ĐẠI TRÍ ĐỘ LUẬN TẬP I
(Mahàprajnàparamitàsatra) -
Tác giả: Nàgàrjuna (Bồ Tát Long Thọ)
Dịch Phạn ra Hán: Cưu Ma La Thập
Dịch Việt: Thích Thiện Siêu
Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam 1997
Kinh Bát-Nhã (Prajna) được lưu hành rất sớm tại Ấn độ. Khoảng 700 năm sau khi Phật diệt độ (cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III Tây lịch), lúc Bồ-tát Long Thọ (Nagarjuna) ra đời đã có hai bộ kinh Bát-Nhã hoàn thiện là Tiểu Phẩm Bát Nhã, còn gọi là Bát-Nhã 8.000 bài tụng (Astasàhasrikà - Prajnãpàramità) gồm 10 cuốn 29 Phẩm và bộ Đại Phẩm Bát-Nhã 25.000 bài tụng (Pancavimsati - Sàhasrikà - Prajnãpàramita) gồm 27 hay 30, 40 cuốn 9 Phẩm.
Bồ-tát Long Thọ viết luận giải thích kinh Đại Phẩm Bát-Nhã đề tên là Maha Prajnãpàramità sastra, gồm có 100 cuốn 90 Phẩm.
Năm 402 Tây lịch, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập (Kumarajva) đến Trung hoa dịch kinh Đại Phẩm Bát-Nhã ra Hán văn đề là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (tương đương Hội thứ hai trong kinh Đại Bát-nhã của ngài Huyền Trang dịch) và dịch Luận Maha Prajnãpàramità ra Hán văn tên là Đại Trí Độ luận hay Đại Trí Độ kinh luận, Trí luận, Đại luận, gồm 100 cuốn 90 Phẩm, từ Phẩm Tựa Đầu cho đến Phẩm Chúc Lụy cuối.
Đại Trí Độ Luận - Mục Lục Tổng Quát - Bồ Tát Long Thọ - Thích Thiện Siêu (5 tập)
Bồ-tát Long Thọ viết luận giải thích kinh Đại Phẩm Bát-Nhã đề tên là Maha Prajnãpàramità sastra, gồm có 100 cuốn 90 Phẩm.
Năm 402 Tây lịch, Tam tạng Pháp sư Cưu-ma-la-thập (Kumarajva) đến Trung hoa dịch kinh Đại Phẩm Bát-Nhã ra Hán văn đề là Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật-đa kinh (tương đương Hội thứ hai trong kinh Đại Bát-nhã của ngài Huyền Trang dịch) và dịch Luận Maha Prajnãpàramità ra Hán văn tên là Đại Trí Độ luận hay Đại Trí Độ kinh luận, Trí luận, Đại luận, gồm 100 cuốn 90 Phẩm, từ Phẩm Tựa Đầu cho đến Phẩm Chúc Lụy cuối.
Đại Trí Độ Luận - Mục Lục Tổng Quát - Bồ Tát Long Thọ - Thích Thiện Siêu (5 tập)
- Từ khóa :
- Đại Trí Độ Luận