Giới - Định - Huệ (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

31/01/20211:01 CH(Xem: 20242)
Giới - Định - Huệ (Sách song ngữ Vietnamese-English PDF)

THIỆN PHÚC
GIỚI-ĐỊNH-HUỆ
DISCIPLINE-MEDITATION-WISDOM


Giới-Định-Huệ - Thiện Phúc

Copyright © 2021 by Ngoc Tran. All rights reserved.

No part of this work may be reproduced or transmitted in any form or by any means, electronic or mechanical, including photocopying and recording, or by any information storage or retrieval system without the prior written permission of the author, except for the inclusion of brief quotations. However, staff members of Vietnamese temples who want to reprint this work for the benefit of teaching of the Buddhadharma, please contact Ngoc Tran at (714) 778-2832

MỤC LỤC
Table of Content

 

Mục Lục—Table ofCon tent        
Lời Đầu Sách—Preface

Phần Một: Sơ Lược Về Giới-Định-Huệ—Part One: A Summary of Precepts-Concentration-Wisdom

Chương Một—Chapter One: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của Giới-Định-Huệ—Overview and Meanings of Discipline-Meditation-Wisdom              
Chương Hai—Chapter Two: Tam Tu Giới-Định-Tuệ Là Phương Tiện Tuyệt Vời Trong Tu Tập—Threefold study of Precept-Concentration-Wisdom Are Excellent Means in Cultivation  
Chương Ba—Chapter Three: Giới Định Tuệ Và Hơi Thở Toàn Thân Trong Thiền Tập Của Hành Giả—The Training of Morality, Concentrating, and Wisdom and the Practitioners' Whole Breath in Meditation Practice 

Phần Hai: Giới—Part Two: Precepts 

Chương Bốn—Chapter Four: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của “Giới”—An Overview and Meanings of “Sila” 
Chương Năm—Chapter Five: Vai Trò Của Giới Học Trong Phật Giáo—The Role of Precepts in Buddhism 
Chương Sáu—Chapter Six: Thanh Tịnh Giới Đức—To Purify Morality
Chương Bảy—Chapter Seven: Giới Luật Và Kỷ Luật Trong Thiền Tập—Precepts and Self-Discipline in Meditation Practice
Chương Tám—Chapter Eight: Người Phật Tử Thọ Giới Vào Thời Đức Phật—A Buddhist’s Reception of Precepts During the Time of the Buddha
Chương Chín—Chapter Nine: Hành Giả Tuân Thủ Giới Luật Đồng Nghĩa Với Thu Thúc Thân Tâm—A Practitioner Who Observes Buddhist Precepts Meaning to Restrain and Control the Body and Mind 
Chương Mười—Chapter Ten: Hành Giả Và Bốn Giới Thanh Tịnh Thân Tâm—Practitioners and the Four Rules of Purification of the Body and Mind 
Chương Mười Một—Chapter Eleven: Hành GiảTội Phạm Giới Ngũ Nghịch—Practitioners and the Five Grave Sins
Chương Mười Hai—Chapter Twelve: Những Thứ Cần Làm & Những Thứ Không Nên Làm—Things A Buddhist Should Always Do & Things A Buddhist Should Never Do 
Chương Mười Ba—Chapter Thirteen: Tự Tánh Thọ Giới & Tự Nguyện Thọ Giới—Self-Nature Discipline & Self-Vow Ordination 
Chương Mười Bốn—Chapter Fourteen: Tam Tụ Tịnh Giới—Three Collections of Pure Precepts  
Chương Mười Lăm—Chapter Fifteen: Giới Đưa Đến Sự Đoạn Tận—Precepts That Lead to the Cutting Off of Affairs 
Chương Mười Sáu—Chapter Sixteen: Giới Vô Tướng Quy-Y—Precepts of the Triple Refuge That Have No Marks
Chương Mười Bảy—Chapter Seventeen: Những Loại Giới Khác—Other Kinds of Precepts
Chương Mười Tám—Chapter Eighteen: Trì Giới—Observation of Precepts 
Chương Mười Chín—Chapter Nineteen: Phá Giới—Breaking Precepts 
Chương Hai Mươi—Chapter Twenty: Những Lời Phật Dạy Về Giới Luật—The Buddha's Teachings on Precepts
Chương Hai Mươi Mốt—Chapter Twenty-One: Đóng Các Cửa Đưa Đến Phạm Giới—Close the Doors that Lead to Breaking Precepts
Chương Hai Mươi Hai—Chapter Twenty-Two: Ngũ Giới Cho Người Tại Gia—Five Precepts for Lay People
Chương Hai Mươi Ba—ChapterTwenty-Three:Bát Quan Trai Giới—Eight Precepts129
Chương Hai Mươi Bốn—Chapter Twenty-Four: Tại Gia Bồ Tát Giới—Lay Bodhisattvas’ Precepts
Chương Hai Mươi Lăm—Chapter Twenty-Five: Các Giới Luật Cho Phật Tử Mới Xuất Gia—Precepts for the Nova 
Chương Hai Mươi Sáu—Chapter Twenty-Six: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Bắc Tông—Northern School Bhiksu's Complete Precepts 
Chương Hai Mươi Bảy—Chapter Twenty-Seven: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Phật Giáo Nguyên Thủy—Complete Precepts For Theravada Bhiksus
Chương Hai Mươi Tám—Chapter Twenty-Eight: Cụ Túc Giới Tỳ Kheo Ni—Complete Precepts For Bhiksunis 
Chương Hai Mươi Chín—Chapter Twenty-Nine: Bát Kính Giáo—Eight Unsurpassed Rules of a Nun   
Chương Ba Mươi—Chapter Thirty: Bồ Tát Giới—Bodhisattva Precepts

Phần Ba: Định—Part Three: Concentration  

Chương Ba Mươi Mốt—Chapter Thirty-One: Tổng Quan Về Định—An Overview of Dhyana 
Chương Ba Mươi Hai—Chapter Thirty-Two:  Tam Muội—Samadhi
Chương Ba Mươi Ba—Chapter Thirty-Three: Bốn Loại Tam Muội theo Liễu Dư Đại Sư—Four kinds of Samadhi according to Great Master Liu-Yu
Chương Ba Mươi Bốn—Chapter Thirty-Four: Tu Tập Và Phát Triển Tam Muội—Cultivation and Development of Samadhi 
Chương Ba Mươi Lăm—Chapter Thirty-Five: Tám Yếu Tố Tập Trung Tư Tưởng—Eight Factors of Yoga Abstraction 
Chương Ba Mươi Sáu—Chapter Thirty-Six: Tám Giải Thoát Tam Muội—Eight Kinds of Samadhi of Liberation  
Chương Ba Mươi Bảy—Chapter Thirty-Seven: Vô Sắc Tam Muội—Formless Samadhis   
Chương Ba Mươi Tám—Chapter Thirty-Eight:Nhất Tướng Tam MuộiNhất Hạnh Tam Muội—The Samadhi of One Mark and the Samadhi of One ConductChương Ba Mươi Chín—Chapter Thirty-Nine: Các Loại Tam Muội Khác—Other Kinds of “Samadhi” 
Chương Bốn Mươi—Chapter Forty: Thiền Định Là Sự Phát Triển Của Tâm Thức—To Practice Dhyana Is a Mental Development
Chương Bốn Mươi Mốt—Chapter Forty-One: Tu Tập Định Trong Thiền—Cultivation of Concentration in Meditation
Chương Bốn Mươi Hai—Chapter Forty-Two: Tu Định Không Phải Là Một Triết Học Lý Thuyết Không Thực Tiễn—To Practice Dhyana Is Not So Much an Unpractical Theoretical Philosophy
Chương Bốn Mươi Ba—Chapter Forty-Three: Mục Đích Của Sự Tu Tập “Định”—The Goal of Development of Concentrative Calmness 
Chương Bốn Mươi Bốn—Chapter Forty-Four: Phát Triển Định Lực—Development of the Power of Concentration 
Chương Bốn Mươi Lăm—Chapter Forty-Five: Thiền Định Ba La Mật—Dhyana Paramita
Chương Bốn Mươi Sáu—Chapter Forty-Six:  Sự Tu Tập “Định” Theo Lục Tổ Huệ Năng—Development of Concentrative Calmness According to the Sixth Patriarch Hui Neng 
Chương Bốn Mươi Bảy—Chapter Forty-Seven: Tam Muội Của Chư Phật & Chư Bồ Tát Trong Kinh Điển Phật Giáo—Buddhas' and Bodhisattvas' Samadhis in Buddhist Scriptures 

Phần Bốn: Huệ—Part Four: Wisdom 

Chương Bốn Mươi Tám—Chapter Forty-Tám: Tổng Quan Và Ý Nghĩa Của “Trí Tuệ”—An Overview and Meanings of “Prajna” 
Chương Bốn Mươi Chín—Chapter Forty-Nine: Đặc Điểm Và Khả Năng Của Trí Tuệ—Main Characteristics and Powers of Wisdom 
Chương Năm Mươi—ChapterFifty:Các Loại Trí Tuệ—Different Kinds of Wisdom395                   
Chương Năm Mươi Mốt—Chapter Fifty-One:Phương Tiện Trí—Skillful Knowledge403           
Chương Năm Mươi Hai—Chapter Fifty-Two: Trí Tuyệt Đối & Trí Bát Nhã—Absolute Knowledge & Prajna-Paramita   
Chương Năm Mươi Ba—Chapter Fifty-Three: Bốn Cửa Đi Vào Tri Kiến Phật—Four Doors of the Enlightened Knowledge
Chương Năm Mươi Bốn—Chapter Fifty-Four: Bốn Trí—Four Wisdoms
Chương Năm Mươi Lăm—Chapter Fifty-Five: Bốn Trí Lực Vô Ngại—Four Unobstructed Powers of Wisdom 
Chương Năm Mươi Sáu—Chapter Fifty-Six: Tuệ Giác Xua Tan Ảo Giác—Insight Will Dispe Illusions 
Chương Năm Mươi Bảy—Chapter Fifty-Seven: Trí Huệ Của Chư Phật &Chư Bồ Tát Trong Kinh Điển Phật Giáo—Buddhas' and Bodhisattvas' Wisdoms in Buddhist Scriptures

Phần Năm: Giới Định Huệ Trong Thiền Tông—Part Five: Precepts, Concentration, and Wisdom In Zen Buddhism

Chương Năm Mươi Tám—Chapter Fifty-Eight: Tổng Quan Về Giới Định Huệ Trong Thiền Phật Giáo—An Overview of Precepts, Concentration, and Wisdom In Zen Buddhism
Chương Năm Mươi Chín—Chapter Fifty-Nine:Giới Định Huệ Theo Lục Tổ Huệ Năng—Precepts, Concentration, Wisdom According to the Sixth Patriarch
Chương Sáu Mươi—Chapter Sixty: Giới Định Huệ Theo Thiền Sư Trần Thái Tông—Precepts, Concentration, and Wisdom According to the Zen Master Tran Thai Tong
Chương Sáu Mươi Mốt—Chapter Sixty-One: Giới-Định-Huệ Trong Phật Giáo Nguyên Thủy—Precepts, Concentration, and Wisdom According to the Theravada Buddhism
Chương Sáu Mươi Hai—Chapter Sixty-Two: Giới Định Huệ Theo Các Thiền Sư Khác—Precepts,Concentration,Wisdom According to Other ZenMasters

Phần Sáu: Giới Định Huệ Trong Phật Giáo Tịnh Độ—Part Six: Precepts, Concentration, and Wisdom In Pure Land Buddhism 

Chương Sáu Mươi Ba—Chapter Sixty-Three: Giới Định Huệ & Tịnh Độ—Discipline-Meditation-Wisdom &The Pure Land Buddhism   
Chương Sáu Mươi Bốn—Chapter Sixty-Four: Niệm PhậtLục Độ Ba La Mật—Buddha Recitation and the Six Paramitas  

Phần Bảy: Phụ Lục—Part Seven: Appendices

Phụ Lục A—Appendix A: Ăn Chay Hay Ăn Thịt?—To Be on a Vegetarian Diet or Eating Meat?
Phụ Lục B—Appendix B: Ngũ Chủng Thiền Định—Five Kinds of Varieties of Meditation  
Phụ Lục C—Appendix C: Giới Hạnh—Good Conducts          
Phụ Lục D—Appendix D: Định Căn—Faculty of Concentration
Phụ Lục E—Appendix E:Sáu Giới Xuất Ly—Six Elements Making for Deliverance    
Phụ Lục F—Appendix F: Mười Tám Pháp Tuệ Quán—Eighteen Kinds of Insight Contemplation for Ultimate Reality
Phụ Lục G—Appendix G: Năm Thứ Bảo Vệ—Five Protections  
Phụ Lục H—Appendix H: Bảy Pháp Giúp Giải Quyết Tranh Cãi—Seven Rules Given in the Vinaya for Settling Disputes
Phụ Lục I—Appendix I: Phân Biệt Trí—Differentiating Knowledges


Phụ Lục J—Appendix J: Ba Loại Kiến Thức—Three Degrees of Knowledge
Phụ Lục K—Appendix K: Ba Hình Thức Của Kiến Thức—Three Forms of Knowledge 
Phụ Lục L—Appendix L: Trí & Hạnh Bất Thối Chuyển—Avaivartika & Non-backsliding Practice  
Phụ Lục M—Appendix M: Trí TuệTam Học Trong Phật Giáo—Wisdom and the Three Studies in Buddhism 
Phụ Lục N—Appendix N: Kiến Thức Tuyệt Đối—Absolute Knowledge
Phụ Lục O—Appendix O: Sự Liên Hệ giữa Định và Tuệ Trong Tu Tập—The Relationship between Concentration and Insight in Cultivation
Phụ Lục P—Appendix P: Người Trí—Wise Man  
Phụ Lục Q—Appendix Q: Từ Huệ Căn & Huệ Nhãn Dẫn Đến Huệ Độ—From Sense of Wisdom & Eyes of Wisdom Leading to Supreme Wisdom
Tài Liệu Tham Khảo—References  

 

 

LỜI MỞ ĐẦU

 

Giới Định HuệTam Vô Lậu Học hay ba phần học của hàng vô lậu, hay của hạng người đã dứt được luân hồi sanh tử. Nếu chúng ta không trì giới thì chúng ta có thể tiếp tục gây tội tạo nghiệp; thiếu định lực chúng ta không có khả năng tu đạo; và kết quả chẳng những chúng ta không có trí huệ, mà chúng ta còn trở nên ngu độn hơn. Vì vậy người tu Phật phải có tam vô lậu học này. Giới là những qui tắc căn bản trong đạo Phật; giới còn giúp loại bỏ những ác nghiệp. Định giúp làm yên tĩnh những nhiễu loạn tinh thần. Và huệ giúp loại trừ ảo vọng để đạt được chân lý. Hành trì giới luật giúp phát triển định lực, nhờ định lựcchúng ta thông hiểu giáo pháp, thông hiểu giáo pháp giúp chúng ta tận diệt tham sân sitiến bộ trên con đường giác ngộ. Trong Tam Vô Lậu Học, giới là nền tảng vững chắc trong lối sống của người Phật tử. Người quyết tâm tu hành phải trước tiên trì giới, song song với thiền định để cuối cùng người ấy có thể phát huệ. Người có tâm nguyện thành đạt trạng thái tâm trong sạch cao thượng nhất hằng thực hành pháp thiêu đốt dục vọng, chất liệu làm cho tâm ô nhiễm. Người ấy phải luôn suy tư rằng: “Kẻ khác có thể gây tổn thương, nhưng ta quyết không làm tổn thương ai; kẻ khác có thể sát sanh, nhưng ta quyết không sát hại sinh vật; kẻ khác có thể lấy vật không được cho, nhưng ta quyết không làm như vậy; kẻ khác có thể sống phóng túng lang chạ, nhưng ta quyết giữ mình trong sạch; kẻ khác có thể ăn nói giả dối đâm thọc, hay thô lỗ nhảm nhí, nhưng ta quyết luôn nói lời chân thật, đem lại hòa hợp, thuận thảo, những lời vô hại, những lời thanh nhã dịu hiền, đầy tình thương, những lời làm đẹp dạ, đúng lúc đúng nơi, đáng được ghi vào lòng, cũng như những lời hữu ích; kẻ khác có thể tham lam, nhưng ta sẽ không tham; kẻ khác có thể để tâm cong quẹo quàng xiên, nhưng ta luôn giữ tâm ngay thẳng.

Theo giáo lý nhà Phật, nếu khônggiới hạnh thanh tịnh sẽ không thể đình chỉ sự loạn động của tư tưởng; nếu không đình chỉ sự loạn động của tư tưởng sẽ không có sự thành tựu của tuệ giác. Sự thành tựu của tuệ giác có nghĩa là sự viên mãn của tri thứctrí tuệ, tức giác ngộ trọn vẹn. Đó là kết quả của chuỗi tự tạo và lý tưởng của đời sống tự tác chủ. Giới luậtĐức Phật đã ban hành không phải là những điều răn tiêu cựcrõ ràng xác định ý chí cương quyết hành thiện, sự quyết tâm có những hành động tốt đẹp, một con đường toàn hảo được đắp xây bằng thiện ý nhằm tạo an lànhhạnh phúc cho chúng sanh. Những giới luật nầy là những quy tắc đạo lý nhằm tạo dựng một xã hội châu toàn bằng cách đem lại tình trạng hòa hợp, nhất trí, điều hòa, thuận thảo và sự hiểu biết lẫn nhau giữa người với người. Phật tử chân thuần nên luôn nhớ rằng đạo Phậtcon đường tìm trở về với chính mình (hướng nội) nên giáo dục trong nhà Phật cũng là nên giáo dục hướng nội chứ không phải là hướng ngoại cầu hình cầu tướng. Như trên đã nói, nguyên nhân căn bản gây ra khổ đau phiền não là tham, sân, si, mạn, nghi, tà kiến, sát, đạo, dâm, vọng... và mục đích tối hậu của đạo Phật là nhằm giúp chúng sanh, nhất là những chúng sanh con người, tu tập giới-định-huệ để họ có thể loại trừ những thứ ấy để nếu chưa thành Phật thì ít nhất chúng ta cũng trở thành một chân Phật tử có một cuộc sống an lạc, tỉnh thứchạnh phúc.

Quyển sách nhỏ có tựa đề “Giới-Định-Huệ” này không phải là một nghiên cứu thâm sâu về giáo lý nhà Phật, mà nó chỉ đơn thuần vạch ra những lời Phật dạy về những lợi lạc của việc tu tập Giới-Định-Huệ. Phật tử thuần thành nên luôn nhớ rằng mục đích của người tu Phậtđạt được trí huệ giác ngộ giúp chúng ta đạt được cứu cánh thoát ra khỏi vòng luân hồi sanh tử, đó chính là Niết Bàn đạt được ngay trong kiếp này. Cuộc hành trình từ người lên Phật còn đòi hỏi nhiều cố gắnghiểu biết liên tục. Chính vì thế mà mặc dù hiện tại đã có quá nhiều sách viết về Phật giáo, tôi cũng mạo muội biên soạn tập sách “Giới-Định-Huệ” song ngữ Việt Anh nhằm phổ biến giáo lý nhà Phật cho Phật tử ở mọi trình độ, đặc biệt là những người sơ cơ. Những mong sự đóng góp nhoi nầy sẽ mang lại lợi lạc cho những ai mong cầu có được cuộc sống an bìnhhạnh phúc.

 Thiện Phúc

 

 

Preface

 

Threefold training, or three studies or endeavors of precepts, samadhi, and wisdom of the non-outflow, or those who have passionless life and escape from transmigration. If we do not hold the precepts, we can continue to commit offenses and create more karma; lacking trance power, we will not be able to accomplish cultivation of the Way; and as a result, we will not only have no wisdom, but we also may become duller. Thus, every Buddhist cultivator (practitioner) must have these three non-outflow studies. Sila are basic precepts, or commandments, discipline, prohibition, morality, or rules in Buddhism; discipline (training in moral discipline) also helps ward off bodily evil. Meditation (training the mind) helps calm mental disturbance. And wisdom (training in wisdom) gets rid of delusion and proves truth. Observe moral precepts develops concentration. Concentration leads to understanding. Continuous understanding means wisdom that enables us to eliminate greed, anger, and ignorance and to advance and obtain liberation, peace and joy. In the threefold training, the code of conduct is the stepping-stone to the Buddhist way of life; it is the basis for mental development. One who is intent on cultivation should first observe necessary precepts, then practice meditation so that he or she can eventually develop wisdom. This searcher of highest purity of mind practises the burning out of the passions. He should always think: “Other may harm, but I will become harmless; others may slay living beings, but I will become a non-slayer; others may wrongly take things, but I will not; others may live unchaste, but I will live pure; other may slander, talk harshly, indulge in gossip, but I will talk only words that promote concord, harmless words, agreeable to the ear, full of love, heart pleasing, courteous, worthy of being borne in mind, timely, fit to the point; other may be covetous, but I will not covet; others may mentally lay hold of things awry, but I will lay mental hold of things fully aright.” 

According to Buddhist teachings, without purity of conduct there will be no calm equipoise of thought; without the calm equipoise of thought there will be no completion of insight. The completion of insight (prajna) means the perfection of intellect and wisdom, i.e., perfect enlightenment. It is the result of self-creation and the ideal of the self-creating life. The code of conduct set forth by the Buddha is not a set of mere negative prohibitions, but an affirmation of doing good, a career paved with good intentions for the welfae of happiness of mankind. These moral principles aim at making society secure by promoting unity, harmony and mutual understanding among people. Devout Buddhists should always remember that Buddhist religion is the path of returning to self (looking inward), the goal of its education must be inward and not outward for appearances and matters. As mentioned above, the main causes of sufferings and afflictions are greed, anger, hatred, ignorance, pride, doubt, wrong views, killing, stealing, sexual misconduct, lying, and so on... and the ultimate goal of Buddhism is to help sentient beings, especially human beings, to observe and practice discipline, meditation, and wisdom so that we can eliminate these troubles so that if we are not able to become a Buddha, at least we can become a real Buddhist who has a peaceful, mindful and happy life.

This little book titled “Discipline-Meditation-Wisdom” is not a profound philosiphical study of Buddhist teachings, but a book that simply points out the Buddha's teachings on the benefits of cultivations of Discipline-Meditation-Wisdom. Devout Buddhists should always remember the goal of any Buddhist cultivator is to achieve the wisdom of liberation that helps us achieve the final accomplishment, to go beyond the cycle of births and deaths that is to reach the state of mind of a Nirvana right in this very life. The journey from man to Buddha still demands continuous efforts with right understanding and practice. Presently even with so many books available on Buddhism, I venture to compose this booklet titled “Discipline-Meditation-Wisdom” in Vietnamese and English to spread basic things in Buddhism to all Vietnamese Buddhist followers, especially Buddhist beginners, hoping this little contribution will help Buddhists in different levels to understand on how to achieve and lead a life of peace and happiness.

 Thiện Phúc



pdf_download_2
Giới Định Huệ - Thiện Phúc




.
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Gủi hàng từ MỸ về VIỆT NAM
Tạo bài viết
Bài viết này chỉ là những suy nghĩ rời. Nói theo ngôn ngữ thường dùng là viết theo thể văn tản mạn. Nghĩa là, không phải sắp xếp, lý luận theo một hệ thống. Bài viết khởi lên từ cuộc nói chuyện rời trong khi ngồi trên xe của nhạc sĩ Tâm Nhuận Phúc Doãn Quốc Hưng từ Quận Cam tới tham dự một Phật sự tại Riverside, California.
Có rất nhiều thông tin trái ngược nhau về đậu nành: Nó có tốt cho sức khỏe không? Nó có nguy hiểm không? Và nếu ăn được thì tại sao một số người lại nói là không?
Là Phật tử, ai cũng muốn tìm hiểu Đạo Phật để thực hành cho đúng đắn ; nhưng Phật Giáo thật mênh mông, như lá cây trong rừng : học cái chi đây ? bắt đầu từ đâu ? Cả đời người chắc cũng không học hết được. Mỗi người tùy theo phương tiện, chí hướng, ý thích, điều kiện, mà đặt trọng tâm trên một hay vài địa hạt nghiên cứu.