Thư Viện Hoa Sen

Chương 15 Thắng Man Sư Tử Hống

20/05/201012:00 SA(Xem: 11651)
Chương 15 Thắng Man Sư Tử Hống

THẮNG MAN GIẢNG LUẬN
Śrīmālā-siṃhanāda-sūtra-vyākhyā
Tuệ Sỹ dịch và giảng

 

PHẦN HAI
PHIÊN DỊCH KINH VĂN

勝 鬘 師 子 吼 一 乘 大 方 便 方 廣 經
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG NHẤT THỪA ĐẠI PHƯƠNG TIỆN 
PHƯƠNG QUẢNG KINH
ŚRĪMĀLĀ-SIṂHANĀDA-SŪTRA
宋 中 印 度 三 藏 求 那 跋 陀 羅 譯
TỐNG TRUNG ẤN ĐỘ TAM TẠNG CẦU-NA-BẠT-ĐÀ-LA Hán dịch
TUỆ SỸ Việt dịch & Chú thích

 

CHƯƠNG MƯỜI LĂM:
THẮNG MAN SƯ TỬ HỐNG
[671]


Bấy giờ Thắng Man phu nhân bạch Phật rằng: 

«Còn có những lợi ích lớn hơn nữa. Con nay muốn nương oai thần của Phật nói thêm về ý nghĩa ấy.»

Phật nói: «Con hãy cứ nói.»

Thắng Man lại bạch Phật rằng: 

«Có ba hạng thiện nam tửthiện nữ nhân đối với nghĩa sâu thẳm,[672] không tự gây tổn thương,[673] mà sinh công đức lớn, vào Đại thừa đạo. Những gì là ba? Đó là,[674] hoặc có thiện nam tửthiện nữ nhân tự thành tựu pháp trí sâu thẳm.[675] Hoặc có thiện nam tửthiện nữ nhân thành tựu tùy thuận pháp trí.[676] Hoặc có thiện nam tửthiện nữ nhân đối với pháp sâu xa không thể tự mình, nhưng ngưỡng suy[677] Thế Tôn rằng: ‹Đây không phải là cảnh giới của con, duy chỉ Phật mới biết đến›. Đó gọi là hạng thiện nam tửthiện nữ nhân ngưỡng suy Như Lai.

«Trừ các thiện nam tửthiện nữ nhân này ra,[678] các chúng sinh đối với các pháp sâu thẳm mà[679] chấp chặt vọng thuyết, trái ngược Chánh pháp, tập nhiễm hạt giống hủ bại[680] của ngoại đạo; những hạng ấy cần phải bằng sức của vua, sức của trời, rồng, quỷ thần mà chiết phục.»

Bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng các quyến thuộc cúi đầu lễ chân Phật. Đức Phật nói rằng: 

«Lành thay! Lành thay! Thắng Man, đối với chánh pháp sâu thẳm, phương tiệnthủ hộ, hàng phục phi pháp,[681] khéo léo được thích nghi.[682] Con do đã gần gũi trăm nghìn ức chư Phật mới có thể nói được nghĩa đó.»

Lúc bấy giờ, đức Thế Tôn phóng ra quang minh thù thắng rọi khắp đại chúng, tự thân cất lên hư không cao bằng bảy cây đa-la,[683] chân bước đi trong hư không, rồi trở lại nước Xá-vệ.

Đồng thời, bấy giờ Thắng Man phu nhân cùng với quyến thuộc chắp tay hướng về Phật, chiêm ngưỡng không biết chán, mắt không chút rời. Khi Phật qua khỏi tầm mắt, mọi người hoan hỷ phấn khởi; mỗi người tự mình ca ngợi công đức của Như Lai, nhất tâm niệm Phật. Sau đó trở vào trong thành, đi đến vua Hữu Xứng[684] mà tán thán Đại thừa. Trong thành, con gái từ bảy tuổi trở lên đều được giáo hóa bằng Đại thừa. Đại vương Hữu Xứng cũng giáo hóa con trai trong thành từ bảy tuổi trở lên bằng Đại thừa. Nhân dân cả nước đều hướng về Đại thừa.

Bấy giờ, đức Thế Tôn vào rừng Kỳ-hoàn,[685] nói với Tôn giả A-nan và niệm tưởng đến Thiên đế Thích. Tức thời, Thiên đế Thích cùng với quyến thuộc bỗng nhiên hiện đến, đứng trước Phật. Bấy giờ Thế Tôn diễn nói rộng kinh này cho Thiên đế Thích và A-nan. Sau khi nói xong, Ngài bảo Thiên đế Thích rằng: 

«Ông hãy thọ trì đọc tụng kinh này. Kiều-thi-ca,[686] giả sửthiện nam tử hay thiện nữ nhân đã trải qua hằng hà sa kiếp tu hạnh Bồ-đề, hành sáu pháp ba-la-mật; và lại có thiện nam tử, thiện nữ nhân khác nghe, tiếp thọ, đọc tụng, cho đến cầm nắm kinh này và quảng diễn, phước đức nhiều hơn những người trước; hà huống diễn thuyết rộng rãi cho người khác. Vì vậy, Kiều-thi-ca, ông hãy đọc tụng kinh này; phân biệt, quảng diễn cho chư thiên cõi trời Tam thập tam.»

Thế Tôn lại nói với A-nan: 

«Ngươi cũng hãy thọ trì đọc tụng kinh này và diễn nói rộng cho bốn chúng

 Bấy giờ Đế Thích bạch Phật

«Bạch Thế Tôn, phải gọi kinh này tên là gì? Và phụng trì như thế nào?»

Phật bảo Đế Thích

«Kinh này thành tựu vô lượng vô biên công đức. Hết thảy Thanh vănDuyên giác đều không thể quán sát và thấy biết một cách rốt ráo. Kiều-thi-ca, nên biết rằng kinh này vi diệu sâu thẳm, là tụ công đức lớn. Nay Ta sẽ lược cho các ngươi biết danh hiệu. Hãy lắng nghe, hãy lắng nghe, hãy khéo suy nghiệm.»

Bấy giờ Đế Thíchtrưởng lão A-nan bạch Phật rằng: 

«Lành thay! Thế Tôn, kính vâng lời dạy.»

Phật nói: 

«Kinh này có tên là ‹Tán thán công đức đệ nhất nghĩa chân thật của Như Lai›,[687] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Bất tư nghị đại thọ›,[688] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Đại nguyện bao gồm hết thảy nguyện›,[689] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết sự nhiếp thọ chánh pháp bất tư nghì›,[690] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết sự nhập Nhất thừa›,[691] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Vô biên Thánh đế›,[692] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Như Lai tạng›,[693] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Pháp thân›,[694] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết Chân thật bị che lấp bởi nghĩa Không›,[695] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về Một Đế›,[696] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về một sở y an ổn thường trụ›,[697] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về điên đảo và chân thật›,[698] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về tự tánh thanh tịnh tâm bị che lấp›,[699] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về con chân thật của Như Lai›,[700] hãy như vậy mà thọ trì. Là ‹Thuyết về tiếng rống sư tử của Thắng Man phu nhân›,[701] hãy như vậy mà thọ trì.» 

«Lại nữa, Kiều-thi-ca, những gì kinh này nói, đoạn trừ hết thảy nghi hoặc, quyết định liễu nghĩa,[702] vào nhất thừa đạo. Kiều-thi-ca, nay Ta đem kinh ‹Thắng Man sư tử hống› này mà phó chúc cho ông, trong thời gian Chánh pháp còn tồn tại, hãy thọ trì đọc tụng, phân biệt diễn rộng.»

ĐĐế Thích bạch Phật

«Lành thay, Thế Tôn, con cúi đầu vâng lãnh Tôn giáo

Bấy giờ Thiên đế Thích, trưởng lão A-nan cùng với đại hội Trời, Người, A-tu-la, Càn-thát-ba, sau khi nghe những lời Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59334)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: