Thư Viện Hoa Sen

Phẩm 15 Tùng Địa Dũng Xuất

25/09/201112:00 SA(Xem: 8962)
Phẩm 15 Tùng Địa Dũng Xuất

LƯỢC GIẢI KINH PHÁP HOA 
Hòa Thượng Thích Trí Quảng
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam - TP. Hồ Chí Minh 2011

Phẩm 15

TÙNG ĐỊA DŨNG XUẤT

I. LƯỢC VĂN KINH

Lúc bấy giờ, Bồ tát từ phương khác đông vô số chắp tay xin Phật cho các Ngài giữ gìn, đọc tụng, biên chép, cúng dường và giảng nói kinh Pháp HoaTa bà sau khi Như Lai diệt độ. Đức Phật không chấp thuận lời thỉnh cầu này, vì ở Ta bàvô số Bồ tát có khả năng làm việc ấy.

Khi Phật nói lời này, đất của 3.000 đại thiên quốc độ đều rúng nứt và vô lượng Bồ tát đồng thời xuất hiện. Các Bồ tát này thân sắc vàng ròng đủ 32 tướng tốt, trụ trong hư không ở hạ phương nghe tiếng Phật Thích Ca, nên hiện lên. Các Bồ tát ấy đến đảnh lễ tháp báu và các phân thân Phật, rồi chắp tay chiêm ngưỡng Phật Đa Bảo và Đức Thích Ca.

Từ lúc các Bồ tát này xuất hiện cho đến khi đảnh lễ trải qua 50 tiểu kiếp. Nhưng nhờ sức thần của Phật, đại chúng thấy như nửa ngày và thấy các Bồ tát đầy khắp hư không, trong ấy có bốn vị đứng đầu là Thượng Hạnh, Vô Biên Hạnh, Tịnh Hạnh, An Lập Hạnh.

Bồ tát Di Lặc và 8.000 hằng sa Bồ tát trong pháp hội đều ngạc nhiên về sự hiện hữu của vô số Bồ tát từ đất vọt lên. Bồ tát Di Lặc đại diện tất cả hỏi Phật rằng các Bồ tát này từ đâu đến và đến để làm gì. Ai là người thuyết pháp giáo hóa các Ngài, các Ngài tu hành theo kinh nào mà có thần thông như vậy.

Đức Thích Ca cho biết những Bồ tát này do chính Ngài giáo hóa sau khi đắc Vô thượng chánh đẳng giác. Các vị này thường ở nơi vắng lặng, siêng tu tinh tấn cầu Vô thượng huệ.

Bồ tát Di Lặc nghi ngờ, liền bạch Phật : “Các Bồ tát này là người đã trồng căn lành ở vô lượng vô biên Phật trong trăm ngàn muôn ức kiếp mới được thần thông lớn như thế. Vậy mà Đức Thế Tôn từ khi thành Vô thượng chánh đẳng giác đến nay hơn 40 năm, làm thế nào trong thời gian ngắn, Thế Tôn có thể giáo hóa các Bồ tát này được. Riêng chúng con hoàn toàn tin Phật không bao giờ nói sai. Nhưng xin Ngài vì những Bồ tát mới phát tâm tu hành sau khi Phật diệt độ mà giải thích cho họ khỏi đọa vào đường ác”.

II. GIẢI THÍCH

Kinh Pháp Hoa chia làm hai phần, từ phẩm 1 đến phẩm 14 là nhơn môn hay tích môn, từ phẩm 15 đến phẩm 28 là quả môn hay bổn môn. Đứng về nhơn địa tu hành nên gọi là nhơn môn và đứng về mặt thị hiện ra đời còn để lại dấu vết gọi là tích môn.

Sự thật Đức Phật thành Phật từ ngũ bách ức trần kiếp là bổn Phật hay bổn môn của thế giới siêu thực. Trung tâm điểm của phần bổn môn nằm ở phẩm Như Lai thọ lượng. Trước khi nói về Như Lai thọ lượng, một vấn đề chính yếu của bộ kinh Pháp Hoa, chúng ta thấy có phần mở đầu mà Ngài Nhật Liên gọi là phần cánh cửa hé mở trước, bắt đầu từ phẩm 10 đến phẩm 15.

Khởi đầu từ phẩm 10 với ba pháp quan trọng : nhà Như Lai, áo Như Lai, tòa Như Lai, nghĩa là điều kiện tiên quyết hành giả muốn nghe Pháp Hoa, thấy được Như Lai phải xa rời trần cấu, phiền não, nhiễm ô không còn chi phối tâm, chứng được Bát Nhã an trụ pháp KHÔNG.

Từ pháp KHÔNG, phát tâm từ, tình thương của hành giả bao phủ muôn loài. Dưới mắt hành giả, không có người xấu, mọi người đều là Như Lai. Hành giả, Như Laichúng sanh, cả ba là một, đều thông nhau dưới dạng thể tánh. Đạt được phương tiện cần thiết ban đầu này, tháp Đa Bảo mới xuất hiện. Tháp Đa Bảo tiêu biểu cho Báo thân Phật hay phước đức trí tuệ do tu tập tích lũy nhiều đời. Từ đó hành giả hình thành được thế giới Phật, một thế giới bình đẳng tuyệt đối.

Từ pháp KHÔNG, ta rớt vào thế giới này, thì hiện tượng đổi khác, đất bằng lưu ly, mọi việc trên cuộc đời không còn chướng ngại. Cửa thứ nhất là cửa KHÔNG và cửa thứ hai của thế giới Thật Báo do thành quả tu hành mà Đức Thích Ca đạt đượctác dụng vào xã hội hiện thực Ngài sống. Nếu kẹt ở tích môn, hành giả chỉ thấy phần hiện tượng trên cuộc đời. Nương theo sanh thân Phật hiện hữu trên cuộc đời mà tiến sâu vào Bồ tát tạng của Ngài với vô số phân thân Phật thuyết pháp mười phương. Thâm nhập được thế giới Thật Báo của Phật rồi, hành giả quan sát ngược lại những việc làm của Ngài ở Ta bà sẽ không ngạc nhiên hay thắc mắc về những thành quả phi thường mà Ngài đạt được.

Hiện cảnh Bảo Tháp xong, Phật nhắc nhở ai muốn thành Phật phải phát nguyện ngay. Lúc ấy, chúng hội đã bước vào pháp hội không trung, thấy được thành quả mới phát tâm tu hành. Đó là những Bồ tát sơ tâm phát nguyện hoằng truyền ở quốc độ khác và 80 hằng hà sa đại Bồ tát trụ ở quả vị bất thoái, tức Bồ tát từ đệ bát địa trở lên. Các Ngài đã thấy được Báo thân Phật mới phát nguyện giữ gìn kinh này ở Ta bà, không tiếc thân mạng.

Văn Thù Sư Lợi Bồ tát thấy ý nguyện kiên cố không sợ chết của các Bồ tát Báo thân rất tốt, nhưng không phải dễ làm và có phần nguy hiểm. Ngài liền đại diện chúng hội hỏi Phật về cách hoằng truyền kinh Pháp Hoa sau khi Như Lai diệt độ, nghĩa là làm thế nào thể hiện một cách sống giải thoát bất tử.

Đức Phật liền dạy bốn an lạc hạnh. Khi hành giả liều chết sẽ không thấy Phật, nhưng trở về trụ an lạc hạnh, chắc chắn sống được với Ngài. Những Bồ tát này nổi tiếng mười phương, dẫn đầu Bồ tát bất thoái chuyểnVăn Thù Sư Lợi. Các Ngài là Bồ tátthế giới Thật Báo trang nghiêm đã đạt được thành quả trên bước đường tu do cúng dường, thân cận các Đức Phật và trọn tu sáu pháp ba la mật, làm lợi ích cho trăm ngàn muôn ức chúng sanh. Điều này gợi nhắc chúng ta trên bước đường hành Bồ tát đạo, cần thể hiện việc tu hành bằng những hành động thực tiễn mang lợi ích cho mọi người.

Các Bồ tát bất thoái chuyển thị tùng Báo thân Phật từng giảng nói Pháp Hoa trong mười phương. Tuy các Ngài gặp khó khăn, nhưng đã thành tựu công đức trên cuộc đời và tròn đầy bốn pháp an lạc. Vì thế, các Ngài không còn gì phải sợ sệt và không chướng ngại nào có thể cản ngăn bước chân hành đạo của các Ngài. Nhờ đó các Ngài dũng mãnh phát nguyện hoằng truyền Pháp Hoa. Đối với hàng Bồ tát này, Phật mới triển khai Đức Phật thường trú và Pháp thân Bồ tát. Các Bồ tát thị tùng Báo thân Phật, đã hành đạo chung với Phật. Nhưng nay tại sao Phật không cần các Ngài và cho biếtTa bà có sáu vạn hằng hà sa Bồ tát sau khi Như Lai diệt độ sẽ giữ gìn kinh Pháp Hoa.

Các Bồ tát sanh ra hoang mang nghĩ rằng ở Ta bà chúng sanh hung dữ, các Ngài đến đây trợ giúp Phật khai hóa mà chẳng thấy Bồ tát nào, chỉ thấy những người ưa thích hơn thua, mắng chửi nhau. Nếu có, tại sao từ trước đến giờ các vị Bồ tát này không làm, các vị này ở đâu mà các Ngài không thấy. Đại diện cho hàng Bồ tát bất thoái chuyểnBồ tát Di Lặc cũng không thấy được Bồ tát tùng địa dũng xuất vì Ngài là Bồ tát Báo thân, nên không thể thấy Bồ tát Pháp thân.

Phật muốn triển khai Pháp thân Bồ tátPháp thân Phật cho hàng Bồ tát Báo thân, làm cho các Ngài thấy được Pháp thân bằng cách mở cửa cho thấy ở Ta bà có sáu vạn hằng hà sa Bồ tát tùng địa dũng xuất hay Bồ tát Pháp thân sau khi Như Lai diệt độ sẽ hoằng truyền kinh Pháp Hoa. Và phẩm Tùng địa dũng xuất mở ra cánh cửa sau cùng cho chúng hội bước vào thế giới chân thật. Phật vừa dứt lời, vô số Bồ tát tùng địa dũng xuất từ đất vọt lên. Các vị này thân sắc vàng, đầy đủ 32 tướng tốt tiêu biểu cho thân tâm hoàn toàn sạch nghiệp.

Bồ tát tùng địa dũng xuất hoàn toàn trong sạch không có tỳ vết vì sống trong Ta bà, chúng sanh lòng dạ hẹp hòi, ác độc, thích bươi móc chỉ trích. Muốn giáo hóa chúng, trong kinh ghi Bồ tát phải hoàn toàn thuần vàng, nghĩa là không có lỗi lầm, nhìn ở khía cạnh nào cũng thánh thiện, không phê phán được, mới đủ khả năngtư cách hành đạoTa bà.

Các Bồ tát bất thoái chuyển thị hiện mọi hình thức, được người thương nhưng cũng có người ghét nên còn có khuyết điểm. Trong khi Bồ tát tùng địa dũng xuất hoàn toàn thuần tịnh. Nhờ nhìn thấy đối tượng là những Bồ tát thuần vàng, thuần tịnh này mà các Bồ tát bất thoái chuyển điều chỉnh, gội rửa những sai lầm còn sót lại của họ.

Bồ tát tùng địa dũng xuất từ kẽ hở của mặt đất ở Ta bà trồi lên. Thế giới Ta bà nhằm chỉ cho thế giới tâm thức, hơn là thế giới hiện tượng của chúng ta sống. Ví dụ chúng ta sống chung nhau nhưng thù hận, tranh chấp, gây hấn với nhau thì đó là cảnh giới Ta bà. Trái lại, cùng sống hài hòa thanh thản an vui, ta đã tạo được thế giới tịnh lạc hay tịnh độ. Vì vậy tịnh hay uế đều tùy thuộc nơi chúng ta. Tâm đau khổ chắc chắn tạo thành thế giới đau khổ. Tuy nhiên ở điểm này, chúng ta không nên lầm với thế giới duy tâm.

Phật dạy thế giới hiện tượng muôn đời vẫn là hiện tượng, còn nguyên tố hình thành thế giới tốt hoặc xấu từ thời Phật Oai Âm Vương đến nay vẫn không thay đổi. Thí dụ nguyên tố tạo thành thế giới văn minh hàng ngàn năm trước vẫn có, nhưng vì không có người văn minh, nên không sử dụng được. Giống như thế giới Phật vẫn hằng hữu, nhưng phải đợi đến khi Đức Phật xuất hiện trên cuộc đời, chúng ta mới biết thế giới Phật.

Các Bồ tát nhờ tu chứng tròn đủ bốn an lạc hạnh, mới xé tung được bộ mặt trái của Ta bàchuyển đổi thế giới xấu xa này thành cảnh giới hoàn toàn tốt. Nói cách khác, chính ở ngay thế giới Ta bà xuất hiện các vị Bồ tát tùng địa dũng xuất, không phải Bồ tát nơi khác đến.

Phật cho biết khi Ngài thành tựu đạo Vô thượng chánh đẳng giác, đã giáo hóa các Bồ tát tùng địa dũng xuất tròn hạnh Bồ tát. Điều này khiến hằng hà sa Bồ tát bất thoái chuyển ngạc nhiên thêm. Vì trên thực tế Đức Phật thành Phật mới hơn 40 năm, còn các Bồ tát tùng địa dũng xuấtthân sắc vàng, đầy đủ 32 tướng, chắc chắn phải trồng căn lành từ nhiều đời ở các Đức Phật quá khứ, nên phải có quá trình tu hành lâu hơn.

Di Lặc Bồ tát đã từng trồng căn lành ở mười phương các Đức Phật quá khứ còn chưa có thân sắc vàng. Làm sao mới hơn 40 năm, Phật có thể giáo hóa những vị này thuần thục giỏi đến độ những người này ở ngay trước mắt, mà các Bồ tát bất thoái chuyển không thấy. Các Ngài biết Phật không hư vọng nhưng vì sợ chúng sanh đời sau không tin được, nên xin Phật giải nói.

Điểm này lạ hơn các kinh khác chỉ nói cho chúng đương cơ, trong khi kinh Pháp Hoa thường nói vì chúng sanh đời sau. Căn cứ vào ý này, Ngài Nhật Liên cho rằng ngày nay chúng ta tu hành triển khai kinh Pháp Hoa là mô hình kiểu mẫu thích hợp nhất và đáp ứng được nhu cầu của thời đại chúng ta.

Đức Phật xác định các Bồ tát tùng địa dũng xuất do chính Ngài giáo hóa. Sự giáo hóa này cần được hiểu dưới dạng Pháp thân. Phần giáo hóa của Phật có hai : bổn môn và tích môn. Tích môn là những dấu vết mà Phật lưu lại trên cuộc đời có thể thấy biết suy nghĩ được, là phần hiện thực của chúng ta. Tuy nhiên, những gì thực dưới mắt ta lại là giả ảo đối với Phật và chư Bồ tát, vì nó không tồn tại vĩnh viễn, cái gì có sanh phải có diệt.

Đức Phật cũng vậy, Ngài hiện thân trên cuộc đời, mang xác thân hữu hạn, tất nhiên phải nhập diệt. Ngài mượn những cái không thật, trong kinh thường diễn tả giáo lý như ngón tay chỉ mặt trăng, hay tất cả việc làm của Phật nhằm giúp chúng ta thoát khỏi chấp trước.

Dưới kiến giải của phàm phu, thấy một sự thật đơn giảnĐức Phật xuất thân ở cung dòng họ Thích, xuất gia thành đạo dưới cội bồ đề. Và trong 40 năm thuyết pháp, Ngài giáo hóa với tư cách một người bình thường như bao nhiêu người khác. Nhưng nâng tầm nhìn lên một nấc, chúng ta sẽ thấy Phật là một người không giống như mọi người, nghĩa là thấy về Báo thân Phật.

Đối với người bình thườngmặt phải mặt trái, tức còn ở trong vòng tương đối. Riêng Đức Phật là người vẹn toàn. Ngài thản nhiên từ bỏ cuộc sống nhung lụa, xa rời những gì phàm phu ưa thích. Ngài không hưởng thụ cuộc sống vật chất đầy đủ. Suốt cuộc đời, Ngài thể hiện những việc người thường không làm được, nên mọi người xem Ngài là phi thường. Từ đó bắt đầu thuyết pháp giáo hóa, biến đổi hoàn toàn phong tục xã hội Ấn Độ, xóa bỏ truyền thống giai cấp thống trị của Bà la môn với lời khẳng định mọi người đều có khả năng thành Phật.

Chỉ dạy chân lý này xong, Phật thể hiện ngay điều đó bằng cách đưa người thấp nhất, dở nhất là ông Bàn Đặc đến quả vị La hán. Nghĩa là chứng minh được rằng giáo lý của Ngài có tác dụng tẩy sạch trần cấu trong tâm niệm, giúp chúng ta phát sinh trí tuệ, thấy được chân lý.

Từ Báo thân Phật, nâng tầm nhìn lên một lần nữa, sẽ thấy Pháp thân Phật. Qua tác dụng của Pháp thân, mọi việc của Phật ở thế gian thành tựu dễ dàng mà không cần làm. Sự giáo hóa của Đức Phật có chăng, chỉ có đối với chúng sanh cănhạ liệt. Còn các đệ tử lớn của Phật tự xếp đặt cuộc đời họ, không đợi Phật dạy. Có những người tu cao hơn, chưa bao giờ thấy Phật nhưng đã làm y như Phật gọi là cảm tâm, khi họ đạt đến trạng thái tiếp cận chân lý. Các Bồ tát lớn tuy Phật không dạy, việc làmsuy nghĩ của các Ngài vẫn tương ưng với Phật, được Phật gia bị vì các Ngài đã tiếp cận với Pháp thân Phật.

Với ba thân, Phật giáo hóa chúng sanh dưới ba dạng khác nhau. Ứng thân giáo hóa thể hiện bằng Đức Phật Thích Ca mang thân hữu hạn của con người giảng dạy các pháp nhận được bằng mắt thấy tai nghe. Báo thân giáo hóa với những tác động hoàn toàn vô hình, có quyến thuộcBồ tát bất thoái chuyển mười phương đến xin hoằng truyền kinh Pháp Hoa. Và Pháp thân giáo hóa hàng Bồ tát tùng địa dũng xuất mà chính Bồ tát Di Lặc cũng chưa biết. Từ Pháp thân Phật thông đồng với Pháp thân Bồ tát, tự nhiên thành tựu sự giáo hóa. Kinh diễn tả là Phật đã giáo hóa nhiều đời, hay giáo hóa dưới dạng bổn môn, không dạy mà tự biết.

Trong bổn môn cũng có hai phần : bổn nhơn và bổn quả. Ở tích môn, các Tỳ kheo đang tu nhơn và Phật là quả. Quả này là quả của con người hay Đức Phật của loài người trên thế gian.

Pháp thân Phật hay Bồ tát tùng địa dũng xuấtthế giới Thường Tịch Quang hoàn toàn tịch tĩnh, nơi đó các pháp thường tự vắng lặng. Trong thế giới này là bổn môn, thì bổn quả chỉ có Phật và Bồ tát tùng địa dũng xuất nhận biết được mà thôi.

Di Lặc Bồ tát còn không thấy được, huống chi là phàm phu chúng ta. Mặc dù không thấy, nhưng chúng ta cảm nhận được Pháp thân Ngài. Thật vậy, theo suy nghĩ thông thường sau khi Như Lai diệt độ, mọi người chúng ta khó an lành. Khả dĩ còn tu được chăng, chỉ trong khoảng 500 năm sau khi Phật diệt độ mà thôi.

Tuy nhiên trên thực tế, chúng ta thấy ngược lại. 600 năm sau Phật diệt độ, có Long Thọ Bồ tát ra đời triển khai Pháp thân thường trú. Và càng sống cách xa Phật, sự hiện hữu của Pháp thân thường trú càng sáng tỏ với chúng ta hơn, đúng như lời Tổ nói : “Cận nhi bất kiến, viễn nhi tự thông”.

Nhất là ngày nay chúng ta cách Phật hơn 2.000 năm, một khoảng cách thời gian quá dài sau khi Phật diệt độ. Ai cũng nghĩ rằng chánh pháp không còn tồn tại. Thế mà chúng ta vẫn an nhiên tu tập trong pháp hội của Đức Phật một cách thanh thản kỳ diệu, nói lên được sự hằng hữu của Pháp thân thường trú đang bao bọc chúng ta. Chỉ vì chúng ta mang thân ngũ uẩn tràn đầy phiền não, bị chấp trước bao vây trói buộc quá chặt, che mờ trí tuệ, nên không nhận biết được Pháp thân bất sanh bất diệt của Phật.

Nếu khôngPháp thân Ngài che chở, chúng ta không thể nào tu hành được trong đời ngũ trược ác thế đầy sóng gió này. Và Bồ tát tùng địa dũng xuất bấy giờ không ai khác hơn là chính chúng ta. Chúng ta là người nhận di chúc đức Phật hoằng truyền kinh Pháp Hoa trong thời mạt pháp. Bao lâu chúng ta còn hòa hợp an ổn tu hành trên cuộc đời, Phật vẫn xem chúng tabiểu tượng của thế gian tướng thường trụ.

Chúng ta và thường trú Pháp thân là một, không phải hai. Khi phát tâm, chúng ta liền biến thành Pháp thân Phật. Về điểm này cần nhận định rõ “chúng ta” này ở dạng Pháp thân hay bản thể, không phải chúng ta bằng con người đang mang thân sanh diệt.

Nếu tự nhìn thấy thân phàm của chúng ta ở trên hiện tượng giới là Bồ tát tùng địa dũng xuất thật, hành giả đã rời bản thể thanh tịnh rớt qua vọng tưởng điên đảo, phạm tội đại vọng ngữ, đọa vào hạng tăng thượng mạn.

Hành giả muốn thâm nhập vào thế giới của Bồ tát tùng địa dũng xuất, phải trải qua quá trình tu hành bước theo chân Phật qua ba cảnh giới khác nhau từ thấp tiến dần lên cao. Khởi đầu ở thế giới phàm phu với một Đức Phật Thích Ca mang sanh thân y như mọi người, Ngài đưa chúng hội vào thế giới thứ hai kỳ diệu là Thật Báo trang nghiêm độ, được hiển bày trong phẩm Hiện Bảo Tháp. Và đến phẩm Tùng địa dũng xuất, Phật mới mở ra thế giới chân thật thứ ba. Mục tiêu ra đời của Phật cũng nhằm giới thiệu thế giới bất sanh bất diệt này vậy.

Dưới dạng thể tánh của sự vật, dù ở nơi nào cũng như nhau, Ta bàTịnh độ là một. Vì vậy, thế giới bất sanh bất diệt này không tìm thấy ở nơi xa xôi nào khác, mà nằm ngay ở thế giới Ta bà.

Thế giới chúng sanhnghiệp chướng phiền não tràn đầy gọi là Ta bà đau khổ. Nhưng Phật từ thế giới chân thật hiện thân trên thế gian, Ngài vẫn hoàn toàn tự tại bình ổn. Với tri kiến như thật, Phật thấy rõ quá trình trôi lăn vô tận của chúng sanh. Từ bản thể chúng ta mê thiếp, sanh lên cuộc đời, bước vào thế giới hiện tượng. Và khi chết, lại trở về với bản thể. Cứ như vậy mà thay hình đổi dạng trong sáu nẻo luân hồi.

Các Bồ tát đối mặt với đời và nhận chân được sự thật của cuộc đời do mộng mà có, điên đảo vọng tưởng mà sanh. Các Ngài sống với tâm thức bao la, không bị phiền não nhiễm ô chi phối. Từ tùng địa dũng xuất, tức từ quả môn, thấy được sự thật của sự vật, các Ngài trở lại, hiện thân vào cuộc đời làm lợi lạc cho quần sanh. Vì vậy đối với các Ngài, Ta bàTịnh độ, hay Ta bàTịnh độ không khác gì hai mặt của bàn tay.

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59335)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: