- Lời Nói Đầu
- Khảo luận về tác giả, niên đại và truyền bản
- Bài Tựa Kinh Tứ Thập Nhị Chương
- Chương 1: Quả vị Sa-môn
- Chương 2: Hình thức Sa-môn
- Chương 3: Điều ác và điều thiện
- Chương 4: Tội lỗi và sám hối
- Chương 5: Quà tặng trở về
- Chương 6: Ngược gió tung bụi
- Chương 7: Bố thí và trì giới
- Chương 8: Bố thí và tùy hỷ
- Chương 9: Phân biệt cúng dường
- Chương 10 : Năm điều khó
KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ
Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014
1. Chánh VĂn
睹人施道. 助之歡喜. 亦得福報. 質曰. 彼福不當減乎. 佛言. 猶若炬火. 數千百人. 各以炬來. 取其火去. 熟食除冥 彼火如故. 福亦如之. Dịch nghĩa Thấy người thực hiện hạnh bố thí, hoan hỷ với việc làm đó của người thì cũng được phước báo. hỏi: Vậy phước của người bố thí đó có bị giảm chăng? phật dạy: như lửa của cây đuốc, có hàng trăm ngàn người cầm đuốc đến thắp lửa, để nấu nướng hay dùng thắp sáng, thì ngọn lửa vẫn như vậy. phước báo này cũng như thế.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 2, số 215, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ 18, phẩm Tứ ý đoạn, thứ 26. Kinh số 5. … Thế nào là người trước tối sau sáng? Ở đây, hoặc có người sinh vào nhà ti tiện, như dòng Chiên-đà-la, dòng hàng thịt, dòng thợ thuyền, hoặc sinh nhà dâm dật, hoặc không mắt, hoặc không chân tay, hoặc thường gót chân trần, hoặc các căn thác loạn. nhưng thân, miệng hành pháp thiện, ý nghĩ pháp thiện. người này gặp Sa-môn, Bà-la-môn, các bậc gia chủ, thường niệm lễ bái, không mất thời tiết, đứng dậy nghinh đón, đứng dậy tiễn đưa, trước cười sau nói, tùy thời cung cấp. hoặc có lúc, gặp người ăn xin, hay Sa-môn, Bà-la-môn, người đi đường, người nghèo thiếu, nếu có tiền của thì đem giúp cho họ. nếu không có của cải, người đó đến nhà gia chủ cầu xin giúp đỡ cho. hoặc gặp người khác giúp đỡ liền sinh lòng hoan hỷ hớn hở khôn xiết. người thân hành pháp thiện, miệng tu pháp thiện, ý nghĩ pháp thiện, thân hoại mạng chung sẽ sinh cõi thiện, trên trời. giống như có người từ đất lên giường, từ giường lên ngựa, từ ngựa cỡi voi, từ voi vào giảng đường. Do vậy, nay Ta nói, người này trước tối sau sáng. Đại vương, như vậy, người này gọi là trước tối sau sáng. (Tăng nhất A-hàm, Thích Đức Thắng dịch, nXB.phương Đông, 2011, tr.39)
睹人施道. 助之歡喜. 亦得福報. 質曰. 彼福不當減乎. 佛言. 猶若炬火. 數千百人. 各以炬來. 取其火去. 熟食除冥 彼火如故. 福亦如之. Dịch nghĩa Thấy người thực hiện hạnh bố thí, hoan hỷ với việc làm đó của người thì cũng được phước báo. hỏi: Vậy phước của người bố thí đó có bị giảm chăng? phật dạy: như lửa của cây đuốc, có hàng trăm ngàn người cầm đuốc đến thắp lửa, để nấu nướng hay dùng thắp sáng, thì ngọn lửa vẫn như vậy. phước báo này cũng như thế.
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 2, số 215, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển thứ 18, phẩm Tứ ý đoạn, thứ 26. Kinh số 5. … Thế nào là người trước tối sau sáng? Ở đây, hoặc có người sinh vào nhà ti tiện, như dòng Chiên-đà-la, dòng hàng thịt, dòng thợ thuyền, hoặc sinh nhà dâm dật, hoặc không mắt, hoặc không chân tay, hoặc thường gót chân trần, hoặc các căn thác loạn. nhưng thân, miệng hành pháp thiện, ý nghĩ pháp thiện. người này gặp Sa-môn, Bà-la-môn, các bậc gia chủ, thường niệm lễ bái, không mất thời tiết, đứng dậy nghinh đón, đứng dậy tiễn đưa, trước cười sau nói, tùy thời cung cấp. hoặc có lúc, gặp người ăn xin, hay Sa-môn, Bà-la-môn, người đi đường, người nghèo thiếu, nếu có tiền của thì đem giúp cho họ. nếu không có của cải, người đó đến nhà gia chủ cầu xin giúp đỡ cho. hoặc gặp người khác giúp đỡ liền sinh lòng hoan hỷ hớn hở khôn xiết. người thân hành pháp thiện, miệng tu pháp thiện, ý nghĩ pháp thiện, thân hoại mạng chung sẽ sinh cõi thiện, trên trời. giống như có người từ đất lên giường, từ giường lên ngựa, từ ngựa cỡi voi, từ voi vào giảng đường. Do vậy, nay Ta nói, người này trước tối sau sáng. Đại vương, như vậy, người này gọi là trước tối sau sáng. (Tăng nhất A-hàm, Thích Đức Thắng dịch, nXB.phương Đông, 2011, tr.39)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125增壹阿含經卷第十八 東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯 四意斷品第二十六 (五) …彼人云何先闇而後明. 於是. 或有一人生卑賤家. 或旃陀 羅種. 或噉人種. 或工師種. 或婬泆家生. 或無目.或無手足. 或時 裸跣. 或諸根錯亂. 然復身. 口行善法. 意念善法. 彼若見沙門. 婆 羅門諸尊長者. 恒念禮拜. 不失時節. 迎來起送. 先笑後語. 隨時供 給. 若復有時見乞兒者. 若沙門. 婆羅門. 若路行者. 若貧匱者. 若 有錢財. 便持施與. 設無財貨者. 便往至長者家. 乞求施與. 若復見 彼施者. 便還歡喜踊躍. 不能自勝. 身行善法. 口修善法. 意念善法. 身壞命終. 生善處天上. 猶如有人. 從地至床. 從床乘馬. 從馬乘象. 從象乘講堂. 由是故我今說. 此人先闇而後明. 如是. 大王. 此人名 曰先闇而後明.
ĐTKĐCTT, tập 2, số 127, Kinh phật thuyết Tứ nhân xuất hiện thế gian. Tống, Thiên Trúc, Sa-môn Cầu-na Bạtđà-la dịch. … Đại vương, người bần tiện. Đắc tín ưa bố thí, Thấy phạm-chí, Sa-môn Và các người hành khất, phụng cúng cùng cung kính, Đã tu tạo hiền thiện, Thấy bố thí hoan hỷ. hành khất cũng vui cho, Thí ấy nghiệp vi diệu. Lại không thọ cấu uế, người như vậy, thưa vua, Sau khi thân thọ chung, Sanh Trời Ba mươi ba.
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0127佛說四人出現世間經 宋天竺沙門求那跋陀羅譯 …大王人貧賤. 得信好布施. 見沙門梵志 及諸乞求者 承事禮恭敬 等修諸善業 見施常歡喜
乞者亦惠施 是施微妙業 更不受瑕穢 如是王此人 彼臨命終時 生三十三天
ĐTKĐCTT, tập 4, số 211, Kinh pháp cú thí dụ, quyển 2, phẩm Thuật thiên, thứ 16. phật bảo Lam Đạt, bố thí có bốn: bố thí nhiều được phước ít, bố thí ít được phước nhiều, bố thí nhiều được phước nhiều, bố thí ít được phước ít. Bố thí nhiều được phước ít là bố thí mà ngu muội, bằng cách sát sanh mà cúng tế rồi uống rượu múa hát, hao tốn của cải mà không có phước đức trí thức gì. Bố thí ít được phước ít là háo danh hay ác ý mà bố thí cho đạo sĩ phàm tục, thì hai bên đều ngu muội nên không có phước báo nào. Bố thí ít được phước nhiều là đem ý thức hiền từ mà phụng sự bậc đạo hạnh, bậc này thọ dụng rồi tu học càng tinh tiến, như vậy thì bố thí dầu ít mà phước lớn lên mãi. Bố thí nhiều được phước nhiều là người trí ý thức cuộc đời vô thường, đem hảo tâm mà xuất của cải để kiến thiết tự viện, tinh xá và tịnh viên, hiến cúng phật pháp Tăng, thì phước này như dòng sông lớn đổ vào biển cả, dòng phước đời đời bất tận. Sự bố thí như vậy là như nông phu cần cù ít hay nhiều, ruộng đất tốt hay xấu, mà thu hoạch khác nhau phú hào Lam Đạt và cả đại hội, thấy phật biến hiện, nghe phật phân tích, ai cũng đại hoan hỷ. Chư Thiên và chư thần được Thánh quả Tu-đà-hoàn. năm ngàn Bà-la-môn đều xuất gia, được quả vị ứng chơn. Lam Đạt và cả nhà bái thọ năm giới, cùng nhìn thấy “dấu chân của pháp”. Vua và đại thần cùng quy y Tam bảo mà làm phật tử tại gia, và ai cũng được “con mắt của pháp”. (Tỷ-kheo Trí Quang, Tổng tập Pháp cú, nXB.Tp .hCM, 2012, tr.88-89)
大正新脩大藏經第 04 冊 No. 0211 法句譬喻經, 卷第二, 述千 品第十六 ...於是世尊告藍達曰. 施有四事何等為四. 一者施多得福報 少. 二者施少得福報多. 三者施多得福報多. 四者施少得報亦少何 謂施多得福報少者. 其人愚癡殺生祭祠. 飲酒歌舞破損財寶. 無有 福慧. 何謂施少得報少者. 以慳貪惡意施凡道士. 俱兩愚癡是故無 福. 何謂施少得福多者. 能以慈心奉道德人. 道士食已精進學誦. 施此雖少其福彌大. 何謂施多得福多者. 若有賢者覺世無常. 好心 出財起立塔寺精舍果園. 供養三尊衣服履屣床榻廚膳. 斯福如五 河流入於大海. 福流如是世世不斷. 是為施多其報轉多. 譬如農家 地有厚薄所得不同. 爾時藍達長者座中會人. 見佛變化聞說法言 皆大歡喜. 諸天人神皆得須陀洹道. 五千梵志皆作沙門得應真道. 主人藍達居家大小. 皆受五戒亦得道跡. 國王大臣皆受三自歸. 為 優婆塞亦得法眼. 2.2. Tư liệu nikaya Kinh Tương ưng bộ, kinh người. Và thưa Đại vương, thế nào là người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng? Ở đây, thưa Đại vương, có một số người sanh trong gia đình hạ tiện, gia đình kẻ Chiên-đà-la, hay gia đình người đan rổ, hay gia đình người làm bẫy sập, hay gia đình người làm xe, hay gia đình người đổ rác, nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó
khăn, khó kiếm đồ ăn mặc. Và người ấy xấu xí, khó nhìn, còm lưng, nhiều bệnh, mù lòa, quẹo tay, bại chân hay nửa thân tê liệt. người ấy không nhận được đồ ăn, đồ uống, vải mặc, xe cộ, vòng hoa, hương liệu, phấn sáp, không nhận được chỗ nằm, chỗ ở, đèn đuốc. người ấy thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện. Do thân làm thiện, miệng nói thiện, ý nghĩ thiện, sau khi thân hoại mạng chung người ấy được sanh lên thiện thú, Thiên giới, cõi đời này. Thưa Đại vương, ví như một người từ đất leo lên kiệu, hay từ kiệu leo lên lưng ngựa, hay từ lưng ngựa leo lên thân voi, hay từ thân voi leo lên lầu. Thưa Đại vương, Ta nói người ấy với ví dụ như vậy. Thưa Đại vương, như vậy là người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng. (Kinh Tương ưng bộ, tập 1, chương ba, Tương ưng Kosala, phẩm thứ ba, kinh người, Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1993, tr.210-211) Kinh Tăng chi bộ, kinh Tối tăm. Và này các Tỷ-kheo, thế nào là hạng người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng? Ở đây, này các Tỷ-kheo, có người được sanh trong một gia đình hạ tiện, gia đình một người đổ phân, hay gia đình một người thợ săn, đan rổ, hay gia đình người đan tre, làm bẫy sập, hay gia đình người đóng xe, hay gia đình người quét rác, hay trong một gia đình một người nghèo đói, ăn uống thiếu thốn, sanh kế khó khăn, khó tìm cho được đồ ăn, đồ mặc. Và người ấy lại xấu xí, khó ngó, còm lưng, nhiều bệnh hoạn, đui một mắt, quẹo tay bại chân, hay đi khấp khểnh, hay nửa thân tê liệt, không có được đồ ăn, đồ uống, đồ mặc, xe cộ, vòng hoa, hương, phấn sáp, chỗ nằm, chỗ ở hay đèn. người ấy sống với thân làm lành, sống với miệng nói lành, sống với ý nghĩ lành. Sau khi sống với thân làm lành, với miệng nói lành, với ý nghĩ lành, khi thân hoại mạng chung, được sanh lên cõi lành, cõi trời, cõi đời này. như vậy, này các Tỷ-kheo, là hạng người sống trong bóng tối hướng đến ánh sáng. (Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương Bốn pháp, phẩm Không có rung động, kinh Tối tăm, Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1996, tr.715-716)
3. nhận Định
Đây là một chương liên quan đến pháp bố thí. Thấy người bố thí mà mình hỗ trợ bằng cách này hay cách khác thì vẫn có phước báo. Ở đây, theo ngữ cảnh của kinh văn, khi động từ thấy được đặt ở đầu câu, cho ta hình dung rằng, không thể trực tiếp hỗ trợ người đang bố thí. nghĩa phái sinh được hiểu ở đây, là không đủ điều kiện để bố thí bằng những phương tiện vật chất. Đặc thù cùa chương này, đó chính là đề cao hạnh tùy hỷ, thấy người khác bố thí, mình vui vẻ tán trợ, thì vẫn được phước lớn. Đó là một trong những cơ sở để người cùng khổ tiến lên địa vị chân nhân. hình ảnh minh họa về ngọn lửa cho thấy, tự mình bố thí hay hoan hỷ khi thấy người khác bố thí thì phước đức cũng khó phân biệt. Tự mình làm điều thiện, hay hoan hỷ khi thấy người khác làm điều thiện, thì phước đức rất lớn.
Đây là một chương liên quan đến pháp bố thí. Thấy người bố thí mà mình hỗ trợ bằng cách này hay cách khác thì vẫn có phước báo. Ở đây, theo ngữ cảnh của kinh văn, khi động từ thấy được đặt ở đầu câu, cho ta hình dung rằng, không thể trực tiếp hỗ trợ người đang bố thí. nghĩa phái sinh được hiểu ở đây, là không đủ điều kiện để bố thí bằng những phương tiện vật chất. Đặc thù cùa chương này, đó chính là đề cao hạnh tùy hỷ, thấy người khác bố thí, mình vui vẻ tán trợ, thì vẫn được phước lớn. Đó là một trong những cơ sở để người cùng khổ tiến lên địa vị chân nhân. hình ảnh minh họa về ngọn lửa cho thấy, tự mình bố thí hay hoan hỷ khi thấy người khác bố thí thì phước đức cũng khó phân biệt. Tự mình làm điều thiện, hay hoan hỷ khi thấy người khác làm điều thiện, thì phước đức rất lớn.