Thư Viện Hoa Sen

Lời Giới Thiệu, Lời Dịch Giả, Lời Người Biên Soạn

26/05/201012:00 SA(Xem: 10932)
Lời Giới Thiệu, Lời Dịch Giả, Lời Người Biên Soạn

KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN
 Đại Sư Khuy Cơ biên soạn – Việt dịch: Cố Hòa thượng Thích Chân Thường 
Biên soạn: Giáo sư Trương Đình Nguyên – Tu chỉnh và hiệu đính: Tỳ kheo: Thích Đồng Bổn
Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, Hà Nội 2005

 

Lời Giới Thiệu

Một trong những bộ kinh quan trọng nhất của hệ tư tưởng Phật giáo Bắc truyền, không những có ảnh hưởng to lớn đối với tín đồ Phật giáo mà còn lôi cuốn được sự quan tâm của giới nghiên cứu, học giả Đông Tây, là Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Đây là bộ kinh ẩn chứa nhiều nghĩa lý sâu sắc, vượt tầm tư duysuy luận của đời thường. Để giúp mọi người có thể lãnh hội được triết lý cũng như tính thực tiển của nó, nhiều tác phẩm nghiên cứu, luận giải, trước tác rất công phu và có giá trị đã ra đời. Pháp Hoa Huyền Tán của Đại sư Khuy Cơ là một trong số ấy.

Ở Việt Nam, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc học và hành trì lời Phật dạy, vì đa số Phật tử theo truyền thống Bắc tông. Với tâm nguyện giúp đỡ Phật tử Việt Nam thực hành đúng tôn chỉmục đích của Pháp Hoa, Cố Hòa thượng Thích Chân Thường, một bậc cao tăng thạc đức, đặc biệt dành nhiều thời giantâm lực để chuyển dịch tác phẩm Pháp Hoa Huyền Tán từ chữ Hán ra chữ Việt. Tuy nhiên, do điều kiệnhoàn cảnh khách quan, bản dịch này chưa có nhân duyên ấn hành sâu rộng

Để hoàn thành tâm nguyện của bậc Tôn sư, hàng môn đồ pháp quyến của Cố Hoà thượng đã dày công biên tập, hiệu đínhkết hợp với Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam để in ấn tác phẩm nghiên cứugiá trị này.

Nay, chúng tôi kính giới thiệu đến chư Tăng Ni, Phật tử và các độc gỉa bộ Pháp Hoa Huyền Tán này.

Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam

 


Lời Dịch Giả 

Kinh Diệu Pháp Liên Hoabộ kinh đại thừa thậm thâm vi diệu của Phật giáo. Đã có nhiều bộ kinh sớ giải như :

Pháp Hoa Huyền Nghĩa của ngài Pháp Vân đời Lương.

Pháp Hoa Tam Đại Bộ của ngài Thiên Thai Trí Khải Đại sư đời Tùy.

Pháp Hoa Nghĩa SớPháp Hoa Huyền LuậnPháp Hoa Lược Sớ – Pháp Hoa Dụ Ý – Pháp Hoa Luận Sớ của ngài Gia Tường Đại sư Cát Tạng đời Tùy.

Pháp Hoa Kinh Yếu Giải của ngài Giới Hoàn đời Tống.

Song đặc biệt vẫn là bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán của ngài Khuy CơTừ Ân Đại sư biên soạn đời Đường. Bộ kinh luận này gồm 10 quyển, mỗi quyển chia làm hai phần : Bản và Mạt. Nhằm giải thích ý nghĩa thậm thâm vi diệu của bộ kinh đại thừa Diệu Pháp Liên Hoa

Trong phẩm Pháp Sư, đức Phật dạy rằng : “Này Dược Vương ! Kinh điển của ta nói nhiều vô lượng nghìn muôn ức, đã nói, đương nói, sẽ nói mà trong đó Kinh Pháp Hoa rất là khó tin, khó hiểu… Sau khi Như Lai diệt độ người nào có thể biên chép, thụ trì đọc tụng cúng dàng, vì người khác mà nói, thời được Như Lai lấy y trùm cho, lại được các đức Phật hiện tại ở phương khác hộ niệm cho. Người đó có sức tin lớn, sức trí nguyện và sức căn lành, phải biết người đó cùng Như Lai ở chung, được Như Lai lấy tay xoa đầu”.

Nhận thấy lợi ích lớn lao như vậy, tôi không quản tài sơ trí hẹp, thành tâm phiên dịch bộ kinh này ra nghĩa tiếng Việt với bản nguyện “Phục vụ chúng sinh tức cúng dàng chư Phật”. Trong khi phiên dịch chắc chắn có nhiều phần khiếm khuyết, kính mong các bậc cao minhthiện tri thức từ bi hoan hỷ phủ chính cho.

Champigny, mùa Phật đản năm Quý Dậu

Phật lịch 2537
Tỳ Kheo Chân Thường khể thủ

 

 

MẤY LỜI GIỚI THIỆU VỀ TÁC GIẢ TÁC PHẨM
KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA HUYỀN TÁN

Bộ Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán này là do Đại sư Khuy Cơ đời Đường biên soạn ra. Đại sư vốn tục danh là Uất Trì Hồng Đạo, người ở Trường An (nay thuộc thành phố Tây An, Thiểm Tây, Trung Quốc), xuất gia làm đệ tử ngài Huyền Trang (tục gọi là Đường Tam Tạng), theo học tông chỉ của Du Già, Duy Thức.

Ngài là bậc Cao Tăng, một vị đại Luận sư đã viết tất cả 100 bộ luận để giải thích kinh Phật, đặc biệtkinh điển đại thừa. Do vậy, Ngài được người đương thời gọi là Bách bản Luận sư. Trên đường vân du thuyết pháp, ngài thường dùng 3 cỗ xe, nên còn được gọi là Tam xa Pháp sư. Ngài đã từng theo ngài Huyền Trang dịch kinh tại Phiên Kinh viện ở chùa Từ Ân thuộc Trường An, ở đó ngài rất siêng trong công việc trước tác, dịch thuật.

Các tác phẩm của ngài từ đây truyền đi được gọi là Từ Ân giáo, sau được tôn là Pháp tướng – Hiển lý tông. Ngài đã viết sớ giải cho nhiều bộ kinh, như các Kinh Di Lặc Thượng Sinh, Diệu Pháp Liên Hoa v.v… Sớ giải của Kinh Pháp Hoa chính là bộ sách Kinh Diệu Pháp Liên Hoa Huyền Tán này.

Sách này còn gọi là Pháp Hoa Huyền Tán, có chỗ còn gọi là Pháp Hoa Kinh Sớ, là một trong những bộ sớ giải quan trọng nhất, nổi tiếng nhất về Kinh Pháp Hoa. Mọi người học Phật điều biết Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, thường gọi tắc là Kinh Pháp Hoa, là một trong số kinh điển quan trọng nhất của Phật giáo đại thừa. Cho nên ở các nước theo Phật giáo đại thừa, ngoài việc phiên dịch kinh này ra ngôn ngữ bản quốc, các vị Cao Tăng thạc học đều viết các sách sớ giải về kinh này.

Để giải thích Kinh Pháp Hoa, ta thấy ngoài bộ Huyền Tán này, ở Trung Quốc còn có rất nhiều bộ luận sớ khác như Pháp Hoa Huyền Luận, Pháp Hoa Nghĩa Sớ của Cát Tạng đời Tùy, Pháp Hoa Huyền Nghĩa của Triù Khải đời Tùy, Pháp Hoa Kinh Hội Nghĩa của Trí Húc đời Minh v.v….

Việt Nam ta, ngoài bản diễn Nôm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh của ngài Huyền Cơ Thiện Giác, sách Pháp Hoa Quốc Ngữ Kinh của Lão Thiền Diệc Ngu ra, còn có một số sách sớ giải về Kinh Pháp Hoa như thời Minh Mạng triều Nguyễn có bộ Pháp Hoa Đề Cương của Minh Chính thuyền sư, hoặc như thời nay có Pháp Hoa Đề Cương Yếu Nghĩa của Hòa thượng Thích Từ Thông …

Các sách nói trên, mỗi bộ mỗi vẻ, đều nhằm giải thích Kinh Pháp Hoa, đều giúp cho việc tìm hiểu nghĩa lý sâu xa của bộ kinh này. Riêng bộ Pháp Hoa Huyền Tán của ngài Khuy Cơ (còn gọi là Đại sư Từ Ân) được coi là quan trọng bậc nhất, bởi lẽ sách này ngoài việc nêu ra các nghĩa lý tinh yếu của Kinh Pháp Hoa, còn giải thích cặn kẽ đến từng câu từng chữ của kinh này thông qua bản Hán dịch, đồng thời còn giải thích văn tự của bản Hán dịch. Pháp Hoa Huyền Tán còn chỉ ra một số từ dịch sai so với nguyên bản gốc Phạm. Có thể nói những ai muốn hiểu thấu nghĩa lý thâm diệu của Pháp Hoa, không thể không đọc sách này.

Sách này chia thành 10 quyển. Mỗi quyển lại chia thành hai phần : Bản và Mạt (trước, sau). Về bố cục, sách này đại thể có thể chia làm hai phần : 

• Phần đầu tác giả giải thích một cách tổng quát về Kinh Pháp Hoa từ tên gọi, tông chỉ của bộ kinh này cho đến tính xác tín và vị trí của kinh này trong Phật giáo đại thừa.

• Phần sau tác giả giải thích kinh văn lần lượt từng phẩm theo thứ tự sắp xếp trong Kinh.

Khi giải thích mỗi phẩm, đầu tiên tác giả cũng nêu lên và giải quyết các vấn đềtính chất tổng quát của phẩm đó, theo phương pháptác giả đặt tên là :“Tam môn phân biệt”.

“Tam môn phân biệt” nhằm giải quyết 3 vấn đề :

1. Lai ý : dụng ý của phẩm đó, hoặc vì sao mà có phẩm đó.

2.Thích danh : giải thích tên gọi của phẩm đó, thông qua việc giải thích tên phẩm nêu lên nội dung cơ bản của phẩm đó.

3.Giải phương : giải đáp các thắc mắc quanh phẩm đó.

Sau phần này, tác giả lần lượt giải thích từng phần, từng đoạn, từng câu kinh văn trong phẩm, bằng cách đầu tiên dẫn kinh văn, sau đó giải thích. Khi dẫn kinh văn, để khỏi rườm rà tác giả chỉ nêu lên mấy chữ đầu và mấy chữ cuối của đoạn được dẫn, phần bị tỉnh lược ở giữa được thay bằng chữ “chí” (tới). Cách dẫn kinh cụ thể theo công thức sau : [-Kinh văn : “XXX” chí “XXX” ], X là chữ được dẫn.

Phần giải thích được mở đầu bằng : “Tán viết” (Tán rằng), cũng có khi được mở đầu bằng “Luận vân” (Luận rằng). Chính là qua phần giải thích này, mà người đọc có thể hiểu được ý nghĩa thâm diệu của Kinh Pháp Hoa.

Hơn nữa, qua phần giải thích này còn có thể giúp cho người tu Phật có được các tri thức phong phú về Phật giáo đại thừa, vì trong phần này tác giả đã viện dẫn rất nhiều kinh điển đại thừa.

Đối với người tu Phật, bộ Pháp Hoa Huyền Tán này có thể coi là bộ sách giáo khoa về Kinh Pháp Hoa, về Phật giáo đại thừa. Đối với người giảng kinh, có thể coi đây là bộ giáo án quý báu để giảng kinh này. Đối với người nghiên cứu, có thể coi đây là bộ sách tham khảo rất có giá trị. Tóm lại, nói theo ngôn ngữ của nhà Phật, bộ sách này đem lại lợi ích to lớn trong việc hoằng pháp lợi sinh.

Chính vì nhận thấy ý nghĩa hoằng pháp vô cùng to lớn của bộ Pháp Hoa Huyền Tán này, mà cố Hòa thượng Thích Chân Thường, một vị chân tu có nhiều công đức trong sự nghiệp hoằng dương Phật pháp, người đã từng phiên dịch, tổ chức phiên dịch ấn tống nhiều bộ kinh điển nhà Phật, cũng là người sau khi đã làm nhiều công đức hoằng pháp tại quê hương lại cùng một số Cao Tăng Việt Nam khá,c đem Phật giáo sang truyền bá tại Châu Âu và là người xây dựng lên chùa Quan Âm ngay tại Paris, thủ đô nước Pháp.

Khi còn tại thế, Ngài đã từng có tâm nguyện tha thiết là muốn phiên dịch và ấn tống bộ sách này để lợi lạc quần sinh. tiếc thay công việc chưa xong thì người đã vội về cõi Phật. Nay các Pháp tử, Pháp tôn cùng Pháp quyến của người, tuân theo lời di huấn của người, đã nối tiếp và hoàn thành công việc to lớn khó khăn đang còn dang dở đó của người. Công quả ấy đã viên thành, người ở cõi Cực Lạc hẳn đã mãn nguyện.

Tôi là người từ lâu đã để tâm vào việc nghiêm cứu Phật học, đã từng được đọc sách này, nay lại được may mắn là người đầu tiên được đọc bản thảo bản dịch ra tiếng Việt. Tôi vô cùng tán thán công đức to lớn của cố Hòa thượng Chân Thường và những vị nối chí người bởi lẽ phiên dịch, tổ chức phiên dịch, ấn tống bộ sách này là một công việc vô cùng to lớn vô cùng khó khăn. (To lớn vì sách này rất đồ sộ, gần bằng nửa bộ Sử Ký của Tư Mã Thiên, việc biên dịch in ấn phải tốn nhiều sức người, sức của. Khó khăn vì ngôn ngữ văn bản rất khó, phạm vi tri thức Phật họctác giả đề cập đến, hoặc viện dẫn từ Kinh Luật Luận rất rộng). Vậy mà nay công việc ấy đã được hoàn thành.

Tuy nhiên, tôi thiển nghĩ cũng như mọi công việc to lớn khác trong thiên hạ, việc phiên dịch in ấn bộ sách lớn như thế này dù đã hoàn thành song khó có thể nói là đã “Vạn vô nhất thất”. Những mong đọc giả đọc bản dịch sách này với thiện tâm tùy hỉ sẽ góp phần giúp cho bản dịch sách này được hoàn thiện hơn, bởi lẽ bất cứ một sự hoàn thành nào đó đều chỉ là tương đối, cũng như trong kinh Dịch, sau quẻ Ký tế áp cuối tượng trưng cho sự hoàn thành, đến quẻ Vị tế là quẻ cuối cùng tượng trưng cho sự vẫn chưa hoàn thành.

Hà nội, ngày 2 tháng 9 năm 1995
Giáo sư Trương Đình Nguyên

 

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: