THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và
giảng
PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH
KINH VĂN
勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ
HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN
PHƯƠNG QUẢNG
KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ
TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch
& Chú thích
CHƯƠNG SÁU:
VÔ BIÊN THÁNH
ĐẾ
[548]
«Bạch Thế Tôn, Thanh văn và Duyên giác khi bắt đầu quán Thánh đế,[549] bằng một trí[550] mà đoạn trừ các trụ địa,[551] bằng một trí mà chứng thực công đức của bốn đoạn tri,[552] và cũng biết rõ nghĩa của bốn pháp ấy.»[553]
«Bạch Thế Tôn, không có trí thượng thượng xuất thế gian[554] nào mà là tiệm chí của bốn trí và tiệm chí của bốn duyên.»[555] Bạch Thế Tôn, pháp không tiệm chí là trí thượng thượng xuất thế gian. Bạch Thế Tôn, như kim cang dụ,[556] là trí đệ nhất nghĩa. Trí đệ nhất nghĩa không phải là trí Thánh đế sơ khởi[557] của Thanh văn và Duyên giác vốn không đoạn trừ vô minh trụ địa.[558] Thế Tôn, bằng vô nhị Thánh đế trí[559] mà đoạn trừ các trụ địa.
«Bạch Thế Tôn, đức Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, bằng bất tư nghị Không trí,[560] vốn không phải lả cảnh giới của Thanh văn và Duyên giác, mà đoạn trừ hết thảy phiền não tạng.[561] Thế Tôn, trí tuệ cứu cánh nếu hủy hoại tất cả vỏ cứng phiền não, thì được gọi là trí đệ nhất nghĩa. Trí Thánh đế sơ khởi không phải là trí cứu cánh, mà là trí tuệ hướng đến A-nậu-đa-la-tam-miệu-tam-bồ-đề.»
«Bạch Thế Tôn, ý nghĩa ‹Thánh›[562] không phải là hết thảy Thanh văn và Duyên giác. Thanh văn và Duyên giác thành tựu công đức hữu hạn. Thanh văn và Duyên giác thành tựu một phần ít công đức, do đó mà được gọi là ‹Thánh›.»
«Bạch Thế Tôn, nói là ‹Thánh đế›, đó không phải là đế[563] của Thanh văn và Duyên giác; và cũng không phải là công đức của Thanh văn và Duyên giác. Thế Tôn, đế ấy tối sơ được chứng tri bởi Như Lai, Ứng cúng, Chánh đẳng giác, sau đó vì chúng sinh đang bị bọc trong vỏ trứng vô minh mà được khai thị, diễn thuyeát; do đó được gọi là ‹Thánh đế›.»