Tinh Tấn Magazine - Tạp chí Phật Giáo mới lần đầu ra mắt

23/08/20184:09 SA(Xem: 8078)
Tinh Tấn Magazine - Tạp chí Phật Giáo mới lần đầu ra mắt


TINH TẤN MAGAZINE
Tạp chí Văn Hóa - Sinh Hoạt Phật Giáo
Chủ nhiệm kiêm chủ bút: Nhà văn Hoàng Mai Đạt
Phụ trách bài vờ, kỹ thuật, quảng cáo: Đồng Phúc, Phúc Viên & Hoàng Mai Đạt
Địa chỉ: Tinh Tấn Magazine 9082 Jennrich Ave., Westminster CA 92683.
Email: tinhtan2018@yahoo.com

 Tinh Tấn Magazine số 1, tháng Tám 2018

Bìa Tinh Tấn Magazine số 1, tháng Tám 2018

Số ra mắt Tinh Tấn Magazine chủ đề Từ Bi in trên giấy láng, nhiều màu, dày 90 trang, khổ báo tạp chí.

Mục lục Tinh Tấn Magazine số 1, tháng Tám 2018

4 Hạnh nguyện cứu độ chúng sanh của Đức Quán Thế Âm | HT Thích Tịnh Từ
7 Niềm tin Quán Âm | HT Thích Phước Tịnh
11 Mẹ Hiền Quán Thế Âm Ni Sư | Thích Nữ Như Thủy
18 Vài khái niệm về Đức Quán Thế Âm Bồ Tát | Thầy Pasanno Phổ Kiên
21 Thư gửi từ Ha Uy Di | HT Thích Thông Hải
26 Pháp Tu Mạn Đà La Đàn Tràng Đại Bi Quán Âm | Thân Xuyên
29 Nhật Bảntín ngưỡng Quan Âm | Nguyên Giác - Phan Tấn Hải
34 Mẹ là Bồ Tát trong nhà | Huyền Trí
39 Phấn Tảo Y (thơ) | Huyền Trí
40 Vài giờ với Thầy Đăng Pháp ở Thiền Viện Chân Nguyên | Hoàng Mai Đạt
51 Chậu hoa xuân của chị PQ | Hạnh Viên
52 Mười-hai đại nguyện của Bồ Tát Quán Thế Âm | TT Thích Liễu Nguyên
54 Tranh lụa 'Quan Âm Bồ Tát' | Nguyễn Thị Hợp
55 Lễ hội Quán Thế Âm | Thiện Chánh-Trần Công Nhung
57 Mẹ Hiền Quan Thế Âm ở hai ngôi chùa Riverside | Nguyễn Thị Thêm
60 Thế nào là con đường Phật giáo | Hoang Phong
65 Đức Phật và cuộc chuyển hóa nhân sinh tận gốc rễ | Huỳnh Kim Quang
69 Hình ảnh Đại Lễ Phật Đản của GHPG VN Thống Nhất/Hoa Kỳ Thanh Huy
72 Hình ảnh Đại Lễ Phật Đản của Tăng Đoàn GHPGVN Thống Nhất Hải Ngoại Thanh Huy
74 Nhẹ xuất ta bà, thênh thang cõi tịnh
77 Dòng sông qua đi... | Vĩnh Hảo
78 Giới thiệu Mật Pháp Thời Luân (Kalachakra) | Geshe Wangdrak
85 Buông xả | Trương Thị Mỹ Vân
86 Thước đo người tu | HT Thích Trí Siêu
88 Xin hẹn gặp lại kỳ sau

 

Lời cho bước khởi đầu

hoang-mai-dat-tinh-tan-magazine-2018
Nhà văn Hoàng Mai Đạt (ảnh Việt Báo)

Với ước nguyện được tạ ơn Tam Bảo qua việc cống hiến khả năng chuyên biệt nhằm ủng hộ công cuộc hoằng pháp của chư tăng ni tại hải ngoại, hỗ trợ các cư sĩ, đạo hữu thuộc mọi tông phái cùng được tinh tấn trên đường tu hành, chúng tôi đã nỗ lực thực hiện số đầu tiên của Tinh Tấn Magazine mà quý độc giả đang cầm trên tay.

Trong số này cũng như trong các số tiếp theo, nội dung của tạp chí Tinh Tấn sẽ luôn có những bài pháp của quý tăng ni truyền đạt Lời Phật Dạy; các bài phóng sự về sinh hoạt tâm linh của hàng tu sĩ lẫn cư sĩ, về hoạt động của các tổ chức Phật giáo; sáng tác của mọi giới; phổ biến những bài dịch thuật do các thiện tri thức chuyển ngữ từ các bài viết có giá trị liên quan đến Phật giáo từ mọi quốc gia, đặc biệt là Bắc Mỹ và Âu Châu, nơi đạo Phật đang chuyển biến để hội nhập vào thời đại tiến bộ của nhân loại.

Trong giai đoạn đầu, báo Tinh Tấn sẽ phát hành ba tháng một lần, tùy duyên theo lượng bài vở và sự bảo trợ cho việc in ấn. Chúng tôi đón nhận sự tham gia từ mọi tông phái, tổ chức, hội đoàn trong tinh thần xây dựng để tất cả quý đồng đạo cùng được thăng tiến trên con đườngĐức Thế Tôn đã khai mở.

Khi được nghe về dự án thực hiện tạp chí Tinh Tấn vào tháng Tư 2018, Sư Ông Kim Sơn, Hòa Thượng Thích Tịnh Từ, có nhắc nhở chúng tôi, rằng những bài viết của tạp chí này cần “có ý nghĩa sâu sắc có thể ứng dụng vào trong đời sống, có tính cách phổ thông, nghĩa là không chỉ dành cho một giới, mà ai đọc cũng cảm được, từ trí thức cho đến bình dân, từ người lớn cho đến con nít. Và còn lưu truyền, nghĩa là ai nhận được thông điệp đó cũng muốn gởi gấm cho người khác. Trở thành từng giọt nước của một dòng sông, và trở thành biển cả. Đó mới là cái sắc khí của một tờ báo.”

Chúng tôi cũng nhận được những lời khuyên vàng ngọc, sự hỗ trợ hào hiệp từ quý Thầy như Hòa Thượng Thích Viên Lý, Thầy Đăng Pháp, Hòa Thượng Thích Nhật Minh, Hòa Thượng Thích Minh Mẫn, và Hòa Thượng Thích Thông Hải.

Về chủ đề cho số báo ra đời này, chúng tôi chọn Bồ Tát Quán Thế Âm, vì Ngài chính là tinh túy của Phật Giáo Phát Triển, được thể hiện qua muôn hình vạn trạng trong vô tận hình thức ở khắp mọi nơi, chỉ để nói lên hai khái niệm quan trọng nhất của đạo Phật, là Từ BiTrí Tuệ. Ở mỗi thời tụng kinh cho dù ngắn hay dài, người con Phật đều khởi đầu với Chú Đại Bikết thúc với Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, nói lên hai yếu tính Từ BiTrí Tuệ của Đức Quán Thế Âm. Cũng trong tinh thần tùy duyên thị hiện để độ thoát chúng sanh của đức Bồ Tát, trong những số tiếp của Tinh Tấn Magazine, tuy đề tài có khác đi, nhưng Ngài sẽ vẫn luôn xuất hiện bàng bạc trên các trang báo.

Chúng tôi xin bày tỏ lòng trân quý đối với tất cả những ân nhân đã hoan hỉ trợ lực cho dự án Tinh Tấn ngay từ bước đầu tiên, gồm chư tăng sĩ và thiện tri thức, cùng các cơ sở thương mại, tổ chức Phật giáo.

Do những thử thách về tài chánh, kỹ thuật, thời gian lẫn kinh nghiệm, chúng tôi không thể tránh khỏi các sơ sót trong số báo đầu tiên. Mong quý độc giả niệm tình tha thứ, và xin hồi hướng mọi công đức từ việc thực hiện tạp chí Phật giáo này đến tất cả các chúng sanh, mong mọi chúng sanh cùng được hưởng phước duyên tu tập và “mỗi bước một tiến lên bờ giác ngộ.”

Trân trọng,

Tinh Tấn Magazine

Quý độc giả có thể đặt mua tại:
Tinh Tấn Magazine
9082 Jennrich Ave., Westminster, CA 92683
Phone: (714) 290-7747 Email: tinhtan2018@yahoo.com 
(Giá ủng hộ $8 một tờ. Mua dài hạn $4o/4 số tính luôn cước phí ở Hoa Kỳ)



Phiên bản PDF:
Tinh Tấn Magazine số 1




Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.