5. Hiện Bảo Tháp

15/05/20154:00 CH(Xem: 8806)
5. Hiện Bảo Tháp
MƯỜI TƯ TƯỞNG PHÁP HOA 
TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY 
Đương Đạo
Thiện Tri Thức

Hiện Bảo Tháp

“Tháp bảy báu từ dưới đất nổi lên trụ giữa hư không”, “trong tháp bảy báu này có toàn thân Như Lai”, đó là khi tâm thức chúng sanh trống rỗng vô tận như hư không, bấy giờ tháp báu xuất hiện. Trong tâm thức của chúng sanh, trong đất tâm (từ dưới đất) vốn có Phật tánh (tháp bảy báu chứa toàn thân Như Lai), nhưng chỉ khi nào đất tâm ấy trống trải như hư không, Phật tánh ấy mới hiển lộ. Phật tánh ấy không lệ thuộc vào nhân duyên nào cả : trụ ở giữa hư không, không nương nhờ vào một cái gì cả. Phật tánh gồm cả Pháp thân, “toàn thân Như Lai”, Báo thân, “bảy báu” và Hóa thân, “tháp”. Tháp bảy báu để hiển bày cái Chân Không Diệu Hữu của Phật tánh. Tháp báu “cao năm trăm do tuần” cho ta thấy chính thân tâm năm uẩn này chính là tháp báu, một khi cái nhìn của chúng ta đã thanh tịnh, đã thành cái thấy biết của Phật.

Để cho đại chúng thấy rõ ràng đức Phật Đa Bảo và Phật Thích Ca cùng ngồi trên tòa ngồi trong tháp báu, đức Phật đưa tất cả đại chúng lên giữa hư không, đây là điều mà người xưa gọi là “hội không trung thuyết pháp”. Nói theo ngôn ngữ thông thường, một khi tâm thức chúng ta rỗng rang như hư không, bấy giờ thực tại hiển lộ cho chúng ta vừa bản tánh của nó vừa chân tướng của nó. Bất cứ khi nào tâm ta trống không, thực tại bèn hiển lộ, bất cứ khi nào tâm ta ở được trong hư không, tháp Đa Bảo liền lộ dạng.

Những việc làm của chư Phật, cho đến những sự biểu hiện thần lực biến hóa, đều có mục đích chứng minh tiến trình khai thị ngộ nhập vốn có sẵn nơi mỗi chúng sanh. Đức Phật hiện thần biến để chỉ ra rằng mỗi chúng ta đều có thể làm được như vậy, tất cả chúng ta đều có thể bước vào hội thuyết pháp giữa hư không để thấy toàn thân Đa Bảo Như Lai. Vậy ở đây đức Phật chỉ ra như thế nào chúng ta có thể thấy, tiếp xúc với Phật tánh vốn có sẵn nơi đất tâm mình để bất kỳ lúc nào cũng có thể “từ dưới đất nổi lên trụ giữa hư không ?”

Bất kỳ khi nào tâm thức chúng ta rỗng rang, không trụ vào bất cứ cái gì, như hư không, thì tháp báu xuất hiện ngay ở đó. Chúng ta có thể thấy tháp báu ở bất cứ chỗ nào mắt mình hướng đến, trong bất cứ thời gian nào, không gian nào, vì tháp báu Đa Bảo vốn thường trụ giữa hư không. Cái sự “nổi lên” của tháp báu chỉ là dẹp sạch mọi ngăn chướng trong tâm thức, để tâm thức là không gian cho tháp báu hiển lộ.

Đưa tâm thức trở về bản tánh rỗng rang như hư không của nó, tức thì thực tại hiển lộ cho chúng ta bản chất thật của nó : chân tướng của nó (tháp), vẻ đẹp trang nghiêm của nó (bảy báu) và tính thường trụ của nó (Pháp thân Như Lai).

Đây là điều những kinh điển Đại thừa đều nói đến, mọi con đường Phật giáo đều hướng đến, là kinh nghiệm mà chư Phật đã chứng ngộ hoàn toàn và chư Bồ tát đã chứng nghiệm phần lớn. Có điều chúng ta với nghiệp thức của mình không đủ niềm tin để làm rỗng không tâm thức cho tháp báu đầy mắt rỡ ràng xuất hiện (đầy mắt vì năm trăm do tuần là cao 12000 cây số). Chúng ta không đủ đức tin nên cứ bôn chôn chạy theo tướng và tưởng, chúng ta thích những hoa đốm lộn xộn của sanh tử hơn là đưa tâm thức trở về bản tánh như hư không của nó để thấy được thực tại của chư Phật ba đời (toàn thân Phật quá khứ Đa BảoPhật hiện tại Thích Ca). Không những không đủ niềm tin, chúng ta còn không ham thíchđam mê sự thật (thật tướng của các pháp), và cứ thế chúng ta bỏ qua tháp báu trong từng phút giây của đời mình. Có đủ niềm tin và khát khao thấy cho được tháp báu, tâm thức chúng ta sẽ tự động trở lại trạng thái như hư không của nó, tức thì thực tại “vô lượng nghĩa” liền hiện toàn thân. Đây là sự khai thị mà chúng ta phải làm cho chính mình, và điều đó phải được làm trong mỗi Hoa. phút giây để chúng ta thường trực được thấy Pháp

Nói một cách khác, khi nào chúng ta biết tham thiền, biết sử dụng tâm thức của chúng ta, biết đưa tâm thức trở về cội nguồn vô trụ của nó, khi đó thực tại vẫn hiện tiền trước mắt chúng ta. Với một tâm thức như vậy, chúng ta bắt đầu khám phá ý nghĩa thật sự của đời sống.

Nhưng đó chỉ mới là thấy bảo tháp, trong bảo tháp ấy còn có “toàn thân Như Lai không rã, như đang nhập thiền định”. Mà “nếu đức Phật nào muốn đem đem toàn thân Đa Bảo Như Lai chỉ cho bốn chúng, thì các vị Phật phân thân của đức Phật ấy đang nói pháp trong mười phương quốc độ đều phải quy tụ về một chỗ, bấy giờ toàn thân Như Lai mới xuất hiện”.

Một lần nữa, sự thị hiện của đức Phật để mở tháp báu là để cho mỗi chúng ta tự mình mở tháp báu ở cấp độ sơ đẳng của chúng ta. Ở mức độ tầm thường của mình, chúng ta là tiềm năng của một vị Phật, chúng ta cũng có những vị Phật phân thân chưa thành của chúng ta, và để lờ mờ thấy được thân Như Lai, để mở hé tháp báu, chúng ta phải làm như đức Phật, “quy tụ về một chỗ tất cả Phật phân thân của mình”.

Ở cấp độ đức Phật, Pháp thân là tâm vô biên như hư không, không hình tướng, không tư tưởng, như đại dương tịch diệt không chút sóng, như vậy vô thủy đến vô chung. Báo thân Phật là những đức hạnh của Pháp thân, như Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, Đại Từ, Đại Bi v.v… Hóa thân Phật là những hình tướng Phật hóa hiện ra từ hai thân trên, như sóng là hóa thân của đại dương tịch diệt. Ở cấp độ Phật, cả ba thân đó là một, tự do vô ngại. Lấy ví dụ như Phật cũng có tư tưởng (Hóa thân), nhưng những tư tưởng đó là một với cái không có tư tưởng (Pháp thân), niệm là vô niệm, thức là Trí, sóng là đại dương. Chúng ta có thể thấy như vậy thì niệm, thức, sóng không còn là những cái gì hạn hẹp và chướng ngại.

Ở cấp độ của chúng ta, Pháp thân tức là tâm không vô niệm, cái bản tánh của tâm thức, nhưng hiện giờ ta chưa tiếp thông được, cùng lắm là chỉ nhận thấy lờ mờ. Báo thân là những công đức của Pháp thân, chúng ta cũng chỉ nhận ra lờ mờ, khi có khi không. Còn Hóa thân ở cấp độ chúng ta là những niệm, những tư tưởng của chúng ta. Và cũng chính những tư tưởng này, không kiểm soát được, dẫn ta đi lang thang lưu lạc không dứt trong luân hồi sanh tử. Hóa thân Phật thì biểu lộ từ Pháp thân tịch diệt như hư không, có năng lựcđại từ đại bi, nên có thể ứng hiện mà làm lợi lạc cho vô số chúng sanh. Hóa thân của chúng ta tức là những tư tưởng, những “ý sanh thân”, thì lộn xộn, mang nặng các độc (tham, sân, si, kiêu mạn, đố kỵ) nên chỉ có thể làm chúng ta “hóa thân” trong ba cõi sanh tử khổ đau.

Vậy thì để mở tháp báu ở cấp độ thấp kém của chúng ta, chúng ta phải “quy tụ về một chỗ”, phải gom lại những tư tưởng “hóa thân” của mình, gom lại tất cả những công đức của mình. Tùy mức độ gom lại được bao nhiêu, an định được bao nhiêu thì tháp báu mở ra đến đó.

Thật ra tất cả tư tưởng phóng dật của chúng ta đều lưu xuất từ Chân Tâm vô niệm, như sóng nào cũng phải lưu xuất từ đại dương, nhưng vì mãi trôi lăn theo những tư tưởng, mãi chạy theo sóng, chúng ta quên mất đến độ không hề biết Chân Tâm vô niệm đó, đại dương tịch diệt đó. Khi nói “Ba cõi duy Tâm, vạn pháp duy thức”, nếu tư duy thiền định sâu xa, chúng ta sẽ nhận ra đâu là thức đâu là Tâm, đâu là hóa thân đâu là pháp thân. Và một khi đưa tất cả các thức về cội nguồn Tâm của chúng, chúng ta sẽ hiểu đầy đủ các mặt của câu nói trên. Chúng ta sẽ hiểu tất cả ba cõi đều do tự tâm hiển hiện. Tất cả mọi hóa hiện của ba cõi đều duy chỉ Nhất Tâm. Đó là sự khám phá Ba Thân là Một, tức là công trình “mở tháp báu”. (Chúng ta cũng nên tham cứu sự mở cửa Lầu Các của Bồ tát Di Lặc cho đồng tử Thiện Tài trong phẩm Nhập Pháp Giới của kinh Hoa Nghiêm.)

Chúng ta sẽ sống thế nào khi biết rằng mọi tư tưởng của chúng ta, dù tốt dù xấu, đều không thể nào ra ngoài Pháp thân Phật tánh của chúng ta, như những làn sóng dù chuyển động kiểu nào cũng không thể ra ngoài đại dương ? Đó là đời sống chân thậtchúng ta học được từ một phần của phẩm Hiện Bảo Tháp này vậy.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57433)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.