý giới và tánh của ý giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy ý giới; vì pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy ý giới nên chẳng học ở ý giới; vì chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra nên chẳng học ở pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của ý giới thấy cái không của ý giới; vì chẳng lẽ cái không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra thấy cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của ý giới học ở cái không của ý giới; vì chẳng lẽ cái không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra học ở cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Vì địa giới và tánh của địa giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy địa giới; vì thủy, hỏa, phong, không, thức giới và tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy địa giới nên chẳng học ở địa giới, vì chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới nên chẳng học ở thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của địa giới thấy cái không của địa giới; vì chẳng lẽ cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới thấy cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của địa giới học ở cái không của địa giới; vì chẳng lẽ cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới học cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Quyển Thứ 85
HẾT
02
Kiều Thi Ca! Vì Thánh đế khổ và tánh của Thánh đế khổ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Thánh đế khổ; vì Thánh đế tập, diệt, đạo và tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy Thánh đế khổ nên chẳng học ở Thánh đế khổ, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo nên chẳng học ở Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Thánh đế khổ thấy cái không của Thánh đế khổ; vì chẳng lẽ cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo thấy cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Thánh đế khổ học ở cái không của Thánh đế khổ; vì chẳng lẽ cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo học cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo.
Kiều Thi Ca! Vì vô minh và tánh của vô minh là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy vô minh; vì hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy vô minh nên chẳng học ở vô minh, chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não nên chẳng học ở hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của vô minh thấy cái không của vô minh; vì chẳng lẽ cái không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não thấy cái không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của vô minh học ở cái không của vô minh; vì chẳng lẽ cái không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não học cái không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Kiều Thi Ca! Vì cái không nội và tánh của cái không nội là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy cái không nội; vì cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh và tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy cái không nội nên chẳng học ở cái không nội, chẳng thấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh nên chẳng học ở cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của cái không nội thấy cái không của cái không nội; vì chẳng lẽ cái không của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh thấy cái không của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của cái không nội học ở cái không của cái không nội; vì chẳng lẽ cái không của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh học cái không của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh.
Kiều Thi Ca! Vì chơn như và tánh của chơn như là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy chơn như; vì pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì và tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy chơn như nên chẳng học ở chơn như, vì chẳng thấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì nên chẳng học ở pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của chơn như thấy cái không của chơn như; vì chẳng lẽ cái không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì thấy cái không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của chơn như học ở cái không của chơn như; vì chẳng lẽ cái không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì học cái không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Kiều Thi Ca! Vì bố thí Ba-la-mật-đa và tánh của bố thí Ba-la-mật-đa là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa; vì tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa nên chẳng học ở bố thí Ba-la-mật-đa, chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa nên chẳng học ở tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của bố thí Ba-la-mật-đa thấy cái không của bố thí Ba-la-mật-đa; vì chẳng lẽ cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thấy cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của bố thí Ba-la-mật-đa học ở cái không của bố thí Ba-la-mật-đa; vì chẳng lẽ cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa học ở cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Kiều Thi Ca! Vì bốn tịnh lự và tánh của bốn tịnh lự là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy bốn tịnh lự; vì bốn vô lượng, bốn định vô sắc và tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy bốn tịnh lự nên chẳng học ở bốn tịnh lự, chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc nên chẳng học ở bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của bốn tịnh lự thấy cái không của bốn tịnh lự; vì chẳng lẽ cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc thấy cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của bốn tịnh lự học ở cái không của bốn tịnh lự; vì chẳng lẽ cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc học ở cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Kiều Thi Ca! Vì tám giải thoát và tánh của tám giải thoát là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tám giải thoát; vì tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và tánh của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy tám giải thoát nên chẳng học ở tám giải thoát, chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ nên chẳng học ở tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tám giải thoát thấy cái không của tám giải thoát; vì chẳng lẽ cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ thấy cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tám giải thoát học ở cái không của tám giải thoát; vì chẳng lẽ cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ học cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ.
Kiều Thi Ca! Vì bốn niệm trụ và tánh của bốn niệm trụ là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy bốn niệm trụ; vì bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo và tánh của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy bốn niệm trụ nên chẳng học ở bốn niệm trụ, chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo nên chẳng học ở bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của bốn niệm trụ thấy cái không của bốn niệm trụ; vì chẳng lẽ cái không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo thấy cái không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của bốn niệm trụ học ở cái không của bốn niệm trụ; vì chẳng lẽ cái không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo học cái không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo.
Kiều Thi Ca! Vì pháp môn giải thoát không và tánh của pháp môn giải thoát không là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp môn giải thoát không; vì pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và tánh của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy pháp môn giải thoát không nên chẳng học ở pháp môn giải thoát không, chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện nên chẳng học ở pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của pháp môn giải thoát không thấy cái không của pháp môn giải thoát không; vì chẳng lẽ cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện thấy cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của pháp môn giải thoát không học ở cái không của pháp môn giải thoát không; vì chẳng lẽ cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện học cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện.
Kiều Thi Ca! Vì năm loại mắt và tánh của năm loại mắt là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy năm loại mắt; vì sáu phép thần thông và tánh của sáu phép thần thông là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy sáu phép thần thông. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy năm loại mắt nên chẳng học ở năm loại mắt, chẳng thấy sáu phép thần thông nên chẳng học ở sáu phép thần thông. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của năm loại mắt thấy cái không của năm loại mắt; vì chẳng lẽ cái không của sáu phép thần thông thấy cái không của sáu phép thần thông. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của năm loại mắt học ở cái không của năm loại mắt; vì chẳng lẽ cái không của sáu phép thần thông học cái không của sáu phép thần thông.
Kiều Thi Ca! Vì mười lực của Phật và tánh của mười lực của Phật là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy mười lực của Phật; vì bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng và tánh của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy mười lực của Phật nên chẳng học ở mười lực của Phật, chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng nên chẳng học ở bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của mười lực Phật thấy cái không của mười lực của Phật; vì chẳng lẽ cái không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng thấy cái không của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của mười lực Phật học ở cái không của mười lực Phật; vì chẳng lẽ cái không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng học cái không của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng.
Kiều Thi Ca! Vì pháp không quên mất và tánh của pháp không quên mất là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp không quên mất; vì tánh luôn luôn xả và tánh của tánh luôn luôn xả là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tánh luôn luôn xả. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy pháp không quên mất nên chẳng học ở pháp không quên mất, chẳng thấy tánh luôn luôn xả nên chẳng học ở tánh luôn luôn xả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của pháp không quên mất thấy cái không của pháp không quên mất; vì chẳng lẽ cái không của tánh luôn luôn xả thấy cái không của tánh luôn luôn xả. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của pháp không quên mất học ở cái không của pháp không quên mất; vì chẳng lẽ cái không của tánh luôn luôn xả học cái không của tánh luôn luôn xả.
Kiều Thi Ca! Vì trí nhất thiết và tánh của trí nhất thiết là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy trí nhất thiết; vì trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và tánh của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy trí nhất thiết nên chẳng học ở trí nhất thiết, chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng nên chẳng học ở trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của trí nhất thiết thấy cái không của trí nhất thiết; vì chẳng lẽ cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng thấy cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của trí nhất thiết học ở cái không của trí nhất thiết; vì chẳng lẽ cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng học cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng.
Kiều Thi Ca! Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni và tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni; vì tất cả pháp môn Tam-ma-địa và tánh của tất cả pháp môn Tam-ma-địa là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni nên chẳng học ở tất cả pháp môn Đà-la-ni, chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa nên chẳng học ở tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni thấy cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni; vì chẳng lẽ cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa thấy cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni học ở cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni; vì chẳng lẽ cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa học cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa.
Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu và tánh của Dự-lưu là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu; vì Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và tánh của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu nên chẳng học ở Dự-lưu, chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán nên chẳng học ở Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Dự-lưu thấy cái không của Dự-lưu; vì chẳng lẽ cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán thấy cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Dự-lưu học ở cái không của Dự-lưu; vì chẳng lẽ cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán học cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán.
Kiều Thi Ca! Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; vì Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và tánh của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả nên chẳng học ở Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả nên chẳng học ở Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả thấy cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; vì chẳng lẽ cái không của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả thấy cái không của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả học ở cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; vì chẳng lẽ cái không của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả học cái không của Nhất-lai hướng cho đến A-la-hán quả.
Kiều Thi Ca! Vì Độc-giác và tánh của Độc-giác là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Độc-giác; vì Độc-giác hướng, Độc-giác quả và tánh của Độc-giác hướng, Độc-giác quả là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy Độc-giác nên chẳng học ở Độc-giác, chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả nên chẳng học ở Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Độc-giác thấy cái không của Độc-giác; vì chẳng lẽ cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả thấy cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Độc-giác học ở cái không của Độc-giác; vì chẳng lẽ cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả học cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả.
Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát và tánh của đại Bồ-tát là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy đại Bồ-tát; vì Tam-miệu-tam Phật-đà và tánh của Tam-miệu-tam Phật-đà là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy đại Bồ-tát nên chẳng học ở đại Bồ-tát, chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà nên chẳng học ở Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của đại Bồ-tát thấy cái không của đại Bồ-tát; vì chẳng lẽ cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà thấy cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của đại Bồ-tát học ở cái không của đại Bồ-tát; vì chẳng lẽ cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà học cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà.
Kiều Thi Ca! Vì pháp của đại Bồ-tát và tánh của pháp của đại Bồ-tát là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát; vì quả vị giác ngộ cao tột và tánh của quả vị giác ngộ cao tột là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát nên chẳng học ở pháp của đại Bồ-tát, chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột nên chẳng học ở quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của pháp của đại Bồ-tát thấy cái không của pháp của đại Bồ-tát; vì chẳng lẽ cái không của quả vị giác ngộ cao tột thấy cái không của quả vị giác ngộ cao tột. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của pháp của đại Bồ-tát học ở cái không của pháp của đại Bồ-tát; vì chẳng lẽ cái không của quả vị giác ngộ cao tột học cái không của quả vị giác ngộ cao tột.
Kiều Thi Ca! Vì Thanh-văn thừa và tánh của Thanh-văn thừa là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Thanh-văn thừa; vì Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa và tánh của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là không, nên đại Bồ-tát chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Kiều Thi Ca! Vì đại Bồ-tát chẳng thấy Thanh-văn thừa nên chẳng học ở Thanh-văn thừa, chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa nên chẳng học ở Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Thanh-văn thừa thấy cái không của Thanh-văn thừa; vì chẳng lẽ cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa thấy cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Kiều Thi Ca! Vì chẳng lẽ cái không của Thanh-văn thừa học ở cái không của Thanh-văn thừa; vì chẳng lẽ cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa học cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của sắc; chẳng học ở cái không của thọ, tưởng, hành, thức tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của sắc, đã học ở cái không của thọ, tưởng, hành, thức. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của nhãn xứ; chẳng học ở cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của nhãn xứ, đã học ở cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của sắc xứ; chẳng học ở cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của sắc xứ, đã học ở cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của nhãn giới; chẳng học ở cái không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của nhãn giới, đã học ở cái không của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của nhĩ giới; chẳng học ở cái không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của nhĩ giới, đã học ở cái không của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của tỷ giới; chẳng học ở cái không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của tỷ giới, đã học ở cái không của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của thiệt giới; chẳng học ở cái không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của thiệt giới, đã học ở cái không của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của thân giới; chẳng học ở cái không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của thân giới, đã học ở cái không của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của ý giới; chẳng học ở cái không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của ý giới, đã học ở cái không của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của địa giới; chẳng học ở cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của địa giới, đã học ở cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của Thánh đế khổ; chẳng học ở cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của Thánh đế khổ, đã học ở cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của vô minh; chẳng học ở cái không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của vô minh, đã học ở cái không của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của cái không nội; chẳng học ở cái không của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của cái không nội, đã học ở cái không của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của chơn như; chẳng học ở cái không của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ là giả tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của chơn như, đã học ở cái không của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng học ở cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của bố thí Ba-la-mật-đa, đã học ở cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của bốn tịnh lự; chẳng học ở cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của bốn tịnh lự, đã học ở cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của tám giải thoát; chẳng học ở cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của tám giải thoát, đã học ở cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của bốn niệm trụ; chẳng học ở cái không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của bốn niệm trụ, đã học ở cái không của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của pháp môn giải thoát không; chẳng học ở cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của pháp môn giải thoát không, đã học ở cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của năm loại mắt; chẳng học ở cái không của sáu phép thần thông tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của năm loại mắt, đã học ở cái không của sáu phép thần thông. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của mười lực Phật; chẳng học ở cái không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của mười lực Phật, đã học ở cái không của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của pháp không quên mất; chẳng học ở cái không của tánh luôn luôn xả tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của pháp không quên mất, đã học ở cái không của tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của trí nhất thiết; chẳng học ở cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của trí nhất thiết, đã học ở cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni; chẳng học ở cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni, đã học ở cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của Dự-lưu; chẳng học ở cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của Dự-lưu, đã học ở cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả; chẳng học ở cái không của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, đã học ở cái không của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của Độc-giác; chẳng học ở cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của Độc-giác, đã học ở cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của đại Bồ-tát; chẳng học ở cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của đại Bồ-tát, đã học ở cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của pháp của đại Bồ-tát; chẳng học ở cái không của quả vị giác ngộ cao tột tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của pháp của đại Bồ-tát, đã học ở cái không của quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng học ở cái không của Thanh-văn thừa; chẳng học ở cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa tức là đại Bồ-tát ấy đã học ở cái không của Thanh-văn thừa, đã học ở cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của sắc không có hai phần, học ở cái không của thọ, tưởng, hành, thức không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của nhãn xứ không có hai phần, học ở cái không của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của sắc xứ không có hai phần, học ở cái không của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của nhãn giới không có hai phần, học ở cái không của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của nhĩ giới không có hai phần, học ở cái không của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của tỷ giới không có hai phần, học ở cái không của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của thiệt giới không có hai phần, học ở cái không của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của thân giới không có hai phần, học ở cái không của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của ý giới không có hai phần, học ở cái không của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của địa giới không có hai phần, học ở cái không của thủy, hỏa, phong, không, thức giới không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của Thánh đế khổ không có hai phần, học ở cái không của Thánh đế tập, diệt, đạo không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của vô minh không có hai phần, học ở cái không của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của cái không nội không có hai phần, học ở cái không của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của chơn như không có hai phần, học ở cái không của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của bố thí Ba-la-mật-đa không có hai phần, học ở cái không của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của bốn tịnh lự không có hai phần, học ở cái không của bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của tám giải thoát không có hai phần, học ở cái không của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của bốn niệm trụ không có hai phần, học ở cái không của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của pháp môn giải thoát không không có hai phần, học ở cái không của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của năm loại mắt không có hai phần, học ở cái không của sáu phép thần thông không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của mười lực của Phật không có hai phần, học ở cái không của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của pháp không quên mất không có hai phần, học ở cái không của tánh luôn luôn xả không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của trí nhất thiết không có hai phần, học ở cái không của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của tất cả pháp môn Đà-la-ni không có hai phần, học ở cái không của tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của Dự-lưu không có hai phần, học ở cái không của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả không có hai phần, học ở cái không của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của Độc-giác không có hai phần, học ở cái không của Độc-giác hướng, Độc-giác quả không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của đại Bồ-tát không có hai phần, học ở cái không của Tam-miệu-tam Phật-đà không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của pháp đại Bồ-tát không có hai phần, học ở cái không của quả vị giác ngộ cao tột không có hai phần; Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát học ở cái không của Thanh-văn thừa không có hai phần, học ở cái không của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa không có hai phần; thì này Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở bố thí Ba-la-mật-đa, có khả năng học ở tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở cái không nội, có khả năng học ở cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở chơn như, có khả năng học ở pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở Thánh đế khổ, có khả năng học ở Thánh đế tập, diệt, đạo. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở bốn tịnh lự, có khả năng học ở bốn vô lượng, bốn định vô sắc. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở tám giải thoát, có khả năng học ở tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở bốn niệm trụ, có khả năng học ở bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở pháp môn giải thoát không, có khả năng học ở pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở năm loại mắt, có khả năng học ở sáu phép thần thông. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở mười lực của Phật, có khả năng học ở bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở pháp không quên mất, có khả năng học ở tánh luôn luôn xả. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở trí nhất thiết, trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở tất cả pháp môn Đà-la-ni, có khả năng học ở tất cả pháp môn Tam-ma-địa. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở Dự-lưu, có khả năng học ở Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, có khả năng học ở Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở Độc-giác, có khả năng học ở Độc-giác hướng, Độc-giác quả. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở đại Bồ-tát, có khả năng học ở Tam-miệu-tam Phật-đà. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở pháp của đại Bồ-tát, có khả năng học ở quả vị giác ngộ cao tột. Vì sao? Vì không có hai phần. Kiều Thi Ca! Đại Bồ-tát ấy có khả năng học ở Thanh-văn thừa, có khả năng học ở Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa. Vì sao? Vì không có hai phần.
Quyển Thứ 86
HẾT
03
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bố thí Ba-la-mật-đa không có hai phần, có khả năng học ở tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở cái không nội không có hai phần, có khả năng học ở cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở chơn như không có hai phần, có khả năng học ở pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở Thánh đế khổ không có hai phần, có khả năng học ở Thánh đế tập, diệt, đạo không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bốn tịnh lự không có hai phần, có khả năng học ở bốn vô lượng, bốn định vô sắc không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở tám giải thoát không có hai phần, có khả năng học ở tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bốn niệm trụ không có hai phần, có khả năng học ở bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở pháp môn giải thoát không không có hai phần, có khả năng học ở pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở năm loại mắt không có hai phần, có khả năng học ở sáu phép thần thông không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở mười lực của Phật không có hai phần, có khả năng học ở bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở pháp không quên mất không có hai phần, có khả năng học ở tánh luôn luôn xả không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở trí nhất thiết không có hai phần, có khả năng học ở trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học tất cả pháp môn Đà-la-ni không có hai phần, có khả năng học tất cả pháp môn Tam-ma-địa không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bậc Dự-lưu không có hai phần, có khả năng học ở bậc Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bậc Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả không có hai phần, có khả năng học ở bậc Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bậc Độc-giác không có hai phần, có khả năng học ở bậc Độc-giác hướng, Độc-giác quả không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở bậc đại Bồ-tát không có hai phần, có khả năng học ở bậc Tam-miệu-tam Phật-đà không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở pháp đại Bồ-tát không có hai phần, có khả năng học ở quả vị giác ngộ cao tột không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học ở Thanh-văn thừa không có hai phần, có khả năng học ở Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh. Vì sao? Vì không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của sắc mà học, chẳng vì sự tăng giảm của thọ, tưởng, hành, thức mà học. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của nhãn xứ mà học, chẳng vì sự tăng giảm của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà học. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của sắc xứ mà học, chẳng vì sự tăng giảm của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà học. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của nhãn giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của nhĩ giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của tỷ giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của thiệt giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của thân giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì thân giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của ý giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì ý giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của địa giới mà học, chẳng vì sự tăng giảm của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà học. Vì sao? Vì địa giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của Thánh đế khổ mà học, chẳng vì sự tăng giảm của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của vô minh mà học, chẳng vì sự tăng giảm của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà học. Vì sao? Vì vô minh v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của cái không nội mà học, chẳng vì sự tăng giảm của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà học. Vì sao? Vì cái không nội v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của chơn như mà học, chẳng vì sự tăng giảm của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà học. Vì sao? Vì chơn như v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, chẳng vì sự tăng giảm của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của bốn tịnh lự mà học, chẳng vì sự tăng giảm của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của tám giải thoát mà học, chẳng vì sự tăng giảm của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của bốn niệm trụ mà học, chẳng vì sự tăng giảm của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà học. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của pháp môn giải thoát không mà học, chẳng vì sự tăng giảm của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của năm loại mắt mà học, chẳng vì sự tăng giảm của sáu phép thần thông mà học. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của mười lực Phật mà học, chẳng vì sự tăng giảm của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà học. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của pháp không quên mất mà học, chẳng vì sự tăng giảm của tánh luôn luôn xả mà học. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của trí nhất thiết mà học, chẳng vì sự tăng giảm của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, chẳng vì sự tăng giảm của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của Dự-lưu mà học, chẳng vì sự tăng giảm của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà học. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà học, chẳng vì sự tăng giảm của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả mà học. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của Độc-giác mà học, chẳng vì sự tăng giảm của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà học. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự tăng giảm của Tam-miệu-tam Phật-đà mà học. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của pháp đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự tăng giảm của quả vị giác ngộ cao tột mà học. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát có khả năng học vô lượng, vô số, vô biên bất khả tư nghì Phật Pháp thanh tịnh thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự tăng giảm của Thanh-văn thừa mà học, chẳng vì sự tăng giảm của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà học. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của sắc mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của thọ, tưởng, hành, thức mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thọ, tưởng, hành, thức mà học. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của nhãn xứ mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà học. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của sắc xứ mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà học. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của nhãn giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của nhĩ giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của tỷ giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tỷ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của thiệt giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thiệt giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của thân giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thân giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì thân giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của ý giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của ý giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà học. Vì sao? Vì ý giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của địa giới mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của địa giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà học. Vì sao? Vì địa giới v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của Thánh đế khổ mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế khổ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của vô minh mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vô minh mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà học. Vì sao? Vì vô minh v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của cái không nội mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không nội mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh mà học. Vì sao? Vì cái không nội v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của chơn như mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì chỉ là giả mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của chơn như mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì mà học. Vì sao? Vì chơn như v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của bố thí Ba-la-mật-đa mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của bốn tịnh lự mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn tịnh lự mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của tám giải thoát mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám giải thoát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của bốn niệm trụ mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn niệm trụ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo mà học. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của pháp môn giải thoát không mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát không mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của năm loại mắt mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của sáu phép thần thông mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của năm loại mắt mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sáu phép thần thông mà học. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của mười lực Phật mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của mười lực Phật mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng mà học. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của pháp không quên mất mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của tánh luôn luôn xả mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp không quên mất mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tánh luôn luôn xả mà học. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của trí nhất thiết mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí nhất thiết mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học. Vì sao? Vì pháp môn Đà-la-ni v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của Dự-lưu mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà học. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả mà học. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của Độc-giác mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà học. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của đại Bồ-tát mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của Tam-miệu-tam Phật-đà mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Tam-miệu-tam Phật-đà mà học. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của pháp đại Bồ-tát mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của quả vị giác ngộ cao tột mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp của đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của quả vị giác ngộ cao tột mà học. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... không có hai phần.
Kiều Thi Ca! Nếu đại Bồ-tát chẳng vì sự tăng giảm của Thanh-văn thừa mà học không có hai phần, chẳng vì sự tăng giảm của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà học không có hai phần thì đại Bồ-tát ấy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thanh-văn thừa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà học. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... không có hai phần.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Này Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thọ, tưởng, hành, thức mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tỷ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thiệt giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thân giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của ý giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của địa giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế khổ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vô minh mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không nội mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của chơn như mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn tịnh lự mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám giải thoát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn niệm trụ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát không mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của năm loại mắt mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sáu phép thần thông mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của mười lực Phật mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp không quên mất mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tánh luôn luôn xả mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí nhất thiết mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn Đà-la-ni mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn Tam-ma-địa mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Tam-miệu-tam Phật-đà mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của quả vị giác ngộ cao tột mà học chăng? Thiện Hiện! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thanh-văn thừa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà học chăng?
Quyển Thứ 87
HẾT
04
Thiện Hiện đáp: Đúng vậy! Đúng vậy! Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thọ, tưởng, hành, thức mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tỷ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thiệt giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thân giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của ý giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của địa giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế khổ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vô minh mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không nội mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của chơn như mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn tịnh lự mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám giải thoát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn niệm trụ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát không mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của năm loại mắt mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sáu phép thần thông mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của mười lực Phật mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp không quên mất mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tánh luôn luôn xả mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí nhất thiết mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Tam-miệu-tam Phật-đà mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của quả vị giác ngộ cao tột mà học.
Xá Lợi Tử! Đúng vậy! Đúng vậy! Khi đại Bồ-tát học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thanh-văn thừa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà học.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thọ, tưởng, hành, thức mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc xứ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhãn giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của nhĩ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tỷ giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thiệt giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thân giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của ý giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của địa giới mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của thủy, hỏa, phong, không, thức giới mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế khổ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thánh đế tập, diệt, đạo mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của vô minh mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không nội mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của chơn như mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bố thí Ba-la-mật-đa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn tịnh lự mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn vô lượng, bốn định vô sắc mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám giải thoát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn niệm trụ mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát không mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của năm loại mắt mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của sáu phép thần thông mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của mười lực Phật mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp không quên mất mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tánh luôn luôn xả mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí nhất thiết mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tất cả pháp môn Đà-la-ni mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của tất cả pháp môn Tam-ma-địa mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác hướng, Độc-giác quả mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Tam-miệu-tam Phật-đà mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của pháp đại Bồ-tát mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của quả vị giác ngộ cao tột mà học?
Thiện Hiện! Vì duyên cớ gì mà đại Bồ-tát khi học như vậy chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Thanh-văn thừa mà học, chẳng vì sự nhiếp thọ, hoại diệt của Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa mà học?
Khi ấy, cụ thọ Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát khi học như vậy, chẳng thấy có sắc là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ và hoại diệt; chẳng thấy có thọ, tưởng, hành, thức là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ thọ, tưởng, hành, thức và hoại diệt. Vì sao? Vì sắc uẩn v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có nhãn xứ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ nhãn xứ và hoại diệt; chẳng thấy có nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ và hoại diệt. Vì sao? Vì nhãn xứ v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có sắc xứ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ sắc xứ và hoại diệt; chẳng thấy có thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ và hoại diệt. Vì sao? Vì sắc xứ v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có nhãn giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ nhãn giới và hoại diệt; chẳng thấy có sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra và hoại diệt. Vì sao? Vì nhãn giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có nhĩ giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ nhĩ giới và hoại diệt; chẳng thấy có thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra và hoại diệt. Vì sao? Vì nhĩ giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có tỷ giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tỷ giới và hoại diệt; chẳng thấy có hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra và hoại diệt. Vì sao? Vì tỷ giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có thiệt giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ thiệt giới và hoại diệt; chẳng thấy có vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra và hoại diệt. Vì sao? Vì thiệt giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có thân giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ thân giới và hoại diệt; chẳng thấy có xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra và hoại diệt. Vì sao? Vì thân giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có ý giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ ý giới và hoại diệt; chẳng thấy có pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra và hoại diệt. Vì sao? Vì ý giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có địa giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ địa giới và hoại diệt; chẳng thấy có thủy, hỏa, phong, không, thức giới là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ thủy, hỏa, phong, không, thức giới và hoại diệt. Vì sao? Vì địa giới v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có Thánh đế khổ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Thánh đế khổ và hoại diệt; chẳng thấy có Thánh đế tập, diệt, đạo là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Thánh đế tập, diệt, đạo và hoại diệt. Vì sao? Vì Thánh đế khổ v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có vô minh là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ vô minh và hoại diệt; chẳng thấy có hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não và hoại diệt. Vì sao? Vì vô minh v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có cái không nội là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ cái không nội và hoại diệt; chẳng thấy có cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh và hoại diệt. Vì sao? Vì cái không nội v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có chơn như là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ chơn như và hoại diệt; chẳng thấy có pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì và hoại diệt. Vì sao? Vì chơn như v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có bố thí Ba-la-mật-đa là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ bố thí Ba-la-mật-đa và hoại diệt; chẳng thấy có tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa và hoại diệt. Vì sao? Vì bố thí Ba-la-mật-đa v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có bốn tịnh lự là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ bốn tịnh lự và hoại diệt; chẳng thấy có bốn vô lượng, bốn định vô sắc là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ bốn vô lượng, bốn định vô sắc và hoại diệt. Vì sao? Vì bốn tịnh lự v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có tám giải thoát là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tám giải thoát và hoại diệt; chẳng thấy có tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ và hoại diệt. Vì sao? Vì tám giải thoát v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có bốn niệm trụ là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ bốn niệm trụ và hoại diệt; chẳng thấy có bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ bốn chánh đoạn cho đến tám chi thánh đạo và hoại diệt. Vì sao? Vì bốn niệm trụ v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có pháp môn giải thoát không là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ pháp môn giải thoát không và hoại diệt; chẳng thấy có pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện và hoại diệt. Vì sao? Vì pháp môn giải thoát không v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có năm loại mắt là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ năm loại mắt và hoại diệt; chẳng thấy có sáu phép thần thông là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ sáu phép thần thông và hoại diệt. Vì sao? Vì năm loại mắt v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có mười lực của Phật là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ mười lực của Phật và hoại diệt; chẳng thấy có bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ bốn điều không sợ cho đến mười tám pháp Phật bất cộng và hoại diệt. Vì sao? Vì mười lực của Phật v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có pháp không quên mất là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ pháp không quên mất và hoại diệt; chẳng thấy có tánh luôn luôn xả là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tánh luôn luôn xả và hoại diệt. Vì sao? Vì pháp không quên mất v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có trí nhất thiết là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ trí nhất thiết và hoại diệt; chẳng thấy có trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng và hoại diệt. Vì sao? Vì trí nhất thiết v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có tất cả pháp môn Đà-la-ni là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tất cả pháp môn Đà-la-ni và hoại diệt; chẳng thấy có tất cả pháp môn Tam-ma-địa là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ tất cả pháp môn Tam-ma-địa và hoại diệt. Vì sao? Vì tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có Dự-lưu là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Dự-lưu và hoại diệt; chẳng thấy có Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán và hoại diệt. Vì sao? Vì Dự-lưu v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả và hoại diệt; chẳng thấy có Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả và hoại diệt. Vì sao? Vì Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có Độc-giác là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Độc-giác và hoại diệt; chẳng thấy có Độc-giác hướng, Độc-giác quả là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Độc-giác hướng, Độc-giác quả và hoại diệt. Vì sao? Vì Độc-giác v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có đại Bồ-tát là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ đại Bồ-tát và hoại diệt; chẳng thấy có Tam-miệu-tam Phật-đà là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Tam-miệu-tam Phật-đà và hoại diệt. Vì sao? Vì đại Bồ-tát v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có pháp đại của Bồ-tát là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ pháp của đại Bồ-tát và hoại diệt; chẳng thấy có quả vị giác ngộ cao tột là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ quả vị giác ngộ cao tột và hoại diệt. Vì sao? Vì pháp của đại Bồ-tát v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Khi đại Bồ-tát học như vậy, chẳng thấy có Thanh-văn thừa là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Thanh-văn thừa và hoại diệt; chẳng thấy có Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa là có thể nhiếp thọ và bị hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ năng nhiếp thọ Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa và hoại diệt. Vì sao? Vì Thanh-văn thừa v.v... hoặc năng, hoặc sở, trong, ngoài đều là không, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Nếu đại Bồ-tát đối với sắc, đối với thọ, tưởng, hành, thức; đối với nhãn xứ, đối với nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; đối với sắc xứ, đối với thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; đối với nhãn giới, đối với sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; đối với nhĩ giới, đối với thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; đối với tỷ giới, đối với hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; đối với thiệt giới, đối với vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; đối với thân giới, đối với xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; đối với ý giới, đối với pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; đối với địa giới, đối với thủy, hỏa, phong, không, thức giới; đối với Thánh đế khổ, đối với Thánh đế tập, diệt, đạo; đối với vô minh, đối với hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; đối với cái không nội, đối với cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh; đối với chơn như, đối với pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì; đối với bố thí Ba-la-mật-đa, đối với tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; đối với bốn tịnh lự, đối với bốn vô lượng, bốn định vô sắc; đối với tám giải thoát, đối với tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ; đối với bốn niệm trụ, đối với bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo; đối với pháp môn giải thoát không, đối với pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện; đối với năm loại mắt, đối với sáu phép thần thông; đối với mười lực của Phật, đối với bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng; đối với pháp không quên mất, đối với tánh luôn luôn xả; đối với trí nhất thiết, đối với trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng; đối với tất cả pháp môn Đà-la-ni, đối với tất cả pháp môn Tam-ma-địa; đối với Dự-lưu, đối với Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán; đối với Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả, đối với Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả; đối với Độc-giác; đối với Độc-giác hướng, Độc-giác quả; đối với đại Bồ-tát, đối với Tam-miệu-tam Phật-đà; đối với pháp của đại Bồ-tát, đối với quả vị giác ngộ cao tột; đối với Thanh-văn thừa, đối với Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa chẳng thấy là có thể nhiếp thọ và có thể hoại diệt, cũng chẳng thấy có kẻ nhiếp thọ và hoại diệt mà học Bát-nhã-ba-la-mật-đa, thì đại Bồ-tát ấy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí.
Khi ấy, Xá Lợi Tử hỏi Thiện Hiện: Đại Bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí chăng?
Thiện Hiện đáp: Đại bồ-tát học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí vì đối với tất cả pháp chẳng vì lấy sự nhiếp thọ, hoại diệu làm phương tiện mà học.
Xá Lợi Tử hỏi: Nếu đại Bồ-tát là người đối với tất cả pháp chẳng vì lấy sự nhiếp thọ, hoại diệt làm phương tiện mà học thì tại sao có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí?
Thiện Hiện đáp: Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy sắc hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy sắc hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy sắc hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy sắc hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy sắc hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy thọ, tưởng, hành, thức hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của sắc uẩn v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy nhãn xứ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy nhãn xứ hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy nhãn xứ hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy nhãn xứ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy nhãn xứ hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của nhãn xứ v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy sắc xứ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy sắc xứ hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy sắc xứ hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy sắc xứ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy sắc xứ hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của sắc xứ v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy nhãn giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy nhãn giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy nhãn giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy nhãn giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy nhãn giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của nhãn giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy nhĩ giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy nhĩ giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy nhĩ giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy nhĩ giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy nhĩ giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của nhĩ giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Quyển Thứ 88
HẾT
05
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy tỷ giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tỷ giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy tỷ giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy tỷ giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tỷ giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của tỷ giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy thiệt giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thiệt giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy thiệt giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy thiệt giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thiệt giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của thiệt giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy thân giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thân giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy thân giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy thân giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thân giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của thân giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy ý giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy ý giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy ý giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy ý giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy ý giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của ý giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy địa giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy địa giới hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy địa giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy địa giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy địa giới hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy thủy, hỏa, phong, không, thức giới hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của địa giới v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Thánh đế khổ hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Thánh đế tập, diệt, đạo hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của Thánh đế khổ v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy vô minh hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy vô minh hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy vô minh hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy vô minh hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy vô minh hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của vô minh v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy cái không nội hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy cái không nội hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy cái không nội hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy cái không nội hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy cái không nội hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của cái không nội v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy chơn như hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy chơn như hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy chơn như hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy chơn như hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy chơn như hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của chơn như v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy bố thí Ba-la-mật-đa hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của bố thí Ba-la-mật-đa v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy bốn tịnh lự hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy bốn tịnh lự hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy bốn tịnh lự hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy bốn tịnh lự hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy bốn tịnh lự hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy bốn vô lượng, bốn định vô sắc hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của bốn tịnh lự v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy tám giải thoát hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tám giải thoát hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy tám giải thoát hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy tám giải thoát hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tám giải thoát hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy tám thắng xứ, chín định thứ đệ, mười biến xứ hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của tám giải thoát v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy bốn niệm trụ hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy bốn niệm trụ hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy bốn niệm trụ hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy bốn niệm trụ hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy bốn niệm trụ hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy bốn chánh đoạn, bốn thần túc, năm căn, năm lực, bảy chi đẳng giác, tám chi thánh đạo hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của bốn niệm trụ v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy pháp môn giải thoát không hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp môn giải thoát không hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy pháp môn giải thoát không hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy pháp môn giải thoát không hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp môn giải thoát không hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy pháp môn giải thoát vô tướng, vô nguyện hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của pháp môn giải thoát không v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy năm loại mắt hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy sáu phép thần thông hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy năm loại mắt hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy sáu phép thần thông hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy năm loại mắt hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy sáu phép thần thông hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy năm loại mắt hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy sáu phép thần thông hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy năm loại mắt hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy sáu phép thần thông hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của năm loại mắt v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy mười lực của Phật hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy mười lực của Phật hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy mười lực của Phật hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy mười lực của Phật hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy mười lực của Phật hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy bốn điều không sợ, bốn sự hiểu biết thông suốt, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, mười tám pháp Phật bất cộng hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của mười lực Phật v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy pháp không quên mất hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tánh luôn luôn xả hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp không quên mất hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy tánh luôn luôn xả hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy pháp không quên mất hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy tánh luôn luôn xả hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy pháp không quên mất hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tánh luôn luôn xả hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp không quên mất hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy tánh luôn luôn xả hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của pháp không quên mất v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy trí nhất thiết hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy trí nhất thiết hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy trí nhất thiết hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy trí nhất thiết hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy trí nhất thiết hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy trí đạo tướng, trí nhất thiết tướng hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của trí nhất thiết v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy tất cả pháp môn Đà-la-ni hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy tất cả pháp môn Tam-ma-địa hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của tất cả pháp môn Đà-la-ni v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy Dự-lưu hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Dự-lưu hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy Dự-lưu hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy Dự-lưu hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Dự-lưu hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Nhất-lai, Bất-hoàn, A-la-hán hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của Dự-lưu v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Nhất-lai hướng, Nhất-lai quả, Bất-hoàn hướng, Bất-hoàn quả, A-la-hán hướng, A-la-hán quả hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của Dự-lưu hướng, Dự-lưu quả v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy Độc-giác hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Độc-giác hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy Độc-giác hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy Độc-giác hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Độc-giác hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Độc-giác hướng, Độc-giác quả hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của Độc-giác v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy đại Bồ-tát hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy đại Bồ-tát hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy đại Bồ-tát hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy đại Bồ-tát hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy đại Bồ-tát hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Tam-miệu-tam Phật-đà hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của đại Bồ-tát v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy pháp của đại Bồ-tát hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy quả vị giác ngộ cao tột hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh của pháp đại Bồ-tát v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa chẳng thấy Thanh-văn thừa hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa hoặc sanh, hoặc diệt; chẳng thấy Thanh-văn thừa hoặc thủ, hoặc xả, chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa hoặc thủ, hoặc xả; chẳng thấy Thanh-văn thừa hoặc nhiễm, hoặc tịnh, chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa hoặc nhiễm, hoặc tịnh; chẳng thấy Thanh-văn thừa hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa hoặc tụ, hoặc tán; chẳng thấy Thanh-văn thừa hoặc tăng, hoặc giảm; chẳng thấy Độc-giác thừa, Vô-thượng thừa hoặc tăng, hoặc giảm. Vì sao? Vì tánh Thanh-văn thừa v.v… là không, không sở hữu, chẳng thể nắm bắt được.
Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy học Bát-nhã-ba-la-mật-đa như vậy có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
Như vậy, Xá Lợi Tử! Đại Bồ-tát ấy khi hành Bát-nhã-ba-la-mật-đa, đối với tất cả pháp, chẳng thấy hoặc sanh, hoặc diệt, hoặc thủ, hoặc xả, hoặc nhiễm, hoặc tịnh, hoặc tụ, hoặc tán, hoặc tăng, hoặc giảm mà học Bát-nhã-ba-la-mật-đa thì có khả năng hoàn thành trí nhất thiết trí, vì lấy cái vô học và cái không hoàn thành làm phương tiện.
XXVII. PHẨM CẦU BÁT-NHÃ
01
Lúc bấy giờ, trời Đế Thích hỏi Xá Lợi Tử: Bạch Đại đức! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành sẽ cầu ở đâu?
Xá Lợi Tử đáp: Kiều Thi Ca! Bát-nhã-ba-la-mật-đa mà đại Bồ-tát tu hành sẽ cầu ở trong những điều mà Thiện Hiện đã nói.
Khi ấy, trời Đế Thích nói với Thiện Hiện: Nay theo lời Tôn giả Xá Lợi Tử đã nói thì đó là do thần lực của Đại đức và Đại đức là chỗ nương chăng?
Thiện Hiện bảo: Kiều Thi Ca! Đó chẳng phải là thần lực của ta, chẳng phải ta là chỗ nương.
Trời Đế Thích hỏi: Đó là thần lực của ai? Ai là chỗ nương?
Thiện Hiện đáp: Đó là thần lực của Như Lai, Như Lai là chỗ nương.
Trời Đế Thích hỏi: Bạch Đại đức! Tất cả pháp không có chỗ nương thì tại sao có thể nói là Xá Lợi Tử đã nói đó là thần lực của Như Lai, Như Lai là chỗ nương?
Thiện Hiện bảo: Kiều Thi Ca! Đúng vậy! Đúng vậy! Như ông đã nói, tất cả pháp không có chỗ nương, vì vậy nên Như Lai chẳng phải là chỗ nương, cũng không có chỗ nương, chỉ vì tùy thuận theo thế tục mà đặt bày ra lời nói là chỗ nương.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa cái không chỗ nương có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không chỗ nương có thể đắc Như Lai chơn như, chẳng phải lìa cái không chỗ nương có thể đắc Như Lai pháp tánh, chẳng phải lìa cái không chỗ nương có thể đắc chơn như Như Lai, chẳng phải lìa cái không chỗ nương có thể đắc pháp tánh Như Lai, chẳng phải lìa chơn như không chỗ nương có thể đắc chơn như Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh không chỗ nương có thể đắc pháp tánh Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong cái không chỗ nương có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc cái không chỗ nương; chẳng phải trong chơn như không chỗ nương có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như không chỗ nương; chẳng phải trong pháp tánh không chỗ nương có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh không chỗ nương; chẳng phải trong cái không chỗ nương có thể đắc chơn như Như Lai, chẳng phải trong chơn như Như Lai có thể đắc cái không chỗ nương; chẳng phải trong cái không chỗ nương có thể đắc pháp tánh Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh Như Lai có thể đắc cái không chỗ nương; chẳng phải trong chơn như không chỗ nương có thể đắc chơn như Như Lai, chẳng phải trong chơn như Như Lai có thể đắc chơn như không chỗ nương; chẳng phải trong pháp tánh không chỗ nương có thể đắc pháp tánh Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh Như Lai có thể đắc pháp tánh không chỗ nương.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa sắc có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của sắc có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc sắc; chẳng phải trong thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải trong chơn như của sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của sắc; chẳng phải trong chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải trong pháp tánh của sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của sắc; chẳng phải trong pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải trong sắc có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc sắc; chẳng phải trong thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải trong sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc sắc; chẳng phải trong thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải trong chơn như của sắc có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của sắc; chẳng phải trong chơn như của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của thọ, tưởng, hành, thức; chẳng phải trong pháp tánh của sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của sắc; chẳng phải trong pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của thọ, tưởng, hành, thức.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa nhãn xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của nhãn xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa nhãn xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa nhãn xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của nhãn xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong nhãn xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc nhãn xứ; chẳng phải trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải trong chơn như của nhãn xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của nhãn xứ; chẳng phải trong chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải trong pháp tánh của nhãn xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhãn xứ; chẳng phải trong pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải trong nhãn xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc nhãn xứ; chẳng phải trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải trong nhãn xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc nhãn xứ; chẳng phải trong nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải trong chơn như của nhãn xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của nhãn xứ; chẳng phải trong chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ; chẳng phải trong pháp tánh của nhãn xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhãn xứ; chẳng phải trong pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý xứ.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa sắc xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của sắc xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa sắc xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa sắc xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của sắc xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của sắc xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong sắc xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc sắc xứ; chẳng phải trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải trong chơn như của sắc xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của sắc xứ; chẳng phải trong chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải trong pháp tánh của sắc xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của sắc xứ; chẳng phải trong pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải trong sắc xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc sắc xứ; chẳng phải trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải trong sắc xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc sắc xứ; chẳng phải trong thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải trong chơn như của sắc xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của sắc xứ; chẳng phải trong chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ; chẳng phải trong pháp tánh của sắc xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của sắc xứ; chẳng phải trong pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của thanh, hương, vị, xúc, pháp xứ.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa nhãn giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của nhãn giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa nhãn giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa nhãn giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của nhãn giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của nhãn giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong nhãn giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc nhãn giới; chẳng phải trong sắc giới, nhãn thức giới và nhãn xúc cùng các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của nhãn giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của nhãn giới; chẳng phải trong chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của nhãn giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhãn giới; chẳng phải trong pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong nhãn giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc nhãn giới; chẳng phải trong sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong nhãn giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc nhãn giới; chẳng phải trong sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của nhãn giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của nhãn giới; chẳng phải trong chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của nhãn giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhãn giới; chẳng phải trong pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của sắc giới cho đến các thọ do nhãn xúc làm duyên sanh ra.
Quyển Thứ 89
HẾT
02
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa nhĩ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của nhĩ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa nhĩ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa nhĩ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của nhĩ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của nhĩ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong nhĩ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc nhĩ giới; chẳng phải trong thanh giới, nhĩ thức giới và nhĩ xúc cùng các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của nhĩ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của nhĩ giới; chẳng phải trong chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của nhĩ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhĩ giới; chẳng phải trong pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong nhĩ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc nhĩ giới; chẳng phải trong thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong nhĩ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc nhĩ giới; chẳng phải trong thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của nhĩ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của nhĩ giới; chẳng phải trong chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của nhĩ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của nhĩ giới; chẳng phải trong pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của thanh giới cho đến các thọ do nhĩ xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa tỷ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của tỷ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của tỷ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa tỷ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa tỷ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của tỷ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của tỷ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong tỷ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tỷ giới; chẳng phải trong hương giới, tỷ thức giới và tỷ xúc cùng các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của tỷ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tỷ giới; chẳng phải trong chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của tỷ giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tỷ giới; chẳng phải trong pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong tỷ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tỷ giới; chẳng phải trong hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong tỷ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tỷ giới; chẳng phải trong hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của tỷ giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tỷ giới; chẳng phải trong chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của tỷ giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tỷ giới; chẳng phải trong pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của hương giới cho đến các thọ do tỷ xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa thiệt giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của thiệt giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của thiệt giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa thiệt giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa thiệt giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của thiệt giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của thiệt giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong thiệt giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc thiệt giới; chẳng phải trong vị giới, thiệt thức giới và thiệt xúc cùng các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của thiệt giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của thiệt giới; chẳng phải trong chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của thiệt giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của thiệt giới; chẳng phải trong pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong thiệt giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc thiệt giới; chẳng phải trong vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong thiệt giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc thiệt giới; chẳng phải trong vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của thiệt giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của thiệt giới; chẳng phải trong chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của thiệt giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của thiệt giới; chẳng phải trong pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của vị giới cho đến các thọ do thiệt xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa thân giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của thân giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của thân giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa thân giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa thân giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của thân giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của thân giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong thân giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc thân giới; chẳng phải trong xúc giới, thân thức giới và thân xúc cùng các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của thân giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của thân giới; chẳng phải trong chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của thân giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của thân giới; chẳng phải trong pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong thân giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc thân giới; chẳng phải trong xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong thân giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc thân giới; chẳng phải trong xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của thân giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của thân giới; chẳng phải trong chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của thân giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của thân giới; chẳng phải trong pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của xúc giới cho đến các thọ do thân xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa ý giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của ý giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của ý giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa ý giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa ý giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của ý giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của ý giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong ý giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc ý giới; chẳng phải trong pháp giới, ý thức giới và ý xúc cùng các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của ý giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của ý giới; chẳng phải trong chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của ý giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của ý giới; chẳng phải trong pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong ý giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc ý giới; chẳng phải trong pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong ý giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc ý giới; chẳng phải trong pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong chơn như của ý giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của ý giới; chẳng phải trong chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra; chẳng phải trong pháp tánh của ý giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của ý giới; chẳng phải trong pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp giới cho đến các thọ do ý xúc làm duyên sanh ra.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa địa giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của địa giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của địa giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa địa giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa địa giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của địa giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của địa giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong địa giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc địa giới; chẳng phải trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải trong chơn như của địa giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của địa giới; chẳng phải trong chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải trong pháp tánh của địa giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của địa giới; chẳng phải trong pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải trong địa giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc địa giới; chẳng phải trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải trong địa giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc địa giới; chẳng phải trong thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải trong chơn như của địa giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của địa giới; chẳng phải trong chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của thủy, hỏa, phong, không, thức giới; chẳng phải trong pháp tánh của địa giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của địa giới; chẳng phải trong pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của thủy, hỏa, phong, không, thức giới.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa Thánh đế khổ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa Thánh đế khổ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế khổ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế khổ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Thánh đế khổ; chẳng phải trong Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải trong chơn như của Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Thánh đế khổ; chẳng phải trong chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải trong pháp tánh của Thánh đế khổ có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Thánh đế khổ; chẳng phải trong pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải trong Thánh đế khổ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Thánh đế khổ; chẳng phải trong Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải trong Thánh đế khổ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Thánh đế khổ; chẳng phải trong Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải trong chơn như của Thánh đế khổ có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Thánh đế khổ; chẳng phải trong chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của Thánh đế tập, diệt, đạo; chẳng phải trong pháp tánh của Thánh đế khổ có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Thánh đế khổ; chẳng phải trong pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của Thánh đế tập, diệt, đạo.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa vô minh có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của vô minh có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của vô minh có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa vô minh có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa vô minh có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của vô minh có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của vô minh có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong vô minh có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc vô minh; chẳng phải trong hành, thức, danh sắc, lục xứ, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải trong chơn như của vô minh có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của vô minh; chẳng phải trong chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải trong pháp tánh của vô minh có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của vô minh; chẳng phải trong pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải trong vô minh có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc vô minh; chẳng phải trong hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải trong vô minh có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc vô minh; chẳng phải trong hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải trong chơn như của vô minh có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của vô minh; chẳng phải trong chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não; chẳng phải trong pháp tánh của vô minh có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của vô minh; chẳng phải trong pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của hành cho đến lão tử, sầu, than, khổ, ưu, não.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa cái không nội có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa cái không nội có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của cái không nội có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của cái không nội có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc cái không nội; chẳng phải trong cái không ngoại, cái không nội ngoại, cái không không, cái không lớn, cái không thắng nghĩa, cái không hữu vi, cái không vô vi, cái không rốt ráo, cái không không biên giới, cái không tản mạn, cái không không đổi khác, cái không bản tánh, cái không tự tướng, cái không cộng tướng, cái không tất cả pháp, cái không chẳng thể nắm bắt được, cái không không tánh, cái không tự tánh, cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải trong chơn như của cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của cái không nội; chẳng phải trong chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải trong pháp tánh của cái không nội có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của cái không nội; chẳng phải trong pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải trong cái không nội có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc cái không nội; chẳng phải trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải trong cái không nội có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc cái không nội; chẳng phải trong cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải trong chơn như của cái không nội có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của cái không nội; chẳng phải trong chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh; chẳng phải trong pháp tánh của cái không nội có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của cái không nội; chẳng phải trong pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của cái không ngoại cho đến cái không không tánh tự tánh.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của chơn như có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của chơn như có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như; chẳng phải trong pháp giới, pháp tánh, tánh chẳng hư vọng, tánh chẳng đổi khác, tánh bình đẳng, tánh ly sanh, định pháp, trụ pháp, thật tế, cảnh giới hư không, cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải trong chơn như của chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của chơn như; chẳng phải trong chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải trong pháp tánh của chơn như có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của chơn như; chẳng phải trong pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải trong chơn như có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như; chẳng phải trong pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải trong chơn như có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc chơn như; chẳng phải trong pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải trong chơn như của chơn như có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của chơn như; chẳng phải trong chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì; chẳng phải trong pháp tánh của chơn như có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của chơn như; chẳng phải trong pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của pháp giới cho đến cảnh giới bất tư nghì.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của bố thí Ba-la-mật-đa; chẳng phải trong pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của tịnh giới, an nhẫn, tinh tấn, tịnh lự, Bát-nhã Ba-la-mật-đa.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải lìa bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai; chẳng phải lìa bốn tịnh lự có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa bốn tịnh lự có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai; chẳng phải lìa chơn như của bốn tịnh lự có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải lìa chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc chơn như của Như Lai; chẳng phải lìa pháp tánh của bốn tịnh lự có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải lìa pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai.
Kiều Thi Ca! Chẳng phải trong bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc bốn tịnh lự; chẳng phải trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải trong chơn như của bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của bốn tịnh lự; chẳng phải trong chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải trong pháp tánh của bốn tịnh lự có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn tịnh lự; chẳng phải trong pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc Như Lai, chẳng phải trong Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải trong bốn tịnh lự có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc bốn tịnh lự; chẳng phải trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải trong bốn tịnh lự có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc bốn tịnh lự; chẳng phải trong bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải trong chơn như của bốn tịnh lự có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của bốn tịnh lự; chẳng phải trong chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc chơn như của Như Lai, chẳng phải trong chơn như của Như Lai có thể đắc chơn như của bốn vô lượng, bốn định vô sắc; chẳng phải trong pháp tánh của bốn tịnh lự có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn tịnh lự; chẳng phải trong pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc có thể đắc pháp tánh của Như Lai, chẳng phải trong pháp tánh của Như Lai có thể đắc pháp tánh của bốn vô lượng, bốn định vô sắc.
Quyển Thứ 90