Thư Viện Hoa Sen

Chương 21 - 22: Tham Đắm Các Dục

12/06/201012:00 SA(Xem: 16413)
Chương 21 -  22: Tham Đắm Các Dục

KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG 
Thích Phước Tịnh Giảng Giải

CHƯƠNG XXI - CHƯƠNG XXII
THAM ĐẮM CÁC DỤC

Thưa đại chúng,
Hôm nay chúng ta sẽ học vào chương hai mươi mốt và hai mươi hai của Kinh Bốn Mươi Hai Chương. Hai chương nầy có tên chung là Tham Đắm Các Dục.

A. CHÁNH VĂN.

CHƯƠNG XXI.

Phật ngôn: “Nhân tùy tình dục, cầu ư thanh danh. Thanh danh hiển trước, thân dĩ cố hỷ. Tham thế thường danh, nhi bất học đạo, uổng công lao hình. Thí như thiêu hương, tuy nhân văn hương, hương chi tẫn hỹ. Nguy thân chi hỏa, nhi tại kỳ hậu.”

Đức Phật dạy: “Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi mà danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất rồi. Ham muốn danh tiếng thường tình mà không lo học Đạo chỉ uổng công phí sức mà thôi; giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn rồi. Lửa tham danh tiếng còn di họa cho thân về sau.”

CHƯƠNG XXII.

Phật ngôn: “Tài sắc ư nhân, nhân chi bất xả. Thí như đao nhận hữu mật, bất túc nhất xan chi mỹ. Tiểu nhi thỉ chi, tắc hữu cát thiệt chi hoạn.”

Đức Phật dạy: “Tiền tài và sắc đẹp rất khó buông xả, giống như một chút mật thoa trên lưỡi dao không đủ cho một bữa ăn ngon, thế mà kẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi.”

B. ĐẠI Ý.

Đại ý hai chương nầy Phật dạy cho chúng ta những điều rất thâm sâu. Ngài cho ta biết tiền tài, tiếng tămsắc dục là ba đối tượng tham đắm muôn đời của tâm thức. Người tu chúng ta hãy quán chiếu thâm sâu để xả ly.

C. NỘI DUNG.

1. Không dễ khước từ

Có hai con đường để xả ly: một là chúng ta đã từng trải qua những nỗi nhọc nhằn, khổ sở như lao vào chuyện kiếm tiền, kiếm danh hay lao vào con đường sắc dục nếm hương vị của đau khổ, đọa đày nên giác ngộ và xả ly. Hai là không cần lao mình vào, chỉ cần nhìn tất cả những hiện tượng chung quanh, quán chiếuchứng nghiệm những khổ đau có mặt từ ba điều nầy đưa đến. Và con đường quán chiếucon đường mà người tu phải đi vào.

Thưa đại chúng, đối tượng tham đắm của tâm thức con ngườinăm dục chứ không phải chỉ có ba dục. Ngoài sắc, tài, danh, lợi còn có thức ăn và ngủ nghỉ nữa. Tuy nhiên lợi nhuận đi kèm với danh và thức ăn đi kèm với sắc dục, cho nên ba điều nêu nơi chương nầy biểu trưng của năm loại dục ở thế gian. Đây là những yếu tố không có một con người nào có thể khước từ một cách dễ dàng. Nếu ở mức độ cạn người ta có thể khước từ, nhưng ở mức độ sâu, nó tiềm phục ngay trong dòng sinh mạng nầy nên phải có cái nhìn thật sâu sắc chúng ta mới có thể loại trừ được.

Trong nhà Phật chia ra làm 3 loại ái: hữu ái, sắc áivô sắc ái, và ba từ nầy mang ý nghĩa từ cạn vào sâu.

G Hữu ái là những loại đam mê cạn cợt, phù du thuộc vật chất, tiền của; những gì cân đong, đo, đếm được. Có đối tượng rõ ràng, và thô thiển như thức ăn, sắc dục.

G Sắc ái thì mịn hơn hữu ái vì có một phần vô sắc ái bên trong. Tức tự thân nó có cả hai phần vừa vật lý vừa tình cảm, nó không phải hoàn toàn vật chất nên gọi là sắc ái.

Sắc dục là một loại hữu ái, ví dụ như khi ta thương một người nào đó là loại hữu ái, sắc dục ở phần thô. Nhưng ngoài sự đắm nhiễm khát thèm vật lý còn có phần muốn chiếm đoạt tình cảm của người ta nữa nên nó vừa nằm một phần ở sắc ái, một phần ở vô sắc ái. Hai phần vừa vật lý vừa tình cảm hình thành sắc ái.

G Vô sắc ái hoàn toàn không dính gì đến vật lý, như khi ta tham danh đâu có hình thể gì nên vô sắc ái là loại ái dục rất tinh vi, khó loại trừ. Điều gì mà càng đi vào càng tinh vi, vô hình bao nhiêu thì chúng ta khó nhìn thấy và do vì khó nhìn thấy nên khó đoạn trừ. Cho nên chúng ta loại trừ hữu ái, sắc ái thì dễ nhưng loại trừ vô sắc ái rất khó.

Ví dụ một người có thể thấy ta gắn bó, dính mắc với một ai đó, họ có thể giúp ta cách ly dược. Nhưng làm sao có thể ngăn chận, cách ly tình cảm của ta đối với người kia. Dù không có đến gần, không gặp nhau nhưng tâm thức ta, tình cảm ta luôn nghĩ đến, gắn bó với người kia ai thấy được. Khó là như thế. Khi đi vào con đường thực tập, tâm thức chúng ta phải vô cùng tinh tế mới đoạn được vô sắc ái. Nếu đi vào tầng thâm sâu của vô sắc ái nầy, chúng ta đoạn được nó là chứng A La Hán quả.

Dĩ nhiên các nhà Phật học có thể đẩy xa và mở rộng các tầng nghĩa của hữu ái, sắc áivô sắc ái như:

Hữu ái là những ái nhiễm tạo thành những hạt mầm sinh tử trong cõi luân hồi thô nặng nhiều khổ đau.

Sắc ái là những ái nhiễm vi tế của tâm thức có nhiều thiện nghiệp có thể sinh ra trong các tầng trời hưởng thụ dục lạc tinh tế và lâu bền.

Vô sắc ái là cảnh giới của các hành giả chưa đạt rốt ráo thánh hạnh giải thoát, họ bị chìm vào các tầng thiền định của vô sắc... Tuy nhiên điều cần làm của chúng tagiải minh lời Kinh qui chiếu vào đời sống hiện thực.

Đoạn hữu ái dễ nhưng còn tùy trình độ tri thứcnhân gian. Nếu đã từng trải nghiệm những đau khổ trong đời sống, đã từng ngồi trên tiền bạc, danh vọng bây giờ người ta chán ngán, khước từ và sẽ buông bỏ dễ dàng.

Ở tầng sâu hơn, người ấy có thể khước từ của cải, người thân nhưng tâm thức thì mãi gắn bó với quá khứ vui buồn rất khó làm cho họ quên. Nhất là những người già thường trở về với những kỷ niệm của ngày cũ. Quá khứ gắn liền, tôn vinh cuộc đời họ làm cho cuộc đời họ có hương vị cuộc sống. Người ta đem quá khứ ra để tự hào, để làm niềm vui, để lấp kín nỗi cô đơn, quạnh quẽ của mình. Cho nên đối với sắc ái mà người đời hay người tu không thực tập thì cũng khó đoạn vô cùng.

Thưa đại chúng, tôi muốn chia xẻ cùng các vị hai vấn đề chính của chương hai mươi mốt về sự tham danh:

Thuận theo lòng dục, thuận theo lòng ham muốn để tìm được thanh danh.
– Có hai loại danh: Thường danh và đạo danh. (danh của đời thường và danh trong đạo).

2. Tham đắm danh.

Điều đầu tiên tôi muốn nói đến là thuận vào tham đắm để tìm lợi danh.

Danh là đầu mối của bao nhiêu tranh chấp, đua chen, ganh tị, sân si, bạo hành và thù hận. Ở trong cuộc đời, người không có danh là người khỏe nhất, không ai kèn cựa, tranh dành. Người ta chỉ tranh dành với người có danh chứ không ai tranh chấp với người không có gì. Người ta dành là dành những lợi lộc, những chiếc mề đay gắn trên ngực, những huân chương, chức phận... Người ta chỉ đánh phá, mạ lỵ, bôi nhọ, hạ nhục... những người nổi danh, địa vị lớn, chứ không ai làm công việc ấy với những người vốn dĩ rất bình thường làm gì. Cho nên ở đời có câu “Cây cao vời gió” là như vậy, và điều nầy có mặt trong đời sống nhân gian cũng như trong đạo.

Có ba con đường đưa con người tìm vào lợi danh. Thứ nhất là tự mình tìm danh, hai là nương vào người để có danh, và ba là tranh chấp, hạ bệ người khác để có danh.

– Người có một chút danh nhỏ, dù chưa phải là ông Thủ Tướng hay Tổng Thống nhưng nếu thử nhìn lại con đường dài với tuổi đời đã đi ngang qua, sẽ thấy tự thân họ cũng đã nếm ít nhiều khổ đau bằng con đường tự mình xác định chỗ đứng của mình, tính cách của mình, tên tuổi của mình. Và tùy theo trình độ tri thức, chúng ta có những tầng đam mê, đeo đuổi danh sâu hay cạn, tinh tế hay chỉ bên ngoài.

Có những cách phô trương danh tiếng rất vụng về người ta biết và cũng có những cách khoe danh người ta không thấy. Tất cả những điều nầy có mặt trong tâm thức của tất cả chúng ta.Ví dụ những người mà tâm thức cạn cợt, họ có lối khoe khoang rất thô tháo, nhưng nếu với một người khôn ngoan, có tâm hồn sâu sắc họ cũng khoe khoang nhưng tinh tế, khó nhận biết. Nhưng tất cả cũng chỉ là đi tìm danh và muốn xác định vị trí mình, bản ngã mình trong đời sống.

Tự mình tìm danh đó là con đường vô cùng cay đắng, chúng ta có khi cả một đời rượt đuổi, đánh đổi để có một chút danh.

Thưa quí vị, thông thường chúng ta nghĩ khi bước vào chùa, cạo tóc, mặc áo người tu, có Pháp danh thì chính thức là người xuất gia. Thưa, đó chỉ là một đổi thay hình mạo mà chưa phải chính danh là một người tu hoàn toàn. Và trong ý nghĩa thực sự thì xuất gia có ba loại: thứ nhất là xuất gia (ra khỏi nhà thế gian), hai là ra khỏi nhà phiền não, thứ ba là ra khỏi ba cõi.

Chúng ta rời bỏ gia đình bước vào chùa mặc chiếc áo tu, học thuộc lòng kinh kệ, có giảng pháp như mây, như mưa, hoàn thiện tư cách bên ngoài cũng chỉ là làm một phần ba công việc của người tu.

– Để đúng tên gọi của người tu chúng ta phải vượt thoát tất cả những phiền não, đau khổ của tâm thức. Nếu chúng ta loại trừ được những phiền não, ganh tị nhỏ nhoi trong đời sống; những thử thách, cay đắng trong cuộc đời đổ vào mình mà lòng không vướng bận, trái lại lòng thương yêu của chúng ta càng mênh mông hơn thì cũng chỉ đi thêm một phần ba nữa và vẫn chưa tròn chức danh của người xuất gia.

Và để toàn vẹn chức danh của người xuất gia, chúng ta phải hứa rằng ngay nơi đây, ngay kiếp sống nầy chấm dứt vòng sinh tử luân hồi, thoát ra ba cõi. Việc đáng làm đã làm không còn trở lại hình hài nầy nữa, thể nhập Niết Bàn như các bậc A La Hán.

Từ ba điều nầy, chúng ta thấy cuộc đời người tu có khi đi loanh quanh vẫn không thể loại trừ hết tham đắm của nhân gian. Bước vào đạo chúng ta trở thành tham nhiều hơn người đời nữa, nên thường danh không đắm, mà đắm vào đạo danh. Trên đường tu tuy chưa làm Thánh, nhưng quà tặng sẽ đến cho người tu chúng tadần dần lên làm Thượng Tọa, Hòa Thượng, Ni trưởng... được người tôn vinh, quí trọng, ta bỏ cái danh của đời rất bé nhưng ôm cái danh của đạo cao vời. Chúng ta bỏ cái nhà thế gian cực khổ, khó khăn đến với đạo, để có sự nghiệp vật chất lợi danh lớn hơn đó là dạng bỏ danh thường mà có được đạo danh là như vậy.

Điều nầy chúng ta phải khéo nhận diện mới mong không chìm vào trong những ngả tẻ nầy. Người ta gọi là ngả tẻ mất dê.

Trong Cổ Học Tinh Hoa có chuyện một phú ông nọ bị mất dê, ông sai tôi tớ đi tìm nhưng không có. Ông hỏi: “Tại sao? ta chỉ thấy có một con đường thì nó chỉ theo con đường nầy để đi thôi.” “Thưa, dạ không. Thấy thì như thế, nhưng càng đi thì đường có nhiều ngả tẻ nên dê đi ngả nào đâu biết được.” Người tu chúng ta tưởng chỉ có một con đường duy nhất đi vào ngả Niết Bàn, nhưng quí vị lên đường rồi mới thấy có nhiều ngả tẻ quá. Nào là nẻo dẫn vào Địa Ngục, nào là nẻo dẫn vào lợi danh, nào là nẻo dẫn vào thủ đắc vật chất... nên con đường đi tới không như ta tưởng. Phải thận trọng vì không đơn giản.

– Nương vào người để có chút danh là con đường tương đối dễ đi. Chúng ta không cần tu giỏi, chỉ cần đem thầy mình ra hù người ta là người ta sợ rồi, và thông thường chúng ta hay đi con đường nầy, nào là như tôi từng ở trong đạo tràng lớn, từng ăn cơm chung với quí Hòa Thượng, tôi là học trò của thiền sư nầy, thiền sư nọ... Đây là những trường hợp cho chúng ta thấy nếu tâm thức còn thô thì điều nầy dễ phát khởi vô cùng. Và đây là con đường rất dễ làm.

Tự mình nâng cuộc đời mình lên cao, tự mình gặt hái thành quả của sự học tập, tự mình đem công sức ra để đầu tư trong bất cứ lãnh vực gì để mong nổi danh rất là khó. Nhưng nếu ta tựa vào một người có danh sẵn hoặc khoe về sự liên hệ, quen biết thân tình của mình với một ai đó nổi tiếng như bác sĩ, kỹ sư, đệ tử của thầy lớn nầy, thầy lớn nọ... đó là cách nương vào người khác để tìm danh. Chúng ta hãy tự nhìn vào mình, vào người chung quanh để thấy rõ tâm thức chúng ta rất nghèo. Mở miệng ra là đã tự tố cáo cho thiên hạ biết rõ tâm thức nghèo nàn của chúng ta rồi.

Do vậy, là người tu ta hãy khéo an trú trong chánh niệm, phải biết nhìn lại mình từng phút, từng giây. Một lời nói ra chúng ta biết đó là lời phát xuất từ tâm yêu thương muốn dâng hiến, khiêm tốn muốn giúp đỡ người hay muốn biểu lộ cho người ta biết về mình, muốn khoe về mình. Khi chúng ta nhìn được những điều phát sinh từ tâm thức của chính mình thì khi nghe ai nói một lời, làm một cử chỉ ta biết ngay là do động cơ nào và xuất phát từ tâm thức nào. Người tu giỏi thì khả năng nhận biết tâm lý người khác rất bén nhạy, rất tinh tế.

Tôi xin chia xẻ thêm một khía cạnh quan trọng khác là người tu giỏi mà không có lòng từ bi làm nền bên trong thì rất khó thương và cũng khó thành tựu đạo nghiệp. Thưa tại sao? Vì họ có mắt nhìn tinh tế vô cùng, nhìn ai cũng thấy sơ suất lỗi lầm của người ta, do vì bên trong không có lòng từ bi đi kèm thì họ không có bao dung, tha thứ để yêu thương người. Cho nên chúng ta tu tập trong chánh niệm, tỉnh giác nhưng phải lấy lòng từ bi làm chân đế thì tuệ giác phát sinh đồng thời từ bi có mặt.

Thưa quí vị, ở đời chưa bao giờ có một cái danh nào mà không có sự tranh chấp, loại trừ, hạ bệ nhau để đạt tới mục đích. Chỉ cần thấy một người nào đó thật giỏi, họ tìm các hạ bệ, đánh phá thì tự nhiên người ta biết tiếng họ ngay. Nên một là chúng tacon đường nổi danh chân chánh, hai là nổi danh trong sự nguyền rủa của bao người cũng là nổi danh. Nhưng thông thường người ta hay đi ngược con đường chân chánh.

Trong đạo, một là chúng ta tự huân tập, nuôi dưỡng đức hạnh mình để được sáng danh, hai là tìm cách chỉ trích, soi mói; len lén nhìn vào đời sống riêng tư các bậc Thầy lớn đã có sẵn danh và không ngần ngại vung vãi những lời đố kỵ nặng nề để hạ bệ. Đây cũng là cách tìm danh thấp kém nhất. Nếu trong nhân gian không thiếu hạng người nầy thì trong đạo cũng thế. Và tu tập không khéo, càng lớn ta càng dễ lạc vào con đường “phi chánh pháp”.

Tóm lại, trên đời nầy dù là danh thơm hay không, nó là đầu mối của bao nhiêu tranh chấp tùy theo tâm thức của con người. Tất cả đều do sự tham danh và khi có mặt lòng tham là có vô minh, có sóng gió của sự tranh đoạt. Nó là một loại đam mê tự hữu trong tâm thức của mỗi chúng sanh còn bản ngã.

3. Chết trong danh.

Chúng ta thường hay bị chết trong danh và cùng có hai nỗi khổ trong đời sống: một nỗi khổ thực và một nỗi khổ của sự tưởng tượng. Nhưng đa phần, khi chết trong danh là chúng ta chết trong cái không thực, chết trong nỗi khổ tưởng tượng vì khổ tưởng tượng nó dính liền với danh.

Ví dụ như khi đối chiếu, so sánh ta với một người nào đó, ta thấy mình thua họ trong nhiều lãnh vực làm sinh ra mặc cảm thua sút, tủi hổ... mặc cảm nầy làm chĩu nặng tâm thức ta. Đó là loại khổ do tưởng tượng. Và điều kỳ lạ là nỗi khổ ở mặt rất cạn là khổ thực thì không đáng chi nhưng khổ do tưởng tượng làm đau đớn, làm oằn oại, làm chết được người.

Ví dụ người ta cho loại khổ lớn trong nhân gian là khổ bị phụ tình. Nhưng nếu chúng ta nhìn cho kỷ và trung thực thì đó là khổ tưởng tượng. Thưa, tại sao? vì tình cảm nhìn từ gốc nó là loại cảm thọ dễ đổi thay; đến và đi bất chợt, không bền bỉ bao giờ. Người ta cứ tưởng khi mất mát tình cảm là không còn gì, chết đến nơi rồi. Nhưng thực tế không phải vậy. Có những người mất mát tình cảm mà họ có chết bao giờ, họ đi ngang qua rất dễ dàng. Có những người tình cảm đến, đi rất nhẹ, đổi thay như mặc áo, cởi áo. Và nếu là khổ thực thì mọi người khi lâm vào cảnh mất mát tình cảm đều chết cả hay sao? Thưa không. Vì có người đau khổ, nhưng vẫn có người vui như thường. Cho nên điều đó tự bản chất không thực có, chỉ là khổ tưởng tượng mà thôi. Và nỗi khổ nầy nó dính vào danh, mà danh là phần tình cảm đi vào lãnh vực của tư duy, mang tính chất trừu tượng, vô hình. Cho nên chết trong danh là chết trong cái không thực.

Thưa quí vị, có những cái chết thực sự do hình hài nầy tàn lụi theo chu kỳ sinh hoại. Có những cái chết dần mòn do vì chết chìm trong danh, sống mà như chết. Hình hài tuy còn nhưng sự sống thực sự bên trong không có mặt.

câu chuyện của một nhà văn (tôi không nhớ rõ tên) viết về một gia đình có ba người đàn bà đều có chồng chết sớm. Chết vào lúc tất cả những người đàn bà chỉ vào độ ngoài hai mươi, và họ đều ở vậy thờ chồng khi tuổi vẫn còn xuân. Thời gian trôi qua, gia đình ba người đàn bà được nổi tiếng là một dòng họ thủ tiết thờ chồng. Cả gia tộc viết đơn trình lên triều đình điều nầy. Khi nhận được đơn, quan đầu tỉnh sửa soạn cấp tấm biển chữ mạ vàng “Tiết Hạnh Khả Phong” và cả gia đình trong tâm cảnh nôn nao chờ đợi tờ ban khen gửi về thì có một người đàn ông trẻ đi qua vùng đó. Một trong những người thiếu phụ trẻ góa chồng từ lâu, nay tự nhiên lòng rạt rào yêu thương trổi dậy. Bà yêu người con trai đó.

Câu chuyện rất sâu sắc, phân tích rõ những xung động, khổ đau oằn oại, dằng co tâm thức giữa tình yêu và danh tiết của một người đàn bà bị giam hãm, nhốt kín cuộc đời trong tờ giấy có bốn chữ “Tiết hạnh khả phong.” Và rõ ràng tờ giấy mỏng, nhỏ xíu nhưng đã giết chết một đời người.

Tôi kể câu chuyện trên để chứng minh có ngàn vạn điều ràng buộc chúng ta từ cái danh. Danh tuy vô hình nhưng lớn đến nỗi con người thà chịu chết, hoặc thà không được sống thực với lòng mình chứ không thể làm sứt mẻ, làm tổn thương, làm mất danh.

Thưa quí vị, qui chiếu lại đoạn Kinh chúng ta vừa dẫn có hai ý:

Thứ nhất, nếu chúng ta phấn đấu tìm được danh thơm rồi cũng giống như khi người ta đốt hương, hương lúc thơm nhất không phải là khi đang đốt mà thơm nhất là lúc nó đã tàn, khói hương mới tỏa rộng trong không gian. Nên trên con đường tìm danh có trường hợp người ta chết rồi danh mới nổi.

Thứ hai là danh nhốt kín cuộc đời con người, nếu ta không khéo sẽ bị dìm chết trong cái danh rất là tội nghiệp. Thông thường chúng ta khó vùng vẫy khỏi ngục tù nầy. Tâm thứcvăn hóa của người Á Đông phần lớn đời sống của họ bị kềm hãm trong danh. Họ không có đủ tự chủ, dũng lực để đứng vững trên hai chân mình, nên rất sợ thị phi, bình phẩm và đàm tiếu chung quanh. Họ bị sức ép rất nặng của dư luận lên đời sống thân tâm. Đời sống của họ bị lệ thuộc và oằn người theo cách của dư luận đòi hỏi.

Từ những điều nầy, chúng ta nhìn lại những trung tâm tu học, tự viện của người Việt cũng đang đi trên con đường ấy. Ví dụ như khi ta làm trụ trì một tự viện, tự viện có mặt được là do một số Phật tử thương yêu, có lòng cúng dường xây dựngdĩ nhiên không nhiều thì ít cũng là người ơn của mình, cho nên khi họ có yêu cầu thế nầy, thế nọ và mình không đủ lực tự chủ; do phải tùy thuận theo người nên không cách nào giải quyết vận mệnh riêng tư thể hiện sự độc lập của chính mình được.

Từ tâm thức cá nhân nhìn ra tâm thức cộng đồng của một quốc gia cũng đi một con đường như vậy. Nếu ta không đủ hùng lực chắc hẳn ta không thể tự mình đứng vững được. Đây là con đường dẫn con người đi chết chìm trong danh; từ phạm vi nhỏ của một tâm thức cá nhân cho đến phạm vi lớn của một tâm thức cộng đồng đều như thế.

Chúng ta tự mình vươn lên trong cuộc sống để đứng vững trên đôi chân mình là cả một quá trình cay đắng.

Tôi xin chia xẻ thêm, khi chúng ta chạy theo danh niềm vui thì ít nhưng đau khổ rất nhiều. Người tham danh, khi có danh rồi thì như vòng kim cô của Đức Quan Thế Âm trao cho Tam Tạng trong truyện Tây Du Ký. Tôn Hành Giả (Tề Thiên Đại Thánh) năng lực siêu phàm thách thức cả vua trời, đòi thay trời làm Thượng Đế ấy vậy mà đành kêu khóc, van xin tha mạng khi vòng kim cô niền dính vào đầu. Danh lợi đối với người đời hay người tu cũng giống như thế. Từ xa nhìn lấp lánh như vương miện đính kim cương; chúng ta ước ao, thèm khát nhưng khi đội vào đầu mới thấy nó thắt chặt đau đớn vô cùng, gỡ ra không nổi, lấy xuống không được. Đây là hình ảnh cụ thể nói lên rằng: Trên đoạn đường rượt đuổi tìm cầu danh, niềm vui cho ta nhỏ như cọng tóc mà quằn quại vì lo âu, đau khổ lớn vô cùng.

4. Nền của các dục lậu.

Thưa đại chúng, hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào hai chương hai mươi mốt, và hai mươi hai có cùng nội dung là Đức Thế Tôn răn nhắc về họa hại của tham đắm các dục:

Chương hai mươi mốt Đức Phật dạy: “Người thuận theo lòng dục để mong được danh tiếng, khi mà danh tiếng vừa nổi thì thân đã mất rồi. Ham muốn danh tiếng thường tình mà không lo học Đạo chỉ uổng công mất sức mà thôi; giống như đốt hương, khi người ta ngửi được mùi thơm thì cây hương đã tàn rồi. Lửa tham danh tiếng còn di họa về sau.”

Chương hai mươi hai Đức Phật dạy: “Tiền tài và sắc đẹp rất khó buông xả, giống như một chút mật thoa trên lưỡi dao không đủ cho một bữa ăn ngon, thế mà kẻ liếm vào thì bị nạn đứt lưỡi.”

Phần âm như sau: Phật ngôn: “Tài sắc ư nhân, nhân chi bất xả, thí như đao nhận hữu mật, nhất túc bất san chi mỹ. Tiểu nhân điền chi, tắc hữu cát thiệt chi hoạn.” Câu đáng cho chúng ta thuộc lòng là:“Tài sắc người ta không thể bỏ được, tỉ như trên lưỡi dao bén có thoa một chút mật, không đủ làm được một bữa ăn ngon. Nhưng người không thông minh mà liếm nó hẳn là bị tai họa đứt lưỡi.”

Chúng ta hãy ôn lại ý chính của buổi học hôm trước để thấy Đức Phật dạy những điều rất sâu sắc. Ngài cho chúng ta biết tiền tài, tiếng tămsắc dục là ba đối tượng tham đắm muôn đời của tâm thức. Người tu chúng ta hãy quán chiếu thâm sâu để xả ly.

Trong chữ Hán có hai chữ Tài. Chữ “tài” ở trong chương Kinh hai mươi hai chỉ cho tài ba, là sức mạnh bên trong của mình. Và nếu có bộ bối ở bên thì có nghĩa là tiền của, vật chất, của quý. Hai chữ này đủ cho chúng ta xác định sức mạnh của tiền bạc, của cải vật chất, và sức mạnh của ái dục.

Từ “dục” nầy có thể ghép thêm với một từ nào đó khác để nói đến sức mạnh nhận chìm của nó đối với con người. Ví dụ như dâm dục, sắc dục, ái dụcthực dục. Bốn loại dục nầy hình thành đời sống của mọi sinh linh.

Không có một con người nào không có nhu yếu ăn uống mà sống còn. Tình dục khá tinh tế nhưng nó cũng là nhu yếu tự nhiên của con người. Đây là điều tất nhiên để bảo trì, nuôi sống dòng sinh mạng chảy dài qua bao thế hệ và nuôi sống dòng chảy luân hồi qua bao kiếp của mọi sinh linh. Dĩ nhiên, tình cảm bạn bè, tình yêu thương cha mẹ con cái, tình yêu thương đồng loại... đều nằm trong hai chữ ái dục nầy nhưng mịn hơn và tinh tế hơn thôi.

Sắc dục thuộc dạng thô do vì bên trong nó có chút tình nhưng nhu yếu chính vẫn là sự thôi thúc thỏa mãn ham muốn vật chất.

Dâm dục là loại cạn ở mặt rất thô, nó hoàn toàn thuộc về quan hệ giữa hình thể vật lý mà thôi. Cho nên khi nói đến dục chúng ta nên nhớ nó bao hàm những yếu tố làm nên đời sống, làm nên hình hài nầy.

Có ba loại dục là danh, tiền, và sắc mà chúng ta đang đi vào trong chương hai mươi mốt, hai mươi hai nầy. Hiện tại chúng ta chỉ khai triển ba dục nầy thôi, nhưng thực tế năm món dục như sắc, tài, danh lợi, thực, thùy đều có mặt trong đây.

Thưa đại chúng, ngoài đam mê của sắc dục, chúng ta còn có đam mê sự tiêu thụ. Phạm vi của đam mê tiêu thụ bao hàm các phần thô và mịn từ thân đến cảm thọ, ý tưởng. Dĩ nhiên nuông chìu sự hưởng thụ của thân nằm trong thực, thùy.

Ở mức độ cạn nhất như ăn ngủ. Nếu như người ta chỉ thích hưởng thụ, lười biếng, nuông chìu mọi nhu yếu của cơ thể đòi hỏi thì chứng tỏ họ là người ít phẩm chất đạo đức trong xã hội, họ cũng là người thiếu phước lành trong hiện đời và tương lai. Ngay trong xã hội đã vậy, và ngay trong đời sống tu hành của chúng ta, người mà không thể khống chế được ham muốn tự nhiên của hình thể vật lý thì họ khó có điều kiện nâng cao đời sống tâm linh.

Tất nhiên tham, sân, si có mặt trong tất cả các loại đam mê. Như đam mê danh, tự thân nó đã có mặt ba yếu tố vừa tham vừa vô minhsân si, cho nên ba dục hay năm dục đều có mặt tham, sân, si làm nền tảng đẩy chúng ta đi vào nẻo đam mê rất cạn hay rất sâu.

5. Bản chất của những loại ái dục.

Đầu tiên chúng ta phải đặt ái dục trở lại vị trí của nó, vào đúng vai trò của nó. Đừng nhìn nó bằng lăng kính đạo đức xã hội hay tôn giáo từng quy định. Tự thân nó là bản chất của mọi đời sống thực vật cũng như động vật. Như tiếng gọi cúc cu của loài chim, không phải tự nhiên có mặt, mà đó là khúc nhạc kêu gọi bạn tình đến. Như loài hoa nở ra khoe hương sắc cũng là một cách biểu hiện tính dục từ bên trong gọi mời ong bướm đến thụ phấn trên những nhụy hoa.

Chúng ta nhìn ra ngoài thiên nhiên, mọi hiện tượng phát triển, nẩy mầm vươn lên để tồn tại đều có bản chất dục bên trong dù thô hoặc tinh tế. Rồi nhìn lại hình hài ta thì cũng vậy, nên mọi con người trong hành tinh nầy đều có niệm ái dục rất mạnh để rớt vào thai mẹ và có mặt trên con đường sinh tử luân hồi. Và chúng ta không ngạc nhiên khi thấy chỉ trong bốn mươi hai chương Kinh mà người xưa đã tuyển gần phân nửa lời răn dạy của Đức Thế Tôn liên quan đến ái dục.

Hẳn nhiên ai trong chúng ta cũng đều biết dục thuộc loại thô, nhưng ái thì thuộc phạm vi tinh tế. Dục loại trừ không khó, nhưng ái nằm chìm bên trong tâm thức và tình cảm nên khó loại trừ. Đời sống người tu chúng ta đương nhiên là phải ly dục, loại trừ ái, nhưng ái là phần thâm sâu bên trong rất khó xả ly.

Có những người đã qua tuổi thanh xuân, họ không còn dục nhưng nhìn vào mắt họ ái vẫn còn. Những khao khát, thèm muốn vẫn còn dù hình hài khô héo, cạn kiệt. Trong từ Việt có hai chữ “ân ái” ngoài tầng nghĩa thông thường nhân gian hiểu và xử dụng nó còn có hàm nghĩa rất hay xác định rõ ràng từ con đường ân nghĩa dẫn đến yêu thương không xa lắm. Do vậy, người tu chúng ta hãy cẩn trọng khi gieo ân và thọ ân.

Đoạn kinh trước chúng ta đã phân làm ba loại: dục ái, hữu áivô sắc ái, hay người ta còn gọi là dục hữu, ái hữu, và vô sắc hữu.

Dục hữu: Dục hữu là tầng rất cạn, như con người, những vị trời trong cõi dục, những loài động vật, các vị A Tu La và các thế giới của địa ngục đều đang chìm trong dục hữu nầy. Hữu nghĩa là có mặt. Tức là còn sinh tử, còn phiền não, còn khổ đau, còn ràng buộc thì còn có mặt lên xuống trong ba cõi sáu đường. Sở dĩ hữu nầy có mặt là do chất ái có mặt làm nền.

Ái hữu: không dành cho chúng sanhhình hài thô như con người. Họ được làm bằng một loại sắc chất nhưng tinh tế hơn, mịn hơn. Thế giới chúng sanh nầy thường ở những tầng trời cao hoặc những cõi cao hơn như các tầng thiền định của ngoại đạo. Họ an trú trong tưởng uẩn. Thân họ được cấu tạo bằng sắc chất tinh tế nhưng vẫn còn cảm thọ.

Vô sắc ái: Là những chúng sinh không có hình thể. Những chúng sinh nầy tắt được cảm thọ; chỉ còn hành uẩn, thức uẩn biểu hiện nên thân thể “phi vật chất”. Tuy nhiên vẫn còn chìm đắm trong luân hồi vì vẫn còn chất ái dù rằng ái vô sắc.

Từ tầng cao nhìn vào tầng tinh tế cho chúng ta thấy chất ái còn là còn làm chìm đắm cuộc đời mình. Như trong cảnh giới loài người, dục áithành phần thô nhất. Chúng ta có thể nhìn những sinh vật rất là thấp như trong loài động vật; chất dục rất thô được biểu hiện ra thể chất. Và từ cái nhìn ấy, chúng ta có thể qui chiếu lại trong sinh hoạt con người để thấy con người tuy có dục nhưng tinh mịn hơn, không ô uế, thô như thế giới loài động vật.

Dĩ nhiên vô sắc ái nầy vẫn còn nằm trong phạm vi của dục nhưng tinh tế hơn tức là người ta không đi vào tính dục bình thườngđi vào loại đam mê cao hơn dẫn con người đi vào các lãnh vực nghệ thuật, âm nhạc, điêu khắc, hội họa... Tuy vậy vẫn là đam mê làm chìm đắm con người.

Thưa đại chúng, như tôi đã từng chia xẻ ái dục tự thân không có gì xấu xa hay tội lỗi bên trong. Đối tượng để chúng ta ái không phải là tên tội phạm đáng lên án, nguyền rủa hay xa lánh. Ví dụ gần nhất như tiền của có phải là cái tội đối với con người không? Thưa không. Từ tiền của người ta có thể dùng nó để làm muôn vạn điều tiện ích. Người kia nếu phô bày cái đẹp tự nhiên của họ ra đâu phải là một tội phạm. Con người tự mình đam mê, đắm nhiễm đến nỗi gây ra bao nhiêu việc lỗi lầm, họa hại rồi kết án và hủy diệt các đối tượng họ đam mê. Trong khi mọi chuyện đều do chính tự tâm thức của mỗi người gây nên.

Tự thân bản chất ái dục là nền tảng căn bản của đời sống. Tự thân bản chất của yêu thương cũng không hề có gì gọi là tội phạm bên trong nó cả. Sở dĩ ta gọi nó đắm nhiễm, tạo ra tội lỗi là do vì khả năng xử dụng của mình đối với nó. Chúng ta tự ràng buộc mình, tự mình làm cho mình bị chìm đắm vào đó rồi gọi đó là những loại tội phạm. Sự thực nó không hề mang một tính chất tội lỗi nào, ô uế hay thần thánh, thiên đường hay địa ngục gì bên trong cả. Xin các vị ghi nhận điều nầy.

Chúng ta vượt lên trên ái, dục bằng một con đường duy nhất không phải là trở nên thù ghét, đam mê. Ví dụ con đường thứ nhất để cho chúng ta chìm vào là con đường của sự đam mê. Con đường thứ hai mà người tu chúng ta hay phạm phải là con đường thù ghét, quay lưng lại với nó. Hai con đường nầy là hai mặt trái, phải của cùng một vấn đề, là hai mặt của cùng một nội dung nên chúng ta không thể vượt thoát được. Muốn vượt thoát được khỏi ái dục, chúng ta phải là người vượt lên trên đam mê và thù ghét. Sự thù ghét, hoặc quay lưng lại không phải là cách thế cho ta dùng để loại trừ bản chất sâu xa của ái dục. Chẳng hạn như vô sắc ái là lòng yêu mến những gì rất trừu tượng, không có hình thể như ham danh. Tự thân của danh cũng vô tội. Nếu chúng ta giỏi biết xử dụng cái danh mình có thì sẽ làm được nhiều điều hữu ích cho mọi người.

Thông thường trên con đường hoằng pháp, làm đạo có điều kỳ lạ là người tu chúng ta hay rượt đuổi, đam mê tìm cầu danh, bám víu vào danh. Có thể chúng ta có một chút ít thỏa mãn cho thành tựu nào đó, nhưng chắc chắn vẫn không bằng chúng ta vượt lên trên chữ danh để làm ích lợi cho chính bản thân mình lẫn cho đạo. Và con đường quay lại, sợ hãi nó, mặc cảm với nó, xem nó là tội phạm cần loại trừ cũng là con đường tuy khác mặt mũi con đường ham danh nhưng vẫn cũng là một thể loại. Chỉ vì không ham mê, rượt đuổi tìm cầu danh được nên ta quay lưng lại với nó, cố tình chứng minh ta là người không ham danh nhưng thực tế bên trong tâm thức ta là người cực kỳ ham danh.

6. Xử dụng thông minh cái mình có.

Con đường của người tu chúng ta không phải là trốn chạy, quay lưng lại, hay theo đuổi, mà con đường thành đạt danh ở mức độ cạn nhất của vô sắc ái đó là chúng ta thông minh biết xử dụng nó, dùng nó như là điều kiện, phương tiện, để làm đạo, để dâng hiến thì chúng ta là người vượt qua danh.

Thông thường các vị thầy lớn đều biết vận dụng cái danh của mình để làm đạo. Tôi kể cho quí vị nghe chuyện cái quạt của Ngài Ngọc Lâm. Ngài là một bậc Thầy rất được nhà vua kính trọng, ban cho chức tước, áo mão mời ở lại, nhưng ông không nhận. Ông chỉ muốn sống cuộc đời phiêu bạt, nhà vua khẩn cầu không được nên năn nỉ xin Ngài nhận cái quạt, mang theo để quạt vào những ngày mùa hạ. Trong quạt ấy, nhà vua viết bốn chữ “Như trẫm thân lâm.” nghĩa là cây quạt ở đâu thì nhà vua ở đó.

Trên con đường lang thang vô định, một ngày nọ ông ghé lại một ngôi chùa nghèo, ở nơi hẻo lánh; lúc ấy Ngài đã già yếu nên vị trụ trì lấy lý do sợ làm liên lụy đến chùa từ chối ông. Ông nói: “Không sao, tôi tuy là vị Tăng hành cước, sống phiêu bạt nghèo khó, nhưng nếu có nhập Niết Bàn ở đây cũng không là gánh nặng cho quý thầy đâu. Tôi có một vật có thể không những giúp cho tôi tống táng được hình hài, mà còn giúp cho quí vị xây dựng, trùng tu lại tự viện.” Đến lúc Ngài tịch, người ta lục trong đãy của Ngài chỉ vỏn vẹn có cây quạt với bốn chữ “Như trẫm thân lâm.” ký tên nhà vua. Chư tăng thấy vậy liền phục xuống lạy, và đem quạt cho quan huyện. Quan huyện liền bỏ tiền lo tang ma cho Ngài, và tiền để xây dựng lại chùa thành đại Già Lam.

Câu chuyện nhỏ trên cho chúng ta thấy, các bậc thầy lớn thường dùng danh mình có như một phương tiện để đóng góp lợi ích cho đời, cho đạo. Cho nên con đường của chúng ta làm là xử dụng được danh để hành đạo; đó là cách chúng ta vượt lên trên vô sắc ái.

Tất nhiên bản chất vô sắc ái tự thân không có lỗi gì cả. Nó là một loại năng lượng tự hữu làm cho con người có được niềm vui và hạnh phúc trên trần gian nầy. Yêu thương là một tình cảm rất cần thiết, thế nhưng nó có hai hướng đối nghịch nhau. Một hướng làm cho chìm đắm, một hướng làm cho thăng hoa đời mình.

Một trung tâm tu học mà trong đó người ta không có khả năng xây dựng tình yêu thương, sự cảm thông không có mặt thì sinh hoạt tập thể sẽ rời rạc, không ai dính với ai cả; chắc chắn tổ chức đó sẽ đi đến suy thoái, thất bại.

Thế nên ở mức độ vừa phải chúng ta có thể làm thăng hoa chất ái nầy bằng con đường tự nuôi lớn tâm Bồ Đề của chính chúng ta. Nếu không có khả năng nuôi dưỡng được chính mình, chúng ta sẽ khi thì nghiêng vào mức độ cạn của dục, khi thì nghiêng vào mức độ khá hơn một chút là ái và rồi cũng sẽ chìm đắm sâu hơn vào mức độ khó gỡ là vô sắc ái tức chìm đắm vào danh.

7. Con đường vượt thoát.

Để vượt thoát ái dục nầy có hai cách để chúng ta thực tập: thứ nhất là tuệ giácthiền định, thứ nữa là hỷ lạc của đời sống.

– Trong nhân gian nếu người ta có niềm vui đời sống gia đình, có hạnh phúc thì những trò chơi trác táng, bê tha như cờ bạc, rượu chè, hút xách... phá hoại thân tâm không dễ gì xảy ra. Và con em cũng được hít thở một bầu không khí trong lành của niềm vui, của an lạc. Khi trưởng thành bước vào đời, vào xã hội, có gia đình; đời sống của chúng chính là kế thừa nền tảng hạnh phúc, hỷ lạc đã có từ trước.

Trở lại cuốc sống của những người tu chúng ta. Thưa quí vị nếu chúng ta nếm được niềm vui của sự thực tập ở trong đạo, thì không thể có bất cứ một niềm vui gì của trần thế dù nhỏ có thể làm xao động tâm thức mình cả. Tất cả mọi niềm vui ngoài nhân gian đều phù du và đôi lúc cũng là nỗi buồn khổ. Trong khi niềm vui của đạo tinh ròng, và là quà tặng miên viễn cho những ai biết thực tập. Tâm hồn chúng ta mà trống trải cô liêu thì thường có nhu yếu tìm các thú vui để lấp cho đầy, còn nếu đời sống chúng ta đã tràn đầy niềm vui thì đâu cần tìm tới những thú vui tạm bợ bên ngoài. Từ bên trong niềm vui có mặt thì dù có liệng ta vào đời sống nhộn nhịp của thế nhân quí vị cũng là người vượt lên trên những lượn sóng đọa đày, dục lạc. Không thể chìm đắm vào đó được.

Do vậy, chúng ta phải làm thế nào thực tập trong từng ngày, từng giờ để nếm được hương vị của niềm vui pháp lạc. Và tự thân ta khi niềm vui pháp lạc mênh mông thì hai điều sẽ có mặt cùng một lúc trong tâm thức ta: Tuệ giác phát sinh và khả năng của định lực có mặt.

– Cao hơn một tầng của niềm vui tự thân là sự phát triển của tuệ giácthiền định. Phát triển tuệ giác đòi hỏi năng lượng tự thân phải rất dồi dào. Đời sống người tu đòi hỏi phải độc thân, nếu có gia đình chúng ta sẽ tiêu phí rất nhiều năng lượng. Chúng ta tiêu phí năng lượng vào nhiều nguồn, nhiều luồng chảy vào nhiều nẻo: lo lắng chăm sóc gia đình, đối phó với nhiều việc trong xã hội... cho nên không có khả năng tập trung năng lượng sống để chọc thủng vào bức màn vô minh, để phát triển tuệ giác. Không làm cho tâm thức của mình an tịnh, thiền định của mình càng ngày càng vào sâu được. Thế nên yêu cầu đời sống tu sĩđộc thân, đơn giản vậy thôi.

năng lượng chúng ta là quà tặng tự hữu, là một dòng chảy luân lưu trong mọi hình hài, tạo thành đời sống. Chúng ta nếu khéo xử dụng được nó thì làm cho tuệ giác phát sinh, định lực càng thêm kiên cố. Không làm được điều nầy thì dòng năng lượng sẽ tìm cách chảy về hướng thấp của dục lạc trần gian, hướng làm băng hoại đời sống tu hành của chúng ta.

Thưa quí vị, tôi xin lập lại: năng lượng ái dục vô hình nhưng là nền tảng của sinh mạng chúng ta. Chúng ta không có cách gì để có thể loại trừ hay cắt đứt được nó. Cho nên người tu siêu việt được năng lượng của dục và ái có nghĩa là làm cho năng lượng đời sống chúng ta chảy về hướng phát triển tuệ giácthiền định.

Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 48851)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: