Giới Thiệu Sách: Thánh Đệ Tử

15/03/20181:23 CH(Xem: 8397)
Giới Thiệu Sách: Thánh Đệ Tử

GIỚI THIỆU SÁCH:
THÁNH ĐỆ TỬ

 

Thanh-de-tuTừ khi nhận được cuốn sách do tác giả, thầy Thích Đồng Niệm gởi tặng, tôi đã dự định sẽ viết đôi dòng tri ângiới thiệu “đứa con tinh thần” của thầy đến với mọi người.

THÁNH ĐỆ TỬ, được tác giả biên soạn trình bày về công hạnh của bốn chúng đệ tử Đức Phật, bao gồm: Tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, nam cư sĩnữ cư sĩ.

Trong Lời nói đầu, tác giả đã viết đầy mộc mạc, chân tình lý do cuốn sách ra đời: “Trong khoảng thời gian dài phát triển giáo pháp, các bộ phái Phật giáo đã diễn giải theo quan điểm riêng của mình, đã làm méo mó rất nhiều những giáo lý do chính đức Như Lai thuyết giảng”. Chính điều này đã thúc giục tác giả viết cuốn sách này để trình bày về “pháp môn tu tập cũng như cách sinh hoạt hằng ngày của chư vị đệ tử đức Thế Tôn” một cách xác thực và “nguyên chất” nhất. Đây có lẽ là điểm đặc sắc nhất của cuốn sách, trung thực, không theo một truyền thuyết hay chủ trương của một bộ phái nào.

“Thánh Đệ Tử” được tác giả trình bày qua bốn phần. Phần một: Tỳ-kheo, trình bày về 53 gương hạnh đệ tử của Đức Phật. Năm mươi ba vị, ở đó ngoài Thập đại đệ tử thường được nhắc tới, còn có những tôn giảchúng ta ít biết, thậm chí chưa từng biết. Tác giả đã khéo “góp nhặt” từ năm bộ Nikaya và Luật tạng Pali để cung cấp, giúp cho người đọc hiểu thêm về những vị Thánh đệ tử.

Tương tự như thế, phần hai của cuốn sách viết về gương hạnh của 17 vị tỳ-kheo Ni, phần ba là 11 gương Nam cư sĩ và phần bốn, phần cuối viết về 5 gương Nữ cư sĩ tiêu biểu.

Cuốn sách, như đã đề cập ở trên, viết về gương hạnh, khái lược cuộc đời của chư vị Thánh đệ tử. Và từ những câu chuyện về cuộc đời của chư vị, chúng ta sẽ bắt gặp những lời dạy đặc sắc của Đức Phật, những giá trị nhân văn của những bậc Thánh đệ tử.

Ví như lời dạy của Đức Phật với tôn giả Kimbila (Kim-tỳ-la) về những điều kiện để Chánh pháp được tồn tại lâu dài: “Này Kimbila! Chánh pháp được tồn tại lâu dài bởi vì: sau khi Như Lai nhập diệt, các tỳ-kheo, tỳ-kheo ni, nam cư sĩ, nữ cư sĩ sống tôn trọng, vâng lời bậc Đạo Sư; sống tôn trọng, vâng lời Pháp; sống tôn trọng, vâng lời chúng Tăng; sống tôn trọng, vâng lời học pháp; sống tôn trọng, vâng lời lẫn nhau.” (trang 127).

Ở một lời dạy khác với ngài Kassapa (Ca-diếp), Đức Thế Tôn đã xác chứng: “Này Kassapa! Những ai nói: “Sa-môn Gotama chỉ trích, mạt sát, phỉ báng mọi khổ hạnh, mọi lối sống khắc khổ”, những vị ấy nói không đúng lời của Ta, đã vu oan không xác thực cho Ta.” (trang 229). Hãy cùng tìm hiểu và suy ngẫm để hiểu đúng quan điểm của Đức Phật về việc tu khổ hạnh trước khi chúng ta vội nhận định, phán xét theo chủ kiến chính mình.

Bên cạnh đó, với đường lối tu tập của các giáo phái khác, Đức Phật với tuệ giác của Bậc Giác Ngộ đã chỉ dạy khi du sĩ ngoại đạo Vacchagotta đặt câu hỏi:

“- Có ai không tu tập giáo pháp của Thế Tôn nhưng họ tu tập theo các giáo phái khác, sau khi mạng chung đoạn tận khổ đau không?

-  Không có ai cả.

-  Có hạng ngoại đạo nào sau khi mạng chung được sanh thiên không?

-   Dù Ta nhớ 91 kiếp cũng không thấy hạng ngoại đạo nào sanh thiên, chỉ trừ những hạng ngoại đạo có chủ thuyết về nghiệp.” (trang 175)

Lời dạy của Ngài như một lời xác tín cho chúng ta về giá trị của Giáo Pháp, cũng như giúp cho chúng taquan điểm rõ ràng với Tôn giáo bạn khi đối thoại liên tôn, liên triết học. Thiển nghĩ, thái độ kỳ thị tôn giáo là không tốt, nhưng vội cho rằng “đạo nào cũng tốt”, quên mất giá trị của Giáo Phápchúng ta đang gieo trồng “chủng tử ngoại đạo” cho chính mình. Và như thế, con đường giải thoát, chấm dứt vòng luân hồi sanh tử ngày một xa diệu vợi…

 

Còn rất nhiều những điểm đặc sắc của cuốn sách mà bạn có thể cảm nhận qua những câu chuyện về công hạnh của các bậc Thánh Đệ Tử. Chúng tôi xin dừng lại ở đây để chính mỗi người tìm đọc và tự cảm nhận.

 

Xin khép lại bài giới thiệu với bài kệ trong kinh Tương Ưng, lời dạy này đã được tác giả trân quý đặt ở bìa sau quyển sách:

“Ít thay là những người,
Qua được bờ bên kia,
Phần lớn quần chúng khác,
Chạy qua lại bờ này”

 

Xin giới thiệu sách đến tất cả mọi người, THÁNH ĐỆ TỬ, biên soạn: Đồng Niệm, NXB. Tôn Giáo, 372 trang.

 

Tp. HCM, ngày 15-03-2018

Thích Nhật Đạo

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
04/03/2024(Xem: 45599)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.