Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Năm 2020

02/09/20209:00 SA(Xem: 15938)
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo Năm 2020
TẠP CHÍ VĂN HÓA PHẬT GIÁO NĂM 2020
Phát hành vào đầu và giữa tháng
Tổng Biên tập THÍCH HẢI ẤN
Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký Tòa soạn TRẦN TUẤN MẪN
Phó Tổng Biên tập THÍCH MINH HIỀN
Trình bày MAI PHƯƠNG NAM
Tòa soạn 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (84-028) 38484 335 Email: toasoanvhpg@gmail.com
Tên tài khoản: Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo

THƯ TÒA SOẠN

Kính thưa quý độc giả,

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo số 336 này được phát hành vào đúng dịp Tết Dương lịch năm 2020. Ngày 01/01 Dương lịch là ngày quan trọng đối với toàn thế giới vì Dương lịch là những mốc thời gian đặt kế hoạch cho toàn bộ hoạt động của tất cả mọi quốc gia, tổ chức, định chế, tập đoàn, công ty… trên mặt địa cầu: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài chánh, giáo dục, y tế… Nhân ngày Tết Dương lịch 2020, chúng tôi xin kính chúc quý độc giả được vạn an thịnh đạt trong mọi hoạt động.

Riêng về Tết Âm lịch, đây là một biểu hiện của văn hóa và mỹ tục truyền thống của dân tộc ta. Do đó, số báo Tết (Xuân Canh Tý 2020) là số báo mà chúng tôi chăm chút sao cho tờ báo có được nội dung phong phúhình thức trang nhã nhất để gửi đến quý độc giả.

Tạp chí VHPG số Xuân Canh Tý 2020 là số báo đôi (337+338) đặc biệt được phát hành tiếp sau số báo này. Đến nay, chúng tôi đã nhận khá nhiều bài vở mà các tác giả đề nghị được sử dụng vào số Tết; nhưng tiếc thay, như đã trình bày trong Thư Tòa soạn số báo trước, nhiều bài viết có đề tài trùng lặp nhau; bên cạnh đó cũng đã có vài ba chục bài thơ Xuân; cho nên, chúng tôi rất phân vân trong việc chọn lựa. Chúng tôi cũng đã nêu rõ quan điểm, rằng số báo Xuân không chỉ gồm những bài viết về mùa Xuân, do vậy, mong quý cộng tác viên tham gia bài vở cho báo Xuân tiếp tục gửi đến tòa soạn trước ngày 8/01/2020 những bài viết theo các đề tài thông thường như mọi số báo khác.

Kính mong quý độc giả ủng hộ VHPG và tiếp tục đặt báo dài hạn. Một lần nữa, kính chúc quý độc giả luôn được an khang thịnh lạc.

Văn Hóa Phật Giáo


Quý độc giả ở Việt Nam xin liên lạc với các đại lý dưới đây để đặt mua báo: (Phiên bản điện tử PDF trong Thư Viện Hoa Sen dùng để lưu trữ và phổ biến đến các độc giả nước ngoài.)

LÂM ĐỒNG
Chị Nguyễn Thị Kim Cúc Số 9 hẻm 2 Đồng Tâm, P.8, TP. Đà Lạt ĐT: 0911442459
Phòng phát hành chùa Phước Huệ 697 Trần Phú, TP.Bảo Lộc ĐT: 0169 8287 177 (Cô Hường)
Trần Thị Linh Châu PPH Chùa Linh Sơn 120 Nguyễn Văn Trỗi, P2, TP.Đà Lạt
CẦN THƠ
Chị Tâm, Phòng phát hành 128 Nguyễn An Ninh, Q.Ninh Kiều ĐT: 0939282636
TIỀN GIANG
Đại lý Mây Hồng, 57 Lý Thường Kiệt, TP.Mỹ Tho ĐT: 0733.877.054
TP. HỒ CHÍ MINH
Tại tòa soạn 294 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.8, Q.3 ĐT: 028 38.484.335
HÀ NỘI
Cô Trần Thị Trâm Showroom Sách Thái hà 119 C5 Tô Hiệu, Cầu Giấy, Hà Nội ĐT: 0986644553
THỪA THIÊN-HUẾ
Anh Đặng Văn Hợp Trung tâm Văn hóa Liễu Quán 15A Lê Lợi, TP.Huế ĐT: 0905842219
ĐÀ NẴNG
Thượng tọa Thích Từ Nghiêm, chùa Phổ Đà 340 Phan Chu Trinh, TP.Đà Nẵng ĐT: 0914 018 093
KHÁNH HÒA
Chị Hương, Thư quán Hy Mã Lạp Sơn, chùa Long Sơn, số 20 đường 23 tháng 10 TP.Nha Trang ĐT: 058 2241 868 - 038 2552 374
PHÁT HÀNH VÀO NGÀY 1 VÀ 15 HÀNG THÁNG Giá: 22.000 đồng 


MỤC LỤC LƯU TRỮ TẠI THƯ VIỆN HOA SEN

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2021
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2020

Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2019
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2018
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2017
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2016
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2015
Tạp chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2014
Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo năm 2011, 2012, 2013


Tin tức:

LỄ CÔNG BỐ

Mã số chuẩn Quốc Tế cho xuất bản phẩm nhiều kỳ.

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tạp chí Văn hóa Phật giáo với Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh và công ty DATAPOST vào sáng ngày 20/9/2020 tại Hội trường Khách sạn New World, phường Bến Nghé, quận  nhất TP HCM.

Đây là lần đầu tiên, tạp chí Phật giáo được cấp mã số chuẩn Quốc tế cho ấn phẩm nhiều kỳ thuộc tạp chí Văn hóa Phật giáo. Sau 16 năm lăn lộn vất vả để duy trì tờ báo khó phổ biến vào quảng đại quần chúng, mà kinh phí phải tự túc, Tổng Biên tập đầu tiên là anh Võ Đình Cường,khởi nguồn là Tập văn do Ban Văn hóa T.Ư chủ trương, kế tiếp là HT.Thích Chơn Thiện và HT.Thích Trung Hậu, hiện tại Tổng Biên tập đương nhiệm là HT.Thích Hải Ấn, Ủy viên Thường trực HĐTS, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Văn hóa T.Ư GHPGVN, báo chí cấp phép lần đầu tiên năm 2004 của Bộ Thông tin và truyền thông.

Trãi qua thời gian dài trong lịch sử báo chí Việt Nam, Pháp Âm là tờ báo Phật giáo đầu tiên được xuất bản ngày 31-8-1929, chủ nhiệm là HT. Khánh Hòa, trãi dài qua tiếp theo Tạp chí Viên Âm, Nguyệt san Phương Tiện và - Từ Quang, tạp chí Bồ Đề Tân Thanh ,Tuần báo Đuốc Tuệ đầu tiên  là Duy Tâm Phật Học sau đổi thành Duy Tâm, Bác Nhã Âm,Tạp Chí Giác Ngộ…để ngày nay, những báo chính thống của Phật giáo như Truyền hình An Viên, Báo Giác ngộ, Tạp chí Văn hóa Phật giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học, Tạp chí Khuông Việt... Các website, trang tin điện tử và những tạp chí địa phương như Vô Ưu, Khánh Hòa,Hương Thiền…đã tiếp tục góp phần phổ biến văn hóa, tư tưởng Phật giáo khá phong phú.

Chư Tôn đức  đã thấy được tầm quan trọng của báo chí đem Phật giáo vào quần chúng, thuở ấy, cuộc sống và mọi phương tiện còn đơn giản; ngày nay, với thời đại toàn cầu hóa thông tin, 4.0 đòi hỏi người làm báo can đảm vượt khỏi lối cũ, mạnh dạn tiến vào lãnh vực kỷ thuật thông tin đại chúng mà vẫn duy trì hình thái truyền thống để đáp ứng cả hai thế hệ trẻ và người lớn tuổi quen sử dụng báo giấy. Theo TT. Minh Nhẫn, Tạp chí Văn hóa Phật giáo sẽ được trình bày qua nhiều hình thức tiên tiến hiện đại với mã code, ngoài báo giấy và trang điện tử, còn báo nói giúp cho những ai bận rộn công việc vẫn nghe và theo dõi.Ngoài ra, báo được chuyển ngữ tiếng Anh, sẽ truyền tay đến khách nước ngoài qua sự hỗ trợ của Bưu điện và công ty DATAPOST đến các khách sạn 4 – 5 sao, vừa được ký kết sáng nay. Để duy trì  sự tồn tại của tạp chí là một sự cố gắng quá sức của tập thể , trong đó phải nói công sức của cư sĩ Trần Tuấn Mẫn Phó Tổng biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn. Nay vì tuổi cao sức kém,ngày 13-7, HT.Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch HĐTS đã ký quyết định bổ nhiệm TT.Thích Minh Nhẫn, Ủy viên Thường trực HĐTS làm Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn.

Báo chí Phật giáo hiện nay, với sáng kiến, năng lựctrình độ chuyên môn được cập nhật thường xuyên, TT. T. Minh Nhẫn xứng đáng nhận lãnh vai trò Phó Tổng Biên tập Thường trực kiêm Thư ký tòa soạn và cũng là Ủy viên Thường trực HĐTS. Tuổi trẻ năng động, TT đã chứng minh qua thời gian điều hành PSO từ nửa nhiệm kỳ Đại hội VIII, các tin tức Phật sự cập nhật 63 Tỉnh thành, nhất là sự kiện Đại lễ Vésak lần thứ ba tại Tam Chúc, chứng tỏ năng lực chuyên môn của đội ngũ trẻ do TT Minh Nhẫn điều hành, rất phong phú mà trước đó truyền hình An Viên đã từng cống hiến. Tuy  PSO là một phần trong TTTT, một trong 13 Ban của Phật giáo, nhưng sự có mặt PSO đã làm thay đổi bộ mặt văn hóatruyền thông của Phật giáo thời gian gần đây không nhỏ.

Thành phần nhân sự ê kíp mới gồm 20 người, đang tập dợt, trao đổi kinh nghiệm,tìm tòi sáng kiến để đổi mới toàn bộ về báo chí Phật giáo Việt Nam hiện nay. Thời gian gần đây, Giáo Hội PGVN có những thành phần trẻ năng động, có trình độ, có tay nghề như TT Minh Nhẫn, TT Đức Thiện, còn có nhiều Tăng sĩ có bằng cấp thực học âm thầm làm nhiệm vụ giáo dục; giỏi nhiều mặt như giáo dục, trình độ giáo lý và luật học, còn có năng khiếu và thẩm mỹ trong việc kiến tạo một tu viện Vĩnh Nghiêm tại quận 12 như TT Giác Dũng. Dĩ nhiên còn nhiều vị có khả năng sinh hoạt trong thầm lặng để giúp ngôi nhà PGVN vượt qua những khó khăn đang gặp phải từ khủng hoảng truyền thông xã hội.

Hy vọng, với nhiệm vụ mới, tài thao lược, năng độngsở trường, TT Minh Nhẫn sẽ có nhiều nhân sự đủ khả năng, có tâm, có tầm hỗ trợ để hoàn thành xuất sắc được Giáo hội tin tưởng ủy thác.

Kinh chức tập thể Tạp chí Văn hóa Phật giáo sẽ hanh thông, vững tiến.

MINH MẪN

20/9/2020





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Hiện tượng của thầy Thích Pháp Hòa là hợp với logic của cuộc sống bất cứ thời nào. Bên cạnh ma quỷ luôn có thánh thần, bên cạnh ác tăng luôn có những cao tăng kềm chế. Nếu kẻ lợi dụng mảnh áo cà sa để hướng dẫn Phật tử vào chốn u minh nhằm bóc lột tiền tài, công sức của họ, bằng cúng dường bằng tà thuyết phải cúng Phật mới được siêu sinh thì thầy Pháp Hòa mở ra từng pháp thoại có khả năng giác ngộ người nghe thầy thuyết giảng. Thầy khẳng định những điều đơn giản nhưng hiếm người hiểu rõ, đó là: “Phật Giáo là một triết lý, một lối sống để tìm đến sự an lạc trong tâm hồn, không phải là một tôn giáo vì Phật không phải là đấng toàn năng để có thể ban phước lộc cho người này hay trừng phạt người kia.”
Hãy cẩn trọng với giọng nói, video và hình ảnh làm từ trí tuệ nhân tạo AI: một số người hoặc đùa giỡn, hoặc ác ý đã làm ra một số sản phẩm tạo hình giả mạo liên hệ tới các tu sĩ Phật giáo. Những chuyện này đã được nhiều báo Thái Lan và Cam Bốt loan tin. Trong khi chính phủ Thái Lan xem các hình ảnh giả mạo tu sĩ là bất kính, cần phải ngăn chận ngay từ mạng xã hội, nhiều nước khác, như tại Hoa Kỳ, chuyện này không được chính phủ can thiệp, vì xem như chỉ là chuyện đùa giỡn của một số người ưa giỡn. Bởi vì rất nhiều người trong chúng ta không phải là chuyên gia về trí tuệ nhân tạo để phân biệt hình giả và hình thật, nên thái độ phán đoán cần được giữ cho dè dặt, cẩn trọng.
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.