Lời Nói Đầu

09/06/201012:00 SA(Xem: 17380)
Lời Nói Đầu

GIẢNG GIẢI KINH DUY MA CẬT
Tác giả Lê Sỹ Minh Tùng

Lời Nói Đầu [Audio]

Ngược dòng lịch sử hơn hai mươi lăm thế kỷ về trước, Đức Phật ra đời khai môn giáo hóa, tế độ quần sanh ròng rã trong suốt bốn mươi chín năm nhằm thắp đuốc tuệ soi đường tăm tối và rưới nước từ bi để rửa bụi trần. Tuy biết chúng sinh có kẻ thượng căn người hạ trí, thâm hiểu mau chậm chẳng đồng nên Đức Phật tùy cơ duyên mà hóa độ, bởi vậy giáo pháp mới có chỗ “Quyền” mà cũng có chỗ “Thật”.

Kinh Duy Ma Cật thuộc loại “Quyền Giáo” có nghĩa là Đức Phật dùng những thí dụ để diễn tả Chân lý cao siêu huyền diệuChân lý thì thâm sâu mầu nhiệm nên ngôn ngữ, văn tự con người không thể nào chuyên chở hết được. Vì thế toàn bộ kinh điển Phật giáo không ngoài mục đích giúp chúng sinh tìm về với Chân lý, thấy được Chân lý và tự mình chứng nghiệm Chân lý.

Kinh Duy Ma Cật cũng còn được gọi là kinh Bất Khả Tư Nghì Giải Thoát Pháp Môn bởi vì người tu tập kinh nầy sẽ có sự giải thoát ngay chính trong cõi đời nầy mà con người gọi là thế giới xấu xa tội lỗi ô trược bất tịnh. Họ vẫn sống, sinh hoạt bình thường như trăm ngàn chúng sinh khác, nhưng bên trong họ có một sự giải thoát kỳ lạ, an lành, thoải mái, thanh tịnh tự trong tâm hồn. Đây là sự giải thoát không thể nghĩ bàn vì chỉ có người đó tự mình thấu hiểu và tận hưởng sự thanh tịnh, tịch diệt của sự giải thoát Niết bàn mà người kế bên không hề hay biết. Thế gian đối với người còn vô minh phiền não thì bất tịnh, tội lỗi xấu xa, còn kẻ được giải thoát thì lúc nào cũng ung dung tự tại, thanh thoát an nhàn. Kinh Duy Ma Cật thuộc loại Bát nhã nên sẽ dẫn dắt chúng sinh lìa hình Tướng giả huyễn mà chứng nhập Bản Thể thanh tịnh bất sinh bất diệt. Khi đã nhìn thấu thật Tướng của vạn pháp thì con người sẽ không còn quan trọng và tùy thuộc vào cái hình tướng sinh diệt bề ngoài cho nên kinh đã mở rộng cánh cửa giải thoát cho tất cả mọi chúng sinh không phân biệtxuất gia hay tại gia vì ai ai cũng đều có Phật tánh như nhau.

Kinh này do trưởng giả Duy Ma Cậtcon người bất tư nghì, nói kinh bất tư nghì, trình diễn cảnh bất tư nghì và dạy chúng sinh tu pháp bất tư nghì để thành tựu trí tuệ bất tư nghì mà đem lại kết quả giải thoát bất tư nghì vô thượng Chánh đẳng Chánh giác. Ông Duy Ma Cật là một người thường có vợ con, tài sản, địa vị trong xã hội như muôn vạn chúng sinh khác trong thế giới này, nhưng ông nói chánh pháp, thực hành chánh pháp và sống đúng với chánh pháp mà không cần phải ở chùa, cạo đầu hay đắp y mà chỉ thể hiện qua hình thức của một trưởng giả, một cư sĩ. Tuy sinh hoạt như một người thường nhưng ông có tâm hồnđạo hạnh của một vị đại Bồ-tát nên mới gọi là con người bất khả tư nghì.

Tại sao lại gọi là kinh bất tư nghì?

Bởi vì kinh Duy Ma Cật dẫn dắt chúng sinh có được sự giải thoát ngay trong đời này và ngay trong thế giới này mà không cần phải trông chờ mong đợi đến kiếp sau hay ở bất cứ cõi Tịnh độ nào. Do đó tôn chỉ của kinh là:”Tùy kỳ tâm tịnh tắc Phật độ tịnh” và “Dục tịnh Phật độ tiên tịnh kỳ tâm” nghĩa là nếu tâm mình thật thanh tịnh, không còn vô minh phiền não quấy phá thì thế giới này chính là cõi Phật thanh tịnh như cõi Tịnh độ của chư Phật trong mười phương không khác. Mà muốn có cõi Phật thanh tịnh thì trước hết phải làm cho tâm mình thật thanh tịnh. Do đó cốt tủy của kinh là khẳng định cho người Phật tử xuất gia hay tại gia là ở đâu tu cũng được. Ở chùa, ở nhà, ở chợ hay ngay cả ở trong sở làm thì nơi nào cũng là đạo tràng thanh tịnh cả. Vì thế tâm tịnh thì Ta bà thành Tịnh độ, ngược lại tâm cấu (bất tịnh) thì Tịnh độ thành Ta bà.

Muốn có tâm thanh tịnh kinh giới thiệu NguyênBất Nhị tức là vào Pháp Môn Không Hai để gạn lọc tất cả những sự phân biệt đối đãi trong tâm thức mà chính là cội nguồn của phiền não khổ đau.

Trong thời đại thế sự quay cuồng, đạo tâm ngày một suy vi, tâm người đắm mê theo vật dục tư kỷ cá nhân, nhưng từ-bi bác-ái và tự giác giác tha vẫn là chủ điểm của kinh nên chúng tôi mặc dù trí mỏng nghiệp dày nhưng vẫn cố gắng dùng kiến thức thô thiển của mình để đem những Chân lý huyền diệu nhiệm mầu giúp chúng sinh có đất phì nhiêu gieo giống Bồ-đề mà vượt qua bể đời khổ lụy, nương theo thuyền Bát nhã để quay về với bến bờ giác ngộ.

Kinh thì cao siêu huyền diệu còn sự hiểu biết của chúng tôi thì nông cạn thô thiển cho nên kinh này sẽ có rất nhiều chỗ thiếu sót sai lầm, kính mong chư vị thiện tri thức hoan hỷ chỉ bảo bổ khuyết cho.

Sau cùng kính chúc quý vị cùng gia quyến thân tâm được vô lượng an lạc, cố gắng thăng hoa đời sống thánh thiện để thoát kiếp phiền não triền miên mà có được sự giải thoát ngay trong đời nầy thì không riêng gì ông Duy Ma Cật mà tất cả chúng ta cũng đều là con người bất khả tư nghì vậy.

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Mùa Phật Đản 2552 năm 2008
Lê Sỹ Minh Tùng





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58773)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :