- Lời Nói Đầu
- Khảo luận về tác giả, niên đại và truyền bản
- Bài Tựa Kinh Tứ Thập Nhị Chương
- Chương 1: Quả vị Sa-môn
- Chương 2: Hình thức Sa-môn
- Chương 3: Điều ác và điều thiện
- Chương 4: Tội lỗi và sám hối
- Chương 5: Quà tặng trở về
- Chương 6: Ngược gió tung bụi
- Chương 7: Bố thí và trì giới
- Chương 8: Bố thí và tùy hỷ
- Chương 9: Phân biệt cúng dường
- Chương 10 : Năm điều khó
KINH TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG
ĐỐI CHIẾU & NHẬN ĐỊNH
THÍCH CHÚC PHÚ
Nhà xuất bản : Hồng Đức 2014
1. Chánh VĂn
佛言. 飯凡人百. 不如飯一善人. 飯善人千不如飯持五戒 者一人. 飯持五戒者萬人. 不如飯一須陀洹. 飯須陀洹百萬. 不 如飯一斯陀含. 飯斯陀含千萬. 不如飯一阿那含. 飯阿那含一 億. 不如飯一阿羅漢. 飯阿羅漢十億. 不如飯辟支佛一人. 飯辟支佛百億. 不如以三尊之教度其一世二親. 教千 億. 不如飯一佛學願求佛欲濟眾生也. 飯善人. 福最深重. 凡人事天地鬼神. 不如孝其親矣. 二親最神也. Dịch nghĩa phật dạy: Bố thí thức ăn cho một trăm người bình thường, không bằng hiến cho một người thiện. hiến thức ăn cho một ngàn người thiện, không bằng cúng thức ăn cho một người giữ năm giới. Cúng thức ăn cho một vạn người giữ năm giới, không bằng cúng thức ăn cho một bậc Tu-đà-hoàn. Cúng thức ăn cho một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng thức ăn cho một vị Tưđà-hàm. Cúng thức ăn cho một ngàn vạn vị Tư-đà-hàm, không bằng cúng thức ăn cho một vị A-na-hàm. Cúng thức ăn cho một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng thức ăn cho một vị A-la-hán. Cúng thức ăn cho mười ức vị A-la-hán, không bằng cúng thức ăn cho một vị Bích-chi phật.
佛言. 飯凡人百. 不如飯一善人. 飯善人千不如飯持五戒 者一人. 飯持五戒者萬人. 不如飯一須陀洹. 飯須陀洹百萬. 不 如飯一斯陀含. 飯斯陀含千萬. 不如飯一阿那含. 飯阿那含一 億. 不如飯一阿羅漢. 飯阿羅漢十億. 不如飯辟支佛一人. 飯辟支佛百億. 不如以三尊之教度其一世二親. 教千 億. 不如飯一佛學願求佛欲濟眾生也. 飯善人. 福最深重. 凡人事天地鬼神. 不如孝其親矣. 二親最神也. Dịch nghĩa phật dạy: Bố thí thức ăn cho một trăm người bình thường, không bằng hiến cho một người thiện. hiến thức ăn cho một ngàn người thiện, không bằng cúng thức ăn cho một người giữ năm giới. Cúng thức ăn cho một vạn người giữ năm giới, không bằng cúng thức ăn cho một bậc Tu-đà-hoàn. Cúng thức ăn cho một trăm vạn vị Tu-đà-hoàn, không bằng cúng thức ăn cho một vị Tưđà-hàm. Cúng thức ăn cho một ngàn vạn vị Tư-đà-hàm, không bằng cúng thức ăn cho một vị A-na-hàm. Cúng thức ăn cho một ức vị A-na-hàm, không bằng cúng thức ăn cho một vị A-la-hán. Cúng thức ăn cho mười ức vị A-la-hán, không bằng cúng thức ăn cho một vị Bích-chi phật.
Cúng thức ăn cho một trăm ức vị Bích-chi phật, không bằng đem giáo lý phật-đà mà hóa độ cha mẹ hiện đời. giáo hóa ngàn ức cha mẹ, không bằng cúng cho một vị mới phát tâm học phật, thệ nguyện thành phật để tế độ chúng sanh. Cúng thức ăn cho một người thiện, thì phước đức đã rất sâu dày. Việc phụng thờ trời đất quỷ thần, không bằng hiếu thảo với cha mẹ, vì cha mẹ là những vị thần tối thắng. ghi chú Bản Cao Ly: 教親千億
2. Đối ChiếU
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 3, số 152, Kinh Lục độ tập, quyển thứ ba, kinh Bố thí độ vô cực, số 17. Đời Đông ngô, Sa-môn Khương Tăng hội, người nước Khương Cư dịch. … như phạm-chí Duy Lam bố thí để cứu giúp dân nghèo, suốt cả một đời, không ngày nào ngừng nghỉ, cũng không bằng một ngày dâng cơm cho một nữ thanh tín thọ trì đủ giới luật. phước bố thí đó hơn phước kia không thể tính kể. Lại bố thí cho một trăm vị thanh tín nữ như trên, không bằng dâng một bữa cơm cho một vị thanh tín nam đầy đủ giới đức. Dâng cúng cơm cho một trăm thanh tín nam đầy đủ giới đức, không bằng dâng một bữa cơm cho một Tỷ-kheo-ni đầy đủ giới đức. Bố thí cho một trăm vị Tỷ-kheo-ni đầy đủ giới đức, không bằng dâng một bữa cơm cho một vị Sa-di cao hạnh. Cúng dường một trăm vị Sa-di cao hạnh, không bằng cúng dường cho một vị Sa-môn đầy đủ giới hạnh, tâm không uế trược, trong ngoài đều thanh khiết. người phàm phu như gạch đá, còn các bậc cao hạnh, đầy đủ giới đức thì như ngọc báu minh nguyệt. ngói đá đầy khắp bốn châu thiên hạ chẳng bằng một viên trân châu. Lại như Duy Lam, bố thí cúng dường cho nhiều vị đầy đủ giới hạnh, cũng không bằng cúng dường cho một vị Câu cảng (Tu-đà-hoàn). Cúng dường cho một trăm vị Câu cảng, không bằng cúng dường cho một vị Tần lai (Tư-đà-hàm). Cúng dường cho một trăm vị Tần lai, không bằng cúng dường cho một vị Bất hoàn (A-na-hàm). Cúng dường một trăm vị Bất hoàn không bằng cúng dường một vị ứng chân (A-la-hán). Lại như Duy Lam, trước bố thí và dâng cơm cho các bậc hiền Thánh, không bằng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ. Con hiếu thảo luôn dốc hết lòng phụng dưỡng, không chút riêng tư. Trăm đời hiếu thuận với cha mẹ, không bằng cúng dường cơm cho một vị Bích-chi phật. Cúng dường cho một trăm vị Bích-chi phật, không bằng cúng dường cơm cho một vị phật. Cúng dường một trăm Đức phật không bằng tạo lập một ngôi chùa, giữ Tam quy là quy y phật, quy y pháp, quy y Tăng. Thể hiện trọn lòng nhân từ, không sát sinh; giữ trong sạch không trộm cắp; giữ trinh tiết không xâm phạm vợ của người khác; phụng trì chữ tín không lừa gạt, hiếu thuận nên không say sưa. Thọ trì năm giới, hàng tháng ăn sáu ngày chay, thì công đức cao vòi vọi, hơn hẳn Duy Lam bố thí vạn thứ quý giá cùng dâng cúng cơm các bậc hiền Thánh như đã nêu trên, phước đức ấy thật khó tính kể. Công đức trì giới không bằng dùng Bốn tâm vô lượng thương xót nuôi dưỡng chúng sinh, phước đức ấy là không cùng tận. Tuy là cháo rau, chiếu cỏ, mà giữ gìn Tam quy, lòng mang Bốn tâm vô lượng, thọ trì năm giới, thì núi cao, biển rộng còn đo lường được chứ phước đức ấy khó tính toán nổi. (Linh Sơn pháp bảo Đại tạng kinh, dịch)
2.1. Tư liệu hán tạng ĐTKĐCTT, tập 3, số 152, Kinh Lục độ tập, quyển thứ ba, kinh Bố thí độ vô cực, số 17. Đời Đông ngô, Sa-môn Khương Tăng hội, người nước Khương Cư dịch. … như phạm-chí Duy Lam bố thí để cứu giúp dân nghèo, suốt cả một đời, không ngày nào ngừng nghỉ, cũng không bằng một ngày dâng cơm cho một nữ thanh tín thọ trì đủ giới luật. phước bố thí đó hơn phước kia không thể tính kể. Lại bố thí cho một trăm vị thanh tín nữ như trên, không bằng dâng một bữa cơm cho một vị thanh tín nam đầy đủ giới đức. Dâng cúng cơm cho một trăm thanh tín nam đầy đủ giới đức, không bằng dâng một bữa cơm cho một Tỷ-kheo-ni đầy đủ giới đức. Bố thí cho một trăm vị Tỷ-kheo-ni đầy đủ giới đức, không bằng dâng một bữa cơm cho một vị Sa-di cao hạnh. Cúng dường một trăm vị Sa-di cao hạnh, không bằng cúng dường cho một vị Sa-môn đầy đủ giới hạnh, tâm không uế trược, trong ngoài đều thanh khiết. người phàm phu như gạch đá, còn các bậc cao hạnh, đầy đủ giới đức thì như ngọc báu minh nguyệt. ngói đá đầy khắp bốn châu thiên hạ chẳng bằng một viên trân châu. Lại như Duy Lam, bố thí cúng dường cho nhiều vị đầy đủ giới hạnh, cũng không bằng cúng dường cho một vị Câu cảng (Tu-đà-hoàn). Cúng dường cho một trăm vị Câu cảng, không bằng cúng dường cho một vị Tần lai (Tư-đà-hàm). Cúng dường cho một trăm vị Tần lai, không bằng cúng dường cho một vị Bất hoàn (A-na-hàm). Cúng dường một trăm vị Bất hoàn không bằng cúng dường một vị ứng chân (A-la-hán). Lại như Duy Lam, trước bố thí và dâng cơm cho các bậc hiền Thánh, không bằng hiếu thảo phụng dưỡng cha mẹ. Con hiếu thảo luôn dốc hết lòng phụng dưỡng, không chút riêng tư. Trăm đời hiếu thuận với cha mẹ, không bằng cúng dường cơm cho một vị Bích-chi phật. Cúng dường cho một trăm vị Bích-chi phật, không bằng cúng dường cơm cho một vị phật. Cúng dường một trăm Đức phật không bằng tạo lập một ngôi chùa, giữ Tam quy là quy y phật, quy y pháp, quy y Tăng. Thể hiện trọn lòng nhân từ, không sát sinh; giữ trong sạch không trộm cắp; giữ trinh tiết không xâm phạm vợ của người khác; phụng trì chữ tín không lừa gạt, hiếu thuận nên không say sưa. Thọ trì năm giới, hàng tháng ăn sáu ngày chay, thì công đức cao vòi vọi, hơn hẳn Duy Lam bố thí vạn thứ quý giá cùng dâng cúng cơm các bậc hiền Thánh như đã nêu trên, phước đức ấy thật khó tính kể. Công đức trì giới không bằng dùng Bốn tâm vô lượng thương xót nuôi dưỡng chúng sinh, phước đức ấy là không cùng tận. Tuy là cháo rau, chiếu cỏ, mà giữ gìn Tam quy, lòng mang Bốn tâm vô lượng, thọ trì năm giới, thì núi cao, biển rộng còn đo lường được chứ phước đức ấy khó tính toán nổi. (Linh Sơn pháp bảo Đại tạng kinh, dịch)
大正新脩大藏經第 03 冊 No. 0152 六度集經, 卷第三, 布施度無 極經(一七) 吳康居國沙門康僧會譯 …如維藍惠以濟凡庶. 畢其壽命無日疲懈. 不如一日飯一清信 具戒之女. 其福倍彼不可籌算. 又為前施并清信女百. 不如清信具戒 男一飯. 具戒男百不如具戒女除饉一飯. 女除饉百. 不如高行沙彌一 人飯. 沙彌百. 不如沙門一人具戒行者心無穢濁內外清潔. 凡人猶瓦 石. 具戒高行者. 若明月珠也. 瓦石滿四天下. 猶不如真珠一矣. 又如 維藍布施之多. 逮于具戒眾多之施. 不如飯溝港一. 溝港百不如頻來 一. 頻來百不如不還一. 不還百不如飯應真一人. 又如維藍前施及飯 諸賢聖. 不如孝事其親. 孝者盡其心無外私. 百世孝親. 不如飯一辟支 佛. 辟支佛百不如飯一佛. 佛百不如立一剎守三自歸. 歸佛歸法歸比 丘僧. 盡仁不殺. 守清不盜. 執貞不犯他妻. 奉信不欺. 孝順不醉. 持五 戒. 月六齋. 其福巍巍. 勝維藍布施萬種名物. 及飯賢聖. 甚為難算矣. 持戒不如等心慈育眾生. 其福無盡也. 雖為菜糜草席. 執三自歸. 懷四 等心. 具持五戒. 山海可秤量.斯福難籌算也 ĐTKĐCTT, tập 1, số 026, Kinh Trung A-hàm, quyển 47, phẩm Tâm, số 180, kinh Cù-đàm-di thứ 9. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch. … này A-nan, thế nào gọi là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người được đại phước, được đại quả, được đại công đức, quả báo rộng lớn? Thiện nam tử hay thiện nữ nhơn có tín nhân bố thí cho Đức như Lai, bố thí cho Duyên giác, bố thí cho A-la-hán, bố thí cho A-la-hán hướng, bố thí cho A-na-hàm, bố thí cho A-na-hàm hướng, bố thí cho Tư-đà-hàm, bố thí cho Tư-đà-hàm hướng, bố thí cho Tu-đà-hoàn, bố thí cho Tu-đà-hoàn hướng, bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục, bố thí cho người tinh tấn, bố thí cho người không tinh tấn, bố thí cho súc sanh. này A-nan, bố thí cho súc sanh được phước trăm lần hơn. Bố thí cho người không tinh tấn được phước ngàn lần hơn. Bố thí cho người tinh tấn được phước trăm ngàn lần hơn. Bố thí cho Tiên nhân ngoại đạo ly dục được phước ức trăm ngàn lần hơn. Bố thí cho vị Tu-đà-hoàn hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc Tu-đà-hoàn được phước vô lượng. Bố thí cho vị Tư-đà-hàm hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc Tư-đà-hàm được phước vô lượng. Bố thí cho vị A-na-hàm hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc A-na-hàm được phước vô lượng. Bố thí cho vị A-la-hán hướng được phước vô lượng. Bố thí cho vị đắc A-la-hán được phước vô lượng. huống nữa là bố thí cho Đức như Lai, Bậc Vô Sở Trước, Đẳng Chánh giác. Đây là mười bốn loại bố thí riêng cho từng người, sẽ được đại phước, được đại quả, được đại công đức, được đại quảng báo. (Kinh Trung A-hàm, tập 3, Tuệ Sỹ dịch và chú, nXB.phương Đông, 2009, tr.215-216)
大正新脩大藏經第 01 冊 No. 0026, 中阿含經卷第四十七,(一 八○)心品, 瞿曇彌經第九. 東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯. …阿難. 云何有十四私施. 得大福. 得大果. 得大功德. 得大廣報. 有信族姓男. 族姓女布施如來. 施緣一覺. 施阿羅訶. 施向阿羅訶. 施 阿那含. 施向阿那含. 施斯陀含. 施向斯陀含. 施須陀洹. 施向須陀洹. 施離欲外仙人. 施精進人. 施不精進人. 布施畜生. 阿難. 布施畜生得 福百倍. 施不精進人得福千倍. 施精進人得福百千倍. 施離欲外仙人
得福億百千倍. 施向須陀洹無量. 得須陀洹無量. 向斯陀含無量. 得斯 陀含無量. 向阿那含無量. 得阿那含無量. 向阿羅訶無量. 得阿羅訶無 量. 緣一覺無量. 況復如來. 無所著. 等正覺耶. 此十四私施得大福. 得大果. 得大功德. 得大廣報. ĐTKĐCTT, tập 2, số 125, Kinh Tăng nhất A-hàm, quyển 43, phẩm Thiện ác thứ 47, kinh số 3. Đông Tấn, Kế Tân, Tam tạng Cù-đàm Tăng-già Đề-bà dịch. Tôi nghe như vầy: Một thời phật ở tại vườn Cấp-cô-độc, rừng Kỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc đi đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, rồi ngồi qua một bên. Khi ấy vua Ba-tư-nặc bạch Thế Tôn rằng: - như Lai có nói lời này chăng: ‘Bố thí cho Ta được phước nhiều; cho người khác được phước ít. hãy bố thí cho đệ tử Ta, chớ bố thí người khác?’. giả sử có ai nói điều này, người ấy không hủy báng pháp của như Lai chăng? phật nói với vua: - Ta không nói điều này, ‘Chỉ nên bố thí cho một mình Ta, đừng bố thí cho người khác’. Đại vương nên biết, Ta thường nói điều này: ‘Thức ăn dư trong bát của Tỳ-kheo, đổ vào trong nước cho nhuyễn trùng ăn còn được phước, huống nữa bố thí cho người mà không được phước sao?’. Tuy nhiên, Đại vương, Ta có nói điều này: Bố thí cho người trì giới được phước nhiều hơn cho người phạm giới. Ba-tư-nặc ở trước phật bạch rằng: - Kính vâng, Thế Tôn! Bố thí cho người trì giới, phước nhiều gấp bội hơn cho người phạm giới.
Vua lại bạch phật: - ni-kiền Tử đến nói với con rằng: ‘Sa-môn Cù-đàm là người biết huyễn thuật có thể xoay chuyển người đời’. Điều này đúng chăng? Sai chăng? phật nói: - Đúng vậy, Đại vương! như điều vừa nói, Ta có pháp huyễn có thể xoay chuyển người đời. Vua bạch phật: - Cái gì gọi là pháp huyễn có thể xoay chuyển? phật nói: - người sát sanh, tội ấy tính lường, người không sát sanh thọ phước vô lượng. người lấy của không cho mắc tội vô lượng, người không trộm cướp được phước vô lượng. người dâm dật thọ tội vô lượng, người không dâm dật thọ phước vô lượng. người tà kiến thọ tội vô lượng, người chánh kiến thọ phước vô lượng. pháp huyễn thuật của Ta chính xác được hiểu như vậy. Khi ấy, vua Ba-tư-nặc bạch phật: - Thế gian này bao gồm loài người, Ma hoặc Ma thiên, cùng các loài hữu hình, nếu hiểu sâu sắc pháp huyễn thuật này sẽ được đại hạnh. Từ nay về sau, con không cho phép ngoại đạo dị học vào trong quốc giới của con. Cho phép chúng bốn bộ thường xuyên ở trong cung của con, và thường được cúng dường tùy theo nhu cầu. phật nói: - Đại vương, chớ nói như vậy. Vì sao? Bố thí cho các loài súc sanh còn được phước, thậm chí bố thí cho người phạm giới còn được phước. Bố thí cho người trì giới phước đức khó ước lượng. Bố thí Tiên nhân ngoại đạo được một ức phước. Bố thí
cho các vị Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán, Bíchchi phật và phật, phước ấy khó lường. Cho nên, Đại vương, hãy khơi dậy tâm cúng dường đệ tử Thanh văn của chư phật trong tương lai và quá khứ. Đại vương, hãy học điều này như vậy! Vua Ba-tư-nặc sau khi nghe những gì phật dạy, hoan hỷ phụng hành. (Tăng nhất A-hàm, tập 3, Thích Đức Thắng dịch, nXB.phương Đông, 2011, tr.311-313)
大正新脩大藏經第 02 冊 No. 0125, 增壹阿含經卷第四十三,善 惡品第四十七, (三),東晉罽賓三藏瞿曇僧伽提婆譯 聞如是. 一時. 佛在舍衛國祇樹給孤獨園. 爾時. 波斯匿王往 至世尊所. 頭面禮足. 在一面坐. 爾時. 波斯匿王往白世尊言. 如來 審有是語. 施我獲福多. 餘者獲福少. 施我弟子. 勿施餘人. 設有人 作是語者. 豈非毀如來法乎. 佛告王曰. 我無此語. 獨應施我. 勿施 餘人. 大王當知. 我恒有此語. 若比丘鉢中遺餘擲著水中. 軟蟲食之 猶得其福. 何況施人而不獲福乎. 但. 大王. 我有是語. 施持戒人. 其 福益多. 勝於犯戒之人. 爾時. 波斯匿王前白佛言. 唯然. 世尊. 施持 戒人. 其福倍多於犯戒之人者上.王復白佛言. 尼揵子來語我言. 沙 門瞿曇知於幻術. 能迴轉世人. 世尊. 此語為審乎. 為非耶. 佛告王 曰. 如是. 大王. 如向來言. 我有幻法. 能迴轉世人. 王白佛言. 何者 名為迴轉幻法. 佛告王曰. 其殺生者其罪難量. 其不殺者受福無量. 其不與取者獲罪無量. 其不盜者獲福無量. 夫淫泆者受罪無量. 其 不淫者受福無量. 其邪見者受罪無量. 其正見者獲福無量. 我所解 幻法者. 正謂此耳. 是時. 波斯匿王白世尊言. 若當世間人民. 魔. 若 魔天. 有形之類. 深解此幻術者則獲大幸. 自今已後. 不復聽外道異 學入我國界. 聽四部之眾恒在我宮. 常當供養. 隨其所須. 佛告大王. 勿作是語. 所以然者. 施畜生之類. 猶獲其福. 及施犯戒之人. 亦獲 其福. 施持戒之人. 福亦難量. 施外仙道之人. 獲一億之福. 施須陀 洹.斯陀含.阿那含.阿羅漢.辟支佛及佛. 其福不可量. 是故. 大
王. 當興發意. 供給當來過去諸佛. 聲聞弟子. 如是. 大王. 當作是學 爾時. 波斯匿王聞佛所說. 歡喜奉行 ĐTKĐCTT, tập 16, số 678, Kinh phật thuyết hiếu tử. Mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm đời Tây Tấn. … Đức phật nói với chư vị Sa-môn: - Xem trong cuộc đời, sự hiếu thảo không gì bằng việc có thể khiến cho cha mẹ bỏ ác làm thiện, phụng giữ năm giới, tự quy ngưỡng nơi ba ngôi báu. Còn như sớm chiều lo phụng dưỡng, đối với ân sâu nặng đã từng cho bú mớm, dưỡng nuôi của cha mẹ, dù có dùng vô lượng sự báo đáp, nếu chẳng đem ba sự cao tột của ba ngôi báu để giáo hóa cha mẹ, thì tuy làm công việc hiếu dưỡng, cũng hãy còn là bất hiếu... (nguyên huệ dịch) 大正新脩大藏經第 16 冊 No. 0687, 佛說孝子經 . 失譯人名今附 西晉錄 …佛告諸沙門. 覩世無孝唯斯為孝耳能令親去惡為善. 奉持五 戒. 執三自歸. 朝奉而暮終者. 恩重於親乳哺之養無量之惠. 若不能 以三尊之至化其親者. 雖為孝養猶為不孝 ĐTKĐCTT, tập 3, số 174, Kinh Bồ-tát Thiểm Tử. Trong tác phẩm của An Thế Cao ghi mất tên người dịch, phụ vào dịch phẩm thời Tây Tấn. “phụng sự cha mẹ như con người thờ Trời” 大正新脩大藏經第 03 冊 No. 0174 菩薩睒子經 安公錄中闕譯今附西晉錄 奉事父母如人事天 ĐTKĐCTT, tập 8, số 245, Kinh phật thuyết nhân vương Bát-nhã Ba-la-mật, quyển hạ. Diêu Tần, Tam tạng pháp sư Cưu-ma-la-thập dịch. “Thờ cha mẹ như thờ vua trời Đế-thích”.
大正新脩大藏經第 08 冊 No. 0245佛說仁王般若波羅蜜經卷下 姚秦三藏鳩摩羅什譯 事父母如事帝釋.
2.2. Tư liệu nikaya Kinh Trung bộ, kinh phân biệt cúng dường. … này Ananda, có mười bốn loại cúng dường phân loại theo hạng người. Bố thí các Đức như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng giác, là cúng dường thứ nhất, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị Độc giác phật, là cúng dường thứ hai, phân loại theo hạng người. Bố thí các bậc A-la-hán, đệ tử như Lai, là cúng dường thứ ba, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả A-la-hán là cúng dường thứ tư, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Bất lai, là cúng dường thứ năm, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Bất lai là cúng dường thứ sáu, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả nhất lai là cúng dường thứ bảy, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả nhất lai là cúng dường thứ tám, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ chín, phân loại theo hạng người. Bố thí các vị trên con đường chứng quả Dự lưu là cúng dường thứ mười, phân loại theo hạng người. Bố thí những vị ngoại học (bahiraka) đã ly tham trong các dục vọng là cúng dường thứ mười một, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu gìn giữ giới luật là cúng dường thứ mười hai, phân loại theo hạng người. Bố thí những phàm phu theo ác giới là cúng dường thứ mười ba, phân loại theo hạng người. Bố thí các loại bàng sanh là cúng dường thứ mười bốn, phân loại theo hạng người.
Tại đây, này Ananda, sau khi bố thí cho các loại bàng sanh, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm phần công đức. Sau khi bố thí cho những phàm phu theo ác giới, cúng dường này có hy vọng đem lại ngàn phần công đức. Sau khi bố thí cho các phàm phu gìn giữ giới luật, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn lần công đức. Sau khi bố thí cho các người ngoại học đã ly tham trong các dục vọng, cúng dường này có hy vọng đem lại trăm ngàn ức lần công đức. Sau khi bố thí cho các vị trên con đường chứng quả Dự lưu, cúng dường này có hy vọng đem lại vô số vô lượng công đức. Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Dự lưu? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả nhất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả nhất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả Bất lai? Còn nói gì đến những vị trên con đường chứng quả A-la-hán? Còn nói gì đến những vị đã chứng quả A-lahán, đệ tử như Lai? Còn nói gì đến những vị Độc giác phật? Còn nói gì đến các như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Đẳng giác? (Kinh Trung Bộ, tập 3, kinh phân biệt cúng dường, Thích Minh Châu dịch, Viện nCphVn, 1992, tr.573-575) Xem thêm Kinh Tăng Chi, chương Chín pháp, phẩm Tiếng rống con sư tử, kinh Velàma. Kinh Tăng chi bộ, kinh ngang bằng với phạm Thiên. những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận ngang bằng với phạm Thiên. những gia đình nào, này các Tỷkheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận như các Đạo sư thời xưa. những gia đình nào, này các Tỷ-kheo, trong ấy, các con cái kính lễ mẹ cha ở trong nhà, những gia đình ấy được chấp nhận là đáng được cúng dường.
phạm Thiên, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Các Đạo sư thời xưa, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Đáng được cúng dường, này các Tỷ-kheo, là đồng nghĩa với cha mẹ. Vì cớ sao? giúp đỡ rất nhiều, này các Tỷ-kheo, là cha mẹ đối với con cái, nuôi chúng lớn, dưỡng dục chúng, giới thiệu chúng vào đời. Mẹ cha gọi phạm Thiên, Bậc Đạo sư thời trước, Xứng đáng được cúng dường, Vì thương đến con cháu, Do vậy, bậc hiền triết, Đảnh lễ và tôn trọng, Dâng đồ ăn đồ uống, Vải mặc và giường nằm, Thoa bóp (cả thân mình), Tắm rửa cả tay chân, Với sở hành như vậy, Đối với mẹ và cha, Đời này người hiền khen, Đời sau hưởng Thiên lạc. (Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương 3 pháp, phẩm Sứ giả của Trời, kinh ngang bằng với phạm Thiên, Thích Minh Châu dịch, VnCphVn, 1996, tr.236) Xem thêm: ĐTKVn, Kinh Tiểu bộ, tập 1, kinh phật thuyết như vậy, chương Bốn, phẩm 1, nXB.Tp .hCM, 1999, tr.445. Kinh Tăng chi bộ, kinh Đất.
này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, an trú, hướng dẫn các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha. (Kinh Tăng chi bộ, tập 1, chương 2 pháp, phẩm Tâm thăng bằng, kinh Đất, Thích Minh Châu dịch, VnCphVn, 1996, tr.119-120)
3. nhận Định
Chương này phân biệt công đức cúng dường giữa các đối tượng. Tư liệu về chương này được cả hán tạng và nikaya đề cập rất phong phú. Đặc biệt, chương này được phát hiện khá đầy đủ trong kinh Lục độ tập, một dịch phẩm của ngài Khương Tăng hội. Căn cứ vào những thuật ngữ phật học thuộc xu hướng Cựu dịch, được sử dụng trong kinh Lục độ tập như Câu cảng (Tu-đà-hoàn), Tần lai (Tư-đà-hàm), Bất hoàn (A-na-hàm) và ứng chân (A-la-hán), đã góp thêm bằng chứng để khẳng định rằng, chương Bố thí độ vô cực trong kinh Lục độ tập có niên đại xuất hiện sớm hơn chương chín của kinh Tứ thập nhị chương. Các thuật ngữ này không những được Khương Tăng hội sử dụng trong nhiều tác phẩm của mình, mà còn được các dịch giả như Khương Mạnh Tường, Chi Khiêm, Chi-lâu-casấm, Duy-kỳ-nan… sử dụng. Trong việc thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì nỗ lực chuyển hóa cha mẹ bỏ ác làm lành, quy kính Tam bảo là một trách vụ quan trọng của con cái, được đề xuất trong chương này.
3. nhận Định
Chương này phân biệt công đức cúng dường giữa các đối tượng. Tư liệu về chương này được cả hán tạng và nikaya đề cập rất phong phú. Đặc biệt, chương này được phát hiện khá đầy đủ trong kinh Lục độ tập, một dịch phẩm của ngài Khương Tăng hội. Căn cứ vào những thuật ngữ phật học thuộc xu hướng Cựu dịch, được sử dụng trong kinh Lục độ tập như Câu cảng (Tu-đà-hoàn), Tần lai (Tư-đà-hàm), Bất hoàn (A-na-hàm) và ứng chân (A-la-hán), đã góp thêm bằng chứng để khẳng định rằng, chương Bố thí độ vô cực trong kinh Lục độ tập có niên đại xuất hiện sớm hơn chương chín của kinh Tứ thập nhị chương. Các thuật ngữ này không những được Khương Tăng hội sử dụng trong nhiều tác phẩm của mình, mà còn được các dịch giả như Khương Mạnh Tường, Chi Khiêm, Chi-lâu-casấm, Duy-kỳ-nan… sử dụng. Trong việc thể hiện lòng hiếu thảo với cha mẹ, thì nỗ lực chuyển hóa cha mẹ bỏ ác làm lành, quy kính Tam bảo là một trách vụ quan trọng của con cái, được đề xuất trong chương này.