Giới thiệu sách mới nhất “tìm bình yên trong gia đình” của thiền sư Thích Nhất Hạnh

08/09/20173:19 SA(Xem: 14821)
Giới thiệu sách mới nhất “tìm bình yên trong gia đình” của thiền sư Thích Nhất Hạnh

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI NHẤT
“TÌM BÌNH YÊN TRONG GIA ĐÌNH”
CỦA
THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH

 

Tìm bình yên trong gia đìnhTrong cuộc sống này, có lẽ thứ đem đến cho chúng ta nhiều hạnh phúc nhất cũng như nhiều đau khổ nhất là gia đình. Gia đình bình yên thì chúng ta sẽ có đủ sức mạnh vượt qua mọi khó khăn trong cuộc đời. Gia đình hỗn loạn thì dù cuộc đờithuận lợi bao nhiêu, sự nghiệp có thăng tiến thế nào, tiền tài có dồi dào đến đâu, thì chúng ta vẫn cảm thấy mọi thứ thật vô nghĩa. Có người cam chịu hoàn cảnh gia đìnhphản ứng trong vô minh để rồi chỉ vì cố giải quyết mà lại khiến mọi thứ trở nên tệ hơn. Thật may là, vẫn có nhiều người khác, sáng suốt hơn, tìm đến nơi chốn bình yên nơi cửa Phật để được nhận những lời khuyên tìm lại bình yên nơi gia đình mình.

Cuốn sách “Tìm bình yên trong gia đình” của thầy Thích Nhất Hạnh cùng quý thầy quý sư cô Làng Mai ra đời chính từ những mong muốn như thế. Đây là tổng hợp những câu hỏi về những vấn đề trong gia đình cùng những câu trả lời của những con người đầy lòng yêu thươngtừ bi.

Đến với sách “Tìm bình yên trong gia đình”, bạn sẽ được biết đến một phương pháp giải quyết mâu thuẫn gia đình trọn vẹnlành mạnh; sẽ có một góc nhìn mới về người đã gây đau khổ cho mình, dù đó là cha, là mẹ, là vợ, là chồng, hay là con cái; sẽ cảm thấy mọi việc nhẹ nhàng hơn, bớt ngột ngạt hơn.

Sách “Tìm bình yên trong gia đình”  được chia làm sáu chương, bao gồm:

- Những khó khăn trong gia đình: nói về việc chồng ghen tuông, bất hòa với gia đình chồng, làm tổn thương những người thân yêu…

- Tâm sự của mẹ cha với con cái : nói về việc làm sao để trở thành bạn có con, giúp con vượt qua khủng hoảng, giúp con biết cách tiêu thụ…

- Tâm sự của con cái: nói về việc mẹ không tôn trọng riêng tư của con, gia đình không có truyền thông, bố mẹ ly dị…

- Thiết lập niềm tin trong cuộc sống: nói về việc thấy cuộc sống không có ý nghĩa, mất niềm tin, mất phương hướng…

- Truyền thông với người thân đã mất: nói về việc làm mất con, mất người thương, báo hiếu với người đã qua đời…

- Thực tập chánh niệm trong gia đình: nói về bữa ăn gia đình, truyền thông bằng niệm hương, thiền “nhìn bàn tay”…

Đọc sách “Tìm bình yên trong gia đình”, độc giả sẽ nhìn thấy mình trong đó và sẽ tìm ra được chính xác lời đáp hoặc hướng gợi mở để giải quyết vấn đề của chính mình. Cá nhân tôi rất ấn tượng và nhớ mãi câu nói làm tôi giật mình và quyết phải thay đổi bản thân ”Nguồn gốc tội lỗi xuất phát từ lòng người, nhưng tội lỗi được tiêu trừ cũng từ lòng người mà ra”.  

Cầu chúc cho tất cả những ai đọc cuốn sách này cuối cùng đều có một gia đình êm ấm để trở về.

Bạn, người đang đọc những dòng này, có phải bạn đang buồn phiền vì gia đình? Có phải bạn đang đau khổ? Ngay lúc này đây xin hãy tạm tĩnh lại. Trở về với hơi thở của mình. Thở vào thật sâu, thở ra thật nhẹ. Thở ra theo dõi hơi thở từ đầu đến cuối. Thở vào buông hết mọi căng thẳng, giận hờn. Thở ra thấy lòng mình nhẹ nhàng hơn. Rồi sau đó, hãy đọc cuốn sách này. Để biết rằng có rất nhiều người giống mình. Để biết rằng dù có thế nào, vẫn có thể tìm được bình yên trong gia đình./.

 

Kiều Anh Tú

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/03/2024(Xem: 45598)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.