Thư Viện Hoa Sen

Chương 31: Đoạn Âm Không Bằng Đoạn Tâm

18/01/201112:00 SA(Xem: 14350)
Chương 31: Đoạn Âm Không Bằng Đoạn Tâm

Tủ Sách Đạo Phật Ngày Nay
TÌM HIỂU KINH BỐN MƯƠI HAI CHƯƠNG
Thích Nhật Từ
Nhà xuất bản Thời Đại 2010

Chương 31: Đoạn âm không bằng đoạn tâm

I. DỊCH NGHĨA

Có một người sợ không chặn đứng được lòng dâm, định đoạn âm, Đức Phật bèn dạy rằng:

- Đoạn âm không bằng đoạn tâm. Tâm như ông vua. Vua bãi triều thì thần quan đều giải tán. Cũng vậy, tâm tà không đoạn thì đoạn âm có ích lợi gì?

Nói xong, Đức Phật tiếp bằng một bài kệ:

“Dục sinh từ tâm ý

Ý sinh từ tư tưởng

Ý, tưởng, vốn tịch tĩnh

Phi sắc cũng phi hành.”

II. LƯỢC GIẢI

Nội dung của kinh văn trình bày hai phương pháp khác nhau về cách đoạn trừ lòng dâm dục. Một phương pháp bắt đầu từ ngọn ngành, đó là đoạn âm, cũng chính là lối lựa chọn thông thường của nhiều người, nhưng không đem lại kết quả mỹ mãn. Và một phương pháp truy nguyên từ gốc rễ, chặn đứng dục tâm bằng phương thức chế ngự ổn cố, thích hợp. Đây chính là giải pháp duy nhất, tối ưu để chặn đứng mầm mống hay sức mạnh của lòng dâm dục.

1/ Trước tiên chúng ta cũng nên xác định vị trí của tư tưởng trong các dạng thức hành vi của con người. Theo Phật giáo, cuộc sống là chuỗi dài các hành động. Hành động bao gồm ba lãnh vực: hành vi ngôn ngữ, hành vi thân tạo tác và hành vi ý tưởng. Trong đó hành vi ý tưởng là quan trọng, là cố vấn, là đạo diễn cho hai hành vi ngôn ngữ và thân tạo tác. Con người là một hợp thể hai thành phần vật chấttinh thần, tinh thầnquyết định. Nó như là một nhà máy, thông qua đó các sản phẩm hành vi ngôn ngữ và thân tạo tác được ra đời. Nếu tâm ý ta tư duy về thiện, tác ý về thiện, liên hệ về thiện thì hành vi ngôn ngữ sẽ là từ ái, nhã nhặn, chân thậthành vi thân tạo tác sẽ không giết chóc, không chiếm đoạt sở hữu kẻ khác, không quan hệ tình cảm bất chính, không đam mê rượu chè, hút xách… Ngược lại, nếu động cơ tâm lý của ta mang tính chất xấu xa, bất thiện thì các hành vi ngôn ngữ và thân tạo tác sẽ không theo chiều hướng thiện được. Kinh Pháp Cú dạy:

“Ý dẫn đầu các pháp

Ý làm chủ, ý tạo tác

Nếu với ý nhiễm ô

Nói lên hay hành động

Khổ não bước theo sau

Như xe chân vật kéo.”[1]

Trên cơ sở này, chúng ta thấy dâm dục phát xuất từ những ý niệm, tác ý dâm dục rồi mới thể hiện bằng thân dâm dục. Ý dâm dục luôn là yếu tố đi đầu đối với hành vi thân dâm dục. Do đó, muốn chặn đứng dâm dục, ta phải chặn đứng dâm tâm, chớ không phải do đoạn âm. Vì thật ra “ÂM” chỉ là công cụ thực hiện thỏa mãn lòng dâm dục, nó không phải là nơi phát sinh. Chặt đứt nó mà không chặt dứt dâm tâm, đôi lúc tác hại của nó còn mãnh liệt hơn trước nữa (suối gặp vật cản càng chảy xiết). Vì thế, Đức Phật dạy: “Đoạn âm không bằng đoạn tâm”.

Hình ảnh của ông vua mà Đức Phật dùng so sánh với tâm quả thật là xác đáng, dễ hiểu. “Tâm như ông vua, vua bãi triều thì thần quan đều giải tán”. Nhằm ngụ ý dạy rằng chặt đứt vua tâm tà thì các hành vi quân tà sẽ bị tiêu diệt, ắt ngọn ngành bất thiện phải tùy diệt. Cũng vậy, tâm tà không đoạn thì đoạn âm ích gì!

2/ Ngoài ý nghĩa dứt trừ dục lậu phải dứt trừ dục tâm, nội dung kinh văn còn hàm ý giáo dục sự nỗ lực, tự giác ngộ, tự thẹn của hành giả khi nhận ra mình còn ứ đầy dục lậu. Hình ảnh con người như vậy đáng khích lệ, tán thán, mặc dù cách thức trừ dục lậu của người ấy còn thiển cận, giá trị nhất thời. Trong cuộc sống đời thường của các tu sĩ, đôi lúc cũng có vị lúng túng trước cơn tình ái bủa vây, bèn thối thất bằng cách đoạn âm, lòng những mong một giải pháp ổn thỏa, chặn đứng sự phát triển tình ái từ đối tượng theo đuổi mình, và kinh nghiệm cho thấy những vị ấy có chiều dài nỗ lực khép mình trong nếp sống tu hành, nhưng vẫn chưa đoạn được dục tâm. Nhưng dù sao chăng nữa, là tu sĩ Phật giáo, mọi hành giả phải bằng mọi cách diệt trừ dục tâm. Chỉ có điều kiện duy nhất có thể chấm dứt sinh tử là đoạn tận dâm tâm: “Nếu tâm của mỗi loài chúng sinh không còn dâm dục, thì không còn chạy theo dòng sinh tử tương tục.”[2]

Kinh còn xác quyết tâm thanh tịnh, không bợn dục, chính là nhân tố quyết định hiệu quả tu tập thiền định của hành giả. Không đoạn dâm dục thì không thành tựu được thiền định.

“Người tu chánh định cốt để xuất ly trần lao. Nếu tâm dục trú thì không cách nào ra khỏi, dầu có tu thiền định hiện tiền, nếu không đoạn dâm tâm, ắt phải lọt vào ma đạo.”[3]

Kinh còn khẳng định, đoạn dâm tâm để tu thiền định là giáo giới truyền thống của ba đời chư Phật:

“Người tu tam ma địa, điều tiên quyết là phải đoạn trừ tâm dâm dục. Đó là tuyên ngôn xưa nay của các Đức Phật.”[4]

Chính vì thế, tu thiền mà không đoạn dâm tâm là một việc làm hết sức mâu thuẫn, mông muội, không thể đem lại kết quả giải thoát, hay chứng đắc thiền vị gì cả:

“Này A Nan, nếu không dứt dâm dụctu thiền định chẳng khác nào nấu cát mà muốn thành cơm, dù nấu ngàn kiếp, cát cũng không trở thành cơm được.”[5]

Do đó, Niết bàn, giải thoát không thể dung chứa dâm dục. Hành đạo giải thoát mà không đoạn tâm dâm dục, thì giả sửchứng đắc cũng chỉ là chứng đắc quả dâm mà thôi:

“Nếu lấy tâm dâm mà cầu diệu quả chư Phật, dầu được cũng chỉ là gốc dâm mà thôi. Gốc đã dâm thì phải trôi lăn trong ác đạo, không thể thoát khỏi. Vậy làm sao mà chứng đắc Niết bàn.”

Thế nên chư Phật, Bồ Tát, Thánh Tăng đều có cái nhìn nhất quán: Dâm dục là lửa sinh tử thiêu đốt Bồ đề Niết bàn, phải nhờm gớm nó, viễn ly nó:

“Mười phương Như Lai xem sự hành dâm là lửa dục. Bồ Tát xem dục như lửa phải tránh.”[6]

Chính thái độ nhờm gớm, viễn ly ái dục như bị quên lãng đến độ mất sức sống, không diệt mà diệt.

3/ Bài kệĐức Phật nêu lên, vừa tóm kết được nguyên nhân phát sinh dục lậu là tâm tà (Tâm thị ác nguyên – Bát Đại Nhân Giác) mà cũng vừa nêu lên tính tịch diệt của tâm theo nghĩa “tội vong, tâm tịnh, lưỡng câu không”. Nghĩa là tội tính vốn không, không có chủ thể tác giả tạo tác tội. Tội chỉ là một hiện tượng tội lỗi, không cố định, có thể tu tập hoán cải nó trở thành tốt đẹp. Đó là cơ sở giáo nghĩa sinh tử tức Niết bàn, tam độc tức Bồ đề, nhân gian thị tịnh độ” mà học lý Đại thừa thường đề cập.

Đưa ra nguyên lý tâm tịnh, chẳng phải sắc, chẳng phải hành, cốt là nhằm minh thị chân tâm chúng ta không bị một thứ bợn nhơ nào làm bẩn đục, dù là ái dục, dâm dục. Nhận chân như vậy chúng ta sẽ có thái độ trân quý và bảo vệ chân tâm. Nhờ vậy, dần dần thoát ly, đạt đến cứu cánh, mà mọi phương tiện đạt đến đều vô nghĩa, không có giá trị tuyệt đối. Đoạn âm mà không đoạn tâm là chặt ngọn chừa rễ. Đoạn tâm là chặt gốc. Nhưng phải nhận chân bản chất “tịch diệt tướng” của tâm là để không khởi tạo hành vi dâm dục thô ác, bất thiện mới đích thực là cách dứt trừ dâm dục hay nhất, có hiuệ quả cao nhất, vì biết chặn đứng từ khởi nguồn đầu tiên, nguyên nhân của mọi nguyên nhân - Bội trần hiệp giác.

 

 


[1] Dhp.1.

[2] Thủ Lăng Nghiêm, quyển 4, tr. 241.

[3] Kinh đã dẫn.

[4] Kinh đã dẫn.

[5] Kinh đã dẫn, tr. 242.

[6] Kinh đã dẫn, tr. 296.

Tạo bài viết
14/06/2010(Xem: 59332)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: