Sa Di Luật Nghi Yếu Lược

12/10/20184:03 SA(Xem: 13003)
Sa Di Luật Nghi Yếu Lược

SA DI LUẬT NGHI YẾU LƯỢC
(Bản Yếu Lược Về Giới LuậtUy Nghi Của Sa Di)
Bồ tát giới đệ tử, Vân thê tự, Sa môn Châu Hoằng tập
(Châu hoằng, vị Sa môn ở chùa Vân thê, đệ tử thọ Bồ tát giới, biên tập)
Bản văn Hán Việt
Tổng hợp và biên tập: Quang Bình Pháp Cư

 

Phật qui định, người xuất gia 5 hạ về trước phải chuyên học và tinh tường về giới luật, 5 hạ về sau mới học hỏi giáo lýtham cứu thiền học. Thế nên các vị sa di xuống tóc rồi, trước hết phải lãnh thọ 10 giới, kế đó mới bước lên giới đàn lãnh thọ cụ túc giới. Ngày nay, gọi là sa di mà đối với giới luật của mình lãnh thọ, người ngu thì mờ mịt không biết, kẻ cuồng thì xao lãng không học, liền nghĩ vượt bậc, mơ mòng cao xa, thật đáng bùi ngùiVì vậy mà tôi đem 10 giới lược giải vài lời, để người sơ học biết phương trời mà họ phải hướng tới. Những người xuất gia với tâm chí tốt, hãy thiết ý tuân hànhthận trọng đừng để vi phạm. Như vậy mới gần thì làm thềm làm thang cho tỷ kheo giới, xa thì làm rễ làm gốc cho bồ tát giới. Rồi nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ, ngõ hầu thành tựu thánh đạo, không phụ chí hướng xuất gia. Nếu thích xem cho rộng thì nên tự cứu xét toàn văn các sách [nói về Sa di] trong Luật tạngDanh hiệu 10 giới sau đây xuất từ kinh Sa di thập giới, Phật dạy tôn giả Xá lợi phất nói cho tôn giả La hầu la.



Xem bản văn Hán Việt PDF
Tổng hợp và biên tập: Quang Bình Pháp Cư:
Sa Di Luật Nghi Yếu Lược - Hán Việt Pinyin pdf_icon

Xem thêm bản dịch và giải của HT. Thích Trí Quang (Trích từ sách: Giới Sa Di & Giới Sa Di Ni)
Sa Di Luật Nghi Yếu Lược (HT. Thích Trí Quang dịch giải)
Giới Sadi Và Giới Sadi Ni (HT. Thích Nhất Hạnh)
Sa Di Luật Nghi Yếu Lược (HT. Tịnh Không)





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 58876)
29/06/2010(Xem: 53220)
Trước hết là giải thích lý do vì sao đi so sánh giữa hai người này. Câu trả lời là vì họ có lập trường đối lập với nhau và đều rất nổi tiếng. Một người là nhà khoa học nổi tiếng nhất của nhân loại có quan điểm duy thực (tin thế giới vật chất là có thật khách quan nằm ngoài ý thức). Một người là đại biểu có sức ảnh hưởng của Phật giáo tu theo hạnh đầu đà (khổ hạnh) không tin vật chất kể cả thân xác là tuyệt đối có thật (bản chất là tánh không) và thực hành tánh không bằng cách tu tập khổ hạnh, đối diện với khổ nhưng không cảm thấy khổ, chứng tỏ khổ cũng không có thật. Người giải ngộ phải hiểu rằng Tứ Diệu Đế (Khổ, Tập, Diệt, Đạo) chỉ là giáo lý bất liễu nghĩa. Bát Nhã Tâm Kinh đã nêu rõ :
Một hình chụp văn bản lan truyền qua mạng xã hội hôm 12 Tháng Tám được cho là thư thông báo rời bỏ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (giáo hội quốc doanh) của Thượng Tọa Thích Minh Đạo, trụ trì tu viện Minh Đạo ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Từ chuyện xuất hiện của sư Minh Tuệ, nếu Phật giáo và một số cá nhân tu sỹ không có những sai lầm do chủ quan thiếu khiêm tốn trong quyền lực, phát ngôn ỷ thị và hành chánh thiếu cẩn trọng, vô tình đẩy sự kiện sư Minh Tuệ lên cao trào trong khi quần chúng dành sự ngưỡng mộ một tu sỹ khổ hạnh không thuộc Giáo hội Phật giáo, và lại thêm một hình ảnh như chiếc bóng thứ hai của sư Minh Tuệ là sư Minh Đạo tiếp nối lòng tôn kính của người dân có đủ mọi thành phần sau khi sư Minh Tuệ bị khiển trách rồi ẩn tu. Còn Chân Quang không thọ cụ túc chính thức một giới đàn nào, bằng cấp ba, bằng Tiến sỹ còn giả thì điệp đàn thọ giới chả là gì đối với người thiếu minh bạch. Hiện nay Chân Quang có hai bản lý lịch khác nhau và Điệp đàn thọ giới cũng không giống nhau đã bị cộng đồng mạng phanh phui.