02 Phần Giới Thiệu

15/06/201012:00 SA(Xem: 41324)
02 Phần Giới Thiệu


BÁT NHÃ TÂM KINH GIẢNG GIẢI
VÔ THƯỢNG NIẾT BÀN
Lê Sỹ Minh Tùng

Phần Giới Thiệu

Đạo Phậtcon đường để dẫn dắt chúng sinh đến chỗ giải thoát giác ngộ. Chính Đức Phật đã dạy rằng:”Ngã dĩ thành Phật, nhữ đương thành Phật” tức là Ta là Phật đã thành còn chúng sinh là Phật sẽ thành. Lời Phật dạychân lý. Ý Phật muốn nói là trong tất cả chúng ta ai ai cũng đều có cái Phật tính thanh tịnh, nhưng vì vô minh che lấp nên cái Phật tính nầy bị lu mờ làm cho con người luôn sống trong điên đảo nên phải quay cuồng trong lục đạo luân hồi

Con người do vô minh mà sanh lòng tham dục vì thế Phật dạy chúng sinh muốn đạt đến trình độ vô thượng chánh đẳng chánh giác, tức là thành Phật, thì phải phá cho được hai chướng ngại: đó là lý chướngsự chướng. Vô thượng chánh đẳng chánh giác từ Phạn kinh là Anuttara-samyak-sambodhi mà Hán tự dịch là A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề.

1) Lý chướng: có nghĩa là vô minh. Chính cái vô minh nầy đã dẫn dắt con người từ chỗ mê lầm nầy đến sự đắm mê khác. Vô minh chẳng khác nào một màn mây đen hút làm che đậy ánh sáng của mặt trời. Cái thật thì con người cho là giả còn cái giả thì tin là thật. Con người không thấy được chánh tri, chánh kiến thì làm sao thấy được chân lý của nhân sinh vũ trụ. Chẳng hạn thuyết nhân quảchân lý có nghĩa là mình tạo nhân gì thì chính mình phải nhận lấy cái quả ấy thế mà nhiều Phật tử lại tin rằng cho dầu mình có tạo nghiệp gì đi nữa mà nếu cầu nguyện trời Phật thì mọi chuyện cũng qua. 

Đây là tà kiến cũng bởi vì vô minh mà ra. Nên nhớ rằng chính Đức Phật kiếp trước lỡ tạo ra khẩu nghiệp mà đến khi thành Phật rồi cũng phải trả cái quả nghiệp nầy bằng cách phải ăn lúa mạch dành để nuôi ngựa đến ba tháng mới xong. Tôn giả Mục Kiền Liên kiếp trước làm nghề chài lưới giết hại quá nhiều chúng sanh đến kiếp nầy mặc dù đã tu thành thánh mà còn phải trả cái nghiệp cũ bằng chính mạng sống của mình thì không một ai có thể giải sao cúng hạn hay cầu an cầu siêu cho ta cả. Vô minh là vì không thấu hiểu chân lýdựa vào tà kiến để biến cuộc sống thêm điên đảo khổ đau. Chúng ta nên tư duy quán chiếu những chân lý của Phật thì vô minh từ từ tan biến. Đó là văn như tư và tư như tu vậy.

2) Sự chướng: có nghĩa là phiền não. Con người vì lòng thương ghét, tánh tham tật đố, chạy theo lục dục, thất tình mà tạo ra phiền não rồi phải lăn lộn trong sanh tử luân hồi. Cái phiền não nó đeo đuổi con người từ kiếp nầy sang kiếp khác. Mỗi khi lục căn tiếp xúc với lục trần thì vọng tưởng dấy lên và ái dục chính là cội nguồn tạo ra phiền não. Ái là nhân mà dục chính là quả của nó. Ái là thích còn dục là muốn chiếm hửu. Do đó cái ái mà không phá được thì không bao giờ thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Trong Kinh Pháp Cú Đức Phật có dạy:” Đốn cây mà không đào gốc thì nhánh nẩy sanh hoài” vì thế nếu ái dục không trừ dứt thì khổ não sẽ theo ta mãi mãi. Thật vậy con người bắt đầu từ cái “thích” mới dẫn đến cái “muốn” hay nói một cách khác là từ “si” dẫn đến “tham” để tạo khổ cho mình và cho người. 

Cho nên kinh Phật mới có câu:”Tùng tham dục khởi” là vậy. Như khi ta thấy một chiếc xe mới thật đẹp, một cái nhà thật sang hay một cái TV Plasma hạng bự làm chúng ta thích thú. Đây chính là Ái. Bởi quá thích nên chúng ta muốn chiếm hửu những cái đó. Vậy muốn có nghĩa là dục và là động lực chính để tạo ra nghiệp khổ cho con người. Còn chính bản thân của chúng ta cũng vậy. Hễ có thân là có ái. Bởi vì “ái thân” có nghĩa là yêu thương chính cái bản thân của mình cho nên chúng ta muốn thân được ăn ngon, mặt đẹp và tệ hại hơn nữa chứng ta còn tranh công đoạt chức cho thân được hãnh diện. Vì vậy Ái chính là cội gốc của luân hồi.

Vậy tiến trình từ phàm phu đến A La hán, Duyên Giác, Bồ Tát và Phật như thế nào?

1) Phàm phu: Nếu chúng ta không phá nổi vô minh và không đoạn trừ được phiền não có nghĩa là không giải được lý chướngsự chướng thì vĩnh viễn sẽ làm kiếp chúng sinh. Đời nầy qua thì đời khác đến, trôi nổi mãi mãi trong lục đạo luân hồi.

2) A La Hán hay hàng Duyên Giác: Nếu chúng ta từ bỏ được tham dục có nghĩa là đoạn tất cả mọi phiến não thì sự chướng không còn. Đến đây thì tất cả kiến hoặctư hoặc ngay cả vi tế hoặc cũng không còn trong quý vị nữa thì chứng được quả vị A La Hán hay Bích Chi Phật của hàng Duyên Giác. Thanh Văn là nhiều người cùng tu với nhau và họ dùng chân lý Tứ Diệu Đế để trừ phiền nãođạt được Niết bàn. Còn Duyên Giác là người tu hành đơn độc có khi nơi rừng cao núi thẳm hoặc chốn thanh tịnh nào. Khi thấy cảnh lá rụng, cây héo lá vàng mà nghĩ đến thân họ cũng vô thường như vậy nên phát tâm tu luyện. Họ dùng chân lý thập nhị Nhân Duyên làm căn bản tu hành để trừ phiền não. Họ nhận thấy rằng khi đủ nhân duyên thì thân nầy do đất, nước, gió, lửa tạo thành, đến khi hết duyên thì thân tan rã. Vì chán thân vô thường như thế nên họ quyết tâm tu hành cho không còn ái dục và đoạn được mọi phiền não để trở thành Bích Chi Phật.

3) Bồ Tát: Trong chúng ta có hai tướng đó là tướng sanh diệt và tướng bất sanh diệt. Tướng sanh diệt thì gọi là tướng thân sanh tử và tướng bất sanh diệt chính là pháp thân của chúng ta. Các vị A La Hán hay Bích Chi Phật chỉ thấy được tướng thân sanh tử mà không thấy được pháp thân của họ. Vì thấy được tướng sanh diệt là đáng chán đáng ghét, không mến không yêu và chính là cội nguồn của đau khổ nên họ dứt được sự chướng. Họ dứt được sự chướng mà không thấy được pháp thân cho nên lý chướng vẫn còn. Riêng hàng Bồ Tát thì họ chẳng những đoạn được mọi phiền não mà họ còn thấy được một phần pháp thân của họ có nghĩa là họ phá được một phần vô minh. Do đó nếu chúng ta thấy được một phần pháp thân của mình thì thành Bồ Tát. Càng phá được nhiều vô minh thì họ càng chứng được quả vị cao của Bồ tát.

4) Phật: Người nào đoạn được hoàn toàn sự chướnglý chướng có nghĩa là họ không còn phiền não, vô minh và tâm thường trụ Niết bàn thì người đó là Phật.

Phật pháp thì cao siêu và vượt ra ngoài ngôn từsuy nghĩ nhưng vì trình độ của chúng sinh có sai khác nên có các quả Thánh hiền sai khác chớ không phải Phật pháp có sai khác. Ví dụ như ba con thú qua sông. Con sông là Phật pháp, không cạn không sâu. Con dê nhỏ thì lội ngập đầu, ví như hàng Tiểu thừa. Con nai lớn hơn thì lội ngập cổ, ví như hàng Trung thừa, Duyên giác. Còn con voi thì lội ngập ống chân, ví như hạng Đại thừa.

Như thế thì tùy theo khả năng đoạn trừ phiền nãovô minh của chúng sinhPhật giáo được chia làm ngũ thừa: nhân thừa, thiên thừa, tiểu thừa, duyên giáccuối cùngđại thừa tức là Bồ tát hay Phật. Tuy nói là ngũ thừa nhưng đây chỉ là phương tiện để chúng sinh dựa theo đó làm nền tảng tu hành mà thôi.

1) Nhân thừa: Dựa theo Phật giáo thì chúng sinh chỉ cần thọ tam quy và trì ngũ giới thì bảo đảm sẽ trở lại làm người. Nhưng vì còn nằm trong tam giới nên con người lúc nào cũng bị lửa phiền não thiêu đốt và mây vô minh che lấp nên đau khổ gắn liền với con người triền miên mãi mãi. Đối với họ hạnh phúc nhất thời tạm bợ chỉ là những dục lạc của thế gian tuy bên ngoài được che lấp bằng những màu sắc rực rỡ huy hoàng nhưng thực ra bên trong chất chứa toàn đau khổ tang thương. 

2) Thiên thừa: Nếu chúng sinh thấy rằng dục lạc của thế gian không bền chắc, đáng chán và là cội nguồn tạo ra nghiệp để chịu quả khổ về sau nên họ bỏ ác làm thiện. Chỉ cần tu theo thập thiện thì sẽ được sanh lên cõi trời để hưởng phước lạc. Tuy thọ mạngcõi trời rất dài nhưng nó vẫn còn nằm trong lục đạo luân hồi vì thế nếu hưởng quá nhiều phước lạc sanh ra mê thì dễ dàng bị đọa. Trong kinh Đại Bát Niết Bàn kể rằng:” Có một vị vua Chuyển Luân Thánh Vương tên là Đảnh Sanh. Vì nhà vua có đủ phước đức nên muốn gì được nấy. Một ngày đó ông nguyện nếu như tôi thật là Chuyển Luân Thánh Vương thì cho mưa bảy ngày, bảy đêm toàn là vàng bạc, châu báu để dân chúng tôi được sung túc giàu sang

Thế là trời mưa làm dân ông giàu có. Thấy lời nguyện đầu thành công, ông liền ước chinh phục các nước liên bang. Rồi ông cũng toại nguyện. Những nước láng giềng tất cả đều qui hàng ông. Sau đó ông nguyện được lên chơi cõi trời Đế Thích. Lúc ấy trời Đế Thích đang ngồi trong pháp đường nói chuyện với quần chúng, thấy ông lên liền nhường nữa tòa cho ông ngồi. Thấy cõi trời Đế Thích đẹp quá, ông liền nguyện:” Ngồi nữa tòa thì rất thích nhưng chưa hoàn toàn thỏa chí, chi bằng xô ông Đế Thích nầy xuống để chiếm toàn tòa thì mình sẽ sung sướng biết bao”. Niệm xấu vừa xuất hiện xong thì ông liền bị rớt ngã xuống cung điện của ông ở cõi Ta Bà. Sau đó trước khi ông hấp hối sắp chết, quần thần hỏi:” Bệ hạ có điều gì trăn trối không?” Ông buồn bả đáp:”Ta chỉ có một điều cuối cùng muốn nói là: “Vua Đảnh Sanh vì lòng tham vô đáy nên mới bị cái họa ngày nay”.

Khi nói về cõi trời thì kinh Phật có câu:”Cập Thích Đề Hoàn Nhân đẳng, vô lượng chư thiên đại chúng câu” có nghĩa là ngoài vua trời Đế Thích thì trên cõi thiên có rất nhiều cõi trời khác. Ngoài cung trời Đạo Lợi mà ngày xưa Đức Phật lên đó để thuyết pháp cho Hoàng Hậu Ma Da còn có 4 cõi Dục giớiDạ Ma, Đầu Xuất, Hóa Lạc và Tha Hóa cộng thêm 18 cõi trời Sắc giới và 4 cõi Vô Sắc giới. Như vậy có tất cả 26 cõi trời bắt đầu từ 2 cõi trời Dục giớinúi Tu Di và 26 cõi trời ở trên Hư Không. Hiện nay Bồ Tát Di Lặc hiện đang ở trên cõi trời Đầu Xuất.

3) Tiểu thừa: Khi đã đoạn được mọi phiền não để tâm hoàn toàn thanh tịnh thì đạt đến cảnh của tiểu thừa. Các vị A La Hán đã đoạn trừ xong cái mầm sanh tử nên thoát ra khỏi tam giớivĩnh viễn không bị chi phối trong lục đạo luân hồi. Trong Kinh Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng dạy:”Người tu phải biết phản quan tự kỷ, tức là phải nhìn lại mình”. Đây là chủ yếu của đạo Phật có nghĩa là tu phải phát khởi từ tự tâm của mỗi người để đạt được tâm thanh tịnh bởi vì nếu tâm không thanh tịnh thì vô minh, vọng tưởng sẽ dấy lên. Do đó trong Kinh Lăng Nghiêm Phật lại dạy rằng:”Chơn như bất thủ tự tánh hốt nhiên bất niệm vô minh khởi” có nghĩa là chân như hay chơn tâm mà không giữ tự tánh thì nó sẽ sanh ra vô minh.

Khi đã chứng quả A La Hán thì kinh Phật dạy rằng:”Giai thị đại A La Hán, chúng sở tri thức” có nghĩa là những bậc A La hán có đủ những đức tính như sau:

- Ứng cúng: Ứng có nghĩa là viễn ly, xa lìa phiền não để đem lại an lạc cho mình và độ cho người. Còn cúng là thọ dụng sự cúng dường. Nói một cách khác là khi chứng được quả A La hán thì họ đem đạo lýtrí tuệ đã chứng mà cung cấp, cúng dường cho tất cả mọi người. Đây là quả Khất Sĩ.

Sát tặc: có nghĩa là giết hết giặc phiền não. Đây là quả Phá Ác.

Vô Minh: có nghĩa là không còn sinh tử nữa. Họ thật sự đã thoát ra khỏi tam giới. Đây là quả Bố Ma.

Ngoài ra quả A La Hán là quả thứ tư của hàng Thanh Văn. Đó là Tu Đà Hoàn, Tư Đà Hàm, A Na Hàmcuối cùngA La Hán. Thanh Văn có nghĩa là nghe tiếng thuyết pháp của Phật rồi từ đó tư duy quán chiếu tu tậpthành đạo.

4) Trung thừa hay hàng Duyên giác: Khi các vị Bích Chi Phật đã tu luyện theo pháp thập nhị Nhân Duyên để lìa xa được phiền não và tâm hoàn toàn thanh tịnh thì họ trở thành Bích Chi Phật. Còn các Ngài trong hàng Thanh Văn thấy Khổ ĐếTập Đế là mầm của đau khổ nên dùng Đạo Đế để tiêu trừ nó mà đạt được Niết Bàn tức là Diệt Đế. Dứt được sanh tử để đạt được Niết Bàn có nghĩa là các Ngài chỉ mới trừ được sự chướng, tức là dứt phiền não mà thôi.

5) Đại thừa: Nếu đoạn được lý chướngsự chướng thì vào được cảnh giới của Bồ Tát. Bồ Tát cũng được gọi là từng phần giác có nghĩa là nếu họ phá được một phần vô minh thì chính họ đã giác ngộ một phần pháp thân. Họ phải trải qua 55 quả vị của Bồ tát bắt đầu từ Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng, Tứ Gia Hạnh, Thập Địa và sau cùng chứng quả Đẳng giác tức là Phật. Khi Bồ Tát đoạn được hoàn toàn sự chướnglý chướng có nghĩa là họ đã đoạn mọi phiền não và phá tất cả mọi vô minh thì họ vào được “Viên giác Vi diệu của Như Lai có đầy đủ Bồ-đề và Niết Bàn” tức là Phật. Phật được gọi là Giác giả và có 3 thân là Pháp Thân, Báo thânỨng Thân.

-Pháp Thân chính là tự tánh thân và là pháp giới chơn tịnh của các Đức Như Lai lan tỏa trong khắp cả không gian làm sở y bình đẳng cho Báo thânỨng thân. Pháp thânthể tánh thanh tịnh có đầy đủ công đức, thật tánh bình đẳng của tất cả các pháp. Thọ mệnh của Pháp thân không có lúc bắt đầu, tức là vô thỉ, và không có lúc cùng tận, tức là vô chung. Đại Nhật Như Lai hay Tỳ Lô Giá Na chính là Pháp thân của Phật. Do đó Chư Phật ngày nay thường trụ trong tâm của tất cả chúng sinhhiện hữu vĩnh hằng ở khắp mọi nơi chính là Pháp thân Tỳ Lô Giá Na mà thôi. Vì thế nếu chúng sinh cảm nhận Pháp thân Phật thì ở đâu cũng có Phật và bất cứ lúc nào cũng có Phật trong tâm của chúng ta. Rất nhiều người lầm tưởng rằng chỉ ở trong chùa hay trên bàn thờ mới có Phật. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chỉ là một ứng thân của Phật để độ chúng sinh 2500 năm về trước mà chúng ta thờ phượng là để kính trọng Đức Thế Tôn là vị thầy cao cả đã dùng chánh pháp để dìu dắt chúng sanh sang bờ giác ngộ. Ngày nay trong không gian vô tậnthế giới vô biên chỉ có Pháp Thân Tỳ Lô Giá Na của Phật mà thôi.

-Báo Thân hay Thọ dụng thân là thân của các Như Lai do thành tựu công đức tu hành trải qua ba đại kiếp mà được.

-Ứng Thân hay Biến hóa Thân là thân chư Phật do trí thành sở tácbiến hóa ra thành vô lượng thân, ứng theo căc cơ của chúng sinhhóa độ. Chẳng hạn như Đức Phật Thích Ca Mâu NiỨng thân của Phật trong cõi Ta Bà nầy. 

Trong mỗi vị Phật phải có tất cả 10 trí lực của Như Lai, đó là: Như Lai, Ứng-cúng, Chánh-biến-tri, Minh-hạnh-túc, Thiện-thệ, Thế-gian-giải, Vô-thượng-sĩ, Điều-ngự Trượng-phu, Thiên-Nhơn-Sư, Thế Tôn và Phật.

-Như Lai (Itipi so Bhagava): là bản thể của tự tánh cùng khắp không gian, bất khứ bất lai và đúng như bổn lai nên gọi là Như Lai. Tự thể Pháp thân chẳng động chẳng dời là “Như”. Trí quang chiếu khắp bi tâm độ sanh là “Lai”. Toàn thể như như bất động, tùy duyên đến hóa độ trong muôn loài, đến trong muôn loài mà vẫn như như bất động nên gọi là Như Lai.

-Ứng cúng (Araham): Pháp thế gian đều gọi là oan gia cho nên Đức Như Lai ứng hiện dùng trí tuệ để phá hoại bốn thứ ma nên gọi là ứng. Ứng là xa lìa phiền não. Chư Phật vì chúng sinh mà thọ những khổ não nhưng mà thường vui nên gọi là ứng. Sau cùng ứng cúng là xứng đáng hưởng sự cúng dường của người, trời cùng Hiền Thánh.

-Chánh-Biến-Tri (Sammasambuddho): là cái biết cùng khắp không gianthời gian chẳng có năng sở đối đãi, tức là cái biết bản thể Phật tánh. Nếu cái biết bản thể Phật tánh cùng khắp thời gian thì chẳng sanh diệt nên gọi là Niết Bàn. Còn khắp không gian thì chẳng khứ lai nên gọi là Như Lai. Nói một cách khác Chánh biến tri là trí Phật thấu biết tất cả hoàn toàn như thật.

-Minh-Hạnh-Túc (Vijjacarana sampanno): là có trí tuệcông hạnh viên mãn tức là người đã hoàn mãn trí tuệcông hạnh tu tập.

-Thiện-Thệ (Sugato): là người hoàn tất việc của mình một cách thiện hảo, tức là tự giác và cũng là người đã làm xong tất cả mọi việc từ giác tha đến giác hạnh viên mãn đến thế gian độ sanh mà không bị thế gian làm ô nhiễm.

-Thế-Gian-Giải (Lokavidu): là trí hiểu biết thông suốt cả mọi sự vật trong thế gianxuất thế gian.

-Vô-Thượng-Sĩ (Anuttaro): là không có một người nào cao cả hơn Ngài về những đức tính đặc biệt cũng không có ai sánh bằng Ngài. Nói một cách khác Vô Thượng Sĩ là không còn ai trên nữa.

-Điều-Ngự Trượng-Phu (Puridomma Saràthi): có đủ những tài năng khôn khéo điều khiển và ngự phục mọi loài chúng sinh vào con đường thiện. Vì thế Điều ngự trượng phu là đấng có đầy đủ đức tướng tài năng để điều hòa những chúng sinh nhu thuận và ngự phục những chúng sinh can cường. 

-Thiên-Nhơn-Sư (Satthà-devamanussànàm): là đấng đạo Sư của tất cả trời và người.

-Thế Tôn (Bhagavati): là đấng được thế gian tôn trọng.

-Phật (Bhuddho): là bậc hoàn toàn giác ngộ hay còn được gọi là giác giả. Đức Phật có đủ 10 đức hiệu ở trên và là đấng tôn quý cao thượng nhất trong thế gianxuất thế gian.

-Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác: là chỗ giác ngộ của Phật không còn ai hơn nữa nên gọi là Vô thượng. Xa lìa tà vọng thì gọi là Chánh và ngộ được chân lý nên gọi là Giác. Phát tâm vô thượng chánh đẳng chánh giácphát tâm mong cầu có trí giác vô thượng, quả Phật cứu cánh.

Dựa theo pháp quán nầy thì chúng ta phải hiểu rằng trong con người của Đức Phật không có con người khổ hạnh, cũng không có con người hiền thiện già nua để phải chịu quay cuồng trong lẽ vô thường của tạo hóa, đó là thành, trụ, hoại, không. Không những thế mà Đức Phật cũng không phải là Ngài Cù Đàm, một con người không phải là một người duy lý và dĩ nhiên cũng không không phải là một xuất thân của vị Thiên Chủ đã chứng đắc Niết Bàn. Mà thật ra Đức Phật chính là sự tổng thể của tất cả những đức tính vi diệu trên cũng như một giọt nước cam không thể nào là toàn thể những gì chứa trong trái cam chưa bóc vỏ.

Phật Nhiên Đăng (Dipankara) là vị Phật đã thọ ký cho Đức Thích Ca khi đó chỉ là một nhà tu khổ hạnh trẻ tuổi có tên là Thiên Tuệ (Sumedha) sau nầy sẽ trở thành Phật với danh hiệuThích Ca Mâu Ni. Một ngày nọ, Phật Nhiên Đăng hiện ra thân tướng một tỳ kheo già đi từ xa đến và trên đường đi Ngài thấy có một vũng lầy chắn ngang. Lúc đó Đức Thích Ca đang hành Bồ-tát đạo và phát tâm giúp đỡ mọi chúng sinh nên khi thấy vị tỳ kheo già không đi qua vũng lầy được bèn lấy thân nằm ngay chỗ có bùn nước đặng lót đường cho vị tỳ kheo già đi qua. Tuy nhiên, phía trước vẫn còn một đoạn nữa mà thân của tỳ kheo Thiên Tuệ chưa đủ để che kín nên Ngài bèn lấy tóc xõa ra và đắp vào chỗ có nước và bùn rồi sau đó mới mời vị tỳ kheo già đi qua. Vị tỳ kheo già nể lòng mà bước qua. Lúc ấy tỳ kheo Thiên Tuệ tu khổ hạnh đầu đà nên không cắt tóc. Sau khi bước lên mình tỳ kheo Thiên Tuệ, Phật Nhiên Đăng bèn lấy tay xoa đầu Đức Thích Ca và nói rằng:”Ông cũng như vậy, tôi cũng như vậy, ông ở đời sau sẽ thành Phật hiệu là Thích Ca Mâu Ni”.

Nếu tính từ cổ-Phật Thích Ca tới Bảo Tích Như Lai thì trong thời gian nầy có tất cả bảy mươi lăm ngàn vị Phật và được gọi là A-tăng-kỳ kiếp thứ nhất. Từ Bảo Tích Như Lai đến Nhiên Đăng Như Lai có bảy mươi sáu ngàn vị Phật và khoảng thời gian nầy gọi là A-tăng-kỳ kiếp thứ hai. Từ Nhiên Đăng Như Lai đến Thánh Quan Như Lai có bảy mươi bảy ngàn vị Phật và khoảng thời gian nầy gọi là A-tăng-kỳ kiếp thứ ba. Chính Đức Thích Ca đã tu trong ba đại kiếp A-tăng-kỳ mới thành Phật.

Con người bị lửa phiền não thiêu đốt và mây vô minh che lấp nên phải lặn hụp trong triền miên đau khổ. Chân lý của Đức Phật chính là nước cam lồ để dập tắt tất cả lửa phiền não và cũng chính là vầng hào quang sáng chói để xé tan đám mây vô minh hắc ám ở trong tâm khảm của chúng ta. Phật pháp sẽ dẫn dắt chúng sinh ra khỏi biển phiền não trầm luân để biến cuộc đời đau khổ nầy thành cảnh an vui tự tại. Một khi phiền não không còn dính liền với con người thì Niết Bàn sẽ xuất hiện và đây chính thật là cõi Cực Lạc trong trần thế vậy.

Thật vậy có giải thoát mới đến được chỗ giác ngộ. Thế thì nếu con người muốn giải thoát ra khỏi tam giới hay lục đạo luân hồi để không còn vướng bận trong vòng sinh tử thì họ phải giải thoát hoàn toàn ra khỏi mọi hệ lụy của phiền não khổ đau.

Nhưng tại sao con ngườiphiền não khổ đau?

Phiền não khổ đau đã gắn liền với chúng ta từ lúc con người có mặt trên thế gian nầy. Hễ có nhân loại là có khổ đau. Không phải Đức Phật Thích Ca là người đã tạo ra thế giandĩ nhiên Ngài cũng không phải là người đầu tiên nhận biết đời là biển khổ. Nhưng chính Đức Phật là người đầu tiên đã khai thị tại sao con người dính liền với phiền não khổ đau. Đức Phật đã thấy biết sự vận chuyển tuần hoàn của nhân sinh vũ trụ và đây chính là cứu cánh của chân lý tối thượng để đưa con người từ bờ mê đến bến giác. Toàn bộ chân lý của Đức Phật không ngoài mục đích hướng dẫn con người đi đúng với sự vận chuyển của nhân sinh vũ trụ mà thôi. Cái mà Ngài gọi là:”Tùy thuận chân lý”. Do đó nếu chúng sinh sống tùy thuận với chân lý thì sẽ không còn đau khổ, ngược lại nếu con người bị vô minh che lấp và sống ngược lại sự sinh tồn của vũ trụ thì phiền não khổ đau chắc chắn họ sẽ đeo mang.

 Vậy thế nào là tùy thuận chân lý?

 Đã là con người thì không một ai thoát khỏi cảnh sinh, lão, bịnh, tử. Có ai trẻ mãi mà không già? hoặc có người nào sống đời mà không chết? Như thế thì nếu chúng ta biết con người sanh ra rồi phải lớn lên, mà hễ có thân là có bệnh. Cuối cùng già nua rồi cũng phải chết. Một khi chúng ta hiểu thấu và không phàn nàn mỗi khi có bịnh, không phàn nàn hay đau khổ khi thấy mình mỗi ngày một già đi và không sợ hãi hay đau khổ khi sắp chết thì chúng ta đang sống tùy thuận chân lý vậy. Chẳng hạn như có người chèo thuyền ngược dòng sông thì dĩ nhiên người đó phải vất vả, khổ nhọc còn người chèo thuyền xuôi theo dòng nước thì nhẹ nhàng thanh thoát. Tùy theo dòng nước thì an vui còn ngược chiều nước thì cực nhọc khổ đau. Cuộc sống con người thì cũng thế đã biết đời là vô thường, tâm là vô ngã mà cứ nhắm mắt chạy theo dục vọng để chuốc lấy khổ đau còn kẻ thấu hiểu lý không thì họ luôn sống trong an vui tự tại.

 Triết lý của Đức Phật được chia làm hai phần là thế gianxuất thế gian.

1) Pháp thế gian: còn được gọi là pháp sinh diệt hay pháp hữu vi. Pháp thế gian gồm có vô thường, đau khổ (vô lạc), vô ngãbất tịnh (vô tịnh).

2) Pháp xuất thế gian: còn được gọi là pháp bất sinh diệt hay pháp vô vi. Đó là thường, lạc, ngã, tịnh hoặc là chơn thường, chơn lạc, chơn ngã và chơn tịnh.

Pháp Thế Gian

Theo Phật giáo thì sự cấu tạosinh tồn của tất cả vạn pháp trong vũ trụ là do tự kỷ nhân quả mà thành chớ không phải là do một đấng thiêng liêng nào tạo ra hay là do một phép mầu nhiệm nào kết cấu cả. Cái quả hiện tại là do cái nhân ở đời trước chuyển đến và cái nhân ở đời trước là do cái quả ở những đời trước nữa. Tiến trình nầy tiếp tục và cứ tiếp tục đi ngược trở lên mãi. Nhân nầy quả nọ, không cùng không tận. Do đó vũ trụ đối với Phật giáo không có cái ban đầu tức là vô thỉ. Trong kinh Samyutta, Phật dạy rằng:

“Không thể lường được đâu là khởi thủy của vòng luân hồi và từ đâu chúng sanh bắt đầu kiếp sống. Có điều chắc chắn là họ đã bị trầm luân sinh tửvô minh và ái dục”.

Con ngườithói quen là dựa theo sự nhận xét giới hạn của mình mà khẳng định là cái gì trên thế gian nầy cũng có sự bắt đầu. Chẳng hạn như khi thấy một chén cơm trên bàn thì họ nghĩ rằng cơm thì do gạo và nước tạo thành. Thế thì gạo và nước là cái bắt đầu. Nhưng họ quên rằng trước khi có gạo thì phải gieo lúa, bón phân…và trước khi gieo lúa thì cần phải có hạt giống…tiến trình nầy nối tiếp mãi không ngừng. Do đó có cái nào là bắt đầu đâu? Cái mà họ nghĩ là bắt đầu thì chỉ là cái quả của vô số nhân từ trước tạo thành. Cũng như con gà và trứng gà thì cái nào có trước? 

Một nguyên nhân khác làm con người tin rằng vạn pháp trong vũ trụ có một sự bắt đầu là do họ có ý niệm sai lầm về quan niệm “Có” và “Không". Chẳng hạn như gần nhà chúng ta có một lô đất trống, khoảng sáu, bảy tháng sau có người cất lên đó một căn nhà nguy nga tráng lệ. Thấy thế thì họ lý luận rằng trước kia đất hoang là Không, bây giờ xây nhà trên đó là Có. Hay là trước “Không” sau “Có” thì “cái có” bao giờ cũng đi sau “cái không”. Thế thì cái bắt đầu là cái Không. Nhưng mảnh đất không đâu phải là không có vì nó không có nhà chứ không phải là Không. Nếu là Không thì làm sao mà xây nhà trên đó được? Khi có nhà thì chưa chắc là Có bởi vì cái nhà chính nó không có tự tánh nên mặc dầu là Có nhưng thực chất của nó chính là Không. Bởi vì nếu đem phân tách gạch, ngói, cây, gỗ thì cái nhà đâu còn chứ không phải đợi đến khi cái nhà mục nát mới gọi là không. Vì vậy từ “cái không” thành ra “cái có” và cũng từ “cái có” trở lại với “cái không”. Vậy cái nào là cái bắt đầu? Vì thế khi Đức Phật thuyết về Luật Nhân Quả là Ngài muốn nói đến sự biến hóa vô cùng vô tận của vũ trụ dựa theo yếu tố thời gian. Bởi vì một khi chúng ta gieo nhân thì cái quả chắc chắn sẽ xuất hiện. Vấn đề là cái quả xảy ra sớm hay chậm mà thôi. Vì thế cổ nhân có câu:

Thiện ác đáo đầu chung hữu báo
Chỉ tranh lai táo dữ lai trì 

Có nghĩa là:

Việc lành hay việc dữ đều có quả báo
Chỉ khác nhau là đến sớm hay muộn mà thôi.

Trong phần Tứ Diệu đế, chúng ta thấy khổ đế là quả mà nhân của nó chính là tập đế. Chính tư hoặckiến hoặc là những cái gốc gây ra bao sự phiền não khổ đau cho con người để phải chịu sinh tử luân hồi. Còn diệt đế, tức là Niết Bàn là quả và đạo đế chính là nhân của chiều giải thoát. Nhưng chân lý Tứ Diệu Đếpháp hữu vi có nghĩa là pháp sinh diệt thì chính nó không phải là liễu nghĩa kinh. Vì thế người tu theo pháp Tứ Diệu Đế không bao giờ thành Phật được mà chỉ đạt quả vị tối đa là A La Hán. A La hán là chỉ đoạn được phiền não trong tâm mà thôi. Mà đoạn phiền não tức là chứng được Niết Bàn. Do đó Niết Bànliễu nhân chớ không phải là tác nhân

Có nghĩa là Niết Bàn tự nó hiển hiện trong tâm tức là pháp vô vi chớ không phải do chúng ta tạo tác tức là pháp hữu vi. Thế thì tại sao chúng ta tu theo pháp hữu vi, tức là tu theo Tứ Diệu Đế, mà kết quả lại nằm trong pháp vô vi, tức là Niết Bàn? Nói một cách khác nhân là hữu vi mà quả lại là vô vi? Mặc dầu chúng ta dựa theo 37 phẩm của phần đạo đế để tu tập tức là chúng ta dựa theo pháp hữu vi để quán chiếu sự hư huyễn của vũ trụ, nhưng nhờ công phu tu luyện từ trong nội tâm, Niết Bàn mới xuất hiện. Thế thì khi chứng hay cảm nhận sự thanh tịnh của tự tánh chính là pháp vô vi. Vì là vô vi nên Niết Bàn không có hình tướng, màu sắc, trọng lượng và kích thước…Đây chính là cái quả của sự thanh tịnh giác ngộ mà cái nhân là đạo đế. Do đó nếu chúng ta biết diệt trừ Tham-Sân-Si, ái dục để tâm được thanh tịnh thì đâu đâu cũng có Niết Bàn và lúc nào cũng có được Niết Bàn.

Nhưng nếu chúng ta thấy được cái quả là pháp hữu vi, thế thì cái gì là cái nhân của nó? Chẳng hạn như khi ngắm một đóa hoa vừa thơm vừa đẹp thì chúng ta tự hỏi đóa hoa nầy từ đâu mà có? Thấy đóa hoa tức là pháp hữu vi, nhưng đóa hoa có được là do hiện tượng duyên sanh của bản thể chân như tạo thành. Bản thể chân nhưbản thể không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm của vạn pháp trong vũ trụ nầy. Như vậy bản thể chân như chính là “cái không” và cũng chính cái không lại sinh ra tất cả, tức là “cái có”. Vì nhận thức được sự hư giả của pháp hữu vi, nên cổ nhânbài kệ rằng:

 Nhất thiết hữu vi pháp,
Như mộng, huyễn, bào, ảnh,
Như lộ diệc như điện,
Ưng tác như thị quán.

Dịch là

 Tất cả pháp hữu vi,
Như mộng, như huyễn, như bọt, như bóng,
Như sương, như điện chớp,
Nên quán tưởng như thế.

Chữ “tất cả” tức là nhất thiết thì bao gồm cả trời, người, thần, súc sanh,, ngạ quỷđịa ngục

Ngũ uẩn: sắc, thọ, tưởng, hành, thức là pháp hữu vi. Thân tứ đại: đất, nước, gió, lửa là pháp hữu vi. Sáu căn: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý là pháp hữu vi. Sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng là pháp hữu vi. Nói chúng tất cả những gì chúng ta nhận biệt được qua ngũ quan đều là pháp hữu vi cả.

Mộng là cõi mơ. Đời người là mộng vì chúng ta đang ở trong cảnh mộng mà nằm mơ đến khi tỉnh lại thì không nhớ được gì. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta vừa ra khỏi cảnh mộng của kiếp quá khứ, lại tức khắc đi vào cõi mộng của kiếp nầy cho nên chuyện gì trong quá khứ cũng không nhớ ra được.

Huyễn là hư huyễn, là không thật, là ảo vọng. Nếu chúng ta thấu hiểu Phật pháp thì biết rằng tất cả vật thể trong cái thế giới nầy là hư ảo, không thật bởi vì tất cả chỉ là do nhân duyên hòa hợp mà có. 

Bọt thì hư ảo chẳng thật, còn bóng tức là ảnh của một hình tướng cũng như bóng người to nhỏ thì tùy theo thân người. Vì có hình mới có bóng cho nên hình là thật và bóng là hư giả.

Buổi sáng sớm vào lúc thức dậy chúng ta thấy trên cỏ còn đọng lại những giọt sương. Nhưng khi mặt trời ló dạng, ánh nắng chiếu xuống thì sương tan, không còn nữa. Và điện chớp là hiện tượng thoáng qua, bất thường.

Do đó, khi quán theo như thế thì chúng ta sẽ thấy biển rộng trời cao và tâm lượng của chúng ta biến thành bao la rộng lớn, không còn gì ràng buộc và không có gì làm trở ngại bởi vì tất cả mọi sự vật chỉ là như mộng huyễn, như bọt bóng, như sương, như điện chóp mà thôi.

Tuy pháp hữu vi là giả nhưng con người lúc nào cũng tin là thật, là chắc chắn bền lâu cũng tại vì “cái chấp” mà ra. 

Ngày xưa lúc Tổ thứ năm của Thiền Trung Hoa là Hoằng Nhẫn (602-675) vì tuổi đã già muốn tìm người để truyền Tổ vị thì có vị cư sĩ Lư Huệ Năng từ phương Nam đến yết kiến. Ngũ Tổ hỏi:

- Ngươi muốn cầu việc gì?

Hưệ Năng thưa:

Đệ tử chỉ muốn cầu làm Phật.

Tổ hỏi:

- Người phương Nam không có Phật tánh thì làm sao thành Phật được?

Huệ Năng thưa:

- Người thì có Nam Bắc, Phật tánh há có Nam Bắc sao?

Trong số hơn 700 đệ tử, thì thượng tọa Thần Túđệ tử giỏi nhất nên sau khi nghe ý của Tổ muốn truyền vị bèn làm một bài kệ như sau:

 Thân thị Bồ-đề thọ
Tâm như minh cảnh đài
Thời thời thường phất thức
Vật sử nhạ trần ai.

Dịch là:

Thân là cội Bồ-đề (chấp có tướng)
Tâm như đài gương sáng (chấp có tướng)
Luôn luôn phải lau chùi (chấp có tu)
Chớ để dính bụi trần. (chấp có chứng)

Vì mỗi câu đều có chấp, chứng tỏ ngài Thần Tú chưa ngộ được tính không của Kim Cang Bát Nhã nên bị Tổ Hoằng Nhẫn chê là :”Còn đứng ngoài hàng rào”. Trong khi Lư Huệ Năng làm bài kệ đối như sau:

 Bồ-đề bổn vô thọ
Tâm phi minh cảnh đài
Bổn lai vô nhất vật
Hà xứ nhạ trần ai.

Dịch là:

Bồ-đề không phải cây (không chấp có tướng)
Chơn tâm không phải đài (không chấp có tướng)
Xưa nay không một vật (không chấp mình tu)
Chỗ nào dính bụi trần (không chấp mình chứng quả)

Do chỗ đã ngộ được Lý Không trong kinh Kim Cang Bát Nhã để phá trừ chấp ngãchấp pháp mà Ngài Huệ Năng trở thành Lục Tổ và cũng là vị Tổ sau cùng của Phật giáo Trung Quốc.

Vì có chấp cho dù đó là chấp “Có” hay chấp “Không” cũng đều là vọng chấp cả nên không thể chứng được đạo Bồ-đề. Bởi thế Phật có dạy rằng:

Nhược nhơn dục thức Phật cảnh giới
Đương tịnh kỳ ý như hư không.

Dịch là:

Nếu người muốn biết cảnh giới Phật
Tâm phải thanh tịnh như hư không.

Trong thế giới hiện nay chúng ta thấy Luật nhân quả hiển hiện khắp mọi nơi. Con người gây ra ác nghiệp bây giờ không cần đợi qua đến kiếp sau mới thấy cái quả mà nó xảy ra liền trước mắt của họ trong đời nầy. Cái quả báo nhãn tiền nầy nhà Phật gọi là Hiện báo nghiệp. Thêm nữa Luật Nhân quả đối với nhân sinh vũ trụ đều thuộc về pháp hữu vi cho nên tât cả đều bị chi phối bởi thời gian, tức là thành, trụ, hoại, không của thế gian. Có nghĩa là “cái Có” rồi nó sẽ trở về với “cái Không”. Thí dụ như cung thành Ca Tỳ La Vệ ngày xưa rực rỡ bao nhiêu mà trải qua mới mấy ngàn năm bây giờ chỉ còn lại vài cục gạch bể mà thôi. Khi vua Lý Công Uẩn xây dựng thành Thăng Long, tức Hà Nội bây giờ, cách nay khoảng 1000 năm mà gần đây các nhà khảo cổ đã đào được một khu làng đã bị chôn sâu vào lòng đất. Thế thì “thành, trụ, hoại, không” nói lên được tánh vô thường của vạn pháp. Thật vậy, trên đời nầy không có gì là vĩnh viễn trường cửu cả như ngày xưa Đình Trưởng đã nói với Sở Bá Vương lần cuối cùng ở bến Ô Giang là:

“Mảnh trăng mới khuyết chưa tròn,
Tay không Hạng Võ lại hoàn tay không”.

Nếu nói Luật Nhân quả dựa trên yếu tố thời gian thì Đức Phật đưa ra Lý Nhân Duyên dựa trên yếu tố không gian để khai thị cho con người thấu hiểu rằng tất cả mọi cấu tạo hình thành của vạn pháp là do nhân duyên hòa hợp mà có. Không có một vật gì trên trái đất nầy hay trong vũ trụ mà tự nó phát triển hay tạo thành mà không có giúp đỡ của những nhân khác. Một chén cơm chúng ta ăn là do sự kết tập từ hạt lúa, đến phân bón, nước, ánh sáng mặt trời và tay vun trồng của người nông phu…chớ hạt lúa không thể tự nó biến thành lúa được. Chiếc áo chúng ta đang mặc là do bàn tay khéo của người thợ may, mà muốn có vải để may thì cần có tơ lụa để dệt và tơ lụa thì cần phải có người nông phu trồng bông vải…

Vì thế một nhân mà không có trợ duyên thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ thành quả. Nói tóm lại, không có một hiện tượng vật chất hoặc tinh thần nào trên thế gian nầy có thể tự nó sinh tồn mà không tùy thuộc đến những trợ duyên khác. Vì cần đến những duyên chung quanh nên nhân mới có cơ hội sinh khởi hay hủy diệt mà từ đó thuyết Duyên Khởi được ra đời. Hãy quan sát lại cái thân tứ đại của chúng ta. Chúng ta còn sống là bởi tim, gan, phèo, phổi hoạt động tương trợ cho nhau. Khi ăn uống vào thì chúng ta cung cấp năng lượng cho các tế bào để hoạt động. Khi hít thở chúng ta đem dưỡng khí vào phổi để dòng máu được lưu truyền mà nuôi toàn thân. Thận thì thanh lọc và sa thải chất dơ để thân thể đủ sức đề kháng chống lại bệnh tật. Máu phải chuyển dưỡng khí lên óc làm cho hệ thống não tủy họat động để chi phối mọi cơ năng của con người

Nói thế thì con người của chúng ta chẳng qua là do sự kết hợp của trùng trùng duyên khởi mà thôi. Bây giờ chúng ta nhìn xa một chút thì chung quanh chúng ta từ đơn vị nhỏ là gia đình cho đến xã hộithế giới vũ trụ cũng thế. Sự sinh tồn và hủy diệt của vạn pháp trên thế gian nầy chẳng qua chỉ là sự kết hợp hay phân ly của những duyên khởi mà ra. Cái nhà chúng ta đang ở, cái xe chúng đang dùng hoặc thức ăn, áo quần hay vật dụng đều là những duyên khởi cả. Không có gạch, ngói, đá, xi măng và công thợ thì làm gì có cái nhà? Không có sắt, thép, chất cao su và máy móc tân kỳ thì tìm đâu ra chiếc xe hơi? Không có ruộng đồng, phân bón và công người nông phu thì làm gì có cơm hay thức ăn thức uống cho chúng ta? Không có bông vải và hảng dệt cũng như bàn tay khéo léo của người thợ may thì làm gì chúng ta có những bộ áo quần tốt? Không có những bộ óc khoa học kỷ thuật thì làm gì có được những chiếc máy bay khổng lồ để chở chúng ta vượt qua Thái Bình Dương về thăm quê hương? Nhưng tất cả cũng đều nằm trong quy luật:” Duyên kết thì thành còn duyên tan thì hoại”. Do đó luật nhân quảkhông có lý nhân duyên hợp lại thì không bao giờ thành tựu. Vì thế không gian vô tậnthời gian vô biên là dựa theo Luật nhân quảLý nhân duyên mà tạo thành thế giới vũ trụ nầy.

Vũ trụ thì như thế còn sự sinh tồn của con người như thế nào? 

Con người cũng như vạn vật có được là nhờ nhân duyên hòa hợp tạo thành và khi nhân duyên tan rã là chết. Sự hạnh phúc hay khổ đau của con người cũng như vạn vật đã được gọi ghém rõ ràng trong Bát Nhã Tâm Kinh.

Tham một thứ thì nhiều thêm một thứ. Ít đi một vọng niệm thì bớt đi một chút nghiệp và sẽ tăng thêm một phần giải thoát.”


Nghe Audio: Giọng Đọc Nguyên Hà bài này





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 58774)
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm thư KHẨN THIẾT KÊU GỌI cứu trợ đồng bào nạn nhân bão lụt Miền Bắc VN Một đồng.. giữa lúc nguy nan Hơn giúp bạc triệu lúc đang yên bình.. Bão giông tan tác quê mình.. Ơi người con Việt đoái nhìn, sẻ chia.... Như Nhiên- Thích Tánh Tuệ
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :