Phật Pháp Trong Đời Sống

10/10/20173:37 CH(Xem: 18592)
Phật Pháp Trong Đời Sống

TỲ KHEO NI PHÁP HỶ DHAMMANANDA (*)
PHẬT PHÁP TRONG ĐỜI SỐNG
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation 2017

  

LỜI NÓI ĐẦU

 

Phật Pháp Trong Đời Sống bìa trướcThật kỳ lạ, có nhiều người sống gần những di sản văn hóa thế giới nhưng không ý thức được vẻ đẹp kỳ diệu của những công trình nghệ thuật đó. Điều này có thể là do những gì quá gần gũi, quá dễ dàng bên cạnh chúng ta nên vẻ thần kỳ không được cảm nhận hay đánh giá đúng mức, thậm chí rất dễ bị coi thường. Điều này cũng đúng với những người sinh ra trong văn hoá hay truyền thống Phật giáo, chúng ta gọi đó là “Đạo của ông bà” mà không tìm hiểu xem triết lý sống nào ẩn tàng sau những tập tục đó.

Có những chân giá trịchúng ta bỏ qua, hiểu và sống một cách hời hợt và không thấy được giá trị thiết thực của một khoa học sống, hay một nghệ thuật đi vào những bí mật của đời sống. Là Phật tử, chúng ta cần trở lại với những gì vừa kỳ diệu, vừa gần gũi trong đời sống hàng ngày. Những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời thật đẹp, nhưng khi ánh sáng của chúng đến thế giới của chúng ta thì nhiều trong số đó đã hủy diệt rồi, nếu chúng ta mơ màng nhìn ngắm và gửi những ước mơ xa xôi mà không để ý đến con đường gập ghềnh mà ta đang đi thì có thể sẽ vấp ngã trầy xước chân mình. Trở về với những gì quanh mình nhưng không đánh mất hay quên lãng trong những tầm thường vụn vặt của đời sống là một bí quyết sống mà Phật giáo đề ra. Và đây cũng chính là giá trị làm cho Đạo Phật vẫn có sức hấp dẫnbí quyết này đã được giải bày hơn 2500 năm trước.

Khắp nơi trên thế giới người ta đã nghe về Đạo Phật. Bạn cũng đã nghe về từ Bụt (Buddha) hay Phật rồi, hay có lẽ bạn cũng đã từng thăm viếng chùa chiền hay gặp gỡ những người tự nhận là Phật tử - nhưng bạn có thật sự biết Đạo Phật là gì không?

Đạo Phật được dạy như một cách sống để có bình anhạnh phúc cho tất cả mọi người và mọi loài, dùng chìa khoá “chánh kiến” mở ra một cách nhìn mới, một khám phá sâu sắc về bản chất của đời sống trong ta và quanh ta. Với những khám phá này, chúng ta tìm ra những nguyên lý chi phối sự vận hành của cuộc đờithế giới, từ những nhận thức đúng đắn về đời sống, chúng ta biết cách sống thuận theo những qui luật tự nhiên và qui luật tâm lý dẫn đến một sự phát triển hài hòa trong các mối liên hệduy trì một đời sống thăng bằng giữa những đổi thay của cuộc sống.

Đạo Phật cũng có thể được hiểu như một tôn giáo hay những gì cần phải tin tưởng hành trì như tôn chỉ của đời sống dựa trên những lời dạy của Đức Phật – một người đã giác ngộ thấy rằng đời sốngvô thường, hay nói một cách khác bản chất của thế giới là không ngừng thay đổi. Mọi thứ trên thế gian này đều đổi thay dẫn đến khổ hay bất toại nguyện trong đời sống, nhưng vô thường cũng cho ta những niềm vui tạm bợ chóng tàn. Nếu không hiểu điều này người ta sẽ tự làm khổ mình vì bám níu vào những gì đã qua. Thấy vô thường người ta tự điều chỉnh quan niệm sống, thay đổi cách ứng xử và những mong cầu trong đời để không bị chơi vơi và tuyệt vọng giữa những đổi thay bất như ý. Sống một cách có trí tuệ cho người ta tự do, an lạcbình an của Niết Bàn, nơi mọi tham cầu đã được dập tắt.

Cuộc đời của Đức Phậtgiáo pháp của ngài là một nguồn cảm hứng cho những ai thực hành giáo lý tự lực, trách nhiệm đạo đức, lòng khoan dung, từ bitrí tuệ của Đạo Phật. Những phẩm chất tốt đẹp đó làm cho những người hiểu và thực hành lời Phật dạy sống một đời sống sâu sắc, hạnh phúc và có ý nghĩa hơn. Sự hiểu biết về những qui luật chi phối đời sống giúp chúng ta sống hài hòa với sự đổi thay của vạn vật trong vũ trụ, nó cũng cho phép chúng ta sống trọn vẹn với những gì đang là để không tiếc nuối khi chúng qua đi.

Đôi khi Đạo Phật bị xem như một triết lý bi quan yếm thế về cuộc đời. Điều này có thể bởi vì Đạo Phật nói nhiều về khổ và nguyên nhân của khổ. Tuy nhiên, đây chỉ là một nửa của vấn đề. Trong việc nhấn mạnh vào khía cạnh của khổ đau và bất toại nguyện trong đời sống cùng với nguyên nhân của chúng, Đạo Phật quả thật đã tận tâm vào việc nhận ra và phát triển hạnh phúc thực sự. Tuy nhiên quan niệm về hạnh phúc nhiều khi khác xa nhau trong mỗi người và mỗi thời đại. Có rất nhiều loại hạnh phúc được nói đến trong Đạo Phật. Hạnh phúc của sự biết đủ, của sự vui hưởng tự do, của sự thoát nợ và của lòng tốt. Tuy nhiên, Đạo Phật cũng không lạc quan hứa hẹn một viễn cảnh thiên đường mãi mãiđâu đó.

Mục đích chính yếu của Đạo Phật là giúp những ai học nó có một tầm nhìn rõ ràng để họ có thể thấy sự vật như chúng đang là. Với sự soi chiếu vào bản chất thật sự của sự vật và đời sống, triết lý Phật giáo cho người ta thấy rằng thật vô ích khi tìm cách thay đổi thế giới (và quả thật không cần thiết phải làm như vậy) nhưng mỗi người đều được tự quyền thay đổi chính mình, thay đổi thái độ trước cuộc sống, và như vậy góp phần vào sự phát triển chung của thế giới để đạt đến tuệ giácchân hạnh phúc.

Như một con đường sống, Đạo Phật nhắm đến việc giáo dục con người để họ trở nên chín chắnhiểu biết hơn về chính họ và thế giới quanh họ. Nhiều công trình nghiên cứu Phật giáo nhấn mạnh trên phương diện nhập thế và làm thế nào để sống tốt mỗi ngày. Có rất nhiều pháp thoại đề cập đến hay hướng dẫn tín đồ sống một đời sống có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng lẫn nhau, và làm cách nào để đối diện với những vấn đề phát sinh trong cuộc sống của mỗi người. Đạo Phật, đặc biệt là “sống thiền”, dạy một phương pháp phát triển tâm thức con người để họ có thể sống trong thực tại, buông xảan nhiên tự tại trước những thăng trầm của đời sống. Sống thiền hay sống tỉnh giác cũng giúp chúng ta cải thiện các mối quan hệ gia đình, bạn bè và xã hội một cách tốt đẹp hơn.

Mặc dù Phật giáo đã có mặt trên thế gian này hơn 2500 năm, nhưng ngày nay những lời dạy của Đức Phật vẫn còn đầy ý nghĩathiết thực trong đời sống hiện đại. Đạo Phật vẫn đang phát triển khắp nơi trên thế giới, đây không phải là một truyền thống của quá khứ, mà là một phần đang phát triển của các xu hướng hiện đại. Mười hai bài pháp trong cuốn sách nhỏ này của một người nghiên cứu Đạo Phật và cũng là một Hành giả cho chúng ta một cách nhìn mới về Đạo Phật và về cuộc sống quanh ta, cũ nhưng không sáo mòn, vì chân lý thì phi thời gian.
Tỳ Khưu Ni Pháp Hỷ Dhammananda

MỤC LỤC
Tri ân
Lời Nói Đầu
1 Pháp tu của người Phật tử
2 Vô Minh Duyên Hành
3 Vô Ngã - Vị Tha, Selflessness and Altruism
4 Bi – Trí – Dũng - Ba thế đứng trong Đạo Phật
5 Nghệ thuật Sống Đẹp
  Phát triển Tâm Từ - Metta
  Tâm Bi – Karuna
  Tâm Hỷ- Mudita
  Tâm Xả - Upekkhā
  Quán Niệm về Vô Thường
6 Giáo dục trong Gia đình 106
7 Tiếng chim của cõi Tây Phương Cực Lạc
8 Sáu yếu tố dẫn đến Đời sống Cộng đồng Hoà hợp
9 Vài quan sát và gợi ý cho Thiền Minh Sát
10 Chỉ có từ bi thôi thì không đủ
11 Hiểu về chữ Pháp trong Đạo Phật
12 Hiểu về chữ Nghiệp trong Đạo Phật
Chú thích
Vài nét về Tác Giả

 

Phật Pháp Trong Đời Sống bìa sau(*) Sư cô Pháp Hỷ -  Ayya Dhammananda là một nữ tu trong truyền thống Nguyên Thủy. Năm 1994 cô xuất gia tu học trong truyền thống thiền Lâm Tế ở Miền Trung Việt nam. Sau vài năm thực hành, Ayya đã đi tìm kiếm một pháp môn tu tập thích hợp với bản nguyện của mình và đã gặp pháp thiền Vipassanā – Minh sát tuệ quán. Sư cô đã đến Myanamar học tại trường Truyền Bá Phật Giáo Quốc Tế ở Yangoon. Cũng trong những năm tháng đó, SC đã có duyên lành được học hỏitu tập với các thiền sư nổi tiếng như ngài Sayadaw U Pandita và đại sư Swe Ô Min Sayadaw.

Với tâm nguyện theo cả pháp học và pháp hành, SC đã sang Sri Lanka để tiếp tục học Phật học hệ cao học và tiến sĩ tại trường Postgraduate Institude of Pali and Buddhist Studies, University of Kelaniya. Năm 2008, Sc đã hoàn thành việc học Phật Pháp trong giảng đường và vào rừng tu tập một thời gian. Sau đó Sc đã được mời sang hoằng phápthiết lập Ni đoàn Tỳ Kheo Ni Nguyên Thủy tại Australia.

Từ năm 2013 Ayya Dhammananda chuyển đến sống ở Honolulu, làm Phật sự và dạy thiền ở Bodhi Tree Meditation Center. Cũng trong thời gian ở Hawaii, SC nhận được học bổng để tham dự chương trình giáo dục thủ lĩnh vùng Châu Á Thái Bình Dương tại East-West Center, Honolulu. Sư cô tốt nghiệp với chuyên ngành giáo dục quốc tế.

Hiện tại Sc làm việc như một nhà truyền giáogiáo dục cộng đồng – người đem giáo pháp của đức Phật vào đời sống hiện đại. Có thể liên hệ với Sc qua email: scphaphy@gmail.com

Website: www.khemarama.com/ www.dhammaduta.net

Sách đã xuất bản cùng tác giả:
1.Metta Bhāvanā- The Art of Ennobler Living
Buddhist Cultural center, Sri lanka 2007
2.Thiền Phát Triển Tâm Từ
Nhà Xuất bản Tôn giáo, Hà Nội 2017

blankQuý độc giả có thể tìm trên Amazon bằng cách gõ chữ không dấu: "Phat Phap trong doi song" hay click vào link sau đây để trực tiếp mua từ Amazon: https://www.amazon.com/Phat-Phap-Trong-Doi-Song/dp/1974687759/ref=sr_1_1?ie=UTF8&qid=1503784023&sr=8-1&keywords=phat+phap+trong+doi+song 

Chú thích đặc biệt dành cho độc giảViệt Nam:

Độc giả trong Việt Nam không mua trực tiếp từ Amazon được, nhưng có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 4 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:


1- VietAir Cargo: https://vietaircargo.com/tin-deal/mua-ho-sach-tren-amazon-gia-re-va-van-chuyen-ve-viet-nam/
2-  Phong Duy: http://phongduy.com/mua-hang-tren-amazon/
3-  Fado: http://fado.vn/nhan-dat-mua-ho-ship-sach-tu-tren-amazon-ve-viet-nam-gia-re.n522/








Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/03/2024(Xem: 45599)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.