Nhập Giòng

23/03/20201:00 SA(Xem: 7730)
Nhập Giòng
NHẬP GIÒNG
Into the Stream
Ṭhānissaro Bhikkhu Dhammaruci
Nguyễn Văn Ngân dịch
Nhà xuất bản Hồng Đức 2019

Nhập giòng. Bhikkhu Thanissaro, Nguyễn Văn Ngân dịch._Page_001

MỤC LỤC
Trang Chữ Tắt - Sách Tham Khảo & Trích Dẫn 
Các Chữ Tắt Khác 
Lời Nói Đầu 
Phần I: Phương Cách Nhập Giòng
1. Giới Thiệu 
2. Giao Kết với Bậc Trí Đức 
3. Lắng Nghe Giáo Pháp Chân Chánh 
4. Suy Xét Theo Lý 
5. Hành Trì Đúng Theo Giáo Pháp 
Phần II: Nhập Giòng & Kết Quả
1. Giới Thiệu 
2. Sự Sanh Khởi Con Mắt Pháp (Dhamma) 
3. Ba Trói Buộc Sai Sử 
4. Đặc Tính của Bậc Nhập Giòng 
5. Lợi Ích 
6. Lời Khuyên 

LỜI NÓI ĐẦU

Quyển này do Tỳ khưu Ṭhānissaro sưu tập và trình bày có hệ thống các đoạn kinh Pāḷi về Sotāpatti, vốn là giai đoạn đầu tiên trong tiến trình chuyển tánh từ puthujjanagotra (tánh phàm phu) sang ariyagotra (tánh bậc thánh). Các đệ tử bậc thánh thực chứng 4 Đạo lộ và 4 quả vị giải thoát sau đây:

• Sotāpatti [= sota (giòng hiền Thánh) 1 + ā (lần đầu) 2 + patti (nhập vào, đến)]: Nhập Giòng Hiền Thánh Lần Đầu, nói gọn: Nhập Giòng.

• Sakadāgāmitā [sakad = sakid (một lần) + āgāmita (đến) = đến cõi đời này một lần nữa, hay Trở Lại Một Lần theo một trong hai cách sau: hoặc là tái sanh làm người một lần nữa, sau đó sanh vào cõi chư Thiên; hay sanh vào cõi chư Thiên và sanh làm người một lần nữa trước khi chứng nibbāna].3

• Anāgāmitā [= an (tiền trí từ chỉ phủ định đặt trước nguyên âm: không) 4 + āgāmita (đến): không đến cõi đời này nữa, hay Không Trở Lại, sau khi từ bỏ cõi đời này, tái sanh vào cảnh giới chư Thiên cao nhất và chứng quả Arahatta ở đó, không bao giờ tái sanh làm người nữa].


• Arahatta (A La Hán). Từ lúc nhập vào giòng Thánh, thời gian lưu chuyển luân hồi còn tối đa là 7 kiếp. Tùy vào từng người, thời gian này có thể ngắn hơn nữa. Ví dụ, Ngài Aññāta Koṇḍañña (Kiều Trần Như), sau khi nghe Đức Phật thuyết xong phẩm Dhammacakkappavattana Sutta (Kinh Chuyển Pháp Luân),5 ngài Koṇḍañña và một trăm tám mươi triệu chư thiên đã chứng quả vị Nhập Giòng. Chỉ năm ngày sau, khi nghe Đức Phật giảng xong Anattalakhaṇa Sutta (Kinh Vô Ngã Tướng),6 ngài Koṇḍañña và bốn vị đồng tu của Ngài là Vappa, Bhaddiya, Mahānāma và Assaji, tất cả đều chứng quả vị Arahatta, do vậy, đấy là kiếp cuối cùng của nhóm Koṇḍañña.7

Không chỉ các tỳ khưu, tỳ khưu ni mới có thể nhập vào giòng Thánh. Cư sĩ cũng có thể chứng đắc được đạo lộ và quả vị này. Sau đây là vài ví dụ: 
Cư sĩ Upāli (đọc M. i. 380: KTB 2, tr. 96); 
Cư sĩ Cunda, người dâng bữa cơm cuối cùng lên Đức Phật (đọc UC II, tr. 1083);
Cư sĩ nữ Kāḷī ở Kuraraghara (BKTC 1, tr. 57), [đọc NDB, p. 1611, ct. 148];
• Mẹ của Ngài Sāriputta nhập vào và củng cố trong quả vị Nhập Giòng trước khi Sāriputta nhập diệt (đọc UC II, tr. 851);
Cư sĩ Kāḷaka (đọc BKTC 1, tr. 594) bố chồng của Cūḷasubhaddā (con gái của Anāthapiṇḍika), sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp, Kāḷaka chứng quả vị Nhập Giòng, đã xây và cúng dường tịnh xá trong sân của mình lên Đức Phật [đọc NDB, p. 1682, ct. 661]...

Xem tiếp:

pdf_download_2
Nhập giòng. Bhikkhu Thanissaro, Nguyễn Văn Ngân dịch.



Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
25/07/2011(Xem: 109892)
10/10/2010(Xem: 106081)
10/10/2010(Xem: 108493)
10/08/2010(Xem: 111398)
08/08/2010(Xem: 116979)
21/03/2015(Xem: 21766)
27/10/2012(Xem: 64996)
09/09/2017(Xem: 10791)
02/09/2019(Xem: 7673)
09/04/2016(Xem: 13751)
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.