Đừng tàn hại sự sống

29/05/20162:00 SA(Xem: 7679)
Đừng tàn hại sự sống
ĐỪNG TÀN HẠI SỰ SỐNG
hay
GIẢNG LUẬN VỀ HỌC XỨ THỨ NHẤT CỦA CƯ SĨ TẠI GIA
****
(TRÍCH TỪ BẢN DỊCH VIỆT A-TỲ-ĐẠT-MA PHÁP UẨN TÚC LUẬN
ABHIDHARMA-DHARMASKANDHA

阿毘達磨法蘊足論
Phước Nguyên dịch và chú thích trọn bộ)



blankTrong điều thứ nhất, thế nào gọi là người làm sự giết hại?[1]

Như Thế Tôn nói[2]: “Có người nào giết hại, tàn ác, tay đẫm máu, đam mê giết hại đối với các hữu tình: chúng sinh và thắng loại, không hổ thẹn[3], không xót thương, dưới cho đến các loài côn trùng, sinh vật nhỏ bé, đều không lìa bỏ sự giết hại, như thế gọi là người làm việc giết hại”[4].

Thế nào gọi là “có người nào giết hại”?[5] Nghĩa là đối với việc giết hại, không nhàm tởm một cách sâu đậm, không viễn ly, thành tựuan trú, như vậy gọi là “có người nào giết hại[6].

Thế nào gọi là “tàn ác”[7]? Nghĩa là tập hợp nhiều loại công cụ có thể dùng để giết hại như: cung tên, đao kiếm, gậy gọc v.v..  Gọi là bạo ác.

Thế nào gọi là “Tay đẫm máu[8]? Nghĩa là giết dê, giết gà, giết lợn, bắt chim, bắt cá, săn thú, trộm cướp, đao phủ, bắt rắn[9], cai ngục, nấu thịt chó, đặt bẫy lưới, v.v… gọi đó là tay đẫm máu[10].

Tại sao gọi những cái này là tay đẫm máu? Nghĩa là người đó tuy thường tắm gội, thoa hương, mặc đồ sang đẹp thượng hạn, đeo tràng hoa, thân phục sức đủ thứ trang nghiêm, nên gọi huyết thủ. Tại sao như vậy? Người đó đối với việc ác, không nhàm tởm một cách sâu đậm, không viễn ly, khiến cho máu huyết hữu tình khởi lên, phát sinh, tích tập rồi tuôn chảy ra[11], cho nên gọi là tay đẫm máu.

Những gì gọi là “đam mê giết hại[12]? Nghĩa là đối với chúng sinh, gây sự tổn hại mà không giết, hoặc gây sự tổn hại và giết.

Từ “hại mà không giết”, nghĩa là dùng những công cụ giết hại[13] như: cung, đao, gậy v.v.. bức não chúng sinh, nhưng chưa làm cho thọ mạng bị đứt lìa, như thế gọi là hại mà không giết.

Từ “hại và giết”, nghĩa là nghĩa là dùng những công cụ giết hại như: cung, đao, gậy v.v.. bức não chúng sinh và làm cho thọ mạng bị đứt lìa, như thế gọi là có hại cùng với giết.

Đối với việc giết hại mê đắm, dính mắc, như vậy gọi là đam mê giết hại.

Những gì gọi là “đối với các hữu tình: chúng sinh và thắng loại, không hổ thẹn, không xót thương. Vả lại, phân biệt chúng sinh, thắng loại có sự sai biệt[14]?

Nghĩa là các hạng dị sinh[15] gọi là chúng sinh[16]; đệ tử của đức Thế Tôn gọi là thắng loại[17].

Lại có các loại hữu tình có tham, sân, si gọi là chúng sinh; có những hữu tình nào, thoát ly tham, sân, si, gọi là thắng loại.

Lại có các loại hữu tình, có khát ái, có thủ[18], gọi là chúng sinh; có hữu tình nào, lìa bỏ khát ái, lìa bỏ thủ, gọi là thắng loại.

Lại có các loài hữu tình nào, có sự dẫn đến không khuyết điểm, gọi là chúng sinh; có hữu tình nào, không có sự dẫn đến khuyết điểm[19], gọi là thắng loại.

Lại có các loài hữu tình, không thông tuệ[20], có vô minh[21], gọi là chúng sinh; có hữu tình nào, thông tuệ, minh triết, gọi là thắng loại.

Lại có các loài hữu tình, chưa lìa bỏ dục tham[22], gọi là chúng sinh; có hữu tình nào, đã lìa bỏ dục tham, gọi là thắng loại.

Lại có các loài hữu tình, đã lìa bỏ dục tham, nhưng không phải là đệ tử của Phật, gọi là chúng sinh. Có hữu tình nào, đã lìa bỏ dục tham, và là đệ tử của Phật, gọi là thắng loại.

Nay trong nghĩa này, hoặc có hạng dị sinh gọi là chúng sinh, đệ tử Thế Tôn gọi là thắng loại, tại sao như vậy? Thắng có nghĩa là Niết-bàn, vị đó[23] có thể hoạch đắc, thành tựu[24], xúc chứng[25], cho nên gọi là thắng loại.

Như có bài tụng rằng:

Tuỳ thuận khắp thế gian

Biến đủ khắp phương cõi

Muốn cầu nơi thắng ngã

Vô sở chứng, vô y[26].

 [0455c07] Do đó, trong nghĩa này, nếu các loài dị sinh gọi là chúng sinh, thì đệ tử của Thế Tôn gọi là thắng loại.

Đối với chúng sinh hữu tình và thắng loại này, phải nên xót thương, nhưng lại không hổ thẹn, không xấu hỗ, không cung kính, không sợ hãi [27], không thương, không tiếc, không đau đớn, không nhớ nghĩ, như thế gọi là đối với các loại hữu tình: chúng sinh và thắng loại không hổ thẹn, không xót thương[28].

Những gì gọi là “dưới cho đến loài côn trùng, sinh vật nhỏ bé, đều không lìa bỏ sự giết hại”?

Nói “côn trùng[29], nghĩa là các loài trùng nhỏ như: trùng, muỗi v.v..

Từ “sinh vật nhỏ[30], tức là các loại kiến mối nhỏ.

Từ “dưới cho đến”, tức là những loại chúng sinh nhỏ yếu này.

Đều khởi lên tâm ác, muốn dấy lên sự sát hại. Cho nên, gọi là làm điều giết hại[31].

Tức ở trong đây, cái gì gọi là “sinh mạng[32], cái gì gọi là “sát sinh[33]? Những gì gọi là “viễn ly sát sinh, mà gọi là cho đến mạng chung viễn ly sát sinhhọc xứ thứ nhất của Ô-ba-sách-ca?”

Được gọi là “sinh mạng”, nghĩa là các chúng sinh, có ấn tượng chúng sinh, hoặc các hữu tình, có ấn tượng hữu tình[34], hoặc các mạng giả, có ấn tượng mạng giả[35], hoặc các dưỡng dục, có ấn tượng dưỡng dục[36], hoặc bổ-đặc-già-la, có ấn tượng bổ-đặc-già-la. Đó gọi là sinh mạng.

blankNói “giết hại[37], nghĩa là: ở nơi các loài chúng sinh, khởi lên ấn tượng chúng sinh; ở nơi hữu tình, khởi lên ấn tượng hữu tình; ở nơi  mạng giả, khởi lên ấn tượng mạng giả; ở nơi dưỡng dục, khởi lên ảnh tượng dưỡng dục; ở nơi bổ-đặc-già-la, khởi lên ảnh tượng bổ-đặc-già-la. Lại khởi lên tâm ác, tâm bất thiện, tâm tổn, tâm hại, tâm giết hiện tiền[38]. Y chỉ nghiệp như thế, gia hành[39] như thế, tư duy như thế[40], động lực[41] như thế, dũng mãnh như vậy để giết hại chúng sinh, cho nên suy nghĩ đoạn sinh mạng. Do bởi nghiệp như thế, gia hành như thế, tư duy như thế, động lực như thế, dũng mãnh như thế, để giết hại chúng sinh, cho nên suy nghĩ đoạn sinh mạng, gọi là sát sinh[42].

Tức điều được nói ở trước, Ô-ba-sách-ca  đối với sự giết hại này, nếu có thể khéo khảo nghiệm, nhàm tởm, viễn ly, dừng hẳn, phòng hộ, không tạo tác, không làm, không thực hành, không vi phạm, buông bỏ, chặn đứng, không làm trái, không đối nghịch, không lìa bỏ, và không vượt qua, như vậy gọi là viễn ly sát sinh. Cho nên, gọi là cho đến mạng chung lìa bỏ giết hại, là học xứ thứ nhất của Ô-ba-sách-ca[43].

(PN. An cư 2560)





[1] A-tỳ-đàm tâm luận 2, T28n1552, tr.0893a26, Thuận Chánh Lý 42, tr. 578b10-b13, Hiển tông 22, tr. 0880b21-b24, Thành Thật Luận 116, tr.0304b26-b29. Xá lợi phất A-tỳ-đàm luận 27, tr.0700a14.

[2] Văn dẫn bởi M.1. 5. Cūḷakammavibhaṅga, cf. A. 10. Cundasuttaṃ.

[3] Tu羞, Skt. lajjā (Tib. འཛེམ་པའམ་ངོ་ཚ་བ་'dzem pa'am ngo tsha ba): xấu hổ, hổ thẹn. Trong một số trường hợp, theo bản Hán dịch Câu-xá của Chân đế và Huyền tráng, thì vô tu đồng nghĩa với vô tàmvô quý, tức đều có chung ngữ nguyên, so sánhKośa ii.: ahrīragurutā avadye bhayādarśitva matrapā| prema śraddhā gurutvaṃ hrīḥ te punaḥ kāmarūpayoḥ||33|| Chân đế dịch skt.ahrīragurutā thành: 無羞不重德, Ht. dịch thành: 無慚愧不重 vô tàm quý bất trọng, tức động căn hrī: xấu hổ, được dịch thành tàm 慚, hoặc tu 羞. 

[4] Luận thích của Câu-xá, ibid., yadi ‘mārayiṣyāmy enam’ iti saṃjñāya paraṃ mārayati, tam eva ca mārayati na anyaṃ bhramitvā— iyatā prāṇātipāto bhavati| yas tarhi sandigdho mārayati— kim ayaṃ prāṇī na prāṇī iti, sa eva anyo vā iti, so’py avaśyam etaṃ niścayaṃ labdhvā tatra praharati| yo’stu so’stv iti kṛtam eva anena tyāgacittaṃ bhavati, “Ta sẽ giết nó”, bằng ấn tượng như vậy, mà giết kẻ khác; và giết đúng đối tượng đó, không giết lầm đối tượng nào khác. Cho đến mức như thế, hình thành nên nghiệp đạo sát sinh. Hoặc giết mà nghi ngờ: “Đó có phải là sinh vật hay chăng? Hay không phải là sinh vật? Đúng là nó, hay đó là kẻ nào khác?” Dù thế, sau khi dứt khoát, hạ quyết tâm giết chết, nó tiến hành tấn công, bất chấp chính xác hay không chính xác; Hán dịch, Câu-xá 16tr. 86c06: 由心無顧。 若殺有情亦成業道. Thuận Chánh Lý 42tr. 578b15. Hiển Tông 22, tr.880b26.

[5] M.1. 5. Cūḷakammavibhaṅga,: Idha, māṇava, ekacco itthī vā puriso vā pāṇātipātī, có người đàn ông hay người đàn bà nào giết hại,…

[6] Cf. Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm luậntr. 574a19: “Sát sinh là gì? Nếu sanh ấn tượng chúng sinh, cố ý đoạn sinh mệnh chúng sinh… nếu hành nghiệp đó, gọi là người sát sinh”

[7] Bạo ác暴惡, Pāli. M.1. 5. Cūḷa.: luddo: tàn ác, hung ác. Skt. raudra: hung bạo/ raudratā: điên cuồng (Tib. དྲག་ཤུལ་ཅན་drag shul can). Cf. Tập dị môn 12, tr. 420b12tt.: “Bạo ác là gì? Những ai không có sự nhẫn về bổ-đặc-già-la, bất nhẫn nhân duyên, tập hợp các đao kiếm, gậy gọc,  thích thú làm tổn hại chúng sinh gọi là bạo ác”. Tỳ-bà-sa 40, tr.0256a24.

[8]  M.1. 5. Cūḷa.: lohitapāṇī,  tay đẫm máu, dính máu, bàn tay váy máu. Đây là chỉ cho Ác  luật  nghi  惡  律  儀  (Skt.  pāpa-saṃvara  =  asaṃvara:bất  luật  nghi).Về luật  nghi  và bất  luật  nghi,  xem Kośa, Kārikā  iv.  36. Hán dịch, Câu-xá  15, tr. 78c05-06. Xem cht.96 dưới.

[9] Phược long縛龍, Skt. nāgabandhāḥ, biến cách thứ 1. Nominative (chủ thuộc), số nhiều, cũng dịch là khiên tượng giả 牽象者, tróc tượng giả 捉象者 (Tib. གླང་པོ་ཆེ་འཛིན་པ་glang po che 'dzin pa). Cf. Vyākhyāhastibanda (bẫy voi), cũng có nghĩa là xiềng xích voi, bẫy voi. Ht.: phược long縛龍, có nghĩa là trói rồng, nên hiểu là bắt rắn. Cf. Quang ký 15, tr. 0233c12: dùng chú thuật trói rồng hoặc rắn khiến làm trò để kiếm sống. Câu-xá 4, Chân đế: phược tượng縛象.  Cf.Tỳ-bà-sa 117, tr.0607b02-03Bắt rắn, là để sanh tồn(活命hoạt mệnh skt. jīvaka, ajīvaka: sinh tồn, cứu mạng, kiếm sống) cho nên tập chú thuật long xà, hoặc cũng nói là bẫy voi (phược tượng). Cf. Câu-xá luận tụng sớ luận bổn 15, T41n1823, tr.0901a18.

[10] Cf. Nguyên văn Sanskrit, dẫn bởi Kośa iii.: Thế nào gọi là bất luật nghi? “ āurabhrikāḥ (giết dê), kaukkuṭikāḥ (giết gà), saukarikāḥ (giết heo), śākunikāḥ (bắt chim), mātsikāḥ (bắt cá), mṛgalubdhakāḥ (săn thú), caurāḥ (trộm cướp), vadhyaghātakāḥ (đao phủ/ khôi khoái), nāgabandhāḥ (bẫy voi), bandhanapālakāḥ (cai ngục), śvapākāḥ (nấu thịt chó), vāgurikāśca (đặt bẫy lưới). Hán dịch, Cf. Hiển Tông 20, T29n1563, tr. 0872c02; Thuận Chánh Lý 39, T29n1562, tr.0563a06.Giải thích chi tiết, xem Tỳ-bà-sa 117, tr.0607a24-b05.

[11] Để bản: 起等起/生等生/積集/流出; Từ等起 đẳng khởi và 等生 đẳng sanh theo sau từ khởi và từ sanh, trong những văn cú này, theo cách dịch của Huyền Tráng, thường dùng để dịch phó từ skt. khalu, không có nghĩa, chỉ dùng để gia cường ngữ khí, ý nhấn mạnh: đã khởi một cách hoàn toàn, khởi liên tục.

[12] M.1. 5. Cūḷa.: hatapahate niviṭṭhotâm chuyên sát hại đả thương.

[13] Bản Pāli nói là anekapariyāyena: dùng nhiều phương thức, cf. Vin.iii.68: Anekapariyāyenāti uccāvacehi ākārehi: “Bằng nhiều phương thức: tức bằng nhiều cách khác nhau.”

[14] M.1. 5. Cūḷa.: adayāpanno pāṇabhūtesu [sabbapāṇabhūtesu (sī. ka.)]tâm không từ bi đối với các loại chúng sanh. Bản Pali không có từ nào tương đương với từ thắng loại.

[15] Dị sinh, tức phàm phu, phàm nhân. Skt. pṛthagjana (Tib. སོ་སོའི་སྐྱེ་བོ་so so'i skye bo). Câu-xá 4 (tr. 23b18): “Thế nào là dị sinh tánh? Chưa thu hoạch Thánh pháp.” (pṛthagjanatvaṃ katamat? āryadharmāṇām alābha iti); cf. Phát trí 2 (T26n1544, tr.928c5). Câu-xá 4, tr. 23c2: “Phần vị sai biệt (trạng thái đặc biệt) của tương tục chưa từng sinh khởi Thánh pháp, được gọi là dị sinh tánh.”

[16] Định nghĩa từ “chúng sinh眾生”; Pāli.S. 23. 2. Satto.: rūpe kho rādha yo chando yo rāga yā nandi yā taṇhā tatra satto tatra viatto tasmā sattoti vuccati, “ở nơi sắc mà có dục vọng, đam mê, khoái cảm, khát ái; ở đó đắm nhiễm, ở đó đắm nhiễm triền miên, do đó được gọi là chúng sinh”. Theo đây, chúng sinhsatta, được coi như là phân từ quá khứ của sajjati: đắm nhiễm hay cố chấp, bám chặt vào. Thông thường, satta được cho là danh từ phái sinh của động từ căn √as: tồn tại, hiện hữu; nên satta được hiểu là “cái ở trong trạng thái đang tồn tại.”

[17] Thắng loại  勝類, có lẽ do từ skt. prakarṣayukta: đặc biệt, vượt trội hơn. Cf. id. Lit. Mṛicch. iv , 22 Lit. Kpr. vii , 11/12.

[18] Chỉ cho hai chi Khát Ái (skt.tṛṣṇāTib. སྲེད་པ་sred pa = khao khát tồn tại) và Thủ (skt.upādāna, Tib. ལེན་པ་len pa: bám víu nhận làm của ta), trong 12 chi Duyên khởi 十二之緣起, skt. dvādaśāṅga pratītyasamutpādaḥ, Tib. རྟེན་ཅིང་འབྲེལ་བར་འབྱུང་བའི་ཡན་ལག་བཅུ་གཉིས་ཀྱི་མིང་ལ་ , rten cing 'brel bar 'byung ba'i yan lag bcu gnyis kyi ming la.

[19] Hữu thuận vô vi有順無違  (skt. na doṣaḥ= 無失 vô thất ở Câu-xá) /vô thuận hữu vi 無順有違 (skt.doṣaḥ, Tib. སྐྱོན་ནམ་ཉེས་པ་ skyon nam nyes pa/ ཟློག་པར་མི་བྱེད་པ, zlog par mi byed pa), cần phân biệt tránh lầm với 有為 hữu vi (skt. saṃskṛta) và 無為 vô vi (skt. asaṃskṛta), chữ  hữu vi有違, dịch từ chữ skt. doṣaḥ: bị chê, có tội, khuyết điểm, nhược điểm, nên cũng dịch là罪過 tội qua. Còn từ hữu vi有為, do từ skt. saṃskṛta (Tib. འདུས་བྱས་'dus byas) với tiền tố sam và phân từ quá khứ kṛta. Từ saṃ được giải thích là sametya samāgamya: tụ hội; vậy, hữu vi有為(saṃskṛta) hàm nghĩa cái được tác thành do bởi các duyên tụ hội, cf.Kośa: sametya sambhūya pratyayaiḥ kṛtā iti saṃskṛtāḥ. Theo nội hàm của từ vô vi 無為, được sử dụng trong Nhân Minh, thì vô vi hàm nghĩa là không phạm lỗi, cf. Lý môn luận thuật ký, T44n1839, tr.0085a22.

[20] Thông tuệ 聰慧, Pāli: paiḍṇta /paṭivedha, cũng dịch là thắng tri. Cf. Du-già 95, T30n1579, tr. 0845c10-12: “Lại nữa, nếu do bởi đắc Thế tục trí cho đến Hữu đảnh, gọi là người thông tuệ, nhưng không phải Đệ nhất nghĩa được gọi là thông tuệ, vì giống như đã nói ở trên. Nếu do bởi Đế trí, gọi là người thông tuệ, tức đệ nhất nghĩa gọi là thông tuệ”. Pāli. M.i. 043. MahāvedallaPaññā kho āvuso abhiññatthā pariññatthā pahānatthāti “Này Hiền giả, trí tuệý nghĩa là thắng tri (Abhinnattha), có nghĩa là liễu tri (Parinnattha), có nghĩa là đoạn tận (Pahanattha).”

[21] Vô minh無明Skt. avidyā (Tib. མ་རིག་པ་ma rig pa), do a-vid: không có sự hiểu biết, không có sự học hỏi. Pāli, M.i. 009. sammādiṭṭhi: Yaṃ kho āvuso dukkhe aññāṇaṃ, dukkhasamudaye aññāṇaṃ, dukkhanirodhe aññāṇaṃ, dukkhanirodhagāminiyā paṭipadāya aññāṇaṃ. Ayaṃ vuccatāvuso avijjā. “Sự không tuệ tri về khổ, không tuệ tri về khổ tập, không tuệ tri về khổ diệt, không tuệ tri về con đường đưa đến khổ diệt, Chư Hiền, như vậy gọi là vô minh.” Kośa iii.: tasmād dharmāntaramevāvidyā.

[22]Dục tham 欲貪, skt. kāmarāgaḥ, Tib. འདོད་པ་ལ་འདོད་ཆགས་པ་ 'dod pa la 'dod chags pa,  Pāli.Chandarāga, tham chiếu các kinh, S. 22. 82. Puṇṇamā; M. 109. Mahapuṇṇamasutta; 110. Cūḷapuṇṇama-sutta., Pāli: yo tattha chandarāgo taṃ tattha upādānan ti, “nơi nào có dục tham, nơi đó có chấp thủ.” M.013. mahādukkhakkhandhasuttaṃ170. Kiñca bhikkhave kāmānaṃ nissaraṇaṃ. Yo kho bhikkhave kāmesu chandarāgavinayo chandarāgappahānaṃ. Idaṃ kāmānaṃ nissaraṇaṃ. “Này các Bí-sô, thế nào là sự xuất ly các dục? Này các Tỷ-kheo, đây là sự điều phục dục tham đối với các dục, sự đoạn trừ dục tham, như vậy là sự xuất ly các dục.”

[23] Bỉ彼, skt. tad , từ thích văn, chỉ hạng thắng loại, đệ tử của Thế tôn.

[24] Cf. Câu-xá T29n1560-p0312c20: 得 謂 獲 成 就    非 得 此 相 違 “Đắc là hoạch, thành tựu, Phi đắc ngược lại đắc/36ab/… Đắc có hai loại, một là chưa có, hoặc đã có mà mất, nay có được gọi là thu hoạch (= thủ đắc/hoạch đắc, tức đắc đến sinh tướng vị); hai là đã có, hoặc  đã có mà không bị  mất gọi là thành tựu (= cái luôn đi theo, tức đắc đến hiện tại vị).” kośa ii. nāmakāyādayaśceti prāptirlābhaḥ samanvayaḥ, Tib.: མིང་གི་ཚོགས་ལ་སོགས་པ་ཡང་། །ཐོབ་པ་ཤེད་དང་ཪན་པའོ། །.

[25] Xúc chứng觸證, tức trực tiếp chạm vào, đồng nghĩa với hiện quán hay  hiện chứng, Skt. abhisamaya, Tib. མནོན་པར་རྟོགས་པ་mnon par rtogs pa,  Pāli là abhisamaya, kinh nghiệm bằng bản thân. Cf. M. 73. Mahāvacchagotta suttaṃ.

[26] Chưa rõ xuất xứ.

[27] Nội hàm của: 無慚 vô tàm (Skt. āhrīkyam, Tib. ངོ་ཚ་མེད་པ་ngo tsha med pa) 無羞 vô tu  (Skt. alajjā), 無愧 vô quý (Skt. anapatrāpyam, Tib. ཁྲེལ་མེད་པ་khrel med pa), 無恥 vô sỉ (Skt. alajjana, Tib. ངོ་ཙ་མེད་པ) khá tương đồng, ở đây căn cứ theo ngữ nguyên mà dịch ý. Vyākhyā: hrī lajjāyamtrapūṣ lajjāyām, động từ căn √hrī (tàm/tu) và √trap (quý/sỉ) đều có nghĩa là xấu hổ, hổ thẹn, cf. Dhātupātha xxiv.3, Pāṇini iv.4. 122Câu-xá 2 (tr. 21a07): “Không tàm, quí: không trọng, không thấy sợ tội lỗi… Sự  khác  nhau  giữa  vô  tàm  và  vô  quý  ở  đây là sự  không   cung kính , không sùng trọng,  không úy kỵ và không phục tùng đối  với  các phẩm đức  và người có phẩm đức, gọi là vô tàm. Pháp đối nghịch với sự cung kính ấy, là pháp mà các bậc thiện sĩ chê trách, gọi là tội. Đối với tội này không thấy sợ, gọi là vô quý”.

[28] M.1. 5. Cūḷa.: Appāyukasaṃvattanikā esā, māṇava, paṭipadā yadidaṃ – pāṇātipātī hoti luddo lohitapāṇi hatapahate niviṭṭho adayāpanno pāṇabhūtesu. “Con đường ấy đưa đến trường thọ, này Thanh niên, tức là từ bỏ sát sanh, tránh xa sát sanh, bỏ trượng, bỏ kiếm, biết tàm quý, có lòng từ, sống thương xót đến hạnh phúc tất cả chúng sanh và loài hữu tình.”

[29] Quấn đa 捃多, Pāli. Kuntha, Skt. kunta (Tib. དཔྱ་ dpya), từ giống đực, chỉ cho loài côn trùng, loài trùng nhỏ. Hán dịch ý là Quấn đa nghị,捃多蟻 (T27n1545, tr.0635b09), Nghị tử 蟻子 (T22n1428, tr.0585b22), Chiết cước nghị 折腳蟻 (T28n1546, tr.0138a16, T26n1539, tr.0588a25). Cf. Du-già sư địa luận lược toản 3, T43n1829, tr.0047a24: 捃多蟻者。此有二義。一者蟻卵。二折脚蟻。Pāli nói là loài bàng sinh, cf. vin. 7. SappāṇakavaggoPāṇo nāma tiracchānagatapāṇo vuccati: “Pāṇo (sinh vật) nghĩa là đề cập đến sinh vật thuộc bàng sanh”. Pāli.Tiracchānagata, do động từ căn gam: điskt. Triyagyoni/tiracchānayoni: loài sinh ngang, chỉ tất cả loài động vật, côn trùng, chúng khi đi không thẳng mình lên được. Bao gồm cả động vật thần thoại như Garuda (ca-lầu-la, thần điểu), hay thần long nāga (na-già).

[30] Hán: 比畢洛迦 Tỷ-tất-lạc-ca, Skt. kunthakipillika, Tib. སྲིན་བུ་ཕྲེའུ་srin bu phre'uPāli. Kunthakipillike, các loại côn trùng, sinh vật nhỏ bé, như kiến, sâu, v.v..Cf. M.5.8. Vāseṭṭhasuttaṃ: ‘‘Tato kīṭe paṭaṅge ca, yāva kunthakipillike; Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ, aññamaññā hi jātiyo. K. Mahāvaggo.9. Vāseṭṭha.:‘‘Catuppadepi jānātha, khuddake ca mahallake; Liṅgaṃ jātimayaṃ tesaṃ, aññamaññā hi jātiyo.”: “Hãy xem loại côn trùng, bướm đêm, các loại kiến, chúng có tướng thọ sinh, do sinh, có dị loại.”; hoặc do gần ngữ tộc với từ Pāli. Bhūtam.bhūtam idanti sāriputta passasī ti? “Này Sāriputta, đây là sinh vật, ngươi có thấy chăng?” Skt. bhūta, có nghĩa là (hình dung từ) và cũng có nghĩa là (danh từ), chỉ các loài có sự sống hay mầm sống. Ngoài ra còn có các từ sanskrit khác cũng dùng để chỉ các loại sinh vật nhỏ như pipīlika, pipīlikā.

[31] Tỳ-bà-sa 118, tr. 616c17-c20, tr.617a27.tt.

[32] Sinh 生, skt. prāṇā: tức hơi gió, gió, sinh khí chính là sinh mạng. (vāyuḥ). Cf. Kośa iiiprāṇo nāma vāyuḥ kāyacittasanniśrito vartate, (…) jīvitendriyaṃ vā prāṇaḥ: “Cái gọi là sinh mạng tức là sinh khí (hơi gió), y chỉ trên thân và tâm mà vận hành (…)  Hoặc sinh mạng là mạng căn.”

[33] ibid.,: tam atipātayati yathā pradīpaṃ nirodhayati, ghaṇṭāsvanaṃ vā (…) tan nirodhayati, “Giết là thổi tắt gió, như thổi tắt ngọn đèn, hay tiếng chuông (…) Giết, là diệt nó.”  Từ “nó” ở trong đoạn vừa dẫn là chỉ cho từ jīvitendriyaṃ (mạng căn), của câu liền kề trước nó trong nguyên bản.

[34] Chúng sinh tưởng眾生想, hữu tình tưởng有情想, nghi là Huyền Tráng khi dịch thêm vào hữu tình tưởng有情想, hoặc chúng sinh tưởng 眾生想, vì phổ thông Skt., không có sự phân biệt giữa hai từ này, tức chỉ có một từ Skt. Sattvasaṃjñā (Tib. སེམས་ཅན་དུ་འདུ་ཤེས།)cf.Vajracched.: na …ātmasaṃjñā pravartate, na sattvasaṃjñā, na jīvasaṃjñā, na pudgalasaṃjñā. Từ Sattva, giống đực, thành lập từ động từ Saint, hiện tại phân từ của nó có nghĩa là “sự tồn tại” hay “sự hiện hữu” (to be hay being), Hán dịch: chúng sinh hay hữu tình; skt.Saṃjñā (Tib. བརྡའ་ཤེས་brda' shes), ấn tượng, ảnh tượng có động từ jñā: ý tưởng, nhận thức..  cf. Kim cang Bát-nhã luận hội thích 1, T40n1816, tr.0738c14: “Ở nơi thân của hữu tình khác, cho rằng đây là tự thể ngã thuộc về sở thủ, gọi là ấn tượng chúng sinh”.

[35] Mạng giả tưởng命者想, Skt. Jīvasaṃjñā (Tib.སྲོག་ཏུ་འདུ་ཤེས།), cũng dịch là thọ giả tưởng壽者想. Skt.  jīvaḥ (Tib. སྲོག་srog): thọ giả hay mạng giả, có động từ √jīv: sự sống… nên Jīvasa: cá thể có sinh mạng hay chủ thể của nhân cách.. Hán cũng dịch là thọ giả tưởng壽者相, cf. Kim cang Bát-nhã ba-la-mật kinh luận, tr. 783c04-05: “do chuỗi thông tín của mạng căn cắm chặt nơi sự bất đoạn, gọi là ấn tượng về mệnh. Ấn tượng thọ giả, mệnh căn đoạn rồi, lại khởi sinh trở lại trong lục đạo, gọi là ấn tượng về thọ giả”. Như vậy, theo kinh vừa dẫn phân riêng thọ giả và mệnh. Kinh cang Bát-nhã tán thuật, tr. 0131b07. Kim cang Bát-nhã luận hội thích 1, T40n1816, tr.0738c14: “Nếu trong hiện tại chấp thủ tự ngã cho đến thọ trụ, gọi là ấn tượng thọ giả”, cf. Tán lược, T85n2736, tr.0114b19:計現在蘊。 一期住因名壽者相.

[36] Dưỡng dục tưởng養育想, tên của khác của ngã tưởng我想 xem cht.116 dưới, so sánh với Vajracchedika. là: Atmasaṃjñā (Tib. བདག་ཏུ་འུད་ཤེས།), ấn tưởng về ngã. Ngã 我, Skt. Ātman là thuật ngữ quan trọng của Upanisad và Vedāna, được dùng để diễn tả về tự ngã, thần chủ, thần ngã, thượng đế hay linh hồn… Ātman có động từ căn √van: hơi thở. cf. Đại phương quảng tam giới kinh, T11n0311, tr. 0689a22: 雖有所想,想無所得; 想無所得,名為我 想。是故不真實句,名為我想.

[37] Vin.iii.68Jīvitā voropeyyāti jīvitindriyaṃ upacchindati uparodheti santatiṃ vikopeti: tước đoạt sinh mạng (giết), là làm đoạn tuyệt mạng căn, hủy diệt nó, chặn đứng dòng tương tục Cf. Tứ phần, quyển 2 (tr.575c6); Ngũ phần 2 (tr.7a27); Tăng-kỳ 4 (tr.253c9); Căn bản 3 (tr.518a21); Thập tụng 2 (tr.7b21)

[38] Giải thích bởi Vin.iii.68Iti cittamanoti: yaṃ cittaṃ taṃ mano, yaṃ mano taṃ cittaṃ. Cittasaṅkappoti: maraṇasaññī maraṇacetano maraṇādhippāyo. “Có tâm ý như thế (Iti cittamanoti): Ý nào tâm nấy, tâm nào ý nấy. Có tâm tư (Cittasaṅkappoti): có sự suy tưởng về sự chết, có sự suy tư về sự chết, có sự suy nghĩ về sự chết.”

[39]Gia hành加行, Skt. prayoga (Tib. སྦྱོར་བ་sbyor ba): tích cực thực hành, áp dụng, tiến hành, từ prayoga, cũng có nghĩa là gia công thực hành, thực hiện bởi nhiều công đoạn. Giai đoạn chuẩn bị, khởi sự cũng gọi là parayoga. Pāli:  payoga, chỉ  sự  chuẩn  bị  phát  khởi  hành  động. Như từ: karmapatha-prayoga, giai đoạn bắt đầu khởi sự tiến hành, cho đến thời điểm mục tiêu được hoàn thành, gọi là gia hành của nghiệp đạo. Cf. Nhiếp đại thừa luận thích 7, tr.422c09: “ở trong sự khích lệ tích cực gọi là gia hành.”

[40] Pāli nói là Sañcicca: sự chú tâm, cố ý, sự suy tính. Cf. Vin.iii.68: Sañciccāti jānanto sañjānanto cecca abhivitaritvā vītikkamo. “Cố ý (Sañcicca): là sự vi phạm trong khi biết, trong khi có ý định, sau khi đã suy nghĩ, sau khi đã khẳng định.”

[41] Sách lịch (lệ) 策勵, theo nghĩa Hán có nghĩa là thôi thúc, khích lệ, nhưng trong ngữ cảnh cần hiểu theo từ skt. samutthānaṃ (Tib. ཀུན་ནས་སློང་བའམ་ཀུན་ནས་ལྡང་བྱེད་kun nas slong ba'am kun nas ldang byed), động lực thúc đẩy, động lực phát khởi (của nghiệp), tức đẳng khởi.

[42] Cf. Kośa iii.: (Tụng) prāṇātipātaḥ sañcintya parasyābhrāntimāraṇam (…) (thích văn):  yady ekasya api jīvitakṣaṇasya utpadyamānasya antarāyaṃ karoti, prāṇātipātāvadyena spṛśyate, nānyathā (…)tasmāt sendriyaḥ kāyo jīvatīty ucyate, anindriyo mṛta iti, “Giết hại sinh mạng do sự cố ý, giết không nhầm lẫn đối tượng (…) Nếu làm gián đoạn mạng căn đang hiện hữu, thì cho dù chỉ trong một sát-na, nó xúc tội sát. Nếu không phải như thế thì không thành (…) Do đó, thân nào mà có căn, được nói là nó đang còn sống, khi không có căn thì nói rằng nó đó chết”. Tụng Tib.: སོག་གཅོད་པ་ནི་བསམས་བཞིན་དུ། །མ་ནོར་བར་ནི་གཞན་གསད་པའོ། །.

[43] Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm 6, tr. 574a23: “Thế nào gọi là học giới không sát sinh của ưu-bà-tắc? Nếu không thích thú ở nơi nghiệp (sát sinh) đó, viễn ly không làm, phòng hộ, không phạm, đoạn gốc rễ, xả bỏ điều bất thiện, kham nhẫn thực hành thiện, gọi là không sát sinh, là học giới của ưu-bà-tắc. Như Phật thuyết: Không giết, cũng không dạy/ cũng không khuyên người giết…”.

Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 38288)
03/09/2014(Xem: 25868)
24/11/2016(Xem: 15475)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.