A-tì-đạt-ma Phát trí luận - Jñānaprasthāna

02/07/20194:37 CH(Xem: 9071)
A-tì-đạt-ma Phát trí luận - Jñānaprasthāna
A-TÌ-ĐẠT-MA PHÁT TRÍ LUẬN
Jñānaprasthāna

Luận thư trọng yếu nhất của Hữu bộ
THÍCH PHƯỚC NGUYÊN
Dịch & chú
BẢN ĐIỆN TỬ 02/07/2019

blank


***
THIÊN THỨ NHẤT: TẠP UẨN[1]
CHƯƠNG I. THẾ ĐỆ NHẤT PHÁP

Giới thiệu

Thế đệ nhất pháp: bảy;

Đảnh hai, noãn, thân kiến.

Mười một kiến gồm đoạn,

Chương này thuyết minh đủ.

I. DANH NGHĨA

1. Tính chất

Thế nào là Thế đệ nhất pháp[2]?

Bất cứ tâm, tâm sở pháp nào là đẳng vô gián[3] nhập chánh tánh ly sinh[4], đó gọi là Thế đệ nhất pháp.

Có thuyết nói: Hoặc năm căn là đẳng vô gián nhập chánh tánh ly sinh, đó gọi là Thế đệ nhất pháp.

Ở trong nghĩa này, ý nói: Bất cứ tâm, tâm sở pháp là đẳng vô gián, nhập chánh tánh ly sinh, đó gọi là Thế đệ nhất pháp.

Vì sao gọi là Thế đệ nhất pháp?

Do tâm, tâm sở pháp như thế là tối thắng đối với các pháp thế gian khác, là đặc sắc, là trác việt, là tối tôn, là tối thượng, là vi diệu, nên gọi là Thế đệ nhất pháp.

Lại nữa, do tâm, tâm sở pháp như thế là đẳng vô gián, xả dị sinh tính[5], đắc thánh tính[6]; xả tà tính, đắc chánh tính, có thể nhập chánh tánh ly sinh, nên gọi là Thế đệ nhất pháp.

2. Sở hệ

Thế đệ nhất pháp nên nói là thuộc Dục giới hệ, Sắc giới hệ, hay Vô sắc giới hệ?

Nên nói Sắc giới hệ.

Vì sao pháp này không nên nói là thuộc Dục giới hệ?

Do không phải bằng Dục giới đạo mà có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến cho triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi; chỉ bằng Sắc giới đạo mới có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi.

Nếu bằng Dục giới đạo mà có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, thì hiện nay triền nơi Dục giới không còn hiện khởi, khiến cho triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi, thì Thế đệ nhất pháp như thế, nên nói là thuộc Dục giới hệ.

Nhưng mà không phải bằng Dục giới đạo mà có thể đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi, mà là bằng Sắc giới đạo mới có khả năng đoạn trừ cái, chế phục triền, khiến triền thuộc Dục giới không còn hiện khởi. Vì vậy, Thế đệ nhất pháp không nên nói thuộc Dục giới hệ.

Vì sao pháp này không nên nói là Vô sắc giới hệ?

Do nhập chánh tánh ly sinh: trước là hiện quán Dục giới khổ là khổ, sau hợp hiện quán về khổ của Sắc giới, Vô sắc là khổ. Thánh đạo khởi: trước là biện Dục giới sự, sau hợp biện Sắc giới, Vô sắc giới sự.

Nếu nhập chánh tánh ly sinh: trước là hiện quán Vô sắc khổ là khổ, sau hợp hiện quán Dục giới, Sắc giới khổ là khổ. Thánh đạo khởi: trước là biện minh về Vô sắc giới sự, sau hợp biện minh Dục giới, Sắc giới sự, thì Thế đệ nhất pháp như thế, nên nói thuộc Vô sắc giới hệ.

Nhưng nhập chánh tánh ly sinh: trước là hiện quán Dục giới khổ là khổ, sau hợp hiện quán về khổ của Sắc giới, Vô sắc là khổ. Thánh đạo khởi: trước là biện Dục giới sự, sau hợp biện Sắc giới, Vô sắc giới sự, thế nên Thế đệ nhất pháp không nên nói thuộc Vô sắc giới hệ.

Lại nữa, nhập vô sắc định[7], trừ khử sắc tưởng, nhưng không phải đoạn trừ sắc tưởng năng tri Dục giới. Hoặc duyên pháp này mà khởi khổ pháp trí nhẫn[8], tức duyên pháp này khởi Thế đệ nhất pháp.

3. Tầm & tứ

Thế đệ nhất pháp nên nói là hữu tầm hữu tứ, vô tầm duy tứ, hay vô tầm vô tứ?

Nên nói là hoặc hữu tầm hữu tứ, vô tầm duy tứ, hoặc vô tầm vô tứ.

Thế nào là hữu tầm hữu tứ[9]?

Hoặc y chỉ có tầm, có tứ Tam-ma-địa, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là vô tầm duy tứ?

Hoặc y chỉ vô tầm duy tứ Tam-ma-địa[10], nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là vô tầm vô tứ?

Hoặc y chỉ vô tầm vô tứ Tam-ma-địa[11], nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy Thế đệ nhất pháp.

4. Tương ưng căn

Thế đệ nhất pháp nên nói là tương ưng với lạc căn, tương ưng với hỷ căn, hay tương ưng với xả căn?

Nên nói là hoặc tương ưng với lạc căn, hoặc tương ưng với hỷ căn, hoặc tương ưng với xả căn.

Thế nào là tương ưng với lạc căn?

Hoặc y chỉ đệ tam tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là tương ưng với hỷ căn?

Hoặc y chỉ sơ tĩnh lự, đệ nhị tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

Thế nào là tương ưng với xả căn?

Nếu đã dựa vào vị chí định, đệ tứ tĩnh lự, nhập chánh tánh ly sinh, thì vị ấy đắc Thế đệ nhất pháp.

5. Nhất tâm & đa tâm

Thế đệ nhất pháp nên nói là một tâm hay là nhiều tâm?

Nên nói là một tâm.

Vì sao pháp này không phải là nhiều tâm?

từ tâm, tâm sở pháp này, vô gián không khởi tâm thế gian khác, duy chỉ khởi tâm xuất thế gian.

Giả sử sẽ khởi tâm thế gian khác, thì nó là hạ liệt, là đồng đẳng, hay là thù thắng?

Nếu tâm sẽ khởi là hạ liệt, thì không thể nhập chánh tánh ly sinh. Tại sao vậy? Vì không phải do thoái chuyển đạo mà có thể nhập chánh tánh ly sinh.

Nếu tâm sẽ khởi là đồng đẳng, thì cũng không thể nhập chánh tánh ly sinh. Tại sao vậy? Vì trước do bằng loại đạo này không thể nhập chánh tánh ly sinh.

Nếu tâm sẽ khởi là thù thắng, thì trước cần không phải là Thế đệ nhất pháp, sau mới là Thế đệ nhất pháp.

6. Không thoái chuyển

Thế đệ nhất pháp nên nói là thoái chuyển hay không thoái chuyển?

Nên nói là không thoái chuyển.

Do đâu pháp này quyết định là không thoái chuyển?

Thế đệ nhất pháp tùy thuận đế, thú hướng đế, khuynh hướng đế[12], trung gian thế này thế kia, không có trường hợp đắc khởi không tương tự tâm, khiến không đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Ví như có tráng sĩ lội qua dòng sông, băng qua hang động, vượt qua núi non, vượt qua vách núi, trung gian không thể hồi chuyển, khiến thân vị ấy trở về chỗ cũ, hoặc đi đến trú xứ khác. Trước hành đã được phát khởi bởi tăng thượng thân, chưa đạt đến chỗ cần đến, nhất định không từ bỏ.

Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, tùy thuận đế, thú hướng đế, khuynh hướng đế, trung gian thế này thế kia, không có trường hợp đắc khởi không tương tự tâm, khiến không đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Như Thiệm-bộ châu có năm dòng sông lớn: 1. Căng-già; 2. Diêm-mẫu-na; 3. Tát-lạc-du; 4. A-thị-la-phiệt-để; 5. Mạc-hê. Năm sông như thế tùy thuận biển cả, thú hướng biển cả, khuynh hướng biển cả, trung gian không thể hồi chuyển, khiến dòng chảy kia trở về chỗ cũ, hoặc tuôn tới trú xứ khác. Dòng chảy ấy quyết định có thể lưu nhập biển cả.

Thế đệ nhất pháp cũng lại như vậy, tùy thuận đế, thú hướng đế, khuynh hướng đế, trung gian thế này thế kia, không có trường hợp đắc khởi bất tương tự tâm, khiến không thể đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Lại nữa, Thế đệ nhất pháp cùng với khổ pháp trí nhẫn tác thành đẳng vô gián duyên, không có một pháp nào cấp tốc hồi chuyển vượt qua nơi tâm, có thể vào lúc bấy giờ thường tác thành chướng ngại, khiến không đắc nhập hiện quán Thánh đế.

Vì vậy, pháp này quyết định là không thoái chuyển.

II. THUẬN QUYẾT TRẠCH PHẦN

1. Đảnh & đảnh đọa

Thế nào là Đảnh?

Đối với Phật, Pháp, Tăng, sinh tín tâm phần lượng ít.

Như Thế Tôn dạy cho Ma-nạp-bà Ba-la-diễn-noa:

“Đối với Phật, Pháp, Tăng,

Sinh khởi tín thiểu phần,

Nho đồng nên biết nó,

Gọi đã đắc Đảnh pháp”.

Thế nào là Đảnh đọa?

Như có một hạng: thân cận thiện sỹ, lắng nghe chánh pháp, như lý tác ý; tin -  Phật bồ-đề[13], Pháp là thiện thuyết, Tăng tu diệu hành[14]; sắc là vô thường, thọ - tưởng - hành - thức là vô thường; thiện thi thiết khổ đế, thiện thi thiết tập - diệt - đạo đế. Vị ấy vào lúc khác, không thân cận thiện sĩ, không lắng nghe chánh pháp, không như lý tác ý, thoái thất đối với thế tục tín đã đắc: chìm mất, phá hoại, di chuyển, vong thất; nên gọi Đảnh đọa.

Như Phật nói cho Ma-nạp-bà Ba-la-diễn-noa:

“Nếu người nào như thế,

Ba pháp mà thoái thất,

Ta nói những loại ấy,

Nên biết gọi Đảnh đọa”.

2. Noãn

Thế nào là Noãn?

Hoặc có tín thọ thiểu phần ở trong Chánh pháp và Tì-nại-da.

Như Đức Thế Tôn nói với hai vị Bí-sô Mã Sư và Tỉnh Túc nói:

“Hai kẻ phàm ngu này đã xa lìa Chánh pháp và Tì-nại-da của Ta. Ví như đại địa cách xa hư không. Hai kẻ phàm ngu này không có thiểu phần noãn nào ở trong Chánh pháp  và Tì-nại-da của Ta”.

III. PHÂN LOẠI KIẾN CHẤP

1. Ngã kiến & ngã sở kiến

Hai mươi cú nghĩa Tát-ca-da-kiến này[15], có bao nhiêu là ngã kiến[16], bao nhiêu là ngã sở kiến[17]?

Có năm ngã kiến: đẳng tùy quán[18] sắc là ngã, thọ - tưởng – hành - thức là ngã.

Mười lăm ngã sở kiến: đẳng tùy quán ngã tồn tại sắc, sắc là ngã sở, ngã ở trong sắc; ngã tồn tại thọ - tưởng – hành - thức; thọ - tưởng – hành - thức là ngã sở, ngã ở trong thọ - tưởng – hành - thức.

2. Năm kiến

i. Hoặc phi thường thường kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong biên chấp kiến[19], thường kiến[20]; kiến khổ sở đoạn.

ii. Hoặc thường phi thường kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến[21]; kiến diệt sở đoạn.

iii. Hoặc khổ lạc kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong kiến thủ[22]: chấp thủ pháp hạ liệt cho là thù thắng; kiến khổ sở đoạn.

iv. Hoặc lạc khổ kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến; kiến diệt sở đoạn.

v. Hoặc bất tịnh tịnh kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong kiến thủ: chấp thủ pháp hạ liệt cho là thù thắng; kiến khổ sở đoạn.

vi. Hoặc tịnh bất tịnh kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến. Ở đây có hai loại:

Hoặc cho rằng: diệt là bất tịnh, thuộc kiến diệt sở đoạn.

Hoặc cho rằng: đạo là bất tịnh, thuộc kiến đạo sở đoạn.

vii. Hoặc phi ngã ngã kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong hữu thân kiến; kiến khổ sở đoạn.

viii. Hoặc phi nhân nhân kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong giới cấm thủ[23]: không phải nhân cho là nhân; kiến khổ sở đoạn.

ix. Hoặc nhân phi nhân kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến; kiến tập sở đoạn.

x. Hoặc hữu vô kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Được kể trong tà kiến. Ở đây có bốn loại:

Hoặc cho rằng: vô khổ, thuộc kiến khổ sở đoạn.

Hoặc cho rằng: vô tập, thuộc kiến tập sở đoạn.

Hoặc cho rằng: vô diệt, thuộc kiến diệt sở đoạn.

Hoặc cho rằng: vộ đạo, thuộc kiến đạo sở đoạn.

xi. Hoặc vô hữu kiến; thì đối với năm kiến: được kể trong kiến nào? Kiến sở đoạn nào?

Đây phi kiến, mà là tà trí[24].



[1] Bản Hán: quyển 1.

[2] 世第一法; laukikā agra-dharmāḥ, 'jig rten pa'i chos kyi mchog rnams

[3] 等無間 ; samanantara, de ma thag pa

[4] 趣入正性離生; samyaktvaṃ---nyāmam avakrāmati yang dag pa nyid du nges pa la 'jug par byed pa

[5] 異生性; pṛthag-janatva, so so'i skye bo nyid .

[6] Skt. ārya-gotra.

[7] 無色定; ārūpya-samāpatti; Tib. gzugs med pa'i snyoms par 'jug pa

[8] 苦法智忍; duḥkhe dharmajñānakṣāntī

[9] 有尋有伺; sa-vitarkaṃ sa-vicāram, rtog pa dang bcas pa dpyod pa dang bcas pa

[10] 無尋唯伺三摩地; Tib. rtog pa med la dpyod pa tzam gyi ting nge 'dzin

[11] 無尋無伺三摩地; Skt. avitarka-avicāra-samādhi (Pāli avitakka-avicāra-samādhi), rtog pa med la dpyod pa med pa'i ting nge 'dzin.

[12] 臨入; Skt. prag-bhāra (Tib. bab pa): tiếp cận xâm nhập, xu hướng.

[13] Tức tin tưởng Phật là bậc giác ngộ, có đầy đủ các phẩm tính giác ngộ.

[14] Phật: Vị Thế Tôn ấy là bậc Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác… Phật Bạc-già-phạm; Pháp: Chánh pháp được Thế Tôn tuyên thuyết: hiện kiến, vô nhiệt, ứng thời,… trí giả nội chứng; Tăng: diệu hành, chất trực hành….ruộng phước vô thượng của thế gian”.

[15] 薩迦耶見; satkāya-dṛṣṭi, Tib. 'jig tsogs la lta ba.

[16] 我見  ātma-darśana, bdag tu lta ba.

[17] 我所見;

[18] 等隨觀 đẳng tùy quán, samanupaśyati (Tib. yang dag par lta ba), do sam-anu-√paś: theo dõi, tuần quán, Pāli samanupassanā: tùy quán rõ, chăm chú quán sát.

[19] 邊執見; anta-grāha-dṛṣṭi, mthar 'dzin par lta ba

[20] 常見  śāśvata-dṛṣṭi ; rtag par lta ba

[21] 邪見  vipanna-dṛṣṭi  ; lta ba log par zhugs pa

[22] 見取  dṛṣṭi-parāmarśa; lta ba mchog tu 'dzin pa

[23] 戒禁取 śīla-vrata-parāmarśa; tsul khrims dang brtul zhugs mchog tu 'dzin pa

[24] 邪智; Skt. mithyā-jñāna.





Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
01/06/2014(Xem: 43105)
03/09/2014(Xem: 27739)
24/11/2016(Xem: 16614)
29/05/2016(Xem: 8166)
Ăn thịt chó lâu lâu lại nổi lên như một vấn đề trọng đại của đất nước, kéo theo những cuộc biểu tình, phản đối làm đau đầu chính phủ. Và người ta đã xót xa, lên án những người hành hạ chó hay ăn thịt chó. Đặc biệt trong thế giới Tây Phương và Hoa Kỳ. Mới đây trong cuộc tranh luận với Bà Harris trên đài truyền hình ABC, Ô. Trump nói rằng di dân Haiti ở Tiểu Bang Ohio đã ăn thịt thú cưng (chó mèo) khiến gây phản ứng phẫn nộ, thậm chí dọa giết khiến cộng đồng ở đây vô cùng lo sợ. Thế nhưng theo sở cảnh sát Springfield, nguồn tin trên không có gì đáng tin cậy và không có chuyện thú cưng bị hại hay làm bị thương hay hành hạ bới người dân ở đây. Đấy người ta yêu thú vật như thế đó và sẵn sàng giết người, bạo động để bảo vệ thú vật.
Mới đây, 250 nhà hàng và quán ăn ở phố cổ Hà Nội đã ủng hộ việc không tiêu thụ thịt chó, mèo bằng cách dán các poster tại nhà hàng với thông điệp “Chó mèo là bạn, không phải là thức ăn. Chúng tôi không phục vụ thịt chó mèo tại đây”.
Tôi hôm nay hân hạnh được góp một vài ý kiến trong Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An, vị đạo sư đã khai sáng Bửu Sơn Kỳ Hương, một tôn giáo nội sinh trong lòng dân tộc và vì ngài có một thời gian cư trú ở Chùa Tây An (Thiền phái Lâm Tế) dưới chân núi Sam (Châu Đốc), nên vị đạo sư họ Đoàn được người dân một cách tôn kính gọi là Đức Phật Thầy Tây An. Từ gốc rễ đó, Phật Giáo Hòa Hảo do Đức Huỳnh Giáo Chủ sáng lập, thường được coi là sự kế thừa và phát triển của Bửu Sơn Kỳ Hương trong bối cảnh mới. Truyền thống Phật Giáo Hòa Hảo mỗi năm đều có Lễ Vía Đức Phật Thầy Tây An. Ngài đã từng được nhìn theo nhiều phương diện khác nhau. Nhưng hôm nay, tôi xin phép trình bày về một bản văn quan trọng do Đức Phật Thầy Tây An để lại. Đó là bài thơ Mười Điều Khuyến Tu.