Chương 2: Hình thức Sa-môn

23/02/20169:29 SA(Xem: 3687)
Chương 2: Hình thức Sa-môn

KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ 

Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014

CHƯƠNG 2 HÌNH THỨC SA-MÔN

1. CHÁNH VĂN 佛言. 除鬚髮. 為沙門. 受道法. 去世資財. 乞求取足. 日 中一食. 樹下一宿. 慎不再矣. 使人愚弊者. 愛與欲也 Dịch nghĩa Phật dạy: Cạo bỏ râu tóc, theo phép Sa-môn, thọ trì đạo pháp, buông xả tài sản, khất thực vừa đủ, giữa ngày ăn một bữa, dưới gốc cây ngủ một đêm, thận trọng đừng mong thêm; vì điều khiến con người ngu, tệ, đó chính là ái và dục.
2. ĐỐI CHIẾU
2.1. Tư liệu Hán tạng ĐTKĐCTT, tập 1, số 001, Kinh Trường A-hàm, quyển 6, kinh Tiểu Duyên thứ nhất. Hậu Tần, Hoằng Thỉ, Phật-đà Da-xá và Trúc Phật Niệm dịch. … Này Bà-tất-tra! Trong dòng Sát-lỵ có kẻ cắt tóc cạo râu, mặc y tu đạo, tu bảy pháp giác chi, không bao lâu là được thành đạo. Vì sao? Con nhà tộc tánh ấy mặc pháp y xuất gia, tu các 39 Phạm hạnh cao thượng, thì chính ngay trong hiện tại tự thân tác chứng, sự sanh đã dứt, Phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh. Trong dòng Bà-la-môn, dòng Cư sĩ, dòng Thủ-đà-la mà có kẻ cắt bỏ râu tóc, mặc pháp y tu đạo, tu bảy pháp giác chi, không lâu cũng sẽ được thành đạo như thế. Vì sao? Con nhà tộc tánh ấy xuất gia, mặc pháp y, tu các Phạm hạnh vô thượng, chính ngay trong hiện tại tự thân tác chứng, sanh đã dứt, Phạm hạnh đã vững, điều cần làm đã làm xong, không còn tái sanh. Này Bà-tất-tra! Cả bốn chủng tánh đó, đều có thể xuất sinh bậc La-hán thành tựu viên mãn minh và hành, là bậc đứng nhất ở trong năm chủng tánh ấy. Này Bà-tất-tra! Phạm thiênbài kệ rằng: Trong đời, Sát-lỵ nhất. Với ai y chủng tính, Minh hành thành đầy đủ Bậc nhất trong Trời-Người. (Trường A-hàm, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2008, tr.260-261) 大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0001 佛說 長阿含經, 卷第六, 小 緣經第一 後秦弘始年佛陀耶舍共竺佛念譯 … 婆悉吒. 剎利種中. 有剃除鬚髮. 法服修道. 修七覺意. 道成 不久. 所以者何. 彼族姓子法服出家. 修無上梵行. 於現法中自身作 證. 生死已盡. 梵行已立. 所作已辦. 不復受有. 婆羅門. 居士. 首陀羅 種中. 有剃除鬚髮. 法服修道. 修七覺意. 道成不久. 所以者何. 彼族姓 子法服出家. 修無上梵行. 於現法中自身作證. 生死已盡。梵行已立. 所作已辦. 不復受有. 婆悉吒. 此四種中皆出明行成就羅漢. 於五種中 40 為最第一. 佛告婆悉吒. 梵天王頌曰. 生中剎利勝. 能捨種姓去. 明行 成就者. 世間最第一 ĐTKĐCTT, tập 1, số 0021, Kinh Phật Thuyết Phạm Võng Lục Thập Nhị Kiến. Nguyệt Chi, Ưu-bà-tắc Chi Khiêm dịch. Phật dạy, Sa-môn ngày ăn một bữa, chiếu tối không ăn, đúng thời thì ăn, không đúng thời không ăn. Bước đi thong thả, y bát luôn bên mình, ăn vừa đủ thì ngưng. Dù đi đến đâu, đều phải mang theo y bát, ví như chim chóc sở dĩ bay được tới mọi nơi, đều do hai cánh ở bên thân. Tỷ-kheo cũng như vậy, đối với việc y áo hay ẩm thực, thì chỉ nên lấy vừa đủ dùng. 大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0021, 佛說梵網六十二見經. 月支優婆塞支謙譯. 佛言. 沙門一飯. 暮不食. 以時食. 離不時食. 行知止足於衣鉢食 取足而已. 所行至處. 皆齎衣鉢自隨身. 譬如飛鳥所行至處兩翅隨其 身. 比丘亦如是. 於衣被飯食鉢取足而已. ĐTKĐCTT, tập 17, số 0721, Kinh Chánh pháp Niệm xứ, quyển 59, phẩm Quán Thiên thứ 38. Nguyên Ngụy, Bà-lamôn Cù-đàm Bát-nhã-lưu-chi dịch. Tỷ-kheo thiểu dục, thanh tịnh tri túc, danh tiếng đồn xa. Ngày ăn một bữa, mặc y phấn tảo, tự tại độc hành, du hóa khắp chốn, non thẳm làng xa, hoặc bãi tha ma. Thức ăn ba phần, không nên dùng hết. Khi đi khất thực, tránh xa đàm luận, không gần người thân, chỉ thọ một bát. Tay cầm tích trượng, khi nhận cúng dường, dùng trí định lượng, buông xả nếu dư. Nếu đi trên đường, chỉ nhìn một quãng, không được ngó nghiêng. Lìa bỏ mỹ vị, không được ăn đêm, ở trong làng xóm, không quá ba đêm. 大正新脩大藏經第 17 冊 No. 0721. 正法念處經卷第五十九 . 觀 天品之三十八. 41 元魏婆羅門瞿曇般若流支譯 少欲比丘知足清淨. 名稱普聞. 唯受一食. 唯著糞掃衣. 唯獨無 侶. 遊於山谷巖窟草聚. 唯處塚間. 於食三分. 唯食其二. 若乞食時. 遠避知識. 不近親里. 唯畜一鉢. 執持錫杖. 隨得供養. 以智思惟. 捨 之而去. 若行道路. 前視一尋. 不左右顧眄. 捨離美味不食宿飯. 於聚 落中限至三宿. ĐTKĐCTT, tập 1, số 026, Kinh Trung A-hàm, quyển 51, Đại phẩm, kinh A Thấp Bối, số 195. Tôi nghe như vầy: Một thời Phật trú tại nước Ca-thi cùng với đại chúng Tỷ-kheo. Nhất tọa thực Trong lúc dừng chân tại một nơi, Đức Phật nói với các Tỷ-kheo rằng: Ta một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi vô cầu, không bệnh không đau, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Các ngươi cũng nên một ngày chỉ ăn một lần. Một ngày chỉ ăn một lần xong, vô vi, vô cầu, không bệnh không đau, thân thể nhẹ nhàng, khí lực dồi dào, an ổn khoái lạc. Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn vì chúng Tỷ-kheo mà thi thiết giới, một ngày chỉ ăn một lần. Các Tỷ-kheo đều phụng trì theo học giới này và các pháp vi diệu trong cảnh giới của Thế Tôn. (Trung A-hàm, tập 4, Tuệ Sỹ dịch và chú, NXB.Phương Đông, 2013, tr.2084) 大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0026 中阿含經, 卷第五十一. 大品 一九五. 阿濕貝經 42 我聞如是.一時. 佛遊 迦尸國. 與大比丘眾俱. 遊在一處. 告諸比 丘. 我日一食. 日一食已. 無為無求. 無有病痛. 身體輕便. 氣力康強. 安隱快樂. 汝等亦應日一食. 日一食已. 無為無求. 無有病痛. 身體輕 便. 氣力康強. 安隱快樂.爾時. 世尊為比丘眾施設日一食戒. 諸比丘 眾皆奉學戒及世尊境界諸微妙法. ĐTKĐCTT, tập 15, số 649, Kinh Quán sát chư pháp hành, quyển thứ tư. Đời Tùy, Thiên Trúc, Tam tạng Xà- na-quật-đa dịch. Không tham vướng chỗ ở, Buông xả như chim bay. Chớ mong cầu lợi dưỡng, Đừng tính kể thân này. 大正新脩大藏經第 15 冊 No. 0649, 觀察諸法行經卷第四. 隋天竺三藏闍那崛多譯 莫愛著住處. 應去如飛鳥. 莫行為利養. 亦勿計我身.

2.2. Tư liệu Nikaya Kinh Tương ưng, kinh Tri túc. 1) ... Trú ở Sàvatthi. 2) - Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kassapa này, với bất cứ loại y nào, và tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại y nào; không vì y làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được y, vị này không có dao động. Và nếu được y, vị này dùng y không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 43 3) Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kasssapa này, với bất cứ đồ ăn khất thực nào, tán thán hạnh tri túc với bất cứ đồ ăn khất thực nào; không vì đồ ăn khất thực, làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được đồ ăn khất thực, vị này không có dao động. Và nếu được đồ ăn khất thực, vị này dùng đồ ăn khất thực ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 4) Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kassapa này, với bất cứ loại sàng tọa nào, và tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại sàng tọa nào; và không vì sàng tọa, làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được sàng tọa, vị này không có dao động. Và nếu được sàng tọa, vị này dùng sàng tọa ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 5) Tri túc, này các Tỷ-kheo, là Kassapa này, với bất cứ thuốc men trị bệnh nào. Và vị này tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại thuốc men trị bệnh nào; và không vì duyên với thuốc men trị bệnh, làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được thuốc men trị bệnh, vị này không có dao động. Và nếu được thuốc men trị bệnh, vị này dùng thuốc men trị bệnh ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. 6) Do vậy, này các Tỷ-kheo, hãy học tập như sau: “Chúng tôi sẽ tri túc với bất cứ loại y nào, và chúng tôi sẽ là người tán thán hạnh tri túc với bất cứ loại y nào. Và không vì y, chúng tôi sẽ làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được y, chúng tôi sẽ không dao động. Và nếu được y, chúng tôi sẽ dùng y ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy sự nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. Chúng tôi sẽ tri túc với bất cứ loại đồ ăn khất thực nào... với bất cứ loại sàng tọa nào... với bất cứ loại thuốc men trị bệnh nào, và chúng tôi sẽ là người tán thán sự tri túc với bất cứ 44 loại thuốc men trị bệnh nào. Và không vì thuốc men trị bệnh, chúng tôi sẽ làm điều bất chánh, bất xứng. Nếu không được thuốc men trị bệnh, chúng tôi sẽ không dao động. Và nếu được thuốc men trị bệnh, chúng tôi sẽ dùng thuốc men trị bệnh ấy, không tham lam, không say đắm, không phạm tội, thấy nguy hại, quán xuất ly với trí tuệ. Như vậy, này các Tỷ-kheo, các ông cần phải học tập”. (Kinh Tương ưng, tập 2, Thiên nhân duyên, chương 5, Tương ưng Kassapa, kinh Tri túc, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1997, tr.335-337) Kinh Trung bộ, kinh Kitagiri. Như vầy tôi nghe. Một thời Thế Tôn du hành ở Kasi cùng với đại chúng Tỷ- kheo. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo, Ta ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ- kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, Ta cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lựcan trú. Này các Tỷ-kheo, hãy đến và ăn, từ bỏ ăn ban đêm. Này các Tỷ-kheo, do ăn, từ bỏ ăn ban đêm, các Ông sẽ cảm thấy ít bệnh, ít não, khinh an, có sức lựcan trú. - Thưa vâng, bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. (Kinh Trung bộ, tập 2, kinh Kitagiri, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.291) Kinh Trung bộ, Tiểu kinh Dụ dấu chân voi. Vị ấy từ bỏ làm hại đến các hột giống và các loại cây cỏ, dùng một ngày một bữa, không ăn ban đêm; từ bỏ ăn phi thời; từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, các cuộc trình diễn; từ bỏ trang sức bằng vòng hoa hương liệu, dầu thoa, các thời trang, các thời sức; 45 từ bỏ dùng giường cao và giường lớn; từ bỏ nhận các hạt sống; từ bỏ nhận thịt sống, từ bỏ nhận đàn bà, con gái; từ bỏ nhận nô tỳ gái và trai; từ bỏ nhận cừu và dê; từ bỏ nhận gia cầm và heo; từ bỏ nhận voi, bò, ngựa và ngựa cái; từ bỏ nhận ruộng nương và đất đai; từ bỏ nhận người môi giới hoặc tự mình làm môi giới; từ bỏ buôn bán; từ bỏ các sự gian lận bằng cân, tiền bạc và đo lường; từ bỏ các tà hạnh như hối lộ, gian trá, lừa đảo; từ bỏ làm thương tổn, sát hại, câu thúc, bức đoạt, trộm cắp, cướp phá. (Kinh Trung bộ, tập 1, Tiểu kinh Dụ dấu chân voi, số 27, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1992, tr.400-401) Kinh Trường bộ, kinh Sa-môn quả. Người gia trưởng, hay con vị gia trưởng, hay một người sanh ở giai cấp (hạ tiện) nào nghe pháp ấy. Sau khi nghe pháp, người ấy sanh lòng tín ngưỡng Như Lai. Khi có lòng tín ngưỡng ấy, vị này suy nghĩ: “Đời sống gia đình đầy những triền phược, con đường đầy những bụi đời. Đời sống xuất gia phóng khoáng như hư không. Thật rất khó cho một người sống ở gia đình có thể sống theo Phạm hạnh hoàn toàn đầy đủ, hoàn toàn thanh tịnh, trắng bạch như vỏ ốc. Vậy ta nên cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình”. Một thời gian sau, người ấy bỏ tài sản nhỏ hay tài sản lớn, bỏ bà con quyến thuộc nhỏ hay bà con quyến thuộc lớn, cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, và xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình. Khi đã xuất gia như vậy, vị ấy sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha, đầy đủ oai nghi chánh hạnh, thấy nguy hiểm trong những lỗi nhỏ nhặt, thọ trì và học tập trong giới học, thân nghiệp, ngữ nghiệp thanh tịnh. Sanh hoạt trong sạch giới hạnh cụ túc, thủ hộ các căn, chánh niệm tỉnh giác, và biết tri túc. (Kinh Trường bộ, tập 1, kinh Sa-môn quả, Thích Minh Châu dịch, Viện NCPHVN, 1991, tr.121-122) 46 Kinh Tăng chi bộ, kinh Sống quá lâu. Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, nếu sống quá lâu tại một chỗ. Thế nào là năm? Xan tham đối với trú xứ; xan tham đối với gia đình; xan tham đối với đồ vật cúng dường; xan tham đối với công đức; xan tham đối với pháp. Có năm nguy hại này, này các Tỷ-kheo, nếu sống quá lâu tại một chỗ. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nếu sống đồng đều tại mỗi chỗ. Thế nào là năm? Không xan tham đối với trú xứ; không xan tham đối với gia đình; không xan tham đối với đồ được cúng dường; không xan tham đối với công đức; không xan tham đối với pháp. Có năm lợi ích này, này các Tỷ-kheo, nếu sống đồng đều tại một chỗ. (Kinh Tăng chi bộ, tập 2, chương Năm pháp, phẩm Du hành dài, kinh Sống quá lâu, Viện NCPHVN, 1996, tr.724-725)
3. NHẬN ĐỊNH Đây là một chương ngắn, nhưng chuyên chở những chất liệu căn bản để xây dựng nên Phạm hạnh của một vị Sa-môn theo chuẩn mực Phật giáo. Các kinh liên quan đến chương này xuất hiện rời rạc trong nhiều bộ loại kinh điểnxuất hiện khá sớm trong những bản biệt hành. Do đó, khi phát hiện những đoạn kinh tương tự như chương hai, khoan vội kết luận cho rằng, chúng được dẫn xuất từ kinh Tứ thập nhị chương. Vì trong thực tế, đã có vài nhà nghiên cứu căn 47 cứ vào một tờ biểu của một sĩ phu thời cổ đại là Tương Giai được ghi lại trong Hậu Hán thư, lấy ý tưởng đệ tử Phật không ngủ dưới cây một đêm, cũng như câu chuyện thiên thần dâng ngọc nữ cho Phật, các tác giả đó đã cho rằng, kinh Tứ thập nhị chương đã có mặt vào thời của Tương Giai. Thật sự, đây vốn là những motif đắt giá và sinh động, đã xuất hiện trong những dịch phẩm kinh điển chữ Hán có niên đại khá sớm như kinh Ma-nhân-đề nữ, quyển 9, do cư sĩ Chi Khiêm dịch; kinh Chánh pháp Niệm xứ, quyển 59, Nguyên Ngụy, Bà-lamôn Cù-đàm Bát-nhã-lưu-chi dịch.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
15/10/2010(Xem: 47474)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.