Thư Viện Hoa Sen

10. Phật Thuyết Kinh Tám Điều Giác Ngộ

13/06/201012:00 SA(Xem: 18441)
10. Phật Thuyết Kinh Tám Điều Giác Ngộ

KINH BÁT ĐẠI NHÂN GIÁC
Hán dịch: Đại Sư An Thế Cao
Giảng: Đại sư Tịnh Vân
Việt dịch: Thích Minh Quang

Bài 10: Phật Thuyết Kinh Tám Điều Giác Ngộ

Người con Phật phát tâm học đạo
Luôn ngày đêm y giáo phụng hành
Đại nhân giác ngộ đành rành
Tám điều ghi nhớ, chí thành niệm tu.

Điều thứ nhất tâm luôn giác biết
Cõi thế gian quả thiệt vô thường
Đổi dời sinh tử tang thương
Cõi nước tuy lớn cũng dường mỏng manh!
Thân tứ đại sinh thành tử hoại
Già bệnh đeo khổ ải, giả không
Hòa hợp năm ấm lửa vòng
Chỉ là ảo ảnh, ngã không thể tìm.
Thế mới biết thế gian hư huyễn
Diệt lại sinh biến chuyển vô thường
Chúng sinh mê đắm chấp nương
Vô ngã chấp ngã vào đường khổ đau.
Tâm là cội nguồn bao nghiệp ác
Thân nghe theo tạo tác tội khiên
Xuống lên sinh tử triền miên
Tội kia đầy dẫy như miền rừng hoang.
Người con Phật phải toan quán sát
Đạo lý này bao quát đường tu
Đó là thiền quán công phu
Dứt mê, chuyển nghiệp, khỏi tù tử sinh.

Điều thứ hai phải nên giác ngộ
Ham muốn nhiều, lụy khổ càng sâu
Nhọc nhằn sinh tử bấy lâu
Đều do tham dục dẫn đầu gây nên.
Tâm ít muốn, giữ bền đạo nghiệp
Hạnh vô vi, không tiếp nghiệp duyên
Tự nhiên sẽ hết não phiền
An vui tự tại giữa miền nhân gian.

Điều thứ ba biết tâm giong ruổi
Luôn tìm cầu, đeo đuổi chẳng nhàm
Không sao thỏa được lòng tham
Tội kia theo đó, càng làm càng sâu
Bậc Bồ tát vô cầu, biết đủ
Vui phận nghèo, qui củ tu hành
Trau dồi tuệ nghiệp lợi sanh
Vung gươm trí tuệ, cắt mành vô minh.

Điều thứ tư phải luôn ghi nhớ
Lười biếng làm lỡ dở đạo tâm
Quen theo thói tục lạc lầm
Đắm mê sa đọa trong hầm khổ đau.
Nên thường phải dồi trau tinh tấn
Dũng mãnh tu phá những não phiền
Bốn ma hàng phục bình yên
Khỏi ngục ấm giới về miền chân như.

Điều thứ năm nằm lòng giác biết
ngu si muôn kiếp tử sanh


Bồ tát phát nguyện tu hành
Nghe nhiều học rộng Pháp lành Như Lai
Đặng tăng trưởng gia tài trí tuệ
Và tựu thành xuất thế biện tài
Giảng Kinh giáo hóa muôn loài
Cho niềm vui lớn, ai ai Niết bàn.

Điều thứ sáu phải nên giác ngộ
Nghèo khổ nhiều tật đố trách phiền
Thường gây lắm việc oan khiên
Ngang nhiên kết buộc ác duyên với người!
Bậc Bồ tát độ đời bố thí
Bình đẳng tâm không nghĩ oán thân
Càng thương những kẻ ác nhân
Khoan dung hỉ xả những phần lỗi xưa.

Điều thứ bảy nhớ ghi giác biết
Ngũ dục là muôn kiếp họa tai
Thân tuy ở tục qua ngày
Tâm không đắm nhiễm trần ai thói đời.
Thường nhớ nghĩ ba y, bình bát
Tiêu biểu cho Bồ tát xuất gia
Chí mong sớm được xa nhà
Sống đời giải thoát an hòa thanh cao.
Lập nguyện lớn cầu Vô thượng đạo
Hạnh kiên trì hoài bão độ sanh
Dù bao chướng ngại tu hành
Vẫn không lay chuyển hạnh lành từ bi!

Điều thứ tám nhớ ghi giác biết
Lửa tử sinh muôn kiếp đốt thiêu
Chúng sinh khổ não đủ điều
Xưa nay không biết bao nhiêu đọa đày.
Phát tâm lớn chịu thay đau khổ
Hạnh Đại thừa rộng độ quần sinh
Khiến cho tất cả hữu tình
Đồng lên bờ giác thanh bình an vui.

Phật Bồ tát tám điều giác ngộ
Từng y theo tự độ, độ tha
Ta noi gương đấng Phật đà
Phát tâm tinh tấn: Đạo xa, thực hành
Vung gươm tuệ cắt mành si ám
Rải mưa bi, dập đám lửa phiền
Pháp thân nương lấy con thuyền
Niết bàn, giải thoát bình yên lên bờ.
Thấy đau khổ, lòng từ không nỡ
Thừa nguyện xưa, thuyền trở bến mê
Lại dùng tám việc đề huề
Dạy cho sinh chúng quay về bờ kia.
Biết giác ngộ, xa lìa ngũ dục
Thấy tử sinh là ngục khổ đau
Tu tâm quyét sạch trần lao
Theo đường Thánh đạo, cùng nhau Niết bàn.
Đệ tử Phật tụng trì tám việc
Niệm niệm luôn tội diệt phước sanh.
Bồ đề Chánh giác sớm thành
An vui thường trú, tử sanh không còn.

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59335)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: