- Lời Người Dịch
- Lời Dẫn Tựa Pháp Hoa Đề Cương
- Tựa Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Chỉ Đề Cương Kinh Diệu Pháp Liên Hoa
- Tổng Nêu Pháp Dụ Và Đề Mục Của Kinh
- Tổng Nêu Nhân Do Tôn Chỉ Khai Thị Ngộ Nhập
- Nêu Rõ Diệu Lý Theo Mỗi Phẩm Trong Kinh Phân Giải
- Phẩm Phương Tiện, Thí Dụ, Tín Giải Và Thọ Ký
- Phẩm Dược Thảo Dụ Và Hoá Thành Dụ
- Phẩm Ngũ Bá Đệ Tử Thọ Ký, Thọ Học Vô Học Nhân Ký Và Phẩm Pháp Sư
- Phẩm Hiện Bảo Tháp
- Phẩm Đề Bà Đạt Đa
- Phẩm Trì, Phẩm An Lạc Hạnh, Phẩm Tùng Địa Dũng Xuất
- Phẩm Như Lai Thọ Lượng, Phẩm Phân Biệt Công Đức, Tuỳ Hỷ Công Đức Và Pháp Sư Công Đức
- Phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát, Phẩm Như Lai Thần Lực Và Phẩm Chúc Lụy Và Phẩm Dược Vương Bồ Tát Bản Sự
- Phẩm Diệu Âm Bồ Tát, Phẩm Quán Thế Âm Bồ Tát Phổ Môn, Phẩm Đà La Ni
- Phẩm Diệu Trang Nghiêm Vương Bản Sự, Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Khuyến Phát
- Bạt Dẫn Đề Mục Đàu Kinh
- Chỉ Thẳng Diệu Nghĩa Của 14 Chữ Toát Yếu
PHÁP HOA ĐỀ CƯƠNG
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA
Hòa Thượng Thanh Đàm
Chùa Bích Động, Ninh Bình 1820
Việt Dịch: Thích Nhật Quang - Tu Viện Chân Không 1973
PHẨM ĐỀ-BÀ-ĐẠT-ĐA
Phẩm Đề-bà-đạt-đa, là chỉ cho người tu hành đã ngộ tâm Diệu liên hoa. Lúc muốn tu tiến phải như đức Thế Tôn, trong tâm chỉ còn Diệu pháp, cởi bỏ mọi yêu thích, quên mất nỗi nhọc nhằn, sấn tới trong gian lao, và nhẫn nhục phát tinh tấn lớn, mong mỏi đến thành Phật mới thôi.
x
Người xưa nói: “Thấy người hiền, nghĩ rằng ta sẽ được như họ, thấy kẻ ác, trong tâm hãy tự tỉnh lấy !”.Nhưng trong tiết này, là trưng biểu lìa tướng ngã, xả sân hận, kiêu mạn, giải đãi... Chính cái tâm hay xả ấy, bèn thành hạt giống trí tuệ, nên rồi Đề-bà cũng sẽ làm Phật. Đến như việc Long nữ thành Phật, lý cũng rất u huyền.Xét ra, vì nhiều tham dục, nên phải đọa vào loài súc sanh, mà rồng là loài có ưu thắng hơn các loài khác. Hơn thế nữa, đã thọ thân cái trong loài rồng, thì tâm ngu si, tham dục kia, hẳn lớn không gì hơn. Thế mà được đức Văn Thù giáo hóa cũng có thể làm Phật. Bởi Văn Thù là tượng trưng cho hạt giống trí tuệ. Bảo rằng, kia tuy thọ thân rồng cái, mà cũng hàm chứa hạt giống trí tuệ. Kia, sau khi cởi viên bảo châu dâng lên đức Phật, là trưng biểuđã xa lìa tâm tham dục, gìn giữ tâm trí tuệ. Liền chuyển nữ thân thành tướng nam tử, đó là trưng biểu cho tâm bỏ tham dục, liền thành giống trí Bồ-đề. Qua phương nam, nơi cõi Vô Cấu liền thành Chánh giác. Phương nam tức tâm địa rỗng sáng. Vô Cấu tức sạch trong. Liền thành Chánh giác tức chỉ cho đã ngộ đạt tâm châu, xưa nay rỗng rang sáng suốt, trong sạch, bèn chóng vượt hành tướng của ba thừa bốn quả, tiến thẳng vào chân tế, thì làm sao nghiệp báo của sáu đường mà có thể trói buộc được ư ?
x
Tổ sư Vĩnh Gia nói:Chứng thật tướng, không nhân pháp,Sát-na diệt hết nghiệp A-tỳ.Bởi văn tiết của kinh này, nhằm bày tỏ tất cả chúng sanh trong ba cõi, bốn loài, sáu ngả, đều có Phật tánh. Chỉ vì theo nghiệp thức mà bị trôi lăn trong sáu ngả. Nếu gặp duyên phát giác, được nghe kinh điển Pháp Hoa, thấy được tâm xưa nay trong sạch, liền khi ấy chuyển tham sân si thành Giới Định Tuệ. Thế nào mà chẳng có thể chóng làm Phật ?
x
Kệ rằng:
x
Thế Tôn đã từng làm quốc vương,
Vì đạo quên thân chẳng thể lường,
Hái trái cúng dường gìn Diệu pháp,
Lượm cây nấu nướng hiến tiên nhân,
Đành rành nhẫn nhục thành vô thượng,
Đề-đạt, thầy ta việc phi thường,
Long nữ cởi châu dâng đức Phật,
Ý lìa tham ái hộ châu vương.
Thế Tôn thường tác quốc vương sơ,
Vị đạo vong bì bất khả tư,
Thái quả cúng dường tồn Diệu pháp,
Thập tân thiết thực phụng A-tư [(1)] ,
Thử minh nhẫn nhục thành vô thượng,
Thùy tín Đề-bà thị ngã sư,
Long nữ xả châu trì thượng Phật,
Ý ly tham ái hộ châu ky
.[(1)] A-tư: Một vị tiên trưởng tên Vô Tỷ, tiền thân của Đề-bà-đạt-đa