Lời Nói Đầu

08/06/201012:00 SA(Xem: 9787)
Lời Nói Đầu

ĐƯỜNG TU KHÔNG HAI
KINH DUY MA CẬT GIẢNG LUẬN
Minh Tâm
Nhà Xuất Bản Thanh Văn - USA 1991

 

LỜI NÓI ĐẦU

Lịch sử truyền bá tư tưởng Phật Giáo thường được chia làm ba thời kỳ:

1) Thời Nguyên Thủy: Đức Phật Thích Ca còn tại thế, Ngài cùng các đệ tử đi truyền Đạo rộng rãi khắp nơi, từ thành thị đến nông thôn, núi rừng đồng ruộng, đem Pháp mầu giáo hóa chúng sinh; giáo lý của Ngài chỉ có một vị là đem lại sự giác ngộgiải thoát cho những người nào nghe theo và thực hành. Ngài rất hoạt động, đi vào cuộc đời để cứu độ đời.

2) Thời các bộ phái: Thời kỳ này còn được gọi là Phật Giáo Tiểu Thừa hoặc Nam Tông. Đức Phật đã nhập Niết Bàn, các đại đệ tử của Ngài cũng lần lượt từ trần, tinh thần nhập thế cứu độ chúng sinh không còn được thi hành tích cực, mà các vị tu sĩ Phật Giáo chỉ đề cao công đức xuất gia, ẩn tu trong núi rừng, tìm đường giải thoát cho chính mình mà thôi. Phật Giáo chia ra làm nhiều bộ phái, mỗi bộ phái giảng giải lời Phật hoặc các giới luật theo ý của vị Trưởng Lão cầm đầu bộ phái, phát sinh những ý kiến bất đồng. Chí hướng của người tu theo Phật Giáo của thời kỳ này là tự lợi, tự giác, xa lánh cuộc đời tội lỗi xấu xa, tìm sự giải thoát cho riêng mình, mục đích cao tột là đạt quả vị A La Hán, hưởng thú vui Niết Bàn, ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Các Phật Tử tại gia được dạy bảo nên cầu phước báo cõi Trờicõi người, bằng cách cúng dường chư Tăng, làm lành lánh dữ, mà không có ý mong cầu xuất thế, đạt tới những gì cao siêu huyền diệu.

3) Thời phát triển của Đại Thừa, còn gọi là Phật Giáo Bắc Tông: Tinh thần hoạt động của Phật Giáo Nguyên Thủy được phục hưng, đề cao và vận động phong trào học Phật, tu Phật, khuyến khích cả hai giới xuất giatại gia thực hành Bồ Tát Đạo. Tư tưởng cấp tiến này đem lại một luồng gió mới, chủ trương đem Phật Pháp vào thế gian, tìm sự giác ngộgiải thoát ở ngay cuộc đời này; người xuất gia cũng như tại gia có bổn phận tự lợi rồi lợi tha, tự giác rồi giác tha, vì tất cả chúng sinh đều có liên hệ mật thiết với nhau, dính chùm với nhau, không thể tách rời ra được. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có khả năng thành Phật, vậy phải đem Đạo vào đời, người tu hành không lìa đời mà tìm thấy giác ngộ, còn chúng sinh đau khổ thì Bồ Tát còn phải ở đời để tìm cách cứu độ, mà không được vui hưởng Niết Bàn riêng mình.

Kinh Duy Ma Cật được phát hiện và truyền bá rộng rãi trong thời kỳ chuyển hướng tư tưởng từ thời kỳ các bộ phái sang thời kỳ phát triển Đại Thừa, chống tư tưởng yếm thế sợ vào đời dễ bị động tâm của các Tỳ Kheo chỉ mong tự lợi tự giác, rút vào rừng sâu, mà Kinh này chủ trương nhập thế, tích cực vào đời, ở đâu tu cũng được, ở chùa, ở nhà, ở rừng, ở ruộng, nơi nào cũng là đạo tràng thanh tịnh, miễn là TÂM THANH TỊNH thì quốc độ tịnh, hoàn cảnh nào tu cũng được, giàu nghèo, sang hèn, nam nữ, già trẻ, .... ai cũng tu được, con đường giải thoát thênh thang rộng mở cho người có chí muốn tu, con đường tu hạnh Bồ Tát lợi tha chung cho cả hai giới xuất giatại gia, mà giới tại gia lại được tán thán hơn, vì có nhiều gia duyên ràng buộc mà vẫn tu được. Kinh này chủ trương chuyển Tâm chứ không chuyển Cảnh, Tâm tịnh thì cả thế giới thanh tịnh. Có lẽ từ bộ Kinh này mà người Việt Nam có câu:

Thứ nhất là tu tại gia,
Thứ nhì tu chợ, thứ ba tu chùa

Nhưng nói vậy không phải là chống đối, khinh thị lối tu xuất gia, mà chỉ muốn nhấn mạnh ở điểm là ở đâu tu cũng được, miễn là giữ tâm thanh tịnh, không để hoàn cảnh chi phối, tâm an thì thế giới bình, khi được giác ngộgiải thoát thì ai cũng bằng nhau, giống nhau, vì tất cả là một, Bất Nhị.

Kinh Duy Ma Cật được dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán, lưu truyền cho đến nay còn ba bộ:
1) Bộ thứ nhất được gọi là Phật Thuyết Duy Ma Cật Kinh, do Ngài Trí Khiêm đời Ngô dịch.
2) Bộ thứ hai được gọi là Duy Ma Cật Sở Thuyết Kinh hay Bất Khả Tư Nghị Giải Thoát Kinh, do Ngài Cưu Ma La Thập đời Diêu Tần dịch.
3) Bộ thứ ba được gọi là Thuyết Vô Cấu Xứng Kinh, do Ngài Huyền Trang đời Đường dịch.

Trong ba bản dịch trên, bản của Ngài Cưu Ma La Thập được phổ cập hơn cả, vì Ngài dịch rất sát nghĩa, văn chương trang trọng lưu loát sáng sủa như ngọc lưu ly, mỗi chữ mỗi câu như thêu hoa dệt gấm; ngoài giá trị của một pháp môn giải thoát siêu đẳng, bộ kinh này còn là một tác phẩm văn chương nổi danh trong rừng văn học Phật Giáo.

Bản của Ngài Cưu Ma La Thập được dịch nhiều lần sang chữ Việt, đáng lưu ý nhất là bản dịch của Thượng Tọa THÍCH HUỆ HƯNG xuất bản năm 1951 và đã được tái bản nhiều lần.
Nội dung Kinh này nói rõ cảnh giới của Đại Bồ Tát chứng nhập, hiển bày pháp môn Bất Nhị, phá trừ mọi chấp trước: có, không, thường, đoạn,... mục đích giáo hóa chúng sinh thoát khỏi triền phược khổ não, đồng hưởng an vui giải thoát. Muốn vậy, điều kiện đặc biệt là Tâm phải thanh tịnh, như trong Kinh nói: tùy Tâm thanh tịnhcõi Phật được thanh tịnh.

Nhân vật chính trong Kinh này là một cư sĩ tại gia tên là VIMALAKIRTI phiên âm là Duy Ma La Cật Lị Đế, gọi tắt là Duy Ma Cật.

Duy Ma La nghĩa là Tịnh, Vô Cấu, trong sạch. Cật Lị Đế nghĩa là danh tiếng lừng lẫy. Người ta hoặc dùng phiên âm Duy Ma Cật, hoặc dùng tên nghĩa Tịnh Danh hay Vô Cấu. Tịnh là sạch, không đóng bụi bẩn, vắng lặng không lay động. Về phương diện vật chất, tịnh được ví như ly nước trong sạch không có cặn, ánh sáng chiếu thông suốt qua không bị ngăn ngại. Về phương diện tâm linh, Tịnh là vắng lặng, an nhiên tự tại, tâm không vọng động không dấy khởi. Danh là tên, là phần tâm linh của các chúng sinh (Danh là phần tinh thần đối với Sắc là phần vật chất), là đức hạnh, đức tánh, công hạnh, công đức.

Hai chữ Tịnh và Danh thường đi đôi với chữ Thanh, hợp thành chữ kép Thanh Tịnh, Thanh Danh. Thanh Tịnh là trongsạch, không nhiễm ô, không vọng động. Thanh Danh là tên sạch, không nhuốm bẩn, người có Thanh Danh là người lương thiện lành tốt, đức hạnh trang nghiêm, không phạm lỗi lầm nhơ bẩn, không làm tội ác thấp hèn, ai cũng kính trọng

Danh hoặc phần Tâm linh chính là chỉ cái Tâm vô hình, vô tướng, bất cấu, bất tịnh, bất tăng, bất giảm, bao trùm cả ba lần ngàn đại thiên Thế Giới. Từ Tâm này phát sinh ra mọi sự mọi vật, và cũng chính là nơi cho mọi sự mọi vật trở về nguồn gốc căn bản, đó là lý Chân Không Diệu Hữu.

Cư sĩ Duy Ma Cật được đặt tên là Tịnh Danh hoặc Vô Cấu, vì Ngài đã lau sạch bụi trần, hết nhiễm ô. Đúng lý ra thì dùng một chữ Tâm hay chữ Danh là đủ, không cần thêm chữ Tịnh, vì đã là Chân Tâm thì bất cấu bất tịnh, nhưng ở đây người dịch muốn phân biệt rõ ràng Chân Tâm với vọng tâm hay vọng thức nên thêm chữ Tịnh đứng trước chữ Danh.

Như vậy, tên bộ Kinh Duy Ma Cật Sở Thuyết có nghĩa đenbộ Kinh ghi chép những lời nói của Cư Sĩ Tịnh Danh, nhưng bao hàm nghĩa ẩn là bộ Kinh nói về Chân Tâm thanh tịnh. Còn cái tên thứ hai Bất Khả Tư Nghị Giải Thoát Kinhbộ Kinh nói về pháp môn không thể nghĩ bàn đưa đến chỗ giải thoát. Đức Phật đã lấy cốt tủy và mục đích của Kinh mà đặt tên.

Kinh Duy Ma Cật được xuất hiện vào thời kỳ nào?
Theo sự phân chia của Thiên Thai Trí Giả Đại Sư thì có năm thời kỳ thuyết pháp của Đức Phật:

1. Thời Hoa Nghiêm dài 21 ngày: Ngay sau khi thành Đạo, Đức Phật Thích Ca đem giáo lý tối thượng thừa ra giảng, chỉ có hàng Đại Bồ Tát hiểu được, còn hàng Thanh Văn, Duyên Giác (Nhị Thừa) sơ cơ không hiểu gì cả.

2. Thời A Hàm, dài 12 năm: Đức Phật phải phương tiện giảng giáo lý từ thấp lên cao, tạm chia Phật Thừa ra làm ba thừa để thích hợp với căn cơ chúng sinh. Thời A Hàm thuộc Phật Giáo Tiểu Thừa, còn được gọi là Nguyên Thủy hay Nam Tông.

3. Thời Phương Đẳng hay Phương Quảng, dài 8 năm: Đức Phật chuyển giáoTIểu Thừa bước sang Đại Thừa. Kinh Duy Ma Cật thuộc thời này.

4. Thời Bát Nhã, dài 22 năm: Đức Phật phá mọi chấp trước để hiển lộ lý KHÔNG, đề cao trí huệ sẵn có của các chúng sinh.

5. Thời Pháp HoaNiết Bàn, dài 8 năm: Đức Phật quy ba thừa về Nhất Thừa hay Phật Thừa, bỏ phương tiện để đạt cứu cánh.

Theo như trên thì Kinh Duy Ma Cật thuộc thời Phương Đẳnggiao thời giữa Tiểu ThừaĐại Thừa, phá chấp các tướng trạng để bước sang thời Bát Nhã. Bộ Kinh này thuyết minh rằng những lý thuyết, phương pháp tu hành trước kia cho là đúng, là phải chỉ là những phương tiện tạm dùng trong buổi sơ cơ, nay đã đến lúc phải bỏ những điều ấy, phải lìa Tướng nhập Tánh, lìa Sự chứng Lý, lìa tương đối Ngộ tuyệt đối, bỏ ngã chấppháp chấp mà tu Bồ Tát Đạo, quên mìnhchúng sinh, tự giác giác tha để tới giác hạnh viên mãn, thấy tất cả là Một, tất cả đều liên hệ với nhau, trùng trùng duyên khởi.

Bộ Kinh Duy Ma Cật cũng góp nhặt các đường lối tu hành khác nhau để quy về một lối, trăm sông đổ vào một biển và hòa tan trong đó. Bộ Kinh cũng gián tiếp trả lời những điểm công kích của ngoại đạo hoặc các phe phái khác nhau trong Phật Giáo, để đề cao Nhất Thừa Phật Đạo, tùng Tướng nhập Tánh, Lý Sự viên dung.

Kinh này do Đức Phật Thích Ca nói ở Thành Tỳ Xá Li, phiên âm chữ Phạn Veisali, nghĩa là Thành Quảng Nghiêm, do Ngài A Nan được nghe và nói lại. Kinh Duy Ma Cật thuộc loại quyền giáo, nghĩa là Đức Phật dùng những thí dụ (parables) để diễn tả Chân Lý cao siêu tuyệt vời mà những danh từ, ngôn ngữ, tâm duyên không thể dùng để đạt tới được.

Thí dụ: Muốn tả con cọp cho một người chưa thấy cọp bao giờ, chúng ta liền chỉ con mèo, nói là con cọp giống con mèo, nhưng lớn và dữ tợn hơn nhiều, mạnh mẽ hung bạo có thể ăn thịt người. Nhưng nếu người đó chấp con mèo là con cọp thì hoàn toàn sai, giống như người chấp ngón tay là mặt trăng. Thí dụ khác: Muốn tả máy bay trực thăng, chúng ta chỉ con chuồn chuồn, nói là máy bay trực thăng có hình giống con chuồn chuồn, nhưng to lớn hơn nhiều, có thể chuyên chở nhiều người. Đây là mượn một vật cụ thể để diễn tả một vật hữu hình hữu tướng mà còn khó khăn mới mường tượng ra được, nếu mượn một vật hữu hình đễ diễn tả một một caí gì vô hình, vô tướng, siêu việt, thì thật muôn ngàn lần khó hơn.

Kinh Duy Ma Cật là một bộ kinh thuộc Đại Thừa do Đức Phật nói cho hàng Bồ Tát và các đệ tử đã phát Bồ Đề Tâm nghe, tả rõ cảnh giới của các Đại Bồ Tát chứng nhập, vậy là nói về một cái gì huyền diệu nhiệm mầu cao tột mà không thể dùng tri thức phàm phu hiểu được. Muốn tạm hiểu vài ba phần, chúng ta cần phải cố gắng vươn lên cao, bỏ qua những hình tướng bề ngoài để thấy cái Thể bên trong, bỏ Tướng để nhập Tánh, bỏ cái vọng thức suy nghĩ phân biệt của phàm phu để nhập vào Đại Trí Huệ (Ma Ha Bát Nhã).

Vì Kinh này thuộc quyền giáo nên một câu hỏi thường đặt ra: Cư Sĩ Duy Ma Cật có phải là một nhân vật lịch sử có thật không?

Chúng ta đã biết Đức Phật Thích Ca và các đệ tử như Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp, Kiều Trần Như,.... là những nhân vật lịch sử có thật, bằng xương bằng thịt, sống ở Ấn Độ vào một niên đại lịch sử được ghi chép rõ rệt, thuộc dòng họ nào, ở địa phương nào, đời sống ra sao từ sinh đến chết, có để lại những di vật được cất giữ cẩn thận. Còn Đức Phật A Di Đà, Đức Phật Dược Sư, chư Bồ Tát Quán Thế Âm, Đại Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Địa Tạng.... không phải là những nhân vật lịch sử bằng xương bằng thịt: sở dĩ chúng ta biết được các Ngài là do Đức Phật Thích Ca nói cho biết. Chúng ta tin Phật không nói sai, nhưng có lúc Ngài nói thật, có lúc nói quyền, vậy đừng lấy quyền làm thật, đừng chấp con mèo là con cọp, đừng chấp con chuồn chuồn là máy bay trực thăng mà chúng ta còn suy ngẫm để tìm ra sự thật qua các thí dụ cũng giống y như các câu chuyện ngụ ngôn.

Dĩ nhiên là chư Phật, chư Đại Bồ Tát thường dùng mọi thân hình thị hiện trong thế gian để độ chúng sinh mà không ai biết đó là Phật hay Bồ Tát, vì các Ngài dùng một thân tầm thường như mọi chúng sinh khác để dạy dỗ hướng dẫn tu hành, chứ không hiện thần thông bay trên trời, chiếu hào quang rực rỡ. Khi rời bỏ xác phàm, các Ngài để lại một bài kệ, mọi người mới biết đó là Phật hoặc Bồ Tát giáng trần thị hiện cứu độ chúng sinh.

Chư Phật, chư Bồ Tát, chư Thánh Hiền đã có hai loại (lịch sử có thật hoặc do Đức Thích Ca nói cho biết) thì các chúngsinh tới nghe Phật nói Kinh Duy Ma Cật cũng có hai loại:

1) Thính chúng hiển hiện là các đệ tử sinh thời với Đức Phật Thích Ca, như: Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên, A Nan, Ca Diếp, Kiều Trần Như,... cùng các vị Tỳ Kheo, Tỳ Kheo Ni, Cận Sự Nam, Cận Sự Nữ, đại chúng ...

2) Thính chúng ẩn mặt là các Bồ Tát Văn Thù, Di Lặc, Quán Thế Âm, Đại Thế Chí... chư Thiên Long Bát Bộ, Thiên Thần Hộ Pháp, Địa Thần, Quỷ Thần, Thụ Thần,... từ các cõi khác đến nghe Pháp.

Theo lời Kinh thì thưở ấy trong Thành Tỳ Xá Li có ông trưởng giả tên là Duy Ma Cật tu hành chân chánh, sâu trồng cội lành, được vô sinh nhẫn, biện tài vô ngại, du hí thần thông... được chư Phật khen ngợi, Trời người kính trọng. Vì muốn độ người nên ông dùng phương tiện khéo thị hiện làm thân trưởng giả, có của nhiều để bố thí cho dân nghèo, tu lục độ để nhiếp độ chúng sinh, tuy là cư sĩgiữ giới thanh tịnh của Sa Môn, thị hiệnvợ con nhưng thường tu phạm hạnh, dạy bảo các hàng Trời người làm cho tất cả chúng sinh đều được lợi ích.

Ở phẩm thứ 10 gọi là phẩm Phật Hương Tích, Cư Sĩ Duy Ma Cật sai một vị Hóa Bồ Tát sang nước Chúng Hương, xa hơn 42 Hằng Hà Sa cõi Phật, có Phật hiệu Hương Tích, để xin cơm thơm mang về cho đại chúng ăn, chỉ có một bát cơm mà tất cả chúng hội trăm ngàn người ăn không hết.

Ở phẩm thứ 12 gọi là phẩm thấy Phật A Súc, Đức Thích Ca bảo ông Xá Lợi Phất: "Có cõi nước tên là Diệu Hỷ, Phật hiệu Vô Động, ông Duy Ma Cật này ở nước đó chết rồi sinh nơi đây...". Cư Sĩ Duy Ma Cật không rời chỗ ngồi, nhập chánh định, hiện sức thần thông, lấy tay bên hữu nắm lấy cõi nước Diệu Hỷ, gồm cả Phật Vô Động, chư Bồ Tát Thanh Văn, núi sông, biển, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, Trời, người, cây cối... đem về cõi Ta Bà này cho mọi người thấy. Cõi nước Diệu Hỷ dù vào cõi Ta Bà này cũng không chật hẹp, vẫn y nguyên như trước.

Đó là hai đoạn kinh nói về oai lực siêu phàm của Cư Sĩ Duy Ma Cật. Vậy Duy Ma Cật có thật hay không? Có hai ý kiến:

1) Cư Sĩ Duy Ma Cật có thật, là một vị trưởng giả ở thành Tỳ Xá Li bên Ấn Độ, có gia đình vợ con, sống cùng thời với Đức Phật Thích Ca; ông dùng phương tiện hiện thân có bệnh để mọi người tới thăm, ông nhân dịp đó nói Pháp để độ chúng sinh. Ông Duy Ma Cật chính là một vị Đại Bồ Tát đã chứng Thánh quả, nhưng khéo hiện thân một cư sĩ, làm mọi việc như các cư sĩ khác, nhưng với Tâm thanh tịnh, không còn nhiễm ô ái dục chấp trước, tận diệt tham sân si, nên tuy sống ở thế gian mà không gây nghiệp ác, ông đã chứng minh rằng không cứ phải xuất gia mới đắc Đạo, mà một người cư sĩ tại gia tu hành chân chánh thì cũng được giác ngộgiải thoát. Sở dĩ Bồ Tát Duy Ma Cật n làm trưởng giả chính là đề cao vi Phật Tử tại gia, còn sống lẫn lộn trong bụi trần mà không nhiễm ô. Ông phải là một người bình thường, bằng xương bằng thịt, cho mọi người trông thấy, gặp gỡ nói chuyện, thấy oai lực thần thông của ông khiến mọi người kính phục tin theo. Ông đã có dịp gặp các đại đệ tử của Phật là Xá Lợi Phất, Mục Ken Liên, A Nan... gặp các Bồ Tát Di Lặc, Quang Nghiêm, Trì Thế, Văn Thù... Đức Phật Thích Ca nói rõ như vậy thì tất nhiên là đúng, Cư Sĩ Duy Ma Cật có thật.

2) Cư Sĩ Duy Ma Cật là một nhân vật tượng trưng do Đức Phật đưa ra để diễn tả Chân Lý cao siêu tuyệt vời không hai, đó là Pháp Môn Bất Nhị, là Chân Tâm, Phật Tánh. Ai có được Tâm thanh tịnh thì thấy thế giới thanh tịnh, thấy được nước Phật (Phật Quốc) và được giác ngộgiải thoát. Phật nói Kinh Duy Ma Cật là muốn đưa ra một phương pháp tu hành rốt ráo, phá trừ chấp có chấp không, tạm dùng truyện ông Duy Ma Cật như câu truyện ngụ ngôn để mọi người dễ hiểu, dễ nhớ. Hơn nữa, các nhân vật đã gặp Cư Sĩ Duy Ma Cật thì một phần là nhân vật lịch sử, một phần là nhân vật ẩn mặt siêu hìnhthì cũng khó mà cho rằng ông Duy Ma Cật là có thật. Lại nữa, Cư Sĩ Duy Ma Cậtthần thông biến hóa không thể nghĩ bàn, chư Phật khen ngợi, chư thiên n đều cung kính theo học, nghe lời dạy bảo, thì trong lịch sử loài người chưa thấy ai được như vậy, ngoài Đức Phật Thích Ca.

Đây là một vấn đề siêu hình không thể dùng bằng chứng rõ ràng để minh xác, tùy theo căn cơ của mỗi người mà tin hay không tin, nhưng điều quan trọng là phải học hiểu, thâm nhập Lý kinh, rồi thực hành các đức tánh được chỉ dạy trong quyển kinh, lìa chấp có chấp không để thấy được Chân Lý, trở về Bản Tánh Không Hai, được giác ngộgiải thoát. Cũng vì có diệu dụng siêu việt như vậy nên Kinh này còn được gọi là Pháp Môn Giải Thoát Không Thể Nghĩ Bàn, đây là diệu dụng của Kinh đem ra đặt tên.

Đã không thể nghĩ bàn thì xin quý vị đừng bàn suông, cãi vã mất thời giờ vô ích về việc Cư Sĩ Duy Ma Cật có thật hay không, mà hãy tinh tấn tu học, suy ngẫm lý ẩn, thực hành những lời dạy trong Kinh, vượt qua ngôn ngữ để thâm nhập Bản Thể Chân Như, biết mọi sự mọi vật là giả huyễn, là mộng ảo mà vẫn kiên trì thực hành Bồ Tát Đạo, tự giác giác tha, tự lợi lợi tha, giữ Tâm thanh tịnh thì quốc độ thanh tịnh, tới chỗ Bất Nhị thì chắc chắn sẽ biết Cư Sĩ Duy Ma Cật là nhân vật lịch sử hay tượng trưng. Đọc Kinh cầu lý, y nghĩa bất y ngữ, có bỏ qua văn tự mới đạt lý, chứng tri, nhưng tri giả bất ngôn, ngôn giả bất tri, người đã biết, đã tu chứng thì không chịu nói (vì nói không được), còn phàm phu thì nói rất nhiều nhưng thật ra lại chẳng hiểu biết thấu đáo.

Trong khi chờ đợi vấn đề được giải quyết thỏa đáng, kính mời quý vị hãy mở quyển Kinh Duy Ma Cật ra để cùng học. Quý vị cần có quyển Kinh Duy Ma Cật do Thượng Tọa Thích Huệ Hưng dịch ra tiếng Việt để đọc trước và dò theo quyển sách này thì mới đầy đủ Sự và Lý, một bên là Kinh, một bên là sách luận giải thâm ý huyền nghĩa của Kinh.

Chân thành cảm ơn đạo hữu Mỹ Hồ đã đánh máy gửi tặng Thư Viện Hoa Sen phiến bản vi tính quyển sách này. (Tâm Diệu) 10-11-1992 





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58773)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :