Thư Viện Hoa Sen

Vết Chân Tự Ngã Trên Đường Về Không

23/04/20184:49 SA(Xem: 15928)
Vết Chân Tự Ngã Trên Đường Về Không

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI XUẤT BẢN:


VẾT CHÂN TỰ NGÃ TRÊN ĐƯỜNG VỀ KHÔNG
Tác giả Nhụy Nguyên
Nhà xuất bản Ananda Viet Foundation

Lời nói đầu

 

Cõi nhân gian âu là sự phóng chiếu của tâm thức nghiệp báo, song cũng là sự hiện tướng trong màn hình chân như. Khoa học hiện đại thật sự ngạc nhiên khi nhìn thấy lỗ hổng thời gian và đang dần hoài nghi về không gian, như chính thời-không từng xuất hiện và biến mất trong giấc mơ qua sự thể nghiệm ở mỗi chúng taTrần ai huyễn mộng - chân lý này phải bậc triệt ngộ mới thể nhập thông qua thiền-tuệngoài ra không cách gì chứng biết dẫu khoa học có phát triển đến ngưỡng như những nền văn minhtrước trái đất từng hoại diệt chăng nữa.

Con người sinh ra hữu ý hay vô tình đều đã nương vào ánh sáng mặt trời mà lớn lên như chính niềm ân sủng vô biên của Phật phápĐức Phật là bậc thấu triệt quy luật vận hành của vũ trụ nhân sinh và thuyết lại y nguyên không chút sáng tạo. Mà trước hết Kinh điển luôn dạy những căn cốt của triết lý nhân sinh. Ấy là nhân quả báo ứng tơ hào không sai, luân hồi lục đạo xoay vần theo nghiệp báo; ai nỗ lực hành pháp đúng theo lộ trình Giới - Định - Tuệ, dẫu họ ở địa vị thấp hèn nhất vẫn đồng cơ hội chạm đến chiếc chìa khóa mở Kho tàng Phước-Trí vốn sẵn nơi Tâm; xem như bảo vệ thành công Luận án kiếp người.

Trong nỗ lực bước đầu chập chững hành theo Kinh điển, vẫn biết những gì chia sẻ ra trong cuốn sách nhỏ này, xét riêng về bản thân là tự chướng ngại và đang tiếp tục làm tổn thương người khác. Với lòng chân thành hết mực, cúi mong quý bạn đọc thứ tha cho những dấu vết tự ngã sâu nặng của tác giả ẩn hiện trong từng dòng chữ lẽ ra im lặng vẫn hơn.

MỤC LỤC

Phần I: THẬT CÓ TA KHÔNG? 
1. Lẫy lừng lâu đài ảo ảnh  
2. Thật có ta không? 
3. Lành thay nếu được là học trò của Đức Phật  
Phần II: DIỆU PHÁP TRONG THỜI MẠT
4. Nghĩa kinh ứa lệ 
5. Hoài nghi lời Phật, hành giả đi về đâu? 
6. Con khỉ lại thức trong mỗi giấc thiền 
7. Hướng tâm về miền sáng 
8. Soi gương chẳng thấy nổi mình 
9. Diệu pháp trong thời mạt 
10. Một ngày sực nhớ quê hương.. 
Phần III: MỘNG THOÁT LUÂN HỒI
11. Phá giới, phá chấpphá kiến 
12. Mảng tối dưới chân đèn 
13. Mộng thoát luân hồi 






TÁC GIẢ

 

Nhà văn Nhụy Nguyên tên thật là Trần Nguyên Sỹ
Quê quán: Phù Lưu - Lộc Hà - Hà Tĩnh
Hiện công tác tại Tạp chí Sông Hương
Tác giả từng viết đều ở các thể loại:
thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, tùy bút, tiểu luận.

BCTNTDVK-V4

Quý độc giả yêu thích đọc sách in trên giấy có thể tìm sách trên mạng Amazon bằng cách gõ chữ không dấu tên sách. Thí dụ: "vet chan tu nga tren duong ve khong" hay click vào đây để link trực tiếp tới trang mạng Amazon. Riêng độc giả ở Việt Nam xin xem chú thích dưới đây:

Chú thích:

Độc giả trong Việt Nam không mua trực tiếp từ Amazon được, nhưng có thể mua sách trên Amazon thông qua một trong 3 Công ty sau đây. Xin độc giả trực tiếp liên lạc và tìm hiểu quy trình cũng như giá cả trước khi tự mình quyết định có xử dụng dịch vụ nầy hay không. Thông tin nầy chỉ có tính cách tham chiếu mà thôi:

1- VietAir Cargo: https://vietaircargo.com/tin-deal/mua-ho-sach-tren-amazon-gia-re-va-van-chuyen-ve-viet-nam/
2-  Phong Duy: http://phongduy.com/mua-hang-tren-amazon/
3-  Fado: http://fado.vn/nhan-dat-mua-ho-ship-sach-tu-tren-amazon-ve-viet-nam-gia-re.n522/


Mong muốn pháp được lưu truyền rộng rãitác giả và nhà xuất bản không giữ bản quyền sách. Giá bán khi độc giả đặt mua là giá thành tối thiểu của Amazon nhằm trang trải chi phí in ấn cho một quyển theo hình thức POD (Print on Demand).

Quý độc giả cũng có thể download phiên bản PDF về máy nhà đọc trước:

pdf_download_2
Vết Chân Tự Ngã Trên Đường Về Không



Các sách khác:
Ananda Viet Foundation Books from Amazon


Tạo bài viết
07/04/2017(Xem: 16894)
07/07/2013(Xem: 22133)
26/05/2013(Xem: 15313)
Vào năm 2015 ngôi chùa Linh Thứu tại thủ đô Berlin của xứ Đức, đã đảm nhận trọng trách tổ chức một khóa An Cư Kiết Đông cho hơn 100 vị Chư Tăng Ni đến từ các nơi, chủ yếu là Âu Châu. Gần mười năm sau, Chùa lại được hân hạnh đón tiếp lần thứ hai gần 100 Vị đến tu tập những 10 ngày từ mùng 9 đến 18 tháng 12 năm 2024, đó là khóa An Cư Kiết Đông kỳ thứ 12, nếu không trừ ra vài khóa vắng bóng thời Cô-Vít ngày nào!
Ngày 3/1, ngày thứ tư kể từ khi đặt chân tới đất Thái Lan, đoàn của sư Minh Tuệ đang đi bộ dọc đường 217 trên khu vực thuộc huyện Phibun Mangsahan, tỉnh Ubon Ratchathani ở miền đông bắc Thái Lan.
Thay mặt Ủy ban Quốc gia Đại lễ Vesak LHQ 2025, xin trân trọng kính mời quý cư sĩ học giả tham gia viết bài và trình bày tại Hội thảo Vesak Liên Hiệp Quốc 2025, diễn ra từ ngày 6 đến 8 tháng 5 năm 2025 tại Thành phố Hồ Chí Minh. Hội thảo năm nay với chủ đề chính: “Hợp nhất và Bao dung vì Nhân phẩm Con người: Tuệ giác Phật giáo cho Hòa bình Thế giới và Phát triển Bền vững” cùng các tiểu chủ đề mang tính thời sự như: