Nhân Đọc Bách Trượng Thanh Quy

30/05/20191:04 SA(Xem: 9689)
Nhân Đọc Bách Trượng Thanh Quy

NHÂN ĐỌC BÁCH TRƯỢNG THANH QUY
Thích Trung Hữu

 

bach-truong-thanh-quyTôi vừa có dịp đọc quyển Bách trượng thanh quy do Sa môn Thích Bảo Lạc dịch và Nxb. Phương Đông tái bản lần thứ nhất năm 2009. Đọc quyển sách tôi thấy băn khoăn quá vì không biết có phải toàn bộ nội dung tác phẩm là do ngài Bách Trượng soạn hay chỉ một phần, và phần đó là phần nào?

Tôi có ý muốn đọc quyển Bách Trượng thanh quy là vì hai lý do. Một là biết thêm về thanh quynghi thức thiền môn và hai là muốn biết sinh hoạt Phật giáo thời đó như thế nào. Vì thế mà tính lịch sử vô cùng quan trọng. Thế nhưng khi đi vào từng phần của tác phẩm, tôi thấy quá bối rối vì nó không giống Thanh quy cho một thiền viện của một thiền sư được cho là đã giác ngộ. Nội dung tác phẩm giống như là sự tổng hợp tất cả các quy địnhnghi thức trong chùa từ xưa đến nay. Tôi lật lại phần Lời đầu sách để xem dịch giả có nói gì về điều này hay không. Ví dụ như phần nào là của tác giả, tức Thiền sư Bách Trượng Hoài Hải và phần nào là chú thích của dịch giả, nhưng cũng không thấy nói gì.

Sở dĩ tôi bối rối là vì trong tác phẩm này có quá nhiều nghi thức, nghi lễchư tăng phải làm trong một năm như: chúc thánh, chúc quốc vương, vía chư Phật, bồ tát, la hán, tổ sư, chư thiên, anh hùng dân tộc, ông công, ông táo, những ngày rằm lớn như tháng giêng, tháng bảy, tháng mười, tết trung thu… Rồi cũng có nghi thức cúng cầu mưa, cầu mưa tạnh, cúng nhật thực, nguyệt thực, trừ sâu bọ…. Chúng ta nên nhớ rằng, đây là một thiền viện nên việc tu thiền phải là việc làm chính yếu. Hơn nữa, Tổ Bách Trượng Hoài Hải là một thiền sư đã giác ngộ thì ngài đâu có tin những chuyện nhật thực, nguyệt thực… có thể cầu cúng mà được. Cho dù ngài có tùy thuận phong tục thế gian thì cũng phải có mức độ. Chứ nếu mà chư tăng phải thực hiện hết những thứ này thì còn thì giờ đâu mà ngồi thiền nữa.

Trong quyển Bách Trượng thanh quy này, các nghi thức hành lễ không khác gì ở các chùa Tịnh độ chúng ta hiện nay. Cũng có tán Lư hương, tụng chú Đại bi, Lăng nghiêm, đọc sớ, niệm danh hiệu Phật A Di Đà và các vị Phật khác trong Tịnh Độ tôngMật tông. Ngoài ra còn có chẩn tế cô hồn và lập đàn tràng theo nghi thức mật tông rất chi tiết. Những việc này đâu có thể là việc làm của người chuyên tu thiền được.

Trên đây chỉ là nêu ra một số ví dụ tiêu biểu để đặt ra một thắc mắc, rằng những nội dung trong tác phẩm được gọi là Bách trượng thanh quy này thực chất có phải là do thiền sư Bách Trượng soạn ra và chư tăng trong đạo tràng tu thiền của ngài đã hành trì những nghi thức này trong sinh hoạt tu học của họ? Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để tìm hiểu lịch sử Phật giáo. Còn nếu như những nội dung trong tác phẩm này không phải hoàn toàn của Thiền sư Bách Trượng thì cũng cần nói rõ phần nào là của Thiền sư và phần nào là của người khác chú thích thêm vào để người đọc có thể nắm rõ là mình đang đọc những lời của ai. Còn nếu như đây là tổng hợp những nghi thứcthanh quy thiền môn thì cần phải để một cái Tựa đề khác để tránh hiểu lầm.

Với tấm lòng tha thiết muốn tìm hiểu lịch sử nên con đã mạo muội nêu lên những chổ chưa hiểu của mình. Đáng lẽ ra con nên trực tiếp liên hệ với Hòa thượng dịch giả để xin được chỉ dạy cho rõ, nhưng con không biết liên lạc như thế nào nên đành phải gửi lên trang Thư viện hoa sen. Cũng có thể tác phẩm đã nói rõ nhưng do con ngu muội mà chưa hiểu rõ. Nếu có điều chi không phải, con thành tâm cúi đầu sám hối.

Thích Trung Hữu

 Bài đọc thêm:
Sắc Tu Bách Trượng Thanh Quy (Thích Phước Sơn & Lý Việt Dũng dịch)
Bách Trượng Tòng Lâm Thanh Quy (Thích Bảo Lạc)
Thanh Quy Tòng Lâm Nguyên Nghĩa Của Tổ Bách Trượng (Thích Bảo Lạc)

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 57841)
29/06/2010(Xem: 52198)
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.