Phụ Lục 1

10/06/201012:00 SA(Xem: 22525)
Phụ Lục 1

CHÚ GIẢI KINH PHẬT THUYẾT
ĐẠI THỪA VÔ LƯỢNG TRANG NGHIÊM THANH TỊNH BÌNH ĐẲNG GIÁC

(Dịch theo bản in lần thứ nhất của Hoa Tạng Phật Giáo Đồ Thư Quán,
Đài Bắc, tháng 2, năm Dân Quốc 81 (1992))
Vận Thành Hạ Liên Cư hội tập
Hoàng Niệm Tổ chú giải - Như Hòa dịch Việt

 PHỤ LỤC 1

Đại kinh hợp tán

(Lời khen ngợi chung kinh Vô Lượng Thọ)

Muốn tu Tịnh Độ ắt phải đọc kinh này vì kinh này là cương yếu của mọi kinh Tịnh Độ. Không đọc kinh này thì chẳng thể thâm nhập, có đọc mới có thể tổng trì. Người tu Tịnh nghiệp chẳng thể không đọc vì kinh này thuật đủ không sót nhân quả thế gian, xuất thế gian, sự khổ điều vui. Không đọc kỹ chẳng thể chánh tín. Đối với những y báo, chánh báo cõi Cực Lạc, pháp thức tu trì nếu không đọc kinh này thì khó lòng hiểu nổi.

Kẻ tu Thiền cần phải đọc kinh này vì pháp môn này chính là vô thượng thâm diệu Thiền. Vì Di Đà chính là tự tánh, vì Tịnh Độ chính là duy tâm. Có Thiền, có Tịnh Độ như hổ mọc thêm sừng. Hơn nữa, Thiền chính là Tịnh, Tịnh chính là Thiền; ngoài Tịnh chẳng có Thiền, chẳng tin Tịnh Độ chính là chẳng tin Thiền, mà cũng chính là chẳng tin vào tự tâm vậy.

Người học Mật cần phải đọc kinh này vì tự ngay đầu kinh, đức Thượng Sư thuyết pháp, nhập địa vị Quán Đảnh, thọ ký Bồ Đề, đến đạo tràng trang nghiêm, Bổn Tôn phóng quang, toàn bộ bốn thứ mạn đà la đều được đầy đủ. Hơn nữa, cõi Mật Nghiêm nào khác với Cực Lạc.

Người tu theo tông Hiền Thủ chẳng thể không đọc kinh này vì các đại Bồ Tát cùng tuân hạnh đức của Phổ Hiền đại sĩ, chỗ nào cũng dẫn dắt về Cực Lạc; vì kinh này thuần hiển lý sự vô ngại, mà cũng vì kinh này chính là Trung Bổn Hoa Nghiêm, vì Cực Lạc chính là Hoa Tạng.

Tông Thiên Thai chẳng thể chẳng đọc kinh này vì hễ thành kính đọc theo kinh văn này thì Chỉ lẫn Quán đều vẹn, chẳng cần phải theo thứ lớp mà vào ngay môn viên đốn tự tại; vì cảnh chính là tâm, tâm chính là cảnh; vì hội tam quy nhất. Lại cũng chính vì kinh này chính là như kinh Pháp Hoa đã dạy: ‘Chỉ một sự thật duy nhất, còn hai sự khác thời chẳng phải là chơn thật’.

Pháp Tướng tông chẳng thể không đọc kinh này vì y báo, chánh báo cõi Cực Lạc chính là Pháp Tướng, vì tín nguyện trì danh chính là Duy Thức. Do nguyện sanh mà ngộ vô sanh, do Y Tha chứng được Viên Thật, vì nhập hữu đắc không, chuyển thức thành trí. 

Người đã trì kinh Tiểu Bổn càng lại nên đọc kinh này, đốn giác tâm địa khai minh. Đã đọc kinh này lại đọc kinh Tiểu Bổn mới thấy chỗ giản dị, vi diệu, tinh thuần, thiết thực. Nương theo kinh này phát tâm Bồ Đề, một bề chuyên niệm thì mới đắc nhất tâm bất loạn, chẳng thể chuyên niệm thì thật khó mà nhất tâm.

Người đọc Quán kinh xong nên đọc kinh này để càng thêm tin ‘tâm này làm Phật, tâm này là Phật’, vì kinh này càng giảng tường tận về việc tu tập ba phước. Hơn nữa, so với những pháp nhật quán, thủy quán cho đến bảo thọ, Bồ Tát Phật quán trong Quán kinh thì cách tu tập trong kinh này lại càng thiết yếu, dễ tu hơn nữa.

Kẻ chưa tin Phật càng chẳng thể không đọc kinh này vì kinh này có khả năng phát khởi chánh tín, nhân duyên nguyện lực xuất sanh thiện căn, vì kinh này có thể gieo hạt giống đạo vĩnh viễn vào mảnh ruộng thức ô nhiễm. Đọc kinh này thì dẫu chẳng tin Phật cũng chẳng trở thành kẻ ác.

Kẻ thích văn tự càng chẳng thể không đọc kinh này vì kinh này chọn lọc những điều thanh nhã, giản khiết từ cả năm bản dịch Hán, Ngụy, Đường, Ngô, Tống; đọc kỹ sẽ hiểu phương pháp hành văn khiến cho văn chương càng thêm cao diệu; lại nếu dùng Bát Nhã để quán chiếu văn tự thì sẽ thông đạt được Thật Tướng.

Người hướng đến Đại thừa nhất định phải đọc kinh này vì trong kinh nói: ‘Đúng như lời dạy mà tu hành thì chẳng phải là Tiểu thừa, đáng gọi là đệ tử bậc nhất trong pháp ta’. Người này đã từng gặp gỡ đức Phật quá khứ, được thọ ký Bồ Đề, vô lượng ức Bồ Tát thảy đều cầu pháp môn vi diệu này, tôn trọng nghe nhận, có nhiều vị Bồ Tát muốn được nghe kinh này mà chẳng được nghe.

Kẻ học Nho chẳng thể chẳng đọc kinh này vì một bề chuyên niệm chính là ‘thành ý chánh tâm’. Phát Bồ Đề tâm mới có thể ‘minh đức tân dân’, cùng sanh Cực Lạc thì mới có thể ‘chỉ ư chí thiện’. Sự tịch cảm của kinh Dịch, sự tinh nhất của kinh Thư, sự không điều gì chẳng kính của kinh Lễ, sự suy nghĩ chẳng tà của kinh Thi đều gồm trọn trong kinh này.

Chẳng luận là kẻ đang theo việc quân, người làm việc nước, kẻ đang học hành, người bận kinh doanh ai cũng không thể không đọc kinh này vì kinh này đối trị tham, sân, si, tiêu nghiệp, đoạn trừ tập khí, tăng phước khai huệ, uốn nắn tâm người, cải hóa phong tục, tiêu tai hóa kiếp, khiến cho vận nước xương long, thế giới bình an. Kinh này chính là vô tận bảo tạng vậy.

Chẳng luận tăng, tục, trai, gái, ai cũng không thể không đọc kinh này vì kinh này độ khắp ba căn, trị lành các bịnh, dẹp khổ ban vui, là đèn sáng phá tối tăm, là thuyền từ để vượt biển nghiệp, thật là Nhất Thừa liễu nghĩa, tổng môn của vạn thiện, được mười phương chư Phật khen ngợi.

(Bửu Quang tự đệ tử Như Hòa dịch xong ngày 02 tháng 07 năm 2002) 

Nguyện xin việc chuyển ngữ bản chú giải này nếu có chút phần công đức nào thì đều xin hồi hướng cho pháp giới chúng sanh, hết thảy u hiển thánh phàm cùng sanh Cực Lạc, cùng chứng đại Bồ Đề.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57236)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.