V. Tuyên Bày Giáo Thể

04/10/201012:00 SA(Xem: 15097)
V. Tuyên Bày Giáo Thể

KINH
ĐẠI PHẬT ĐẢNH NHƯ LAI MẬT NHƠN

TU CHỨNG LIỄU NGHĨA CHƯ BỒ-TÁT VẠN HẠNH
THỦ LĂNG NGHIÊM
(QUYỂN MỘT)

V. TUYÊN BÀY GIÁO THỂ

Tất cả các giáo pháp Đức Phật diễn nói đều có giáo thể. Giáo thể của kinh này là gì? Đó là âm thanh (thanh), tên gọi (danh), câu (cú), văn tự, chữ nghĩa (văn). Như trong bài kệ của Bồ-tát Văn-thù-sư-lợi cung thỉnh Đức Phật Thích-ca Mâu-ni thị hiệnthế gian.

Thử phương chân giáo thể

Thanh tịnh tại âm văn.[1]

Tạm dịch:

Giáo thể chân thực ở nơi này, làm thanh tịnh (tâm ý) nhờ do âm thanhvăn cú.

Phương này chính là cõi ta-bà, thế giới của đau khổ. Tuy vậy, chỉ âm thanh không thôi không được xem là chân giáo thể. Gió và nước cũng tạo nên âm thanh, nhưng không được xem là chân giáo thể.

Cụ thể hơn, giáo thể bao gồm âm thanh, ngôn ngữ, câu và văn tự. Âm thanh là khi đầu tiên Đức Phật giảng nói kinh này. Khi đã nói ra, âm thanh biến thành ngôn ngữ, ngôn ngữ biến thành câu và lời, lúc đó còn phải được viết thành câu và chữ. Một khi đã được viết thành văn tự, thì giáo lý đã được ứng dụng. Vậy nên giáo thể của kinh này bao gồm âm thanh, ngôn ngữ câu lời và văn tự.

Điều này cũng có thể chia làm bốn môn:

- Thứ nhất là tùy tướng môn: trong trường hợp này là âm thanh, ngôn ngữ, câu cú và văn tự.

Giáo thể trong kinh Thủ-lăng-nghiêm cũng căn cứ vào duy thức môn và khi quy về Như Lai Tạng. Tánh quy về chân như, thì không liên quan đến hiện tượng nữa mà nói thẳng đến bản thể nên gọi là quy tánh môn. Còn có vô ngại môn mà Kinh này cũng lấy làm giáo thể.

 - Thứ hai, duy thức môn cho rằng: tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức. Đức Phật Thích-ca Mâu-ni quán sát các nhân duyên để chọn pháp môn có thể độ thoát chúng sinh. Nên từ tâm thanh tịnh Ngài thuyết pháp để giáo hóa chúng sinh, khiến cho chính tâm thức chúng sinh được chuyển hoá và được lợi lạc. Đây là duy thức môn, xem duy thức giáo thể.

-Thứ ba, quy tánh môn hoàn toàn viên dung không ngăn ngại, vì thức tâmthể tánh nhất định, nên tất cả đều quy về chơn tánh. Vậy nên quy tánh cũng là giáo thể.

-Thứ tư, vô ngại môn là gì? Là bao gồm cả hiện tượng lẫn bản thể. Quy tánh mônquay về với thể tánh của chúng sinh. Khi bốn môn dung nhiếp với nhau không ngăn ngại, sự lý vô ngại chính là giáo thể của bộ kinh này.



[1] Kinh Thủ Lăng Nghiêm, quyển 6

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 57586)
Là một Phật tử dù đức tin có vững vàng đến đâu mà những hình ảnh, tin tức xấu xí về Phật giáo hàng ngày cứ đập vào mắt mình như thế, tôi cảm thấy rất đau lòng!
Những ngày gần đây lan truyền trên mạng xã hội hình ảnh một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, rồi từ Bắc vào Nam. Xem qua nhiều clip và đọc một số bình luận thấy có người khen kẻ chê, người tán dương, kẻ dè bỉu.. Nhưng nói chung tôi thấy Thầy được cung kính nhiều hơn. Xin có những thiển ý như sau qua hiện tượng này.
Trong tập san Sagesses bouddhistes (Trí tuệ Phật giáo) của Tổng hội Phật giáo Pháp, số mới nhất tháng tư năm 2024, với chủ đề Tìm kiếm một nền hòa bình cho mình, cho thế giới (Trouver la paix pour soi, pour le Monde), trong mục ‘Tin ngắn’ có nêu lên hai mẫu tin đáng cho chúng ta suy nghĩ. Mẫu tin thứ nhất như sau :