Giới thiêu sách mới sách hay: axit và kiềm trong thực dưỡng

01/10/20184:00 SA(Xem: 7102)
Giới thiêu sách mới sách hay: axit và kiềm trong thực dưỡng

GIỚI THIÊU SÁCH MỚI SÁCH HAY:
AXIT VÀ KIỀM TRONG THỰC DƯỠNG

Nguyễn Mạnh Hùng

Axit-va-kiemTrong thời đại hiện nay, chúng ta ngày càng hiểu rõ hơn về vai trò tối quan trọng của thực phẩm đối với sức khỏe và cuộc sống con người. Chúng ta cần có một cơ thể khỏe mạnh để sống có ích, sống vui, để tu tập mỗi ngày. Nếu cơ thể yếu ốm, cuộc sống sẽ rất vất vả và không thuận duyên cho người tu, kể cả xuất gia lẫn tại gia.

Nếu như khoa học phương Tây dùng độ pH để nghiên cứu và định hình nên khái niệm về tính axit và tính kiềm trong thực phẩm, thì phương Đông lại có triết lý âm – dương, nhiệt – hàn cùng rất nhiều lý thuyết vừa bao quát vừa vi tế khác. Việc hiểu đúng về âm và dương, axit và kiềm là vô cùng quan trọng. Cách chọn thực phẩm cân bằng lại còn quan trọng hơn.

Vậy ý nghĩa của những khái niệm này là gì? Chúng đóng vai trò thế nào trong việc nuôi dưỡng hay phá hủy cơ thể của chúng ta? Thực phẩm có thể vừa âm (dương) vừa có tính axit (kiềm) được không? Một thực phẩm vốn chứa nhiều axit vì sao lại được coi là thực phẩm tạo kiềm? Liệu chúng ta có thể kết hợp hài hòa những lý thuyết của Đông-Tây để khai thác tối đa lợi ích từ thực phẩm, giảm thiểu thể trạng bệnh tật và phục hồi sức khỏe? Bạn sẽ tìm thấy câu trả lời cho những vấn đề này trong cuốn “Axit và kiềm trong thực dưỡng” của tác giả Herman Aihara.

Cuốn sách “Axit và kiềm trong thực dưỡng”  giải thích tỉ mỉ các cặp khái niệm axit và kiềm, âm và dương; giúp chúng ta hiểu và phân biệt giữa tính axit/kiềmvà khả năng tạo axit/kiềm của thực phẩm; đi sâu phân tích các nguyên tố tạo kiềm và tạo axit cùng vai trò của các chất dinh dưỡng đối với sự cân bằng axit – kiềm trong cơ thể. Bên cạnh đó, cuốn sách còn thể hiện tính thực tiễn khi liệt kê một loạt nhóm thực phẩm thông dụng theo mức độ tạo axit (kiềm) hoặc tính âm (dương), và tính thực hành khi giới thiệu biểu đồ bốn bánh xe nhằm giúp người đọc tự thiết kế cho mình một bữa ăn cân bằng. Ngoài ra, độc giả còn được giải thích khái quát về thể trạng nhiễm axit (kiềm), mức độ axit của các loại dược phẩm và nhận được nhiều lời khuyên bổ ích về ăn uống, tư duylối sống cho một số vấn đề bệnh tật phổ biến.

Từng là một học viên của tiên sinh Oshawa, Herman Aihara là một trong những người tiên phong gây dựng phương pháp thực dưỡng tại New York. Ông dành toàn bộ tâm sức cho việc nghiên cứutruyền bá phương pháp thực dưỡng ở Mỹ và khắp nơi trên thế giới, đồng thời là người sáng lập và là chủ tịch của nhiều hiệp hội thực dưỡng trên toàn nước Mỹ.

Đọc cuốn sách “Axit và kiềm trong thực dưỡng”  xong, chắc chắn bạn sẽ giật mình và thay đổi cách sống. Bạn cũng sẽ thấy sống khỏe không phải là quá khó.

Chúng tôi tin tưởng rằng sau khi đọc xong cuốn sách này của ông, bạn sẽ tự trả lời được cho mình những thắc mắc về axit-kiềm và âm-dương, đồng thời tự xây dựng được cho bản thân một chế độ dinh dưỡng cùng lối sống khoa học và lành mạnh. Chúng tôi biết rằng sức khỏe của bạn sẽ thay đổi sau khi thực hành theo hướng dẫn. Tôi biết rằng bạn sẽ trở nên vui tươi, yêu đời và sống hạnh phúc, sảng khoái sau khi ứng dụng sách “Axit và kiềm trong thực dưỡng” 

Chúng tôi thật sự mong và nhờ bạn giới thiệu sách quý này đến thật nhiều người quanh mình, nhất là những ai mà bạn biết đang có sức khỏe không tốt.

TS Nguyễn Mạnh Hùng
Thư Viện Hoa Sen

Bài đọc thêm:
Danh sách thực phẩm có tính axit và tính kiềm





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
09/09/2021(Xem: 20873)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.