Thư Viện Hoa Sen

Phục Hưng Giới Luật Cuối Triều Minh | Tác Giả: Thích Thánh Nghiêm - Thích Trung Nghĩa Dịch

29/12/20243:39 SA(Xem: 583)
Phục Hưng Giới Luật Cuối Triều Minh | Tác Giả: Thích Thánh Nghiêm - Thích Trung Nghĩa Dịch

PHỤC HƯNG GIỚI LUẬT CUỐI TRIỀU MINH
Tác giả: Thích Thánh Nghiêm
Thích Trung Nghĩa dịch

 

thich thanh nghiemI. MỞ ĐẦU

Giới luậtẤn Độ, từ thời kỳ Phật-đà cho đến thời kỳ bộ phái Phật giáo, cũng không phải tông phái độc lập, chỉ là quy phạm của đời sống cộng đồng Tăng-già. Sau sự  phân bố của bộ phái, các bộ phái đều có Luật của họ truyền thừa. Hai mươi bộ phái có thể cũng có hai mươi loại Luật.[1]Đó là do từ truyền thừa khác nhau, không nằm trong nội dung căn bản có chi xuất và thâu nhập. Hiện nay phiên dịch thành Hán văn mà thâu vào trong Đại tạng kinh, tứ phần ngũ luật.[2]Thời Tùy và thời Đường có ba hệ thống,[3]trong đó chỉ có hệ thống của Luật sư Đạo Tuyên (569-667 sTl) được truyền thừa sau này. Bởi vì Đạo Tuyên căn cứ tư tưởng duy thức Đại thừa để giải thích giới thể,[4]đặc biệt tư tưởng Đại thừa được người Trung Quốc hoan hỷ hoan nghênh. Đệ tử của ngài rất nhiều, thời gian truyền thừa cũng rất dài. Đến giữa niên hiệu Gia Hựu (khoảng giữa thế kỷ XI) thời Bắc Tống trước sau có Sung Kham người huyện Tiền ĐườngLinh Chi Nguyên Chiếu,[5]một lần phục hưng Tứ phần luật tông (四分律宗). Từ đó về sau, mãi đến thế kỷ XVI, sự truyền thừa giới luậtTrung Quốc suýt soát đã dừng nửa chừng. May sao Phật giáo Trung Quốc lúc đó, nhân tài kiệt xuất của các lưu phái học thuật, có hai đại hệ thống hoằng dương giới luật, một là Vân Thê Châu Hoằng (1535-1615), hai là Cổ Tâm Như Hinh (1541-1615), hai người họ đều có rất nhiều đệ tử, ảnh hưởng sâu xa mà trường viễn.

Tuy tư tưởng giới luật cuối triều Minh đã cùng thời Đường, thời Tống có chỗ khác nhau, nhưng đứng trên lập trường Tứ phần luật, lấy Luật giải thích Luật. Đến thời kỳ cuối triều Minh, có bốn loại đặc sắc: 1. Bồ-tát giới và Tiểu thừa luật đồng đẳng coi trọng. 2. Dùng quan điểm của tông Hoa Nghiêm, tông Thiên ThaiThiền tông để giải thích tư tưởng giới luật. 3. Có thể dùng kinh tạngluận tạng của Đại thừaTiểu thừa, trước tác của Tổ sư, thậm chí điển tịch của thế gian để làm tư liệu trợ giúp giải thích giới luật. 4. Dẫn chứng sự tu trì Mật chú coi như đời sống hằng ngày. Từ đó có thể thấy, giới luật cuối triều Minh, rõ ràngxu thế Thiền, Giáo, Luật nhất chí, Hiển, Mật viên dung.           

II. TRƯỚC TÁC GIỚI LUẬT CUỐI TRIỀU MINH

Căn cứ trước thuật giới luật của người Trung Quốc thâu trong Vạn tục tạng kinh, ngoài loại giải thích Luật ra, ban đầu từ Tuệ Tư (515-577 tTl) Lục triều Trần đến cuối triều Minh thì ngưng, khoảng chừng 1000 năm, cả thảy là 29 loại, 48 quyển, 21 vị tác giả. Có thể từ giai đoạn cuối triều Minh đến giai đoạn đầu triểu Thanh khoảng 150 năm, vậy mà có 13 vị tác giả đã lưu lại 26 loại, 44 quyển, với lại từ cái mình thấy Tân tục Cao tăng truyện tứ tập[6] v.v. còn có 21 loại chưa được thâu trong Vạn tục tạng kinh. Hơn nữa nhìn từ những trước tác này, hơn phân nửa là đã phối hợp đời sống hằng ngàynghi thức truyền giới mà biên thành. Trong họ, xác thực chỉ số ít người có thể thấu triệt Luật tạngnghiên cứu thảo luận vấn đề giới luật.[7]Cũng có thể nói, đó là một thời đại coi trọng sử dụng giá trị thực tế, bởi vì nhu cầu của bối cảnh lúc đó phối hợp, tuyên dương và cổ xúy tính trọng yếu của giới luật

Học giả giới vào cuối triều Minh, có hai hiện tượng đáng coi trọng. Một là hoằng dương đối với Kinh Phạm Võng Bồ-tát giới. Hai là coi trọng đối với sa-di giới hoặc tại gia giới. Bởi vì tư tưởng Phật giáo lúc đó, trong việc tu trì chẳng phải trọng điểm Tịnh độ, chỉ là trọng điểm Thiền; trong sự nghiên cứu giáo nghĩa, chẳng phải Hoa Nghiêm học, chỉ là Thiên Thai học. Và đại sư Trí Di Thiên Thai (538-597) dựa theo Kinh Phạm Võng Bồ-tát Giới có soạn Bổn giới sớ 6 quyển. Với lại, tư tưởng Kinh Phạm Võng Bồ-tát Giới thuộc về Hoa Nghiêm bộ, do đó bất luận là học giả của tông Hoa Nghiêm hay tông Thiên Thai, đều ưa thích hoằng dương kinh này. Trên thực tế, bồ-tát giới bổn của Hán ngữ, ngoài kinh này ra, còn có xuất phát từ luận Du-già sư địaKinh Bồ-tát Ưu-bà-tắc giới.

Lại do từ luật tỉ-khưu, luật tỉ-khưu ni truyền từ Ấn Độ, trong bối cảnh văn hóahoàn cảnh xã hội tại Trung Quốc, rất khó chiếu theo thực hành, vì thế mà làm cho hình thành hai loại trạng thái đối với quan niệm người con Phật Trung Quốc. Một loại là chỉ vẻn vẹn nghiên cứu từ tư liệu hoặc học vấn mà giới thiệu giới luật, loại này người đều hy vọng có thể kế thừa đời sống giới luật từ Ấn Độ truyền đến, đó cũng là thái độ của lịch đại các đại Luật sư. Một loại khác chỉ truy cầu tinh thần căn bản của Phật giáo không trái ngược, cũng chẳng câu nệquy phạm nhỏ trong giới luật quy định. Như Thanh quy Bách Trượng Thiền tông cũng là vì thế mà hình thành. Do từ sau Thiền tông cuối thời Đường lần lượt trở thành dòng chảy chính của Phật giáo Trung Quốc, kết quả phong tục, tập hướng “Hạ thấp học luậtTiểu thừa, không nên trì giới vì chấp tướng” rất phổ biến. Đến thời kỳ cuối triều Minh, rất nhiều các Đại sư Phật giáo không những không đề xuất nguyện vọng cụ thể, mà hiệu triệu Tăng-già phụng hành nghiêm trì giới luật, coi trọng oai nghi bản than, do đó trước tác giới luật mang tính thực dụng cũng liên tục xuất hiện, thế là chú trọng ở thực tiễn của mười giới sa-di. Bởi vì không thể như luật 250 giới của tỉ-khưu, 348 giới của tỉ-khưu ni[8] tuân chiếu thực hành, có thể giữ 10 giới thôi, cũng coi như là người xuất gia thanh tịnh. Thực ra dù 10 giới cũng không thể giữ được hoàn chỉnh, như Vân Thê Châu Hoằng trong Yếu lược luật nghi sa-di của ngài lúc giải thích điều thứ 10 “Không nắm giữ tranh tượng, vàng bạc, đồ quý báu” trong sa-di giới, đàm luận đến một mặt: “Người thời nay không thể đều đi khất thực, hoặc vào rừng cây rậm rạp trong vùng đất nhiệt đới, hoặc ở am, viện, hoặc ra phương xa, cũng không khỏi có vàng bạc tiêu hao, ắt hẳn cũng biết trái ngược Phật chế định giới luật, sinh nhiều xấu hổ”.[9]

Chính vì hoàn cảnh của Trung Quốc, không thể so sánh tỉ-khưu Ấn Độ vào thời kỳ Phật-đà để tuân chiếu thực hành giới luật, cho nên các đại sư cuối triều Minh, đã tiếp thụ tư tưởng tông Thiên Thai, tông Hoa Nghiêmquan niệm Thiền; trong hành nghi trì giới thì phỏng theo thành lễ nghi của Nho gia.[10]Từ trong trước tác giới luật của thời kỳ này, có thể phát hiện được kinh văn trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Đại Bát Niết-bàn, Kinh Lăng Nghiêm, và rất nhiều mật chú chân ngôn. Như Tì-ni nhật dụng lục Sa-môn nhật dụng v.v. cũng là trước tác hỗn hợp như thế mà thành. Với lại như Kiến Nguyệt Độc Thể (1601-1679) cũng dung giáo phán của tông Hoa Nghiêm rồi soạn Tì-ni chỉ trì hội tập (毘尼止持會集). Tất cả chú giải của Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655) đều dùng mô thức của Thiên Thai gia. Vì thế một mặt đem lý niệm đề cao địa vị, với vận hành và thao tác hiện thức coi là pháp môn vô thượng. Một mặt khác do từ giới hạn và nhu cầu của hoàn cảnh hiện thực, cũng không thể không vất bỏ giới luật phồn tạp của đại bộ phận Ấn Độ truyền lại, và đã áp dụng pháp môn tu hànhquan niệm của Thiền tông, Mật tông, tông Thiên Thai, tông Hoa Nghiêmtông Tịnh độ v.v. để bổ túc đời sống giới luật không đủ. Với hiện tượng không cảm thấy lạ lùng lúc đó cũng có một loại trước tác học thuật nào đó đối với Vĩnh Giác Nguyên Hiền (1578-1657) đã tiến hành phê bình: “Đa phần đều không thấy mục Luật, hoạt dụng sách khác”.[11]

III. TẠI GIA GIỚI CUỐI TRIỀU MINH

Chúng ta biết cư sĩ Phật giáo đến thời kỳ cuối triều Minh đã tương đối thịnh hành.[12]Và trước đã nói, giới luật tại gia phụ thuộc từ giới luật tỉ-khưu, tuy có một số bộ phận kinh điển đơn độc chuyên giảng: tam quy, ngũ giới, bát giới, thập thiện, nhưng chỉ vì hiện tượng tập thành một quyển giới luật tại gia tập lại từ trước đến nay chẳng có phát sinh qua. Đến cuối triều Minh Ngẫu Ích Trí Húc, đặc biệt từ nội bộ Đại tạng kinh mà đem vài loại tại gia giới liên quan trong kinh điển rồi tiến hành giải thích, hợp thành 1 quyển, tên là Tại gia luật yếu (在家律要). Đến năm 1824, còn có tỉ-khưu Nghi Nhuận và ưu-bà-tắc Trần Hy Nguyện, cón có tăng thêm sáu loại tam quy ngũ giới liên quan trong kinh tạngluật tạng, và. Ngẫu Ích Trí Húc sở tập hợp thành Tại gia luật yếu quảng tập (在家律要廣集), tổng cộng 3 quyển. Nội dung bao gồm tam quy y, ngũ giới, bát giới, sáu điều giới nặng, hai mươi tám điều giới nhẹ trong Kinh Ưu-bà-tắc Giới, còn có mười loại thiện nghiệpoai nghi của ưu-bà-tắc cần giữ, rồi còn bao gồm Kinh Phạm Võng Bồ-tát giới, phương pháp sám hối v.v. trong Kinh Phạm Võng Bồ-tát giới v.v.

Lúc đó do từ chú trọng vấn đề thọ giớitrì giới của cư sĩ tại gia, còn có Tại Tham Hoằng Tán (1611-1681-?) đã biên soạn Quy giới yếu tập (歸戒要集), Bát quan trai pháp (八關齋法), dùng ngũ giới của Phật giáongũ thường của Nho gia phối hợp, cho rằng nếu không giữ ngũ giới, thì đạo đức của thế gian, chúng sanh đều không hoàn mỹ. Như có thể đã thọ tam quy y và giữ ngũ giới, cũng có thể “Phá căn bản vô minhtham ái, ra khỏi đêm mộng dài”.[13]Còn nói thọ trì bát giới có thể mọi nguyện vọng hoàn bị, có thể sinh lên cõi trời, thậm chí thành Phật.[14] 

Kiến Nguyệt Độc Thể cũng có một quyển Truyền th Tam quy y ngũ giới bát giới chánh phạm (傳授三皈五戒八戒正範), chuyên môn là áp dụng tổ chức nghi thức truyền giới cho cư sĩ tại gia. Sách này tuy nhiên chưa thâu vào Đại tạng kinh, nhưng vẫn được giới tăng sĩ lưu truyền đến hiện nay. Mà một bộ phận khác Lời tựa quyển Sa-môn nhật dụng (沙門日用), cũng nói đến bản sách này của mình tuy là vì xuất gia mà viết, nhưng là “Thanh tín sĩ nữ, người có thọ tam quy ngũ giới, bồ-tát pháp, đều nên thực hành chúng” .[15] 

Nhìn từ tư liệu trên, tại gia giới cuối triều Minh được giới tăng sĩ coi trọng, đã là sự thật tương đối phổ biến. Cũng có thể nói, trọng tâm của Phật giáo, trước đã nói cũng nằm ở Tăng đoàn xuất gia, làm chính yếu cho việc truyền dạy giới, tuy có truyền trao tại gia giới, nhưng chưa thể tiến hành hoằng dương đột phá và chuyên chú. Đến thời gian cuối triều Minh, hiện tượng của cư sĩ Phật giáo nhảy vọt, dường như cùng xuất gia Phật giáo thực lực tương đương lẫn nhau, bất phân cao và thấp, bèn thúc đẩy giới tăng sĩ coi trọng đối với việc truyền trao tam quy ngũ giớithọ trì. Nhưng việc này cũng không cùng thừa nhận địa vị cư sĩ tại gia và tăng-già bình đẳng. Thực ra chế độ của Phật giáo nhấn mạnh là lấy Tam bảo làm trung tâm. Trụ trì Tam bảo cũng lấy Tăng bảo làm trọng tâm. Do Tăng đoàn truyền trao tam quy ngũ giới cho cư sĩ tại gia, cư sĩ tại gia nên thân cận Tăng đoàn, lấy việc cung kính cúng dường cho Tăng đoàn làm trọng điểm của sự hộ trì Tam bảo. Cũng là nói, nếu như nhân sĩ tín ngưỡng Phật giáo càng lúc càng nhiều, tiêu chuẩn càng lúc càng cao, giả sử không thọ tam quy ngũ giới, thứ nhất, cư sĩ có thể cùng Tăng đoàn đối lập, rồi thành lập giáo đoàn tại gia, khiến cho Phật giáo mất đi tôn nghiêm truyền thống; thứ hai: giá như cư sĩ không thọ tam quy ngũ giới, cũng không thể trở thành người con Phật chính tín, dễ trôi vì tín ngưỡng dân gian hoặc ngoại đạo bám Phật giáo

Còn có bát giới, cũng là chín điều[16]trước trong mười giới sa-di, khả năng khiến cho cư sĩ tại gia có thể có cơ hội và kinh nghiệm thưởng thức đời sống xuất gia, cũng có thể đạt tới mục đích ly dục một cách lần lượt. Cho nên cổ xúy các tín sĩ, tín nữ tại gia, vào sáu ngày trong mỗi một tháng, đến thọ trì bát giới. Sự thúc đẩy của bát giới, cũng có thể làm cho tín chúng tại gia hướng đến đời sống xuất gia, cũng có thể khiến cho các cư sĩ có nhiều thời gian thân cận Tăng đoàn tự viện hơn. Do đó ngày chay tịnh thọ trì bát giới, tốt nhất là địa điểm tự viện.

IV. XUẤT GIA  GIỚI CUỐI TRIỀU MINH

Từ trong trước tác của các đại sư cuối triều Minh, như Châu Hoằng, Trí Húc v.v. có thể biết được Tăng đoàn xuất gia lúc đó không giữ giới luật, không coi trọng oai nghi, là hiện tượng phổ biến. Điều này cũng chính là nguyên nhân Phật giáo suy tàn, bị người nhìn lệch. Nhưng mà lúc đó có xuất hiện hai vị tỉ-khưu rất quan trọng:

Vị thứ nhất là Vân Thê Châu Hoằng, ngài xuất gia năm ấy 30 tuổi, cũng thọ giới tại Chiêu Khánh tự luật[17]nổi tiếng trên lịch sử Trung Quốc. Thời kỳ Bắc Tống, luật sư Sung Kham cũng từng đảm nhiệm trụ trì qua chùa này, cho nên Châu Hoằng đặc biệt coi trọng giới luật.

Việc giới thiệu quan niệm và đóng góp giới luật đối với Châu Hoằng của Hám Sơn Đức Thanh (1546-1623), có một đoạn ghi:

            “Đức Phật thiết lập tam vô lậu học để hóa độ chúng sinh, giới là nền tảng, gốc không đứng vững, thiền định và trí huệ sao dựa vào. Tư hành lợi đạo, tất nhiên căn bản. Lần lượt chế tác giới đàn từ Bắc đến Nam trong nước, lâu ngăn cấm không thể thông hành, ta cũng nguyện chấn chỉnh kỷ cương suy tàn, cũng sao dám trái hiến lệnh. Nhân hợp chúng nửa tháng nửa tháng tụng Kinh Phạm Võng Bồ-tát Giới, và giới phẩm các tỉ-khưu, từ đó xa và gần đều về”.[18]  

Bởi do Châu Hoằng tổ chức pháp hội truyền giới và hoằng dương giới luật, nên có đệ tửđệ tử tái truyền liên tục hoằng dương về giới luật. Ngẫu ích Trí Húc cũng là một vị rất có tính đại biểu.[19]cống hiến giới học đối với Trí Húc vượt xa so với Châu Hoằng. Cũng có thể nói Châu Hoằng tuy có nhiệt thành hoằng dương giới luật, nhưng với thái độ không phải đứng trên lập trường của luật sư đối với giới luật, mà là đứng trên lập trường của thiền sưpháp sư Trung Quốc. Vì vậy Trí Húc bèn nói: đối với Châu Hoằng thì “cho phép và ngăn cấm nhẹ và nặng, phương pháp sám hối, vẫn chưa thuyết minh một cách trịnh trọng”.[20] Cho nên sự dẫn khởi, tạo thành hoằng dương giới luật đối với Trí Húc, là đứng trên quan điểm của các bộ đại Luật chính thống, rồi lại tiến thêm một bước soạn viết nhiều trước tác giới luật Đại thừaTiểu thừa liên quan.

Còn có một vị là Luật sư Cổ Tâm Như Hinh (1541-1615), niên đại của ngài dường như suýt soát thời Châu Hoằng. Cũng có thể nói ngài là một khai thỉ đầu nguồn khác về giới xuất giaTrung Quốc thời gần đây. Ngài xuất gia trước sau thọ sa-di giới, sau chưa thọ tỉ-khưu giới rồi đến Ngũ Đài sơn lễ bái thánh tích bồ-tát Văn-thù. Bời vì ngài đã biết, nếu yêu cầu đắc tỉ-khưu giới, cần phải từ mười vị đại tỉ-khưu thanh tịnh cử hành truyền thọ trong nghi thức truyền giới. Với hoàn cảnh lúc đó, cũng là việc hơi khó nhọc. Sau đó ngài đọc Kinh Hoa Nghiêm, biết nơi đang ở của bồ-tát Văn-thù là thường trụ nơi chùa Thanh Kinh, thế là ngài tin việc tham lễ Ngũ Đài sơn đạo tràng của bồ-tát Văn-thù, nhất định có thể thấy bồ-tát Văn-thù vì mình truyền giới. Ngài xuất phát từ địa điểm Giang Tô, trải qua ba năm leo núi lội sông, rồi đến Ngũ Đài sơn, bỗng nhiên thấy được một bà già dáng gầy tóc trắng, nâng lên một mảnh cà-sa cũ, từ trong rừng cây bước ra, và lại hỏi ngài: “Thầy đến làm gì?” Ngài đáp: “Thỉnh cầu gặp mặt bồ-tát Văn-thù”. Lại hỏi: “Y này ta quên để sót, thầy đến cầu giới, cũng nên tặng thầy”. Nói xong bèn không thấy, chỉ nghe được có người kêu ngài: “Tỉ-khưu! Tỉ-khưu! Đó là bồ-tát Văn-thù”. Có thể Như Hinh tỉnh lại từ trong mộng. Từ đó bèn cảm thấy quy tắc giới luật của Đại thừaTiểu thừa, như từ trong tâm mình tự nhiên chảy rót mà ra. Thế rôi về đến phương nam, trùng hưng giới pháp. Ngài từng chủ trì hơn ba mươi tự viện, đồ chúng đắc giới hơn vạn.[21]

Trước tác giới luật của ngài lưu truyền, tuy chỉ có Kinh luật giới tướng bố-tát nghi quỹ (經律戒相布薩儀軌) 1 quyển, đại khái đã có thể tìm đoán mà biết tư tưởng giới luật. Ngài tuy lấy hoằng dương giới luật làm danh nghĩa, cũng xác thực lấy giới luật làm chính yếu, chính yếu, nhưng với khái niệm của các tông phái: Thiền, Tịnh độ, Hoa Nghiêm, Mật v.v. hành pháp của các kinh điển Đại thừaTiểu thừa, hiển giáomật giáo cũng nạp vào trong đó. Nhưng trước tác giới luật ở Trung Quốc trước đây, đều không thể có tính bao hàm như vậy.[22]

Từ Cổ Tâm Như Hinh đắc giớiđệ tử, tái truyền, tam truyền, tứ truyền hoằng dương giới luật cũng rất nhiều. Từ Tân tục cao tăng truyện tứ tập quyển 19, số 28-31 thấy, tổng cộng có ba mươi hai vị, sinh ra từ một hệ thống Như Hinh. Trong đó có sáu vị có soạn trước tác giới luật liên quan,[23]đặc biệt là Kiến Nguyệt Độc Thể, cũng là một nhân vật quan trọng trùng hưng giới luật; trước tác của Độc Thể, biết rõ tổng cộng có mười ba loại;[24]đệ tửđệ tử tái truyền của Độc Thể, đều có số người tương đối nhiều, cũng đã lưu lại không ít tác phẩm giới luật, đặc biệtThư Ngọc (1645-1721) và Đức Cơ (1634-1700), mỗi người đều có bốn loại trước tác trên. Trên thực tế sự truyền thừa của giới luật Trung Quốc đến hiện nay thì ngưng, đa phần là phát triển kéo dài ra từ hệ thống Cổ Tâm Như Hinh.   

Bởi vì một hệ thống này từ mời sơ khai cũng có mang sắc thái Mật giáo sâu đậm, cũng rất coi trọng nghi quy xướng tụng phạm báihiển giáo cùng mật giáo hỗn tạp. Như Thí thực diệm khẩu du-giàThí thực Mông Sơn, cũng đều là sinh ra từ một hệ thống này. Cũng có thể nói, Phật giáo đến cuối triều Minh cho đến giai đoạn đầu triều Thanh, tuy nhiên có không ít tỉ-khưu hoằng dương giới luật, xét kĩ thực chất cũng cục diện của các tông phái dung thông, Hiển giáoMật giáo hỗn hợp, cho nên chưa thể thám cầu lên chân chính gia phong của Tứ phần Luật tông triều Đường và triều Tống.

V. THỌ GIỚI PHÁP CUỐI TRIỀU MINH

Theo Luật Tứ phần quyển 33 sở thuật, thọ giới pháp cụ túc giới, gọi là “bạch tứ yết-ma”  (白四羯磨),  cũng là trong mười Tăng nhân, báo biết của đệ tử bốn lần thỉnh cầu thọ giới, lễ thình một người trong mười Tăng nhân làm Hòa thượng, lựa chọn ra một người làm thầy yết-ma, lại từ thầy yết-ma hướng về mười Tăng nhân làm một lần báo biết, và ba lần tìm cầu đồng ýnếu không ai dị nghị, người thọ giới bèn thành đắc giới tỉ-khưu.[25]

Đến Đàm Vô Đức luật bộ tạp yết-ma (曇無德律部雜羯磨) thọ giới pháp, thì tăng thêm vấn già nạn, biểu thị tứ căn bản giới (tà dâm, sát sanh, trộm cắp, vọng ngữ), thọ tứ y pháp (mặc y hoại sắc, khất thực, ngồi dưới gốc cây, dùng phân động vật làm thuốc).[26]

Lại đến Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết-ma (四分律刪補隨機羯磨) của Đạo Tuyên thời Đường sở tập, đem thọ giới pháp chia làm sáu loại: quy y, ngũ giới, bát giới, xuất gia, tỉ-khưu, ni chúng thọ giới pháp. Tỉ-khưu thọ giới pháp thuộc loại thứ năm, còn chia ra bát pháp chánh thọ giới thể tiền, chánh thọ giới thể và sau đó thọ tứ y, thỉnh y chỉ[27]còn giải thích thêm rất nhiều. So với Đàm Vô Đức luật bộ tạp yết-ma còn tăng thêm rất nhiều thuyết minh.

Đến việc soạn thành tăng và ni thọ giới pháp vào thời kỳ cuối triều Minh đến những năm đầu triều Thanh, hiện tồn ít nhất còn có bảy loại, nội dung rườm ràgãy gọn không thứ lớp, vì người áp dụng Hội truyền giới trong các chùa, cũng là bản hệ rườm rà, trong đó rất lưu hành, là Truyền giới chính phạm (傳戒正範) của Kiến Nguyệt Độc Thể trên núi Bảo Hoa sở soạn, hành văn đều dùng biền thể bốn chữ hoặc sáu chữ đối trượng, đọc đến tương đối tao nhã, đã tiến hành phương thức khuyến giải và khai đạo, xướng đọc, vấn đáp. Ngoài nghi lễ thỉnh thập sư (một vị Hòa thượng, chin vị A-xà-lê), còn có mười bốn khoản mục, với lại là đem ba cấp bậc giới pháp: sa-di, tỉ-khưu, bồ-tát, trong thời gian một tháng liên tục hoặc lâu hơn, lần lượt hoàn thành, gọi chung là pháp hội giới kỳ trong tam đàn đại giới (三壇大戒的戒期法會). Người cầu giới trong giới kỳ, học tập đời sống nghi lễnghi thức thọ giới, gọi là diễn lễ (演禮). Đối với người xuống tóc thọ giới, xác thực tất yếu có cạo bỏ râu và tóc, đắp ca-sa, bồi dưỡng giáo dục hành vi tập quán, ngôn ngữ tập quan và tư duy tập quán của đệ tử tốt lành, thời gian pháp hội thọ rất ngắn, trái trái có thể tạo thành giới hạnh của tỉ-khưu đọa lạc, nên trong Bài tựa Truyền giới chính phạm, cũng đối với tình huống giới hội thông thường, tiến hành phê bình: “Bảy ngày hoảng hốt, cũng xong tam đàn”.[28]

Nhưng mà, trong Thọ giới pháp (授戒法) của Trí Húc soạn, lại rườm rà đối với nghi thức truyền giới và rất nhiều người đồng thời thọ giới trong pháp hội, có chỗ bình nghị, đồng thời cũng chủ trương, không áp dụng tiếp nạp định kỳ truyền giới, tùy lúc đều có thể nhập đạo:

“Mà thầy khéo léo đời sau, đa sự mỹ quan...... Kéo rê thời gian dài thì ắt sinh chán nản...... Văn tự rườm rà thì trái bản quy Phật...... Tùy lúc đều có thể nhập đạo, hà tất ngày mồng 8 tháng 12 và ngày mồng 8 tháng 4. Nan duyên mới cho phép ba người, nào dễ đa chúng đến trăm ngàn chúng?”[29]

Cũng là nói, pháp hội truyền giớiTrí Húc thấy lúc đó, sử dụng nghi thức truyền giới, là truy cầu mỹ quan, cho nên áp dụng văn tự rườm rà, kéo rê thời gian rất dài, rồi tập hợp rất nhiều người, đồng thời truyền trao giới pháp tỉ-khưu, căn cứ tình huống tiến hành quan sát suy luận thì trang nghiêmlong trọng, thực ra chẳng phù hợp quy tắc tốt đẹp lúc Phật ở đời. Căn cứ Ngũ phần luận quyển 16, truyền trao giới pháp tỉ-khưu, là việc làm phổ thông, lúc tất cả tụng giới mỗi nửa tháng, lúc ngày hoàn mãn của đại chúng Tăng tập hợp an cư kiết hạ mỗi năm, và đại chúng Tăng chính mình làm, cũng có tự độ tập hội,[30]chỉ cần có đủ mười Tăng nhân, cũng có thể tiếp nhận thỉnh cầu truyền tỉ-khưu giới.

Nhưng mà bối cảnh Phật giáo Trung Quốc, khác với Ấn Độ lúc đức Phật ở đời, không phải tất cả tự viện, bình thường đều có thể tập hợp mười Tăng nhân, nên cũng không thể tùy nơi và tùy lúc thỉnh cầu truyền pháp, chỉ có luật sư hiểu giới luậttư cách gánh vác chức vụ và trách nhiệm truyền giới sư, cũng chỉ có luật sư chủ trì đạo tràng hoặc cầu thỉnh đến đạo tràng làm luật sư, mới có thể cử hành pháp hội truyền giới, do đó, tất cả việc truyền giới, nhất định long trọng, với lại là số người tập họp đông, đồng thời thọ giới. Loại hiện tượng này, trước Trí Húc (1599-1655), sớm đã như vậy, sau Trí Húc, vẫn là như vậy. Độc Thể (1601-1679) cũng là người đọc nhiều Luật điển, lẽ nào chẳng biết quy cách thức dạng truyền giới khi đức Phật ở đời? Vì thích ứng hoàn cảnh, cũng chỉ có “Không trái ngược cổ bản, hẳn sinh mô thức mới”[31]thôi.

VI. BỐI CẢNH GIỚI LUẬT CUỐI TRIỀU MINH

Thời gian cuối triều Minh đến những năm đầu triều Thanh, tuy là thời kỳ thâu thành phong phú trên lịch sử Phật giáo Trung Quốc, nhưng trong văn hiến trước thuật giới luật lúc đó lưu lại, phát hiện đó cũng là thời kỳ rất không bình thường. Nay nêu ba thí dụ:

            1, Cổ Tâm Như Hinh (1541-1615), ngài xuất gia năm 41 tuổi rồi sau đó thọ mười giới sa-di, bời vì khó được mười vị tỉ-khưu Tăng thanh tịnh  vì mình mà làm nghi thức yết-ma để truyền giới, bất đắc dĩ mà tham lễ bái bồ-tát Văn-thù trên Ngũ Đài sơn, kết quả căn cứ kinh nghiệm tôn giáocảm giác bồ-tát Văn-thù vì mình chứng minh, kêu ngài “Tỉ-khưu, tỉ-khưu”. Việc này giống như quy độ tỉ-khưu của Thích Tôn Phật ở đời, đều là từ kim khẩu tôn quý của đức Phật kêu:  “Thiện lai, tỉ-khưu”, cũng là chẳng áp dụng tiếp nạp nghi thức nào. Sau đức Phật diệt độ và các đệ tử của Phật hóa độ người xuất gia, nhất định dùng “bạch tứ yết-ma”, hoàn thành thân phận tỉ-khưu. Chỉ có bồ-tát giới trong Kinh Anh Lạc quyển cuối nói, có thể có ba loại thọ pháp. Một là thọ pháp trước mặt các đức Phật bồ-tát, là thượng phẩm. Hai là lễ thỉnh người thọ bồ-tát giới trước làm giới sư, truyền trao ta bồ-tát giới, là trung phẩm. Ba là đối trước tượng Phật Bồ-tát rồi tự mình truyền giới, là hạ phẩm.[32] Nhưng sau khi trải qua ba năm lội sông vượt núi với cự ly xathành khẩn lễ bái, sở đắc kinh nghiêm tôn giáo, có thể ngài tin tưởng tuyệt đối, bồ-tát Văn-thù vì mình mà đã tự thân nghinh tiếp truyền giới cho ngài, cũng là thượng phẩm giới (上品戒). Một tín tâm kiên định này, thúc đẩy ngài toàn lực để hoằng dương giới luật một cách phó mặc, cho nên cũng đã trùng hưng Luật tông Trung Quốc.

2. Trước thuật giới luật liên quan của Ngẫu Ích Trí Húc (1599-1655) lưu lại cho chúng ta là có 4 loại 6 quyển, chú thích giới luật thì có tám loại ba mươi hai quyển, là đại sư rất có cống hiến trong việc đề xướng giới luật cuối triều Minh. Nhưng phương thức thọ giới và quá trình thọ giới của ngài, cũng là tương đối kỳ đặc. Theo trong Bài tựa Trùng trị tì-ni sự nghĩa tập yếu (重治毘尼事義集要) của ngài tự nói, xuất gia lúc 24 tuổi, năm 25 tuổi vào ngày mồng 8 tháng chạp, bèn đứng trước chân dung quá cố Vân Thê Châu Hoằng thọ tỉ-khưu giới, năm ấy 26 tuổi, còn đứng trước tượng Vân Thê Châu Hoằng thọ bồ-tát giới.[33] Sau khi đọc Luật tạng, biết than phận tỉ-khưu của mình không phù hợp giới luật của Phật chế định, với lại cảm khái than thở sự suy tàn giới pháp Trung Quốc, lần bắt đầu nêu lên nguyện vọng cụ thể mà hiệu triệu mọi người phụng hành   “Năm tỉ-khưu như pháp đồng trụ”,[34]dung năm Tăng nhân truyền giới pháp nơi biên địa, kế thừa pháp thống tỉ-khưu giới. Một mặt khác dùng phương thức lễ nghi cầu giữ giới thể. Đến năm ấy 46 tuổi, ngài siêng lạy ngàn đức Phật, vạn đức Phật, và tu trì Chiêm sát thiện ác nghiệp báo kinh hành pháp, mới đặc tỉ-khưu giới thanh tịnh.[35]Đó cũng là quan điểmphương pháp theo Đại thừa kinh.

3. Trước tác và chú thích giới luật của Tại Tham Hoằng Tán, được thâu trong Vạn tục tạng kinh, tính ra có 11 loại 72 quyển, nhưng căn cứ tự thuật của ngài, thời gian cuối triều Minh, đã không ai học tập tì-ni. Lúc 30 tuổi, từng trì tính qua phương Tây Thiên Trúc, thỉnh cầu số người Phạm tăng về nước, tái truyền giới pháp, có thể giới thắp đèn giới tắt mà sáng hơn. Kết quả do từ thời cục biến động, tạp loạn, chưa thể như nguyện vọng.[36] Bởi vì sau khi ngài thọ tỉ-khưu giới, và thời gian vài năm đọc xem Luật tạng, mà lại không có cách nào được sự chỉ thị, hướng dẫn của người hiểu giới luật, đã không ai rành mạch tì-ni, làm sao còn có thể có người có đủ tư cách làm người truyền giới? Do đó ngài không thể không nói: “Đến thời gian cuối triều Minh, Luật tông tại lĩnh thổ suy tàn rồi!”. Lại không thể không nói: “Đều thấy tùng lâm các nơi, và người truyền giới, không căn cứ giới luật của đức Phật chế định”[37]rồi. Vì vậy ngài hoài nghi tính hợp pháp của các tự viện truyền trao giới pháp lúc đó, rồi trong đầu nãy sinh muốn cùng đến Ấn Độ thỉnh vài vị tỉ-khưu thanh tịnh rành giới luật để tái truyền giới pháp.

Từ ba thí dụ nêu trên, có thể thấy bối cảnh Phật giáo cuối triều Minh, đối với giới luật, là rất tồi tệ, dưới sự nỗ lực của vài vị đại sư, vậy mà lại một lần đã tạo thành thờivận mệnh trùng hung, đặc biệt là một nhánh: Như Hinh, Tịch Quang, Độc Thể, Đức Cơ, con và cháu đời sau rất đông, truyền khắp cả nước. Rồi đến đời đời vua Ung Chính và vua Càn Long (1723-1795) triều Thanh, nhân tài học luật tri luật hoằng dương, lại bước vào thời kỳ ảm đạm đặc biệt lâu một cách từ từ. Trên thực tế sau đệ tử của Độc ThểThư NgọcĐức Cơ, cũng chẳng còn thấy phát sinh, xuất hiện văn hiến giới luật liên quan. Mãi có thể đến cuối triều Thanh đầu thời kỳ Dân quốc, mới có xuất hiện một vị đại sư hoằng dương luật học, đó cũng là Diễn Âm Hoằng Nhất (1880-1942.)     

Trích tác phẩm: “Từ truyền thống đến hiện đại ── Luân lý Phật giáo và xã hội hiện đại” của nhà triết học nổi tiếng Đài Loan Phó Vĩ Huân (Charles Wei-Hsun Fu, 1933-1996) chủ biên.


[1] Phật giáo Tiểu thừa, tương truyền có 20 bộ phái, có bản luật phiên dịch thành Hán văn, chỉ có 6 bộ bộ phái, 4 loại Luật. Tham khảo tác phẩm kém cỏi của tôi: Đề cương Giới luật học, tiết 2, chương 2, thiên 1

[2] Tứ phần ngũ luật, mời xem Đề cương Giới luật học

[3]Ba hệ thống trong Luật Tứ phần là chi cho: Đạo Tuyên Nam Sơn dựa theo Thành duy thức luận,  Tướng Bộ Pháp Lệ dựa theo Thành thật luận, Đông Tháp Hoài Tố dựa theo Câu-xá luận

[4]Vô tác giới thể (無作戒體) là vô biểu sắc pháp, cũng là sắc pháp, nên có thể truyền thừa rất nhiều đời. Đó là lập trường của Duy thức học

[5]1. Sung Kham ở Tiền Đường, vào niên hiệu Gia Hựu thời Bắc Tống, có viết Tứ phần luật hàm chú giới bổn sớ phát huy ký (chỉ tồi tại 3 quyển), Tứ phần luật Tỉ-khưu ni sao khoa 1 quyển, Tứ phần luật tùy cơ yết-ma sớ chính nguyên ký 8 quyển. 2. Linh Chi Nguyên Chiếu có soạn Tứ phần luật hàm chú giới bổn sớ khoa  8 quyển, Hành Tông ký 21 quyển, Tứ phần luật sa bổ tùy cơ yết-ma sớ khoa 4 quyển, Tế duyên khởi 22 quyển, Tứ phần san định tì-khưu-ni giới bổn 1 quyển 

[6]Tân tục cao tăng truyện tứ tập tổng cộng 56 quyển, Dụ Muội Am (喻昧菴) biên thành vào năm quý hợi (1923) thời kỳ Dân Quốc, thời gian cư trú ở chùa Pháp Nguyên, Bắc Kinh

[7] Xác thực đối với học giả làm qua nghiên cứu thấu triệt Luật tạng vào giai đoạn cuối triều Minh đến giai đoạn đầu triều Thanh, chỉ là ba người: Trí Húc, Độc Thể, Hoằng Tán. Các người còn lại, là tâm giới luật, nhưng không chuyên tâm nhất chí

[8]Tỉ-khưu giới và  tỉ-khưu ni giới, thông thường đều nói 250 giới của tỉ-khưu, 500 giới của tỉ-khưu ni. Nhưng trong các bộ Luật, đại khái có chi xuất và thâu vào, mời xem Đề cương giới luật học, thiên 6, chương 2, tiết 2

[9] Vạn Tục tạng kinh, q.106, Công ty xuất bản Tân Văn Phong ấn hành, cuối tr.297. Dưới đây, mọi dẫn  từ Vạn tục tạng kinh, đều dựa một bản điện tử này.

[10] Thuật nghĩa yếu lược luật nghi sa-di  của Thư Ngọc, khen Vân Thê Châu Hoằng, nói: “Đại sư lấy ‘Xuân Thu’, mà giải thích mới, khác biệt tướng trạng giới. Dùng cách thức cúng tế trong Lễ kýbiên soạn với thái độ uy nghiêm. Nếu người không đi sâu tìm tòi, nghiên cứu sâu kinh tạng luật tạng, hiểu biết thông suốt, rộng rãi sử sách thì không thể hiểu rõ ngọn nguồn sự việc nó”. (Vạn tục tạng kinh, q.106, đầu tr.353) 

[11] Lời nói đầu-  Xuất phát luật học của Nguyên Hiền, Vạn tục tạng kinh, q.106, đầu tr.922 

[12] Xem tác phẩm kém cỏi của tôi: Nghiên cứu Phật giáo cuối triều Minh, thiên 4: Cư sĩ Phật giáo cuối triều Minh

[13]Vạn tục tạng kinh q.107, đầu tr.125

[14] Sđd, cuối tr.164

[15] Sđd, q.106, đầu tr.239

[16] Điều thứ sáu trong bát giới, cũng là hai điều: thứ 6, 7 trong giới sa-di gộp lại, nên tuy gọi bát điều, thực tế cả chín  điều trước trong giới Sa-di, chỉ có không thọ điều thứ 10 là giới vàng bạc

[17]Chiêu Khánh luật tự vị trí ngoại môn Tiền Đường thành phố Hàng Châu tỉnh Chiết Giang. Bắt đầu thành lập vào nguyên niên Thiên Phước (936) thời Hậu Tấn. Thiết lập giới đàn Phương Thiện vào niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ 3 (978) thời Bắc Tống. Tháng 3 mỗi năm mở Hội truyền giới, bảy năm sau, sắc tứ hoành phi “Đại Chiếu Khánh luật tự”

[18] Toàn tập Đại sư Liên Trì, q.4; Đức Thanh soạn Văn bia tháp Đại sư Liên Trì (Trụ sở văn hóa Phật giáo Trung Hoa Đài Bắc xuất bản)

[19] Lúc Trí Húc xuất gia, thì Châu Hoằng đã chết, nhưng Trí Húc chiếu theo hình ảnh của Châu Hoằng trước đây mà tiếp thụ giới tỉ-khưu. Thấy ở Mở đầu, Trùng trị tì-ni sự nghĩa tập yếu, Vạn tục tạng kinh, q.63, đầu tr.327

[20]Vạn tục tạng kinh, q.106, cuối tr.683 

[21] Tân tục cao tăng truyện tứ tập, q.28, tr.911

[22] Vạn tục tạng kinh, q.107, cuối tr.353-390

[23]Tên của sáu vị này là: 1, Tam Phong Pháp Tạng, 2. Tam Muội Tịch Quang, 3. Mậu Lâm Tính Kỳ, 4. Kiến Nguyệt Độc Thể, 5. Tuyên Khiết Thư Ngọc, 6. Định Am Đức Cơ

[24] Tác phẩm của Độc Thể là: 1. Tì-ni nhật dụng thiết yếu, 2. Sa-di-ni luật yếu lược, 3. Truyền giới chính phạm, 4. Thế độ chính phạm, 5. Tam quy y, năm giới, tám giới chính phạm, 6. Giáo giới ni chính phạm, 7. U minh giới chính phạm, 8. Tăng hành phạm tắc, 9. Hắc bạch bố tát, 10. Tì-ni chỉ trì hội tập, 11. Tì-ni tác chỉ tục thích, 12. Đại thừa huyền nghĩa, 13. Dược Sư sám pháp

 

[25] Đại chính tạng kinh, q.22, cuối tr.799

[26] Sđd, q.22, giữa và cuối tr.1042

[27] Sđd, q.40, cuối tr.495 và giữa tr.501

[28] Vạn tục tạng kinh, q.107, đầu tr.22

[29]Sđd, q.63, đầu và cuối tr.514

[30] Đại chính tân tu đại tạng kinh, q.22, cuối tr.111

[31] Vạn tục tạng kinh, q.107, đầu tr.22

[32] Đại chính tân tu đại tạng kinh, q.24, cuối tr.1020

[33] Vạn tục tạng kinh, q.63, đầu tr.327

[34] Linh Phong tông luận của Trí Húc, q.6, p.1, tr.7

[35]Tác phẩm kém cỏi của tôi: Nghiên cứu Phật giáo Trung Quốc cuối triều Minh, tr.121 và 222

[36] Tỉ-khưu thọ giới lục của Hoằng Tán, Vạn tục tạng kinh q.107, đầu tr.175

[37] Sđd

Tạo bài viết
01/07/2010(Xem: 59297)
29/06/2010(Xem: 53647)
Kính thưa chư Tôn thiền đức, quý Phật tử và quý độc giả, Như chúng tôi đã bố cáo trên Facebook vào thời điểm một nhà sư Việt Nam sửa soạn bộ hành khất thực từ Gia Lai đi Ấn Độ, website Thư Viện Hoa Sen đã bị một thế lực đen tối dấu mặt đánh sập liên tiếp nhiều lần. Tất cả các cuộc tấn công đều theo mô thức DDoS (Distributed Denial of Service) nhắm vào cơ sở hạ tầng mạng làm quá tải và hư hại máy chủ. Sau mỗi lần tấn công, chúng lại dùng trí tuệ nhân tạo AI để tạo ra các cách tấn công mới hơn và thông minh hơn, vượt qua tất cả những biện pháp phòng ngừa truyền thống. Về nguyên nhân chúng tôi đã thưa trong những lần bố cáo trước. Hiện nay hệ thống máy chủ của Thư Viện Hoa Sen đã được sửa chữa và tăng cường thêm nhiều trang thiết bị mới nhằm ngăn ngừa các cuộc tấn công trong tương lai. Kính thưa quý vị,
Kính thưa quý vị khá thính giả của chương trình Phố Bolsa TV. Hiện nay tôi đang có mặt ở tỉnh Surin Thái Lan cùng đòan bộ hành với sư Minh Tuệ đi Đất Phật Ấn Độ và hôm nay nơi giữa đường thì chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trực tiếp với sư Minh Tuệ. Những câu hỏi đã được tôi soạn ra trước nhưng không hề có việc gửi tới trước cho Sư hoặc là cho anh Đoàn Văn Báu (Trưởng đoàn)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!