Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sinh Chịu Khổ Vô Cùng Tận

13/01/20157:51 CH(Xem: 17363)
Địa Ngục Ngạ Quỷ Súc Sinh Chịu Khổ Vô Cùng Tận

KINH NGƯỜI ÁO TRẮNG
Thích Đạt Ma Phổ Giác


ĐỊA NGỤC NGẠ QUỶ SÚC SINH CHỊU KHỔ VÔ CÙNG TẬN

Năm loài cùng chung ở hay sáu đường sinh tử luân hồi có đầy đủ trong loài người, nhưng loài ngườiưu điểm hơn năm loài kia nhờ biết suy nghĩ, nhận thức được mọi sự việc tốt xấu, đúng sai, vui buồn, thương ghét và thường xuyên nếm trải hương vị ngọt ngào hay đắng cay của cuộc sống. Chính vì vậy, đức Phật mới xuất hiện nơi cõi Ta-bà này vì loài người có đủ điều kiện để tu hành thành tựu đạo giác ngộ, giải thoát. Năm loài còn lại không đủ khả năng tu hành thành Phật.

Đạo Phật ra đời đã trên 2600 năm, trải qua các cuộc thịnh suy, thăng trầm của thời đại nhưng không bao giờ có đổ máu, hận thù, tàn phá, giết hại, mà đạo Phật chỉ giúp cho con người sống có hiểu biếtyêu thương hơn bằng tinh thần từ bi hỷ xả với tấm lòng vô ngã, vị tha. Đó là ưu điểm của loài người, biết vận dụng lời Phật dạy vào trong đời sống hằng ngày mà sống an vui, hạnh phúc.

Địa ngục thì quá khổ đau cùng cực, không có chút tự do, chúng sinh rơi vào cảnh giới này chịu khổ triền miên không có ngày thôi dứt, chính vì vậy nên không có thời gian suy xétquán chiếu, do đó cũng không tu được.

Nhìn từ góc độ thực tế, chúng ta thấy cũng có địa ngục trần gian, ai phạm tội giết người thì bị xích lại nhốt vào ngục tối, nặng nhất là án tử hình. Tội nhân bị án này sẽ ăn không ngon, ngủ không yên, ngày đêm cứ phập phồng lo sợ không biết thần chết đến lúc nào để rước mình đi, khi nghe tiếng mở cửa là sợ điếng cả hồn vì ai cũng tham sống, sợ chết. Một ngày trôi qua là họ mừng một ngày vì vẫn nuôi hy vọng được sống để làm lại cuộc đời. Còn những án khác từ án chung thân đến án khổ sai từ một tháng cho đến hai ba chục năm và nhẹ nhất là hưởng án treo.

Nhìn từ góc độ triết lý học Phật giáo, chúng ta thấy vô vàn, vô số địa ngục khác như các bệnh viện phòng cấp cứu, các nhà bếp của mỗi gia đình, các quán nhậu, các lò sát sanh, các chợ bán thịt cá, heo, bò, gà, vịt, các loài hải sản và cuối cùng là các nhà lưới bẫy đánh bắt. Mỗi một ngày, vô số các loài bị phanh da xẻ thịt để cung cấp phục vụ cho loài người.

Nhìn ở góc độ địa ngục trần gian, chúng ta còn có thể hình dung địa ngục trong tâm thức mỗi người, đó là tâm toan tính hại người, hại vật hoặc bị phiền não chi phối gọi là địa ngục tâm thức. Người tu nếu đạt đến giác ngộ giải thoát thì tâm sẽ an nhiên, tự tại dù thân có bị hành hạ, đau nhức chi phối.

Loài ngạ quỷ là loài quỷ đói thấy thức ăn mà ăn không được bởi nghiệp tham lam, ích kỷ, bỏn sẻn chiêu cảm. Nhìn từ góc độ cuộc đời, ta thấy ngạ quỷ cũng có trong loài người thiếu ăn, nghèo đói, thèm khát, ham muốn quá đáng mà không được nên khổ đau bức bách. Quỷ đói không phải có trong người nghèo khổ mà cả người giàu cótham vọng quá lớn, không được như ý muốn cũng vẫn phải chịu khổ như thường.

Trong sáu đường sinh tử luân hồi, mỗi loài đều có hoàn cảnh và sự sống khác nhau. Loài súc sinh chúng ta thấy rất rõ là loại có cánh bay lượn trên không, chúng sống thành từng đàn, từng nhóm và tồn tại nhờ thức ăn của núi rừng thiên nhiên bao la theo kiểu hoang dã.

Nhóm thứ hai có cách sống nhờ sự trồng trọt của loài người, hầu như mạng sống của chúng ảnh hưởng theo sự phát triển của nhân loại. Nếu con người tồn tại và phát triển ngày càng đông thì có nguy cơ tiêu diệt các chủng loại khác và phá hủy thiên nhiên để phục vụ cho nhân sinh. Loài sống trên mặt đất cũng vậy, có loài sống nhờ rừng núi thiên nhiên và chúng có thể ăn nuốt lẫn nhau theo kiểu lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu.

Ngoài ra, các loài súc sinh sống gần con người, chịu sự nuôi dưỡng của con ngườitùy theo khả năng mà chịu sự sai khiến làm việc, phục vụ cho con người, và có những loài được nuôi để cung cấp thức ăn cho nhân loại. Các loài sinh vật dưới nước cũng thế, chúng cũng bị con người bắt và nuôi dưỡng cũng để làm thức ăn phục vụ cho nhân loại.

Loài súc sinh của thời kỳ cổ đại được sống tự do, thoải mái trên những núi đồi thiên nhiên bạt ngàn, xanh tươi, màu mỡ, ít bị loài người sát hại. Một số loài súc sinh phải chịu ảnh hưởng phước báu của con người nên con vật nào được người thương thì cuộc sống có phần thoải mái, ngược lại thì bị người giết hại.

Con người thuần hóa các loài vật để phục vụ cho mình như lạc đà, lừa, ngựa, trâu, bò để chuyên chở và cày bừa. Việc săn bắn, đánh bắt, giăng bẫy các loài thú tuy có nhưng không đáng kể và việc nuôi thú để làm thực phẩm cho con người cũng không có nhiều.

Tuy nhiên, thế giới con người ngày nay quá đông nên nhu cầu đánh bắt loài vật không đủ sức cung phụng cho loài người, do đó con người phải tự nuôi thêm các loài gia cầm, súc vật theo công nghệ hiện đại để đủ đáp ứng nhu cầu thực phẩm. Ngoài ra, các loài vật cũng chịu sự ăn nuốt lẫn nhau, mạnh hiếp yếu, lớn hiếp nhỏ nên luôn sống trong khổ đau, lầm lạc và thù ghét lẫn nhau.

Đức Phật đã thấy rõ thế giới này phải tương tàn tương sát để bảo tồn mạng sống theo nguyên lý duyên sinh lớn hiếp nhỏ, mạnh hiếp yếu, ăn nuốt giết hại lẫn nhau không có ngày thôi dứt.

Thế giới này sở dĩ có chiến tranh, sóng thần, động đất, thiên tai, lũ lụt, hỏa hoạn, dịch bệnh triền miên, đều do con người không biết gìn giữ năm điều đạo đức. Người Phật tử tại gia nhờ giữ giới trong sạch và biết giúp đỡ người khác khi cần thiết, nên dần hồi dứt được tâm giết hại mà phát khởi tâm từ bi rộng lớn. Nhờ vậy, không còn bị đọa lạc vào ba đường ác địa ngục, ngả quỷ và súc sinh.

Còn nếu chúng ta tuy có làm phước giúp đỡ nhân loại mà không có lòng tin đối với Tam bảo và không giữ giới trong sạch, thấy mình là kẻ giúp, người nhận, vật cho nên sinh lòng dính mắc mà chấp trước ta, người, chúng sinh, do đó dễ sân si và nóng giận, ai không làm theo ý mình thì dễ oán giận thù hằn.

Có những cái rất thực tế mà không ai chịu nhìn nhận là ta có hiểu biết, ta có suy nghĩ, ta biết tư duy, ta biết quán chiếu, ta có nhận thức sáng suốt nếu mình chịu khó học hỏi, tư duy, chiêm nghiệmthực hành. Con người vì quá tham lam, nên làm cái gì cũng muốn được nhiều; do đó, tham được thì thêm tham, tham không được thì sinh ra oán giận, thù hằntìm cách hủy diệt lẫn nhau.

Một số người hễ cứ nghĩ đến chùa làm lễ qui y là Phật sẽ ban cho hết tất cả, nên họ nhờ người khác ghi tên dùm và lấy lá phái. Bởi trong lá phái có câu qui y Phật rồi khỏi đọa địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi đọa ngạ quỷ, qui y Tăng rồi khỏi đọa súc sinh.

Trong nhà Phật có nói ba đường khổ là địa ngục, ngạ quỷ, và súc sinh. Nếu qui y Phật rồi khỏi rơi vào địa ngục, qui y Pháp rồi khỏi rơi vào loài ngạ quỷ, qui y Tăng rồi khỏi rơi vào loài súc sinh. Nếu Phật làm được điều đó thì đâu có khuyên chúng ta, “hãy tự mình thắp đuốc lên mà đi, thắp lên với chánh pháp”.

Chánh pháp ở đây có nghĩa là lời dạy của Phật, muốn không bị đọa địa ngục thì chúng ta phải không nóng giận, không thù hằn, không cuồng tín, không si mê, tà kiến, không cướp của, giết người, không sát sinh, hại vật, không trộm cướp, lường gạt…

Như chúng ta đã biết, Phật là bậc giác ngộ sáng suốt hoàn toàn, không còn mê lầm, khổ đau. Qui y Phật tức là trở về con đường thanh tịnh, sáng suốt. Như một số người vì tin lầm, mê bậy, cuồng tín cho rằng giết người được lên thiên đàng, nên họ khủng bố, giết chóc, dã man. Thế giới này từng có những hạng người như thế, hỏi sao không đọa địa ngục cho được? Họ tưởng làm vậy sẽ được sinh thiên, nào dè bị đọa chỗ u mê, tối tăm, không có ngày ra khỏi.

Cũng vậy, khi chúng ta phát nguyện qui y tu theo Phật, có nghĩa là chúng ta phải tin sâu nhân quảquyết tâm gìn giữ không gieo nhân xấu ác, để từng bước đi tới quả giác ngộ, giải thoát. Nhưng trong quá trình từ nhân đến quả, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực liên tục, phải cố gắng thực tập hạnh buông xảkiên trì, bền bỉ tu hành, mới được kết quả như lời Phật dạy.

Qui y Pháp khỏi đọa vào loài ngạ quỷ, ngạ quỷ tức là loài quỷ đói. Vì người tu theo đạo Phật phải có tấm lòng rộng lớn, từ bi, thương yêu, bình đẳng với mọi người. Khi ta có lòng từ bi thì ai khổ đau, bất hạnh, chúng ta luôn tìm cách san sẻ và giúp đỡ. Nhờ lòng từ bi nên chúng ta không nỡ gian tham trộm cướp, lường gạt của ai, mà còn sẵn sàng giúp đỡ người khác bằng tình người trong cuộc sống.

Nhờ có lòng từ bi rộng lớn nên ta không có tâm tham lam, bỏn sẻn, tâm keo kiết, ích kỷác độc với ai. Vì ta không gieo nhân như thế, nên không bao giờ bị đọa làm loài quỷ đói. Bởi vì chúng ta đã gieo nhân tốt thì làm sao bị quả xấu được. Cho nên, khi qui y Pháp rồi thì quý vị tránh khỏi làm loài quỷ đói, nhờ biết gieo nhân thương người, cứu vật bằng tất cả tấm lòng.

Chính vì thế khi đã qui y, chúng ta phải thực hành lời Phật dạy, để phát triển tâm từ bi rộng lớn, mà cùng nhau chia vui, sớt khổ theo tinh thần của Bồ-tát Quán Thế Âm, dấn thân đi vào đời để phục vụ chúng sinh bằng 33 ứng thân.

Qui y Tăng rồi khỏi đọa làm loài súc sinh. Tại sao? Vì súc sinh là từ nhân si mê mà ra. Phật đã nhập Niết Bàn từ lâu, bây giờ còn lại chư Tăng đang kế thừa con đường của Phật, vừa học, vừa tu, vừa hướng dẫn cho chúng ta biết đâu là điều thiện lành, tốt đẹp, đâu là điều xấu ác, đâu là tội, đâu là phước, đâu là chánh, đâu là tà.

Khi chư Tăng đã chỉ cho mình biết rõ rồi, thì mình phải khôn ngoan, sáng suốt, tránh tội làm phước, tránh ác làm lành và hay giúp đỡ sẻ chia. Như vậy, từ nhân đến quả ta không gây tạo nhân si mê thì làm sao bị đọa làm loài súc sinh cho được. 

Chúng ta đến với đạo Phật là để tu, có nghĩa là sửa, là bỏ, là chừa những thói quen tật xấu, nên Phật dạy lấy nhân quả làm nền tảng trong sự tu hành chuyển hóa. Khi chúng ta gieo nhân tốt rồi, còn phải cố gắng duy trì bền bỉ, bảo vệ dài lâu, thì sẽ được kết quả tốt đẹp. Nếu chúng ta gieo nhân xấu thì phải đọa vào chỗ khốn cùng, đó là một sự thật. Như vậy, người Phật tử chân chính phải biết sáng suốt chọn lựa nhân tốt để gieo, tránh không làm những việc xấu ác. Đó là chúng ta biết tu theo lời Phật dạy

Bước đầu tu theo Phật là qui y Tam Bảo, tức chúng ta tạo ba chánh nhân thiện lành, tốt đẹp.

Nhân thứ nhất là nhân sáng suốt để giúp ta không bị u mê, tối tăm che mờ, chính vì vậy mà ta không bị đọa vào địa ngục.

Nhân thứ hai là nhờ có lòng từ bi, thương yêu nhân loại bằng trái tim hiểu biết, nên không bao giờ bị đọa vào chỗ ngạ quỷ.

Nhân thứ ba là nhờ quán chiếu, chiêm nghiệm, xem xét, nên ta phát sinh trí tuệ, nhờ vậy không bao giờ bị đọa vào chỗ súc sinh.

Ba chánh nhân này như cái đỉnh ba chân giúp ta đứng vững trên đường tu học, không bị phong ba, bão táp làm chướng ngại nhờ tâm thanh tịnh, sáng suốt, từ bitrí tuệ, nên chuyển hóa soi sáng muôn loài vật.

Muốn không đọa địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh thì ta phải giữ giới không giết người, hại vật, không trộm cướp, không tà dâm, không nói dối, lường gạt và không uống rượu say sưa, hay dùng các chất độc hại như là xì ke, ma túy, thì chúng ta tránh khỏi bị người thù hằn oán giận, tránh khỏi nhân giết hại lẫn nhau, tránh khỏi nhân si mê và tù tội.

Giữ được đầy đủ những giới như vậy thì hiện tại chúng ta không bị người thù oán, rình rập giết lại, không phải bị tù tội vì vi phạm pháp luật, không bị ai phá hoại hạnh phúc gia đình, không bị ai lường gạt, hãm hại và không si mê, tối tăm nên sống đời bình yên, hạnh phúc.

Thế nên, khi chúng ta đến với đạo Phật, nếu biết tu thì được hưởng nhân nào quả nấy tốt đẹp, còn không biết tu thì phải chuốc lấy khổ đau. Ai muốn đi tới chỗ tốt, hưởng điều tốt, thì phải dứt ác làm lành. Từ nhân đi đến quả chớ không có cái ngẫu nhiên, cũng không có ai ban phước, giáng họa cho ta hết.

Người làm phước nhiều mà không quy hướng Tam bảo và không giữ giới trong sạch, thì được hưởng quả vị giàu có, quyền cao chức trọng, lãnh đạo nhiều người, nhưng lại tham lam ích kỷ cho gia đình mình, đất nước mình, nên có khi lại muốn xâm lược nước khác để chiếm đoạt tài nguyên thiên nhiên và bắt con người làm nô lệ. Trong nhà Phật gọi là A-tu-la, lịch sử thế giới nhân loại đã chứng minh cho ta thấy rõ điều này.

Thế giới nhân loại, không bao giờ có dân chủ thật sự bởi vì chúng ta gieo tạo nghiệp báo không đồng, con người càng giỏi thì càng độc tài, chỉ có người biết tu nhân tích đức, tin sâu nhân quả mới giàu lòng vị tha, còn tất cả chỉ vì lợi ích cá nhân, lợi ích gia đình và cao hơn nữa là lợi ích đất nước, nên thế giới lúc nào cũng tranh giành, giết hại lẫn nhau là vậy đó!

Phật vì lòng từ bi rộng lớn, thương xót mọi người nên khuyên chúng ta tin sâu nhân quả, kính tin Tam bảogiữ giới trong sạch, thì tránh được tai nạn binh đao, tàn sát giết hại lẫn nhau vì quyền lợi riêng tư. Đó là một sự thậtthế giới con người ít ai quan tâm đến, nên chiến tranh cứ xảy ra mà không có ngày thôi dứt. Nhân giết hại dẫn đến chiến tranh hận thù vay trả, chiến tranh tiếp diễn dẫn đến con người oán giận thù hằn, tàn sát giết hại lẫn nhau không thương tiếc.

Là người Phật tử chân chính, chúng ta cần phải chiêm nghiệm kỹ chỗ này để không còn bị quả báo si mê lầm lạc và sẽ sống thương yêu nhau bằng trái tim hiểu biết, với lòng vô ngã, vị tha.

Một người biết giữ gìn năm giới trong sạch như không giết hại, trộm cướp, tà dâm, nói dối hại người và dùng những độc tố có hại cho chính mình như  rượu, xì ke ma túy thì chắc chắn sẽ sống bình yên, hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại.

tiến tới xa hơn nữa, gia đình nào, đất nước nào biết giữ gìn năm giới trọn vẹn và có lòng tín kinh đối với Tam bảo, thì chúng ta sẽ sống an lạc thái bình ngay nơi cõi đời này mà không cần tìm cầu đâu xa. Chúng ta sẽ không bao giờ bị chiến tranh, binh đao, sóng thần, động đất, lũ lụt, tai nạn bất ngờ và dịch bệnh nan y làm tổn hạinhân quả rất công bằng, thì ngay nơi đây là Cực lạc hiện tiền
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57236)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.