Lời Nói Đầu Của Dịch Giả

01/06/201012:00 SA(Xem: 14126)
Lời Nói Đầu Của Dịch Giả

KIM CƯƠNG KINH GIẢNG NGHĨA 
 Người giảng: GIANG VỊ NÔNG Cư Sĩ
Người dịch: ĐỒ NAM Lão nhân

 

Lời Nói Đầu Của Dịch Giả 

Kinh Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật là một bộ kinh hoằng dương rất thịnh, phổ biến rất rộng trong các kinh điển đại thừa. Từ xưa đến nay không những các vị tăng trụ trì ở nơi chùa chiền, am viện đều tụng hằng ngày, mà ngay đến các thiện nam tín nữ, bạch y cư sĩ cũng lấy cuốn kinh nầy làm công khóa để tụng đọc. Ngặt vì nghĩa lý của bát nhã rất sâu kín, rất nhiệm mầu, mà lời Phật thuyết trong kinh thì lại rất ngắn, rất gọn, nên kẻ tụng đọc, nghiên cứu kinh nầy, muốn hiểu rõ nghĩa lý thật rất khó. Tuy lâu nay cũng đã có nhiều vị thiện tri thức phiên dịch tác phẩm của các vị tổ giải nghĩa kinh Kim Cương, nhưng kẻ bất tuệ nầy nhận thấy những cuốn đã xuất bản gần đây vẫn còn chưa đủ để làm sáng tỏ hết nghĩa lý bát nhã. May thay! Kẻ bất tuệ nầy nhờ thiện duyên từ vô lượng kiếp được đọc cuốn : Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh giảng nghĩa của Giang Vị Nông cư sĩ. Giang Vị Nông Cư sĩ là người đã từng tụng kinh Kim Cương hơn 40 năm, và từng dự những pháp hội thân nghe các vị đại đức hòa thượng hiện đại như Đế-Nhàn pháp sư, Đạm-Hư đại sư v. v... giảng kinh Kim Cương và các kinh đại thừa khác. Rồi lại chuyên chí vùi đầu trong bộ Đại-Tạng-Kinh, sư tầm khảo cứu bao nhiêu những cuốn sớ-sao, chú-thích kinh Kim Cương của các vị đại bồ tát, và tổ sư đời xưa để lại, đem những câu văn và nghĩa lý ra so sánh cân nhắc, dùng phương pháp quán-chiếu, lựa lọc những tinh nghĩa trong đó, dung hợp lại, rồi đem ra giảng trở lại cho các đạo hữu ở thành phố Thượng Hải nghe trong khoảng mấy năm, lại được các đạo hữu ghi chép những lời giảng nầy thành sách. 

Sau khi Giang Vị Nông cư sĩ viên tịch, cuốn Kim Cương Bát Nhã Ba La Mật kinh giảng nghĩa nầy được xuất bản tại Thượng Hải, rồi từ đó tái bản nhiều lần ở Đài Loan. Sau lại đem sang Mã Lai Á được 9 vị trong mấy gia đình hiện đang doanh nghiệp tại đây phát tâm ấn tống 5. 000 cuốn. Đây là lần tái bản thứ 7, tính chung trước sau số in ra lên đến hơn 20.000 cuốn. Tôi may mắn được một cuốn, trong khi tu học nhận thấy trong cuốn nầy những lời của Giang Vị Nông cư sĩ giảng rất phong phú, hay khéo, khảo đính rất tường tận rộng rãi, thuyết lý rất tinh nghiêm, thật là bổ ích rất lớn cho sự học hỏi tu hành của hàng phật tử chúng ta chẳng kể tăng hay tục, nên phát nguyện phiên dịch ra Việt văn, mong cống hiến cho các đạo hữu thiếu phương tiện đọc kinh điển chữ Hán dùng cuốn nầy để học hỏi nghiên cứu thêm. Kẻ bất tuệ nầy học thiển tài sơ, nên lời dịch có chỗ nào chưa ổn thỏa, hoặc còn sơ sót sai lầm, kính xin các vị thiện tri thức hoan hỉ tha thứ và chỉ giáo cho. 

Viết tại Saigon ngày đầu xuân năm Nhâm – Tý (1972)

 ĐỒ NAM Lão nhân kính đề.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58777)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :