Thư Viện Hoa Sen

Lời Dẫn

12/06/201012:00 SA(Xem: 16260)
Lời Dẫn

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG 
Thích Phước Tịnh Giảng Giải

 LỜI DẪN

Quyển “Kinh Bốn Mươi Hai Chương Giảng Giải” được hình thành qua hai năm ghi chép, phiên tả với lòng chân thành muốn phổ biến những lời Phật dạy.

Đầu tiên đây là những buổi học dành cho nội chúng Tu viện Lộc Uyển, sau đó lan dần đến những cư sĩ hữu duyên. Từ lòng hiếu học, ham tu của các vị ấy mà những trang Kinh được giảng giải có mặt như hiện tại.

Vốn từ văn ngôn chuyển thành văn viết hẳn không tránh được sự trùng lập, luộm thuộm và vụng về. Mặc dù chúng tôi cố gắng góp phần nhuận văn cẩn trọng của mình mong cho bản văn mạch lạc, sáng nghĩa và dễ đọc nhưng mỗi lần đọc lại vẫn thấy còn rất nhiều sai sót.

Kính mong các bậc Thầy, các bậc thức giả, người đọc, học lượng thứchỉ bảo cho.

Chúng con thành kính đảnh lễ Thập phương Tam Bảo. Xin sám hối về tội sai lầm khi giảng giải Phật ngôn.

Chúng con cúi đầu đảnh lễ tri ân các bậc Thầy đã tác thành giới thân huệ mạngmở mắt chánh pháp cho chúng con.

Xin tri ân cha mẹ đã cho con mảnh hình hài hữu dụng.

Xin tri ân pháp hữu gần xa, những người còn sống và những người đã mất.

Cuối cùng xin nguyện cho mọi người khi tiếp xúc Kinh văn mắt Đạo sáng bừng, thể nghiệm được tâm Phật bất sinh, thành tựu Giải thoát.

Tu viện Lộc Uyển
Nam Cali, Hoa Kỳ cuối Đông 2007
Phước Tịnh


LƯỢC KHẢO VĂN BẢN

Đại chánh Tạng ghi một dòng sau chữ “Tứ Thập Nhị Chương Kinh: Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Pháp Lan dịch”. Nếu đọc cho đủ phần phụ chú thì phải đọc: “Hậu Hán Tây vức Sa môn Ca-Diếp-Ma-Đằng cọng Trúc-Pháp-Lan phụng chiếu dịch.” Tức là: “Vào thời Hậu Hán Sa môn ở Tây vức tên Ca-Diếp-Ma-Đằng cùng Sa môn Trúc-Pháp-Lan vâng chiếu mệnh nhà vua dịch Kinh Bốn Mươi Hai Chương.”

Do lời ghi ấy Kinh được đánh giá là văn bản Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa. Dĩ nhiên, văn bản dịch trong Đại chánh tạng nằm ở quyển mười bảy Kinh tập bộ, ký hiệu No. 784 không giống các văn bản phổ biến sau nầy và bản hiện tại chúng tôi đang xử dụng giảng giải.

Văn bản dịch trong Đại chánh tạng phần vào Kinh ghi một đoạn dẫn khởi rằng: “Vua Hán Minh Đế mộng thấy vị thần, sắc vàng nơi thân chói sáng, hào quang rực rỡ bay vào cung điện”... Sau đó vua sai sứ thỉnh Kinh, mở đầu cho công trình xây dựng chùa tháp, phiên dịch Kinh điểnphổ biến Phật pháp. Nội dung Kinh cũng có nhiều khác biệt với văn bản chúng ta đang đọc.

Các nhà học giả Việt và Hoa đã làm công tác đối chiếu, thẩm định và đưa ra nhiều luận cứ bất nhất về thời điểm dịch thuật. Tuy nhiên các ông cùng công nhận đây không phải là Kinh văn đầu tiên được dịch Phạn Hán đầu tiên trên đất nước Trung Hoa vào thời Hán Hiếu Minh Đế niên hiệu Vĩnh Bình thứ mười (67 tây lịch), mà có thể đã được biên soạn vào thời Đông tấn (317-416 TL). Ngay như các dị bản Tống tạng, Nguyên tạng, Cao Ly tạng cũng đã có những dị biệt biểu đạt quá trình hoàn thiện mỗi lần khắc bản in. Huống hồ chi khi đối chiếu với văn bản Thiền môn lưu hành dưới tên “Phật Tổ Tam Kinh” thì luận cứ trên có thể tin được.

Tuy nhiên, mãi đến hiện tại chùa Bạch Mã ở phía tây thành Lạc Dương - Hà Nam - do Hán Minh Đế xây dựng cho hai vị Thánh tăng Thiên Trúc dịch Kinh vẫn còn uy nghi sừng sững dù qua bao triều đại binh lửa hủy diệt. Cổ mộ của Ngài Ca-Diếp-Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan chở Kinh trên lưng ngựa trắng đến hán triều truyền đạo vẫn được bảo tồn hai u nhã hai bên phía trước chùa Bạch Mã. Sử liệu của các Ngài càng đậm thêm theo với thời gian chồng chất. Và Kinh Tứ Thập Nhị Chương cũng theo bề dày tháng năm hoàn thiện hơn. Văn tư đã được tu sức mỹ lệ, hình thức cú pháp thi ca, nhạc điệu. Nội hàm sâu sắc tư tưởng Đại thừa. Khác biệt rất nhiều so với văn bản nguyên thỉ. Sưu khảo ra thì biết rằng: Quá khứ các bậc danh tăng Trung Quốc thời Minh, Thanh như: Ngẩu Ích, Liễu Đồng, Đạo Thái, Tục Pháp... chú sớ giảng giải cẩn trọng. Cận đại như Ngài Thái Hư, Tuyên Hóa cũng dùng văn bản nầy dạy chúng.

Trên quê hương Việt Nam, Kinh văn theo phong trào chấn hưng Phật giáo giữa thập kỷ năm mươi - bảy mươi đã trở thành sách giáo khoa cho các trương Phật học. Do vậy đủ thấy sự quan trọng nền tảng và cần thiết như thế nào đối với người học Phật như chúng ta.

Tóm lại, lịch sử phiên dịch Kinh văn và quá trình hoàn thiện văn bản để chúng ta học như hiện tại là cả một công trình bảo quản, tu chỉnh của người xưa.

Mong rằng dòng chảy tuệ giác của Đức Thế Tôn mãi được tôn kính, giữ gìnphổ biến như văn bản Kinh Tứ Thập Nhị Chương đã chảy qua dòng lịch sử hai nghìn năm mà vẫn mênh mông tỏa sáng giữa nhân gian.
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48851)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: